Cùng với sự đi lên của cuộc sống con người, sự phát triển của xã hội thì các vấn đề
môi trường từ những mức độ nhỏ lẻ nay đã và đang gia tăng với mức độ nghiệm trọng và
lan nhanh trên cả thế giới. Đó chính là “vũ khí” mạnh nhất hủy diệt Trái Đất của chúng ta.
Vấn đề môi trường đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên, cách mà chúng ta nhìn ra nó, th ấy
được nó và hiểu ra nó thì là cả chặng đường dài lịch sử. Từ cái nhìn cá nhân của một người
hay một nhóm người, nhận thức và nhìn nhận về vấn đề môi trường đã mở rộng cũng với sự
gia tăng tính bức thiết cần giải quyết chúng trong bối cảnh phát triển chóng mặt của nền
kinh tế.
Bài viết này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan nhất các sự kiện thế giới
quan trọng về vấn đề môi trường và phát triển, từ những sự kiện đầu tiên – Hội nghị
Stockholm năm 1972 đến sự kiện gần đây nhất - Hộị nghị Thượng đỉnh Trái Đất về phát
triển bền vững năm 2012. Qua đó, thấy được sự thay đổi trong nhận thức về môi trường và
các vấn đề phát triển của nhận loại, sự khác biệt về sự đoàn kết toàn cầu trong những vấn đề
chung qua thời gian.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5471 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tuyên bố thế giới về môi trường và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÁO CÁO
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN
Nhóm thực hiện:
1. Lê Thị Thu Huyền
2. Hoàng Văn Hùng
3. Phan Đình Hưng
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 3
1. HỘI NGHỊ STOCKHOLM 1972 ................................................................................... 3
1.1 Bối cảnh ............................................................................................................................ 3
1.2 Nội dung ........................................................................................................................... 4
1.2.1 Tuyên bố Stockholm ....................................................................................................... 4
1.2.2 Công ước Stockholm về chất hữu cơ khó phân hủy POP .............................................. 8
1.3 Ý nghĩa ............................................................................................................................. 9
1.4 Việt Nam với hội nghị Stockholm 1972 ......................................................................... 10
2. HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TRÁI ĐẤT RIO 1992 .................................................... 10
2.1 Bối cảnh ......................................................................................................................... 10
2.2 Nội dung hội nghị ........................................................................................................... 12
2.2.1 Tuyên bố Rio về “môi trường và phát triển” ........................................................ 12
2.2.2 Tuyên bố các nguyên tắc về rừng .......................................................................... 15
2.2.3 Công ước khung về biến đổi khí hậu .................................................................... 17
2.2.4 Công ước đa dạng sinh học ................................................................................... 17
2.2.5 Chương trình nghị sự 21 ........................................................................................ 18
2.3 Kết quả ............................................................................................................................... 21
2.4 Việt Nam với RIO 92 .................................................................................................... 21
3. TUYÊN BỐ THIÊN NIÊN KỶ ..................................................................................... 22
3.1 Bối cảnh ra đời ............................................................................................................... 22
3.2 Nội dung ......................................................................................................................... 22
4. HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TRÁI ĐẤT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2002 (RIO
+10) 23
4.1 Bối cảnh ...................................................................................................................... 23
4.2 Nội dung hội nghị ........................................................................................................ 23
4.3 Kết quả .......................................................................................................................... 25
4.4 Việt Nam với RIO +10 ................................................................................................... 25
5. HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TRÁI ĐẤT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (RIO +20)
25
5.1 Bối cảnh .......................................................................................................................... 25
5.2 Nội dung ........................................................................................................................ 26
5.3 Kết quả và ý nghĩa ........................................................................................................ 26
5.4 Việt Nam với RIO +20 ................................................................................................... 27
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 30
3
MỞ ĐẦU
Cùng với sự đi lên của cuộc sống con người, sự phát triển của xã hội thì các vấn đề
môi trường từ những mức độ nhỏ lẻ nay đã và đang gia tăng với mức độ nghiệm trọng và
lan nhanh trên cả thế giới. Đó chính là “vũ khí” mạnh nhất hủy diệt Trái Đất của chúng ta.
