Toàn bộ các quá trình xử lý để vải mộc trở thành vải thành phẩm được gọi là dây chuyền công nghệ hoàn tất vải. Thuật ngữ công nghệ hoàn tất vải bao gồm các quá trình kỹ thuật sau:
- Kỹ thuật chuẩn bị.
- Kỹ thuật nhuộm hoặc in.
- Kỹ thuật hoàn tất vải.
Bên cạnh đó người ta còn chia quá trình xử lý từ vải mộc đến vải thành phẩm thành các công đoạn thể hiện tác dụng và chức năng của các thiết bị sử dụng trong công đoạn đó. Theo cách chia này ta có các dây chuyền công nghệ tương ứng với các công đoạn sau:
- Kiểm tra và phân loại vải mộc.
- Làm sạch: giặt và giũ hồ; tẩy trắng hóa học; tẩy trắng quang học.
- Hoàn tất ướt (hoàn tất hóa học): cán vải, tạo nỉ, carbon hóa (cho vải len), giảm trọng hoặc tăng trọng vải, kìm co (phòng co), làm bóng (cho vải cellulose)
- Nhuộm hoặc in vải, sấy khô.
- Hoàn tất khô (hoàn tất cơ học): định hình nhiệt, làm mềm vải, cào lông, xén lông, ép vải, cán láng.
- Một số công đoạn hoàn tất đặc biệt: xử lý chống nhăn, chống thấm nước, chống mốc, chống cháy, chống vi khuẩn, chống tĩnh điện
42 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong kỹ thuật nhuộm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
A. ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG CÔNG NGHỆ NHUỘM:
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ NHUỘM - HOÀN TẤT:
1. CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ:
Toàn bộ các quá trình xử lý để vải mộc trở thành vải thành phẩm được gọi là dây chuyền công nghệ hoàn tất vải. Thuật ngữ công nghệ hoàn tất vải bao gồm các quá trình kỹ thuật sau:
Kỹ thuật chuẩn bị.
Kỹ thuật nhuộm hoặc in.
Kỹ thuật hoàn tất vải.
Bên cạnh đó người ta còn chia quá trình xử lý từ vải mộc đến vải thành phẩm thành các công đoạn thể hiện tác dụng và chức năng của các thiết bị sử dụng trong công đoạn đó. Theo cách chia này ta có các dây chuyền công nghệ tương ứng với các công đoạn sau:
Kiểm tra và phân loại vải mộc.
Làm sạch: giặt và giũ hồ; tẩy trắng hóa học; tẩy trắng quang học.
Hoàn tất ướt (hoàn tất hóa học): cán vải, tạo nỉ, carbon hóa (cho vải len), giảm trọng hoặc tăng trọng vải, kìm co (phòng co), làm bóng (cho vải cellulose)
Nhuộm hoặc in vải, sấy khô.
Hoàn tất khô (hoàn tất cơ học): định hình nhiệt, làm mềm vải, cào lông, xén lông, ép vải, cán láng.
Một số công đoạn hoàn tất đặc biệt: xử lý chống nhăn, chống thấm nước, chống mốc, chống cháy, chống vi khuẩn, chống tĩnh điện…
2. KỸ THUẬT CHUẨN BỊ:
Kỹ thuật chuẩn bị vải hay còn gọi là quá trình xử lý hóa học vải nhằm loại bỏ các tạp chất, chất hồ trên vải mộc trước khi tiến hành nhuộm hoặc in. Sau công đoạn xử lý hóa học, vải sẽ có tính ngấm tốt, trắng, mịn, mềm mại và hấp thụ thuốc nhuộm tốt, nhuộm đều màu, không hao hụt thuốc.
Quá trình xử lý hóa học vải bao gồm các bước cơ bản sau: kiểm tra phân loại vải, đốt đầu xơ, giũ hồ, giặt, tẩy, tăng trắng quang học, làm bóng, ổn định nhiệt…
Kiểm tra và phân loại vải mộc:
Vải mộc từ phân xưởng dệt chuyển qua cần được sắp xếp theo từng loại và thứ tự lô sản phẩm nhập.
