Luận văn Thử nghiệm vaccine marek ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai

Đề tài “Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1& 3 ở trại gà đẻ thương phẫm thuộc tỉnh Đồng Nai ” Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu lực và tính an toàn của vaccine Marek serotype 1&3 tên thương mại là Nobilis Rimavac + CA126. Thông qua các chỉ tiêu: biểu hiện lâm sàng, tỉ lệ sống chết và loại thải, bệnh tích vi thể, bệnh tích đại thể, các biểu hiện bất thường. Thử nghiệm được thực hiện trên giống gà Babcook 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi, chia làm hai đợt thử nghiệm: hiệu lực và độ an toàn của vaccine. Mỗi đợt chia làm 2 lô (lô thí nghiệm tiêm vaccine, lô đối chứng không tiêm vaccine). Liều lượng lô thử hiệu lực tiêm 0,2ml/con, liều lượng lô thử độ an toàn gấp 10 lần liều khuyến cáo, vaccine được tiêm vào lúc gà 1 ngày tuổi. Qua 20 tuần tiến hành chúng tôi thu được một số kết quả như sau: - Gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không thấy các triệu chứng nghi nghờ bệnh Marek. - Tỉ lệ gà chết và loại thải thấp (3,2 + 1,75%) so với tỉ lệ chết và loại thải của trại (6,5 – 7%).

pdf53 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm vaccine marek ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI Ngành : Thú y Khoá : 2002 - 2007 Lớp : Thú y 28 Sinh viên thực hiện Phan Đức Thắng 2007 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỬ NGHIỆM VACCINE MAREK Ở MỘT TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực Hiện: ThS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH PHAN ĐỨC THẮNG BSTY. VÕ VĂN HÙNG 2007 iii XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Phan Đức Thắng Tên đề tài: Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1& 3 ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai. Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và nhận xét đóng góp ý kiến của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày // 2007 Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn thị Phước Ninh iv LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, và toàn thể quí thầy cô đã truyền đạt và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập. Ban lãnh đạo và các anh chị tại Bệnh Viện Thú Y – Khoa Chăn Nuôn Thú Y đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát các chỉ tiêu liên quan đến luận văn. Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân của trại gà đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thức tập. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Gia đình đã nuôi dạy cho tôi ăn học nên người. ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh, BSTY. Võ Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức,kinh nghiệm quý báo tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp Thú y 28 đã chia sẻ cùng tôi những buồn vui và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. v MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 1 1.2.1. Mục đích.......................................................................................... 1 1.2.2.Yêu cầu ............................................................................................ 1 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 2 2.1. Giới thiệu sơ lược về trại gà đẻ thương phẩm nơi thực hiện đề tài .............. 2 2.1.1. Lịch sử hình thành và vị trí địa lý ......................................................... 2 2.1.2. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 2 2.2. Giới thiệu sơ lược về giống gà Babcook ...................................................... 3 2.3. Bệnh Marek (Marek’s disease – MD) .......................................................... 3 2.3.1. Lịch sử và sự phân bố ........................................................................... 3 2.3.2. Căn bệnh học ......................................................................................... 4 2.3.2.1. Hình thái, cấu trúc ....................................................................... 4 2.3.2.2 Sức đề kháng ................................................................................. 5 2.3.2.3. Nuôi cấy ....................................................................................... 5 2.3.2.4. Khả năng gây bệnh ....................................................................... 6 2.3.3. Truyền nhiễm học ................................................................................ 6 2.3.3.1. Loài mắc bệnh .............................................................................. 6 2.3.3.2. Chất chứa căn bệnh ...................................................................... 6 2.3.3.3. Đường xâm nhập và cách lây ....................................................... 6 2.3.3.4. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 6 2.3.4. Triệu chứng............................................................................................ 7 2.3.4.1. Thể mãn tính................................................................................. 7 2.3.4.2. Thể cấp tính ................................................................................. 7 2.3.5. Bệnh tích................................................................................................ 8 2.3.5.1. Bệnh tích đại thể .......................................................................... 8 vi 2.3.5.2. Bệnh tích vi thể............................................................................. 9 2.2.6 Chẩn đoán .............................................................................................. 9 2.2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng...................................................................... 9 2.2.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ....................................................... 9 2.2.7. Phòng bệnh ........................................................................................... 10 2.3. Sơ lược về miễn dịch ................................................................................... 10 2.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 10 2.4.1.1. Miễn dịch tự nhiên ....................................................................... 10 2.4.1.2. Miễn dịch thu được....................................................................... 10 2.3.2. Sơ lược về hệ thống miễn dịch .............................................................. 13 2.3.2.1. Các cơ quan dạng lympho ............................................................ 13 2.3.2.2. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch ....................................... 14 2.3.2.3. Đáp ứng miễn dịch của gia cầm ................................................... 14 2.3.3. Kháng thể............................................................................................... 15 2.3.4. Miễn dịch Marek ................................................................................... 15 2.3.4.1. Vai trò của kháng thể.................................................................... 15 2.3.4.3. Vai trò độc lực MDV.................................................................... 16 2.3.4.4. Vai trò của Interferon .................................................................. 16 2.4. Sơ lược về vaccine Marek serotype 1 và 3 Nobilis Rismavac + CA126 .... 16 2.4.1. Dạng bào chế ........................................................................................ 16 2.4.2. Điều kiện bảo quản ............................................................................... 17 2.4.3. Cách pha vaccine ................................................................................. 17 2.4.4. Phương pháp chủng ngừa ...................................................................... 17 2.4.5. Qui trình chủng ngừa ............................................................................ 17 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........... 18 3.1. Thời gian và địa điểm .................................................................................. 18 3.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 18 3.2.1. Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine Marek serotype 1 và 3 ................... 18 3.2.2. Kiểm tra tính an toàn của vaccine Marek serotype 1 và 3 .................... 18 3.3. Phương pháp thí nghiệm............................................................................... 18 vii 3.3.1. Nguồn gốc đàn gà.................................................................................. 18 3.3.2. Bố trí khảo sát........................................................................................ 18 3.3.2.1. Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine Nobilis Rismavac + CA126 18 3.3.2.2. Kiểm tra tính an toàn của vaccine Nobilis Rismavac + CA126.. 20 3.3.2.3. Vật liệu thí nghiệm ...................................................................... 21 3.4.2.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc ................................................................. 22 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 24 PHẦN IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................... 25 4.1. Kiểm tra hiệu lực của vaccine Marek .......................................................... 25 4.1.1 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek............................... 25 4.1.2. Mổ khám bệnh tích trên gà vào tuần tuổi thứ 7 và 20 .......................... 27 4.1.2.1. Bệnh tích đại thể .......................................................................... 28 4.1.2.2. Bệnh tích vi thể ............................................................................ 30 4.1.3. Tỷ lệ chết và loại thải sau khi tiêm vaccine Marek trong 20 tuần theo dõi ................................................................................................................... 33 4.2 Kiểm tra độ an toàn của vaccine Marek ........................................................ 