Vấn đề môi trường đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên, cách mà chúng ta nhìn ra nó, thấy
được nó và hiểu ra nó thì là cả chặng đường dài lịch sử. Từ cái nhìn cá nhân của một người
hay một nhóm người, nhận thức và nhìn nhận về vấn đề môi trường đã mở rộng cũng với sự
gia tăng tính bức thiết cần giải quyết chúng trong bối cảnh phát triển chóng mặt của nền
kinh tế.
Bài viết này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan nhất các sự kiện thế giới
quan trọng về vấn đề môi trường và phát triển, từ những sự kiện đầu tiên – Hội nghị
Stockholm năm 1972 đến sự kiện gần đây nhất - Hộị nghị Thượng đỉnh Trái Đất về phát
triển bền vững năm 2012. Qua đó, thấy được sự thay đổi trong nhận thức về môi trường và
các vấn đề phát triển của nhận loại, sự khác biệt về sự đoàn kết toàn cầu trong những vấn đề
chung qua thời gian.
1. HỘI NGHỊ STOCKHOLM 1972 [ 7,12,13,26 ]
1.1 Bối cảnh
Hàng loạt các sự kiện môi trường mang tính cấp thiết đã đã dân tới sự ra đời của Hội nghị
Stockholm 1972:
- Đêm 30 ngày 31/10/1948, tại Donora, 20 người chết và hơn 600 người phải nhập
viện sau khi lượng khí SO2 thải ra từ nhà máy dưới dạng sương mù, chất độc sulfuric bị mắc
kẹt trong thung lũng của thị trấn do nghịch nhiệt. Sự kiện này đã dẫn đến hội nghị đầu tiên
của Mỹ về ô nhiễm không khí trong năm 1950, được tài trợ bởi các dịch vụ y tế công cộng.
- 22/10/1951, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên được thành lập tại Washington, đây là một tổ
chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ bảo vệ vùng đất sinh thái quan trọng và các vùng nước
xung quanh thế giới. Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, tổ chức bảo tồn thiên nhiên sẽ bảo vệ
hơn 119 triệu mẫu đất và 5.000 dặm sông trên toàn thế giới; nó sẽ tăng lên hơn 1 triệu thành
viên, và hoạt động với hơn 100 dự án bảo tồn biển.
- Năm 1960, người dân ở các quốc gia phát triển đã yêu cầu chính phủ đề ra các giải
pháp để giải quyết các vấn đề môi trường. Các tổ chức quốc tế trong quá trình hoạt động của
mình đã gặp rất nhiều khó khăn do nguyên nhân môi trường suy giảm.
- Năm 1963, cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” (Silent Spring) của nữ văn sĩ Rachel
Carson được phát hành nói về những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT, đã hoài nghi một
cách biện chứng niềm tin của nhân loại vào tiến bộ khoa học kĩ thuật này và giúp tạo ra một
sân khấu cho các phong trào bảo vệ môi trường. "Mùa xuân câm lặng" đã làm thay đổi
nhận thức của người dân Mỹ về môi trường, góp phần thúc đẩy các chính sách về môi
trường của đất nước này.
- Tháng 4 năm 1968, câu lạc bộ Rome được thành lập: Đây là một tổ chức phi chính
phủ, hỗ trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề của thế giới” – một cụm từ được đặt ra
nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn
cầu với tầm nhìn lâu dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà
kinh doanh cũng như các nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Tổng
thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta Menchus Tum). Trong
nhiều năm, Câu lạc bộ Rome đã công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản
4
báo cáo Giới hạn của sự tăng trưởng – được xuất bản năm 1972 – đề cập tới hậu quả của
việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên...
- 24/12/1968, phi hành đoàn của tàu Apollo 8 có bức ảnh đầu tiên của Trái đất từ không
gian. Bức ảnh được đặt tên "Earthrise," đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của
phong trào môi trường.
- 28/01/1969, ở Santa Barbara xảy ra vụ nổ tràn hơn 200.000 lít dầu vào đại dương
trong 11 ngày liên tiếp; sự tàn phá và ô nhiễm môi trường khắc nghiệt của bờ biển
California dẫn đến những cải cách trong ngành công nghiệp năng lượng.
- 22/04/1970, trên khắp nước Mỹ diễn ra một cuộc biểu tình toàn quốc chống lại sự
thiếu hiểu biết về môi trường; ước tính có khoảng 20 triệu người tham gia.
- 02/10/1970, cục Quản lý Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ được xây dựng để
giám sát và cải thiện các điều kiện của các đại dương; thi hành việc sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên của các hệ sinh thái biển và ven biển và cung cấp thông tin về môi trường
cho công chúng.