Không nên để vải mộc tồn đọng trong kho lâu (hàng tuần lễ) nhất là đối với vải dệt trên máy dệt nước vì vải sẽ bị vàng; trong trường hợp phải để vải lâu, cần phải qua công đoạn sấy vải cho khô.
Phân chia vải đúng loại: (loại nguyên liệu, khổ vải, mật độ sợi dọc – ngang…), số lượng trước khi xử lý hóa học để quy trình và số lượng cho từng loại vải gia công ở các mẻ gần giống nhau.
Kiểm tra lại những chỗ dệt lỗi để sửa chữa hoặc loại bỏ.
Kiểm tra và loại bỏ những đầu dây và các vật kim loại khác còn sót lại trên vải để không làm hư hại các trục ép, trục dẫn trên những thiết bị sẽ sử dụng.
Tẩy những vết bẩn.
Đánh dấu đầu tấm vào các lô vải.
Đốt dầu xơ
Mục đích:
- Nhằm loại bỏ những lông tơ con, những đầu xơ nằm nhô lên mặt vải
- Làm cho mặt vải nhẵn – đẹp và thuận lợi trong quá trình nhuộm hoặc in sau này.
Công dụng: Dùng trong dây chuyền xử lý vải bông, vải viscose xơ ngắn, vải pha.
Nguyên tắc: Vải được di chuyền nhanh qua ngọn lửa của máy đốt lông với vận tốc cao (150 300m/phút). Quá trình này thường thực hiện trước khi nhuộm, tuy nhiên trong một số trường hợp vải pha người ta có thể thực hiện quá trình đốt lông sau khi nhuộm.
Hiệu quả: Sau quá trình đốt lông vải sẽ sạch, nhẵn – đẹp hơn; vải khó bắt bụi; vải nhuộm – in sẽ được bền màu hơn, tiết kiệm hóa chất ở các công đoạn sau.
Giũ hồ:
Mục đích:
Hầu hết các mặt hàng vải dệt thoi trước khi dệt sợi dọc thường phải qua công đoạn hồ sợi (để nâng cao hiệu suất của quá trình dệt). Màng hồ này bao quanh sợi làm cho vải bị cứng, khó thấm nước và các loại dung dịch khác. Vì vậy trong quá trình chuẩn bị vải trước khi nhuộm hoặc in… ta cần phải qua công đoạn giũ hồ. Vải càng được giũ hồ kỹ thì càng tăng tính hiệu quả cho các công đoạn sau (như: giặt, tấy…)
Công dụng: Công đoạn này có thể sử dụng cho tất cả các mặt hàng vải.
Nguyên tắc: dùng hóa chất hoặc nước nóng phá hủy màng hồ bao quanh sợi thành dạng phân tử thấp rồi giặt sạch nó ra khỏi vải.
Giặt vải hay nấu vải:
Mục đích: Là quá trình quan trọng quyết định chất lượng chuẩn bị vải trước khi in – nhuộm. Quá trình này nhằm loại bỏ triệt để các tạp chất, chất hồ có thể còn lại sau khi giũ hồ…
Công dụng: Đây là công đoạn không thể thiếu được trong dây chuyền chuẩn bị cho vải bông.
Nguyên tắc:
Trước tiên, vải được ngấm ép bằng các dung dịch tương ứng hoặc dung dịch giặt được đưa vào trong máy đúng mức quy định, trong khoảng thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ pH đúng quy định cho từng loại vải. Lúc này vải cần được di chuyển từ từ qua dung dịch hoặc dung dịch được bơm tuần hoàn liên tục qua các lớp vải, vải được giặt lại bằng nước nóng, nước lạnh.
Hiệu quả: Sau quá trình giặt vải có độ sạch, độ trắng hơn, có độ thấm nước và mao dẫn cao, dễ hấp thu thuốc nhuộm do xơ bị nở to hơn, háo nước hơn.
Tẩy vải:
Mục đích: Làm cho vải trắng hơn, loại bỏ tạp chất hoặc loại bỏ các chất màu mà vải hấp thu trong dung dịch nấu. Nếu vải dự định nhuộm màu đậm không cần qua công đoạn tẩy trắng.
Công dụng: Được sử dụng cho tất cả các loại vải.