34 4.2.1. Những biểu hiện bất thường sau khi tiêm vaccine ............................... 34 4.2.2. Mổ khám bệnh tích trên gà vào 22 ngày tuổi ........................................ 35 4.2.2.1. Bệnh tích đại thể .......................................................................... 35 4.2.2.2. Bệnh tích vi thể ............................................................................ 36 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 38 5.1. Kết luận......................................................................................................... 38 5.2. Đề nghị ........................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 40 viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Qui trình tiến hành thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vaccine ...................... 19 Bảng 3.2: Qui trình tiến hành thí nghiệm kiểm tra tính an toàn của vaccine.......... 20 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi sau khi tiêm vaccine. .......................................................................... 25 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek trong 20 tuần sau khi tiêm vaccine Marek. ......................................................................................... 26 Bảng 4.3: Kết quả bệnh tích vi thể mổ gà vào tuần thứ 7 và 20 ............................. 30 Bảng 4.4: Kết quả số gà chết và loại thải ............................................................. 33 Bảng 4.5: Những triệu chứng bất thường................................................................ 34 Bảng 4.6: Bệnh tích đại thể vào ngày thứ 22 sau khi tiêm vaccine ........................ 35 Bảng 4.7: Kết quả bệnh tích vi thể vào ngày thứ 22 sau khi tiêm vaccine ............. 36 ix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ bệnh tích vi thể giữa hai lô thí nghiệm....................................... 31 Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ gà chết và loại thải của lô đối chứng và thí nghiệm.................... 33 Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ bệnh tích vi thể vào lúc 22 ngày tuổi.......................................... 36 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1: Quây úm gà con một ngày tuổi ............................................................... 23 Hình 3.2: Gà trong giai đoạn 7 – 12 tuần tuổi ......................................................... 24 Hình 3.3: Chuồng nuôi gà sau 12 tuần tuổi ............................................................. 24 Hình 4.1: Gà có biểu hiện đi lại khó khăn lúc 7 tuần tuổi....................................... 27 Hình 4.2: Mổ khám bệnh tích đại thể ...................................................................... 28 Hình 4.3: Lách có đốm hoại tử ................................................................................ 29 Hình 4.4: Dạ dày tuyến sưng, loét ........................................................................... 29 Hình 4.5: Dây thần kinh xuất huyết......................................................................... 30 Hình 4.6: Có sự thâm nhập lympho trong dây thần kinh ....................................... 32 Hình 4.7: Niêm mạc dạ dày tuyến viêm và có sự xâm nhập của lympho ............... 32 Hình 4.8: Mổ khám tổng quát.................................................................................. 35 Hình 4.9: Có sự xâm nhập tế bào lympho vào nhu mô gan .................................... 37 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tổ A: nuôi gà con từ 1 – 12 tuần tuổi 2 Tổ B: nuôi gà đẻ 2 Tổ C: phân loại trứng thương phẩm 2 NK: natural killer cell 12 CRP: cell reative protein 12 BCDN: bạch cầu đơn nhân 12 M: Macrophage 12 TFN.γ: interferon γ 12 x TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1& 3 ở trại gà đẻ thương phẫm thuộc tỉnh Đồng Nai ” Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu lực và tính an toàn của vaccine Marek serotype 1&3 tên thương mại là Nobilis Rimavac + CA126. Thông qua các chỉ tiêu: biểu hiện lâm sàng, tỉ lệ sống chết và loại thải, bệnh tích vi thể, bệnh tích đại thể, các biểu hiện bất thường. Thử nghiệm được thực hiện trên giống gà Babcook 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi, chia làm hai đợt thử nghiệm: hiệu lực và độ an toàn của vaccine. Mỗi đợt chia làm 2 lô (lô thí nghiệm tiêm vaccine, lô đối chứng không tiêm vaccine). Liều lượng lô thử hiệu lực tiêm 0,2ml/con, liều lượng lô thử độ an toàn gấp 10 lần liều khuyến cáo, vaccine được tiêm vào lúc gà 1 ngày tuổi. Qua 20 tuần tiến hành chúng tôi thu được một số kết quả như sau: - Gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không thấy các triệu chứng nghi nghờ bệnh Marek. - Tỉ lệ gà chết và loại thải thấp (3,2 + 1,75%) so với tỉ lệ chết và loại thải của trại (6,5 – 7%). - Không thấy bệnh tích vi thể trên gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126, chứng tỏ gà lô thí nghiệm không có sự thâm nhập của virus Marek độc lực cao. - Khi tiến hành thử tính an toàn với liều gấp 10 lần liều khuyến cáo, nhưng vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không gây hại đến cơ quan nội tạng và không có các triệu chứng bất thường trên gà được tiêm vaccine. - Vaccine Nobilis Rismavac + CA126 có hiệu lực và tính an toàn cao, bảo hộ tốt cho đàn gà được tiêm vaccine. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Vì chúng góp phần cung cấp một khối lượng lớn thịt, trứng cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng gia tăng của con người. Đó là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, làm tăng chất lượng bữa ăn trong mỗi gia đình. Để thỏa mãn nhu cầu thịt, trứng gia cầm ngày càng cao, ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi gia cầm là bệnh Marek. Bệnh Marek không những gây chết mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỉ lệ loại thải, giảm trọng lượng quầy thịt, giảm sản lượng trứng, tăng chi phí thuốc thú y, do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của các nhà chăn nuôi. Để kiểm soát, khống chế và từng bước loại bỏ bệnh, thì sử dụng vaccine trong phòng chống bệnh là biện pháp tối ưu. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của vaccine trong phòng bệnh, chúng ta cần phải tiến hành thử nghiệm hiệu quả của chúng. Nhằm xác định vaccine hiệu quả và an toàn nhất sử dụng trong công tác phòng bệnh. Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Phước Ninh và BSTY. Võ Văn Hùng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm vaccine Marek serotype 1 và 3 ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Kiểm tra hiệu lực và độ an toàn của vaccine Marek serotype 1 và 3 (tên thương mại là Nobilis Rimavac + CA126) trước khi đưa ra thị trường để phòng bệnh Marek. 1.2.2.Yêu cầu - Theo dõi biểu hiện của gà sau khi chủng vaccine Marek. - Theo dõi bệnh tích đại thể và vi thể của gà được chủng vaccine Marek. 2 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Giới thiệu sơ lược về trại gà đẻ thương phẩm nơi thực hiện đề tài 2.1.1. Lịch sử hình thành và vị trí địa lý Trại được xây dựng vào năm 1997, do tư nhân quản lý, chuyên sản xuất trứng thương phẩm và gà giống. Trại gà đặt trên diện tích 15 ha thuộc tỉnh Đồng Nai. Trước đây, trại nằm trong khu vực ít dân cư, xung quanh là vùng đất trống. Hiện nay, bên cạnh trại là khu công nghiệp và khu đân cư, hệ thống giao thong thuận tiện. Cơ cấu tổ chức của trại: 2.1.2. Cơ sở vật chất Trại có tất cả trên 42 dãy chuồng nuôi, trong đó 36 dãy chuồng nuôi gà đẻ và 6 dãy chuồng nuôi gà con. Chuồng gà đẻ được thiết kiểu chuồng hở có mái che, có sức chứa vài chục ngàn gà đẻ. Chuồng gà con thiết kế theo kiểu nửa hở, có mái che, có lưới bao xung quanh và hệ thống bạt che để điều khiển ánh sáng. Hệ thống ánh sáng luôn đảm bảo thời gian chiếu sáng tốt nhất cho sự phát triển của gà qua từng giai đoạn. Ban giám đốc Phòng nghiệp vụ Phòng hành chính Phòng kĩ thuật Tổ A Tổ B Tổ C Tổ bảo vệ 3 Bảo đảm điều kiện tốt nhất cho yêu cầu phát triển của gà, các hệ thống quạt gió, phun nước giải nhiệt, máng ăn uống, thoát nước, khử trùng luôn đảm bảo đầy đủ nhu cầu phát triển của gà. 2.2. Giới thiệu sơ lược về giống gà Babcook Gà Babcook là giống gà chuyên trứng được nhập về từ Pháp. Qua thời gian nuôi ở trại, cho thấy gà Baccok có khả năng sản xuất cao, thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hiện nay giống gà này đã được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước. Gà con phát triển tốt ở nhiệt độ từ 31- 330C. Đến 35 ngày tuổi, nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng và mọc lông là 210C. Đảm bảo chiếu sáng 24 giờ/ngày đối với gà con 1 – 3 ngày tuổi và giảm dần giờ chiếu sáng đến 8 giờ/ngày (thấp nhất) vào tuần 17 – 18, sau đó tăng dần lên 15 giờ/ngày ở tuần 25 và giữ ổn định đến cuối chu kỳ sản xuất. Nếu chăm sóc tốt, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nhiệt độ, độ thông thoáng đến tuần thứ 18 – 19 gà bắt đầu đẻ và đạt tỉ lệ đẻ 50% vào tuần 20 – 21, đạt tỉ lệ cao nhất vào tuần 25 – 26 và giữ ổn định trong thời gian dài. 2.3. Bệnh Marek (Marek’s disease – MD) Bệnh Marek là bệnh u lympho của gà với sự xâm nhiễm và tăng sinh cao độ tế bào lympho và sự hủy myelin của thần kinh tế bào ngoại biên, từ đó gây rối loạn cơ năng vận động làm bại liệt (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006). 2.3.1. Lịch sử và sự phân bố - Lịch sử Theo dẫn liệu của Lê Văn Năm (2003), tác giả cho biết: bệnh Marek được mô tả lần đầu tiên tại Hungari vào năm 1907, khi Jozef Marek quan sát thấy ở một nhóm gà trống. Về mặt lâm sàng, tác giả cho biết hiện tượng liệt và bán liệt, khi mổ khám sẽ thấy viêm dây thần kinh ngoại biên. Do đó, ông đặt tên bệnh là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên do virus gây ra. Từ năm 1927 – 1929, Papenheime ngườI Mỹ đã nghiên cứu về bệnh Marek một cách cụ thể và hệ thống hơn, việc phát hiện viêm dây thần kinh ngoại biên không những như Jozef Marek đã mô tả, mà còn có những biến đổi ở dây thầ
Luận văn liên quan