- Tháng 6/1972, “Hội nghị Liên hợp Quốc về Môi trường con người” được tổ chức tại
Stockholm - Thụy Điển. Hội nghị đã thừa nhận sự xuống cấp của môi trường toàn cầu và
nhận thấy cần phải có ngay biện pháp bảo vệ và cải thiện vì đó là “một vấn đề lớn có ảnh
hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế toàn thế giới…”
1.2 Nội dung
- Hội nghị diễn ra từ ngày 5 đến 16 /6/1972 .
- Tham gia hội nghị gồm có 113 quốc gia, hội nghị đã thông qua Tuyên bố nhấn mạnh
những nguy cơ của các vấn đề tài nguyên, dân số, môi trường.
- Định hướng cho hành động nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bao gồm không khí,
nước, động vật, thực vật và các hệ sinh thái thiên nhiên, hoặc nhằm “cải thiện năng lực của
trái đất”, ngăn ngừa các chất ô nhiễm độc hại.
- Đưa ra Tuyên bố Stockholm gồm 7 điểm và 26 nguyên tắc quan trọng đặt cơ sở cho
chính sách toàn cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường, thể hiện rõ nhận thức bảo vệ và cải
thiện môi trường là một vấn đề có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh
tế toàn thế giới, là nhiệm vụ của mọi chính phủ.
- Hội nghị nhấn mạnh trách nhiệm quan trọng của con người trong sự nghiệp bảo vệ môi
trường, vì: con người trong thời đại hôm nay đang có trong tay một sức mạnh biến đổi môi
trường rất lớn, nếu biết sử dụng một cách thông minh thì nó có thể mang lại cho mọi dân tộc
những lợi ích phát triển và cơ hội làm cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu sử dụng
sai và vô ý, cũng sức mạnh ấy có thể gây hại cho con người và môi trường một cách không
lường được.
- Hội nghị cũng đòi hỏi từng công dân, mọi cộng đồng, mọi xí nghiệp và mọi thể chế,
mọi chính phủ thuộc các cấp cần phải “ nhận trách nhiệm cùng nhau chia sẻ bình đẳng mọi
nỗ lực chung…”
1.2.1 Tuyên bố Stockholm
7 điểm:
1. Con người vừa là sinh vật vừa là người tạo ra môi trường sống của mình. Môi trường
tạo cho con người phương tiện sinh sống về mặt thể chất và cho con người cơ hội phát triển
5
trí tuệ, đạo đức, xã hội và tinh thần.Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, việc tăng tốc
nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm biến đổi môi trường bằng những cách thức
và quy mô chưa từng có. Môi trường tự nhiên và nhân tạo đều mang lại phúc lợi cho cuộc
sống, cho quyền được hưởng môi trường sống trong lành của con người
2. Việc bảo vệ và cải thiện môi trường của con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng
đến phúc lợi của dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, nó là mong muốn của các
dân tộc của toàn thế giới và nhiệm vụ của mọi Chính phủ.
3. Con người luôn tích lũy kinh nghiệm và thường xuyên khám phá, phát minh, sáng
tạo. Trong thời đại của chúng ta, năng lực biến đổi môi trường xung quanh của con người,
nếu được sử dụng một cách thông minh, có thể mang lại cho mọi dân tộc những lợi ích phát
triển và cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu sử dụng sai và vô ý, cùng một tác
động có thể gây hại cho con người và môi trường. Xung quanh chúng ta ngày càng nhìn
thấy nhiều bằng chứng về những thiệt hại do con người gây ra ở nhiều khu vực của trái đất
và gây thiệt hại cho sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội của con người trong môi trường
nhân tạo, đặc biệt là trong môi trường sống và làm việc.
4. Các nước đang phát triển, kém phát triển đã gây ra các vấn đề tồn tại về môi
trường. Hàng triệu người tiếp tục sống dưới xa mức tối thiểu cần thiết cho sự tồn tại của
con người. Do đó, các nước đang phát triển phải hướng các nỗ lực của họ để phát triển, phải
đề ra những ưu tiên và sự cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường. Cùng chung mục đích
này, các nước công nghiệp hóa cần nỗ lực để giảm khoảng cách giữa họ và các nước đang
phát triển. Ở các nước công nghiệp hóa, vấn đề môi trường liên quan chủ yếu đến công
nghiệp hóa và phát triển công nghệ.