Nguyên tắc:
- Quá trình tấy trắng là dùng các biện pháp hóa học và quang học để vừa phá hủy màu thiên nhiên vốn có của vải làm tăng độ trắng của vải, hoặc làm cho vải giảm được ánh vàng, tăng độ trắng biếc.
- Trong quá trình tẩy trắng vải cũng được đi qua hay dịch chuyển cùng dung dịch tẩy trắng trong một thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ pH… đúng quy định. Để hạn chế sự thất thoát các chất trong dung dịch người ta thường thêm vào trong dung dịch các chất ổn định và để dễ tách chất bẩn ra khỏi vải khi giặt lại sau này người ta có thể thêm vào trong dung dịch tẩy các chất hoạt động bề mặt không mang ion.
Hiệu quả: Vải đạt độ trắng cao (83 84%), mịn mặt hơn, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình in – nhuộm sau này.
Làm bóng vải:
Mục đích: quá trình nhằm nâng cao chất lượng vải bóng. Sau quá trình làm bóng vải sẽ có độ bóng hơn.
Công dụng: Chỉ sử dụng cho vải bông.
Nguyên tắc: Quá trình làm bóng là cho vải ở trạng thái kéo căng tác dụng với dung dịch kiềm đậm đặc (190 300 g/l) ở nhiệt độ 16 200C trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau đó giặt sạch phần kiềm vải đã hấp thụ.
Cần chú ý luôn cho vải ở trạng thái kéo căng, vừa để chống co vừa để cho vải có độ bóng mà tính chất này không bị mất đi trong các quá trình gia công sau.
Hiệu quả: Có thể tiết kiệm từ 10 15% thuốc nhuộm (màu nhạt) đến 25 30% (màu đậm) so với vải chưa được làm bóng. Màu vải sẽ tươi hơn, ánh hơn, độ bền màu cao hơn so với vải chưa làm bóng nhuộm cùng màu.
Xử lý thả lỏng:
Mục đích: Đưa vải về trạng thái nghỉ, làm cho vải phục hồi về trạng thái ban đầu sau các quá trình kéo căng không đều ở các công đoạn trước mà không làm thay đổi các đặc tính khác.
Công dụng: Dùng cho vải tổng hợp dệt sợi xe cao (>1200 vòng/mét).
Nguyên tắc: Sử dụng máy giặt vòng và một số hóa chất như NaOH, chất tẩy dầu… nhằm mục đích làm cho xơ trương nở mạnh. Vải trước khi đưa vào máy sẽ được kết biên cẩn thận để tránh hiện tượng rối vải. Khi máy quay vải sẽ bị va đập vào các cạnh của thùng quay, làm nới lỏng liên kết giữa sợi ngang và sợi dọc, các xơ – sợi sẽ chuyển động tự do. Dung dịch trong thùng sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết, dưới tác dụng nhiệt sợi sẽ bị co lại làm cho kết cấu vải trở nên mềm hơn, mịn mặt hơn so với vải mộc.
Hiệu quả: Vải sẽ mềm mại hơn, dễ hút nước, độ co của các loại sợi trên vải trong các công đoạn nhuộm – hoàn tất sẽ đồng bộ và bình ổn hơn.
Giảm trọng:
Mục đích: làm giảm khối lượng vải, khối lượng sợi, làm cho vải mềm mại hơn mà không ảnh hưởng gì đến các tính chất khác.
Công dụng: thường sử dụng cho mặt hàng vải PES dùng sợi xe cao hay xe chập.
Nguyên tắc: quá trình gia công vải trong dung dịch kiềm có nồng độ cao, làm cho xơ bị thủy phân một phần, do đó khối lượng xơ – sợi trên vải giảm, vải sẽ nên mềm mại hơn.
Hiệu quả: sau quá trình giảm trọng vải sẽ trở nên mềm mại hơn.
Sấy vải và ổn định nhiệt:
Mục đích: Quá trình này nhằm làm khô vải, tạo kích thước vải ổn định, ngăn ngừa sự tạo nếp nhăn, sọc, nhàu và tăng khả năng nhuộm, vải trở nên mịn đẹp hơn.
Công dụng: Sấy vải được thực hiện sau quá trình xử lý hóa học vải cellulose (hoặc cho vải tổng hợp khi cần thiêt).
Ổn định nhiệt cũng được thực hiện sau quá trình xử lý hóa học cho vải tổng hợp.
Nguyên tắc: Cả hai đều có một nguyên tắc chung là dùng nhiệt để làm khô vải.
Để tăng hiệu quả cho quá trình, trước khi vào sấy hay ổn định nhiệt người ta thường cho vải qua máy vắt ly tâm để làm mất đi trước một lượng nước đáng kể trên vải.
Hiệu quả: Không bị ố vàng nhanh, độ co của các thành phần sợi trong vải được đồng đều, thuận lợi cho các công đoạn gia công tiếp theo.
KỸ THUẬT NHUỘM:
3.1 Định nghĩa:
- Nhuộm là quá trình gia công nhằm tạo màu cho xơ, sợi hay vải sao cho màu đó đều, sâu và bền. Người ta dùng thuốc nhuộm để tạo màu trong công nghệ nhuộm.
- Trong quá trình nhuộm vật liệu dệt hoặc là dung dịch nhuộm phải chuyển động mạnh để tạo điều kiện cho việc phân bố đều thuốc nhuộm trên mặt xơ, sợi và vải.
3.2 Cơ chế nhuộm:
Quá trình nhuộm là quá trình chuyển thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm vào xơ, sợi và cố định màu trên nó. Chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thuốc nhuộm được hấp thụ bởi bề mặt xơ. Quá trình hấp thụ thực tế xảy ra rất nhanh khi nhuộm, ta phải tạo điều kiện như thế nào để cho không những chỉ có mặt ngoài mà cả mặt bên trong xơ cũng hấp thụ được thuốc nhuộm.
Giai đoạn 2: Khuyếch tán dung dịch vào xơ. Giai đoạn này xảy ra trong một thời gian dài. Muốn tăng tốc độ khuyếch tán thì cần phải làm nở xơ. Do đó người ta dùng các chất dẫn đường. Chất dẫn đường (chất trợ) thường là các chất hữu cơ không màu, có kích thước phân tử nhỏ hơn nhiều so với kích thước của thuốc nhuộm, những chất này dễ dàng ngấm vào xơ hoặc kéo theo nước ngấm vào xơ làm cho xơ bị nở và kết quả là tốc độ khuyếch tán của thuốc nhuộm vào xơ tăng lên.
Giai đoạn 3: Giai đoạn cố định màu của thuốc nhuộm trên xơ. Trong giai đoạn này giữa thuốc nhuộm và xơ phát sinh ra các lực tác dụng tương hỗ. Nhờ đó mà thuốc nhuộm được giữ chặt trên xơ.
3.3 Sử dụng chất trợ trong quá trình nhuộm:
- Trong thực tế quá trình nhuộm không chỉ đơn thuần là sự pha trộn của thuốc nhuộm và nước, để hiệu ứng màu thể hiện trên vải đòi hỏi trong quá trình nhuộm phải có thêm các chất khác mà ta gọi là các chất trợ. Các chất này có tác dụng đưa môi trường của dung dịch giặt - tẩy- nhuộm- in…có độ pH, độ oxy hóa đúng theo yêu cầu sử dụng.
- Nhiều loại chất trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên, tuy nhiên các loại chất trợ có nguồn gốc từ hóa học được sử dụng nhiều nhất.
3.3.1 Phân loại chất trợ:
Ta có thể phân chia các loại chất trợ theo công dụng trực tiếp của nó lên sản phẩm nhuộm hoàn tất. Theo cách này ta có các loại chất trợ như sau:
Chất hoạt động bề mặt.
Chất khử và oxy hóa.
Chất tăng trắng.
Chất cầm màu.
Chất hồ.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu về chất trợ là các chất hoạt động bề mặt.
Thường thì không có một chất hoạt động bề mặt nào có đầy đủ các tính chất như: thấm ướt, tẩy rửa, nhũ hóa, làm đều, phân tán, ổn định…tùy theo tính chất thuốc nhuộm và điều kiện công nghệ mà người ta chọn chất hoạt động bề mặt nào cho hợp lý và có kết quả nhất.
Quy trình nhuộm khá đa dạng tùy theo bản chất của xơ, sợi và các loại thuốc nhuộm nhưng tất cả các quy trình đều sử dụng các chất hoạt động bề mặt và chúng được gọi là các chất trợ nhuộm được sử dụng với nhiều mục đích.
3.3.2. Phân loại chất hoạt động bề mặt:
Dựa vào tính chất phân li của chất hoạt động trong nước mà người ta chia chúng thành ba loại chính sau:
a. Chất hoạt động bề mặt cation Nhóm chức này khi hòa tan trong nước sẽ phân li tạo ra các gốc hoạt động mang tích điện dương. Cấu tạo tiêu biểu của các chất hoạt động cation là các amin mạch thẳng, các dẫn xuất amit, các bazơ mạch vòng, dị vòng và dẫn xuất của chúng. Chức năng chủ yếu của các chất hoạt động bề mặt cation là phân tán, làm đều màu, hồ chống nhàu, chống tĩnh điện, chống nổi hạt xoắn, tăng độ co giãn, hồ mềm và cầm màu thuốc nhuộm. b. Chất hoạt động lưỡng tính Là chất hoạt động bề mặt mà trong phân tử của chúng có chứa đồng thời cả nhóm axit và nhóm bazơ: nhóm axit hoặc là cacboxylic hoặc sunfonat, còn nhóm bazơ thường là nhóm amin. Những chất này trong môi trường axit chúng phân li như chất hoạt động bề mặt cation, còn trong môi trường kiềm chúng thể hiện chức năng của loại anion. Chúng có ái lực với protein và cellulose đồng thời có ưu thế khi phối trộn với các chế phẩm có đặc tính anion.
c. Chất hoạt động bề mặt không ion (nonion surfactant) - Đây là những chất hòa tan trong nước nhưng không bị phân ly thành ion - Đa số chúng là dẫn xuất của polietylenglycol có công thức tổng quát.
R-O-(CH2-CH2-O)n-CH2-CH2-OH hoặc
R-O-(CH2-CH2-O)n-OHR-COO-(CH2-CH2-O)n-CH2-CH2-OH Trong đó gốc R gốc ankyl là phần kỵ nước, còn gốc polietylenglycol là phần ưa nước tạo nên khả năng hòa tan của chất hoạt động bề mặt. Dung dịch chất hoạt động bề mặt này thường tạo môi trường trung tính pH=7, bền với nước cứng, acid, kiềm và kim loại. Đây là loại chất hoạt động bề mặt có chức năng đa dạng nhất nên được sử dụng rất rộng rãi trong các quá trình nấu, tẩy, giặt, nhuộm-in hoa và hoàn tất cho nhiều loại vải sợi khác nhau.
d. Chất hoạt động bề mặt anion (anionic sunfactan) Những chất thuộc nhóm này khi hòa tan trong nước sẽ phân ly thành các gốc anion dạng R-SO3 hoặc RCOO.
Hiện nay trên thế giới đã sản xuất các chất hoạt động bề mặt anion với các tên thương mại khác nhau. Những chất này thường sử dụng rộng rãi để làm chất ngấm, chất tẩy giặt, chất ổn định cho tẩy, chất phân tán và một số có thể làm hồ mềm, chống nhàu, chống tĩnh điện.
3.3.3. Các chất hoạt động bề mặt thường dùng:
Chất làm ngấm: giúp cho vải thấm ướt nhanh và hoàn toàn.
Dung dịch nhuộm có sức căng bề mặt lớn, không thấm ướt vải sợi nên thuốc nhuộm không thấm vào được. Khi cho chất hoạt động bề mặt vào sẽ làm giảm sức căng bề mặt cho phép các phân tử thuốc nhuộm di chuyển vào bên trong xơ sợi.Chất hoạt động bề mặt không làm ảnh hưởng đến tốc độ liên kết của phân tử thuốc nhuộm với vải sợi.
Khi tăng nồng độ chất ngấm thì tính thấm, ngấm của dung dịch tăng lên, tuy nhiên đến một giới hạn nào đó sự từng nồng độ chất ngấm sẽ không làm tăng thêm khả năng thấm nữa. Chất ngấm đa số là chất hoạt động bề mặt anion như: xà phòng, dầu đỏ và những hợp chất kiểu ankylsulfonat.
Chất đều màu: giúp cho chất nhuộm hấp thụ đều lên xơ. Chất đều màu đa số là các amine mạch thẳng, các base mạch vòng cao phân tử và các dẫn xuất của chúng.
Chất phân tán: giúp cho dung dịch thuốc nhuộm ổn định ở trạng thái phân tán cao.
Đối với thuốc nhuộm dạng huyền phù (thuốc nhuộm phân tán), khi có chất hoạt động bề mặt sẽ tạo điều kiện cho thuốc nhuộm phân tán đồng đều và giúp cho thuốc ngấm vào xơ sợi đều màu hơn.
Chất phân tán đa số là các hợp chất kiểu ankylsunfonate(chất hoạt động bề mặt anion), có dạng tổng quát R-SO3Na.
Chất tải: giúp cho dung dịch thuốc nhuộm dế dàng thẩm thấu vào các mao quản của xơ.
Đa số những chất này là dẫn xuất của phenol. Các chất này có khả năng làm tăng tốc độ nhuộm là do chúng có khả năng thấm vào xơ dễ dàng hơn thuốc nhuộm. Khi đã vào xơ chúng đẩy các mạch phân tử của xơ ra xa nhau hơn, làm đứt một số mối liên kết phân tử làm cho xơ trở nên xốp hơn, thuốc nhuộm dễ đi vào xơ.
Chất tạo nhũ: thực tế cũng là chất hoạt động bề mặt, dùng để tạo nhũ tương giữa hai chất lỏng không tan vào nhau ứng dụng chủ yếu cho in hoa, ổn định mực in dạng paste.
Chất chống bọt: thường dùng ở dạng silicon làm thay đổi sức căng bề mặt, giảm sự tạo bọt, dùng trong nhuộm.
Làm chất tẩy rửa trong các giai đoạn sau quá trình nấu vải: do sợi dọc của vải kha dễ đứt, người ta phải hồ sợi dọc để tăng khả năng chịu đựng ma sát của sợi trước khi dệt, do vậy trước khi nhuộm phải giặt để loại hồ chưa được rũ sạch và sáp đi.
Sử dụng như chất làm mềm trong quá trình xử lý hoàn tất vải:
Các loại vải cotton và vải nhân tạo dễ bị cứng sau khi giặt, chất hoạt động bề mặt đóng vai trò như chất bôi trơn, có khả năng lan rộng và ngấm rất cao do chúng có thể hình thành một lớp màng mỏng bảo phủ bên ngoài sợi và một phần ngấm vào trong sợi, chúng làm giảm ma sát giữa các phần sợi với nhau làm cho sợi mềm mại hơn.
Các chất làm mềm vải chỉ được dùng với lượng nhỏ (<2%) vì nếu dư sẽ làm cho vải nhớt.
Các chất hoạt động bề mặt thường sử dụng ở đây là dầu béo sulfat hóa, alcol béo sulfat hóa, các chất hoạt động bề mặt cation…
3.3.4. Một số nguyên tắc lựa chọn:
Nhuộm xơ protein bằng thuốc nhuộm acid: có thể dùng chất hoạt động bề mặt anion hoặc không mang ion, thuốc nhuộm anion như albegal A, B, thuốc nhuộm không mang ion như Peregol O…
Nhuộm xơ cellulose bằng thuốc nhuộm trực tiếp: khi dùng chất ngấm tốt nhất là không mang ion như peregol O hay OP…
Nhuộm xơ cellulose bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên: thường dùng chất hoạt động bề mặt:
Không mang ion peregol hoặc albatex.
Anion như albatex PON: nhiều thuốc nhuộm hoàn nguyên chỉ ưa một vài chất trợ, thay chất khác thì ảnh hưởng xấu đến màu. Do vậy cần tuân thủ sự hướng dẫn trong catalogue.
Nhuộm xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán (ở nhiệt độ sôi ):
Chất phân tán: Không ion kiểu diphasol M (Ciba); ion kiểu ugasol DAM.
