Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này có mục tiêu chính là phát huy
sức mạnh toàn dân, tạo ra những chuyển biến tốt hơn về chất lượng giáo dục bậc
cao. Tuy nhiên khi đi vào thực tế, chủ trương này đã bị nhiều người hiểu đơn giản
chỉ là chuyển gánh nặng tài chính sang vai người dân. Đề tài tiếp cận xã hội hóa
giáo dục đại học từ góc độ “Xã hội hóa dịch vụ công trong giáo dục”, phù hợp với
thông lệ quốc tế và nhất quán với những chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xã hội
hóa dịch vụ công trong giáo dục với ý nghĩa đó bao gồm sự tham gia của nhiều bên,
nhiều thành phần xã hội trong quá trình quản trị trường đại học và hệ thống đại học,
giúp Trường đại học thực hiện tốt nhất vai trò và sứ mệnh của mình để phục vụ cho
lợi ích của Quốc gia. Trong nhiều bên tham gia đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là
Nhà nước; do vậy một nội dung đề tài sẽ bàn đến vai trò của Nhà nước trong một
hệ thống giáo dục đại học đã được xã hội hóa.
Giáo dục xét từ bản chất được xem là một dịch vụ công. Dịch vụ công
(Public service) là dịch vụ do Nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức Nhà
nước hay qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Khái
niệm về dịch vụ công dựa trên ý tưởng cho rằng một số dịch vụ nên được coi như
quyền lợi tối thiểu mà mọi công dân có quyền được hưởng, bất kể thành phần kinh
tế, bởi vì những dịch vụ đó liên quan tới quyền con người và có những hậu quả liên
đới trực tiếp tới quá trình phát triển xã hội và lợi ích công.
Quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học cùng với chi phí tăng cao dành cho
việc đào tạo và nghiên cứu đã dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là chính
sách bao cấp ấy phải thay đổi, và đại học càng ngày càng phụ thuộc vào học phí
của sinh viên để tồn tại. Vả lại, thu nhập vượt trội của người tốt nghiệp ĐH so với
người chưa học ĐH [3] làm cho việc theo đuổi giáo dục bậc đại học thực sự là một
cuộc đầu tư cho tương lai, và cung cấp giáo dục đại học đã trở thành một thị trường
năng động. Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục không phải là giao phó hệ thống giáo
dục cho thị trường và để nó vận hành theo quy luật thị trường.
106 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường Đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
_____________________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTCT.2019.110
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phương Hữu Từng
HÀ NỘI, NĂM 2020
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
_____________________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTCT.2019.110
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phương Hữu Từng
Thành viên đề tài: CN. Lại Thế Trí
ThS. Nguyễn Văn Trị
TS. Trần Thị Ngân Hà
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Đề tài đã sử dụng các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng quy
định trong quá trình nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được
là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Chủ nhiệm đề tài
Phương Hữu Từng
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục đại học ......................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ............................. 8
7. Nội dung nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC12
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 12
1.1.1. Xã hội hóa ................................................................................................. 12
1.1.2. Giáo dục đại học ....................................................................................... 14
1.1.3. Xã hội hóa giáo dục đại học ..................................................................... 15
1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu đối với xã hội hóa giáo dục đại học ............................. 17
1.2.1. Bản chất của xã hội hóa giáo dục đại học ............................................... 17
1.2.2. Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học ................................................... 18
1.2.3. Các yêu cầu đối với xã hội hóa giáo dục đại học .................................... 20
1.3. Cơ sở pháp lý về xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam ........................................ 23
1.3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục đại học ........................... 23
1.3.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học ......... 26
1.4. Nội dung của xã hội hóa giáo dục đại học ................................................................. 29
1.4.1. Xã hội hoá quản trị đại học và đội ngũ cán bộ, giảng viên ..................... 29
1.4.2. Xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ ............................................. 30
1.4.3. Xã hội hoá hoạt động tài chính ................................................................ 31
1.4.4. Xã hội hoá cơ sở vật chất, thiết bị ............................................................ 32
1.4.5. Xã hội hoá dịch vụ công khác ................................................................... 33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học ............................................ 34
1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................. 34
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................. 35
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 35
Chương 2. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI MỘT SỐ CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ ............................................... 36
2.1. Một số vấn đề cơ bản về xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam ............................ 36
2.1.1. Bối cảnh xã hội hoá giáo dục đại học trên thế giới ................................. 36
2.1.2. Khái quát thực trạng xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam ................ 36
2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng xã hội hoá giáo dục đại học ở Việt Nam . 38
2.2. Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục đại học ở một số nước có nền giáo dục phát triển 41