5. Tăng dân số tự nhiên luôn là vấn đề cho việc bảo vệ môi trường, do đó cần phải áp
dụng đầy đủ các chính sách và biện pháp một cách thích hợp để đối đầu với những vấn đề
này. Trong mọi thứ trên thế gian này, con người là quý giá nhất, thúc đẩy tiến bộ xã hội, tạo
ra của cải xã hội, phát triển khoa học và công nghệ và thông qua sự lao động cần cù đã liên
tục biến đổi môi trường con người. Cùng với tiến bộ xã hội và tiến bộ của khoa học, sản
xuất và công nghệ, mỗi ngày trôi qua khả năng của con người cải thiện môi trường ngày
càng tăng lên.
6. Mốc đạt được trong lịch sử khi chúng ta phải định hình được hành động của chúng ta
trên khắp thế giới với sự thận trọng khôn ngoan hơn về hậu quả môi trường. Vì mục đích
đạt được tự do trong thế giới tự nhiên, con người phải sử dụng kiến thức, phối hợp với thiên
nhiên, để xây dựng môi trường tốt hơn. Bảo vệ và cải thiện môi trường của con người cho
các thế hệ hiện tại và tương lai đã trở thành một mục tiêu cấp bách của nhân loại. Mục tiêu
mà chúng ta mưu cầu phải phù hợp và hài hòa với mục tiêu đã thành lập và những mục tiêu
cơ bản của hòa bình và phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
7. Để đạt được mục tiêu môi trường này đòi hỏi từng công dân và cộng đồng, các doanh
nghiệp và các tổ chức ở mọi cấp độ, tất cả chia sẻ một cách công bằng trong nỗ lực
chung. Hợp tác quốc tế cũng là yếu tố cần thiết để nâng cao nguồn lực hỗ trợ các nước đang
phát triển trong việc thực hiện trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này. Hội nghị kêu gọi
các chính phủ và các dân tộc ráng sức dành những nỗ lực chung để giữ gìn và cải thiện môi
trường con người, vì lợi ích mọi người và con cháu chúng ta.
26 nguyên tắc:
1. Con người có quyền căn bản bình đẳng, tự do và đầy đủ điều kiện của cuộc sống, trong
một môi trường chất lượng cho phép một cuộc sống có phẩm giá và hạnh phúc mà con
người mang một trách nhiệm trọng đại là bảo vệ và cải thiện môi trường cho các thế hệ hiện
tại và tương lai.Trong khía cạnh này, chính sách thúc đẩy hoặc việc duy trì chủ nghĩa phân
6
biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, thực dân và các hình thức áp bức và sự thống trị nước
ngoài đáng lên án và phải được loại bỏ.
2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất, bao gồm cả không khí, nước, đất đai,
thực vật và động vật, thực vật và đặc biệt là đại diện của các hệ sinh thái tự nhiên, phải được
bảo vệ cho lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai thông qua quy hoạch, quản lý thích
hợp.
3. Năng lực của trái đất để sản xuất các nguồn tài nguyên tái tạo quan trọng phải được
duy trì, phục hồi hoặc cải thiện.
4. Con người có một trách nhiệm đặc biệt để bảo vệ an toàn và quản lý một cách khôn
ngoan di sản động vật hoang dã và môi trường sống của nó, mà hiện nay bởi sự kết hợp của
yếu tố bất lợi đã lâm vào tình trạng hiểm nguy. Do đó bảo tồn thiên nhiên, bao gồm cả động
vật hoang dã, phải nhận được tầm quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế.
5. Các nguồn tài nguyên không tái tạo của trái đất phải được sử dụng làm sao để có thể
bảo vệ chống lại các nguy cơ cạn kiệt trong tương lai của họ và để đảm bảo rằng lợi ích
trong sử dụng được chia sẻ bởi tất cả nhân loại.
6. Việc thải các chất độc hại hoặc các chất khác và phát tán nhiệt với số lượng, nồng độ
vượt quá khả năng đồng hóa của môi trường phải được dừng lại để đảm bảo không gây thiệt
hại các hệ sinh thái . Các cuộc đấu tranh chống lại ô nhiễm của các dân tộc, các nước cần
được hỗ trợ.
7. Các quốc gia phải tiến hành tất cả các bước có thể để ngăn chặn ô nhiễm biển do chất
thải nguy hiểm đối với sức khỏe con người, gây tổn hại cho nguồn lợi sinh vật biển cũng
như thiệt hại hoặc can thiệp vào hoạt động khác của biển.
8. Phát triển kinh tế và xã hội là điều cần thiết để đảm bảo cuộc sống và môi trường làm
việc cho con người và tạo điều kiện trên trái đất cần thiết cho việc cải thiện chất lượng cuộc
sống.
9. Thiếu hụt về môi trường tạo ra bởi các điều kiện không phát triển và thiên tai gây ra
vấn đề nghiêm trọng và chỉ có thể được khắc phục bằng cách tăng tốc phát triển thông qua
việc chuyển giao số lượng đáng kể các hỗ trợ tài chính và công nghệ như là một bổ sung
cho các nỗ lực của các nước đang phát triển và cần thiết phải có hỗ trợ kịp thời như vậy
10. Đối với các nước đang phát triển, ổn định giá cả và thu nhập đủ cho các hàng hóa cơ
bản và nguyên liệu là rất cần thiết để quản lý môi trường, bởi vì phải xem xét các yếu tố
kinh tế cũng như quá trình sinh thái.
11. Các chính sách môi trường của tất cả các quốc gia cần tăng cường và không ảnh
hưởng xấu đến tiềm năng phát triển hiện tại và tương lai của các nước đang phát triển, cũng
không nên cản trở việc đạt được điều kiện sống tốt hơn cho tất cả mọi người, và bước đi
thích hợp nên được thực hiện bởi các nước và tổ chức quốc tế với một thỏa thuận đạt trên
đáp ứng các quốc gia có thể và kinh tế quốc tế hậu quả do việc áp dụng các biện pháp môi
trường.
12. Nguồn lực nên được thực hiện để bảo tồn và cải thiện môi trường, có tính đến hoàn
cảnh và yêu cầu cụ thể của các nước đang phát triển và bất kỳ chi phí có thể phát ra - từ kết
hợp các biện pháp bảo vệ môi trường vào quy hoạch phát triển của họ và sự cần thiết để làm
cho có sẵn cho họ, khi họ yêu cầu, hỗ trợ thêm kỹ thuật và tài chính quốc tế cho mục đích
này.
13. Để đạt được việc quản lý hợp lý tài nguyên và tiến đến cải thiện môi trường, các
quốc gia phải áp dụng một phương pháp tiếp cận tích hợp và phối hợp để quy hoạch phát
triển để đảm bảo phát triển tương thích với sự cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường vì
lợi ích của nhân dân các nước.
7
14. Quy hoạch hợp lý tạo thành một công cụ cần thiết cho hòa giải bất kỳ cuộc xung đột
giữa nhu cầu phát triển và sự cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.
15. Quy hoạch phải được áp dụng cho các khu định cư và đô thị hóa của con người nhằm
tránh tác động xấu đến môi trường và thu được lợi ích tối đa cho xã hội, kinh tế và môi
trường.
16. Áp dụng Chính sách dân số mà không gây tổn thương đến quyền cơ bản của con
người.
17. Cần phải giao nhiệm vụ quy hoạch, quản lý hoặc kiểm soát tài nguyên môi trường
của các nước cho các cơ quan quốc gia thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng môi trường tốt
đẹp hơn.
18. Khoa học và công nghệ đóng góp một phần của họ vào phát triển kinh tế và xã hội,
phải được áp dụng để tránh, xác định và kiểm soát rủi ro môi trường và giải quyếtbvấn đề
môi trường vì lợi ích chung của nhân loại.
19. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn. Các phương tiện thông tin
đại chúng cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần vào sự tránh suy thoái của môi trường, mặt
khác cần phổ biến thông tin có tính chất giáo dục về nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường
để giúp con người phát triển ở mọi lĩnh vực.
20. Nghiên cứu và triển khai khoa học ở tất cả các nước trong phạm vi các vấn đề môi
trường tồn tại cả quy mô quốc gia và đa quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
21. Thể theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế,
các nước có chủ quyền khai thác tài nguyên của họ theo chính sách môi trường riêng của họ,
và phải có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền kiểm soát
của họ không gây ra thiệt hại môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực vượt ra
ngoài giới hạn của quyền tài phán quốc gia.
22. Các