Chất tải: (ví dụ như invalon: IA, HT, OP, PR…) chất tải lý tưởng rẻ, không độc, không mùi, dể phân tán, dễ giặt, không dị ứng da, không giảm độ tươi và bền màu.
KỸ THUẬT HOÀN TẤT:
Mục đích:
Sau những công đoạn xử lý giặt, tẩy, nhuộm…vải bị nhiều tác dụng cơ học, hóa học, làm cho vải giãn dài và co ngang, mặt vải có nhiều nếp nhăn, kích thước vải không ổn định.
Ngoài ra, trên vải cần chứa một số tính chất cần thiết theo yêu cầu sử dụng như: chống cháy, chống thấm…Vì vậy tất cả các mặt hàng vải trước khi đem sử dụng cấn phải qua công đoạn xử lý hoàn tất.
Quy trình xử lý hoàn tất là kết hợp giữa các biện pháp cơ và hóa học. Quá trình xử lý cơ học nhằm làm thay đổi tính chất cơ lý của sản phẩm, còn quá trình xử lý hóa học là dùng tác nhân hóa học làm biến đổi bản chất của vật liệu.
Tùy theo yêu cầu sử dụng của từng loại sản phẩm mà ta có các phương pháp xử lý hoàn tất khác nhau và các công đoạn trong các quy trình xử lý hoàn tất cho mỗi loại sản phẩm cũng có thể được thực hiện khác nhau về thứ tự công đoạn, công nghệ xử lý cho từng công đoạn.
Ở đây ta chỉ tìm hiểu sâu về xử lý hoàn tất hóa học.
Xử lý hoàn tất hóa học (xử lý ướt): được sử dụng rộng rãi và đa dạng với nhiều loại hóa chất khác nhau. Tùy theo yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà ta sử dụng các chất khác nhau và công nghệ xử lý cũng khác nhau.
Các phương pháp xử lý hóa học:
Phương pháp ngâm tẩm: được thực hiện ở lần giặt cuối cùng. Ta đưa dung dịch vào máy, xử lý ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Sau đó dung dịch được loại bỏ, vải được vắt sấy khô…Phương pháp này đơn giản, nhưng không tận dụng được hết dung dịch, vải chỉ ngấm một phần dung dịch xử lý, do đó gây lãng phí và có hại cho môi trường nên chỉ sử dụng cho những công nghệ đơn giản (như hồ mềm).
Phương pháp ngấm ép: sử dụng phổ biến và thường sử dụng bộ phận ngấm ép đặt ở đầu máy căng sấy. Lượng dung dịch xử lý được đưa lên vải theo yêu cầu phụ thuộc vào nồng độ dung dịch, lực ép, nhiệt độ, tốc độ máy, kết cấu bộ phận ngấm ép…Phương pháp này cho dung dịch xử lý được phân bố đều trên mặt vải, phần dư được cán ép trở lại, có thể xử lý cả hai mặt vải.
Phương pháp sử dụng công nghệ bọt: sử dụng các chất xử lý là các chất HDBM ở dạng bọt, là những chất ngấm do đó dễ thấm sâu vào trong vải, cho hiệu quả xử lý cao. Với phương pháp này khi xử lý lượng ẩm tối đa chỉ là 120% (thấp hơn hai phương pháp trên), do đó sẽ làm giảm năng lượng sấy khô vải. Phương pháp này cần dùng những máy xử lý hoàn tất riêng, các máy này dung công nghệ như một máy in lưới quay, chất xử lý sẽ được đưa vào trục lưới và sẽ được đưa lên vải bằng hệ thống dao gạt.
4.2.2 Các công nghệ xử lý hóa học cơ bản:
a. Hồ mềm:
Mục đích:
Làm giảm độ cứng, tăng độ mềm mại, mịn tay.
Giảm nhàu, tăng khả năng phục hồi biến dạng.
Tăng độ bền cơ lý của vải khi sử dụng: chống mài mòn, chống vi khuẩn, giảm độ ma sát khi cắt may…
Nguyên tắc: Chất bôi trơn phủ lên mặt ngoài xơ – sợi làm giảm ma sá