2.2.1. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Đức .......................................................... 41
2.2.2. Xã hội hoá giáo dục đại học ở Australia .................................................. 43
iii
2.2.4. Một vài đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục đại học ở các nước có
nền giáo dục phát triển .................................................................................................. 45
2.3. Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục đại học ở một số nước Châu Á ............................ 46
2.3.1. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Nhật Bản ................................................. 46
2.3.2. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Hàn Quốc ................................................ 48
2.3.3. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Singapore ................................................ 49
2.3.4. Xã hội hoá giáo dục đại học ở Malaixia .................................................. 51
2.3.5. Một vài đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục đại học ở một số nước
châu Á ............................................................................................................................ 52
2.4. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục đại học ở một số trường đại học ở Việt Nam ..... 53
2.4.1. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
....................................................................................................................................... 53
2.4.2. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục đại học tại Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội ................................................................................................................ 56
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 58
Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI HOÁ ĐỐI VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................................ 59
3.1. Khái quát về xã hội hóa giáo dục đại học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..................... 59
3.1.1. Một vài nét cơ bản về xã hội hoá giáo dục đại học ở Nhà trường ............. 59
3.1.2. Đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục của Nhà trường ....................... 73
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội ........................................................................................................................... 76
3.2.1. Phương hướng đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội ......................................................................................................... 76
3.2.2. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá quản trị đại học và đội ngũ cán
bộ, giảng viên ................................................................................................................ 78
3.2.3. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ81
3.2.4. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá hoạt động tài chính .................. 83
3.2.5. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá cơ sở vật chất, thiết bị .............. 85
3.2.6. Bài học và giải pháp đối với xã hội hoá dịch vụ công khác ..................... 87
3.3. Một số khuyến nghị thực thi các giải pháp và áp dụng các bài học kinh nghiệm từ
các trường đại học trong nước và quốc tế ........................................................................ 88
3.3.1. Với cơ quan quản lý giáo dục đại học..................................................... 88
3.3.2. Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................... 91
3.3.3. Với gia đình của người học và thành viên cộng đồng ............................ 93
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................. 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG .......................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 97
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 BNV Bộ Nội vụ
2 BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
3 CL Công lập
4 CNH-HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
5 CT TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
6 DN Doanh nghiệp
7 DVC Dịch vụ công
8 ĐH Đại học
9 GDĐH Giáo dục đại học
10 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
11 KT-XH Kinh tế - Xã hội
12 NCL Ngoài công lập
13 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
14 SX-KD Sản xuất - kinh doanh
15 TLO Văn phòng chuyển giao công nghệ
16 XHH Xã hội hoá
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ngành đào tạo, trình độ, hình thức đào tạo của Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội từ năm 2013-2017 ........................................................................................ 32
Bảng 2.2: Những điều kiện đảm bảo chất lượng và cam kết chuẩn đầu ra ........ 64
Bảng 2.3. Chi phí đào tạo trung bình cho một sinh viên hệ đại học chính quy.. 68
Bảng 2.4. Kế hoạch vốn Dự án Viện nghiên cứu và Phát triển giai đoạn 2016-
2019 ............................................................................................................................... 72
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này có mục tiêu chính là phát huy
sức mạnh toàn dân, tạo ra những chuyển biến tốt hơn về chất lượng giáo dục bậc
cao. Tuy nhiên khi đi vào thực tế, chủ trương này đã bị nhiều người hiểu đơn giản
chỉ là chuyển gánh nặng tài chính sang vai người dân. Đề tài tiếp cận xã hội hóa
giáo dục đại học từ góc độ “Xã hội hóa dịch vụ công trong giáo dục”, phù hợp với
thông lệ quốc tế và nhất quán với những chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xã hội
hóa dịch vụ công trong giáo dục với ý nghĩa đó bao gồm sự tham gia của nhiều bên,
nhiều thành phần xã hội trong quá trình quản trị trường đại học và hệ thống đại học,
giúp Trường đại học thực hiện tốt nhất vai trò và sứ mệnh của mình để phục vụ cho
lợi ích của Quốc gia. Trong nhiều bên tham gia đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là
Nhà nước; do vậy một nội dung đề tài sẽ bàn đến vai trò của Nhà nước trong một
hệ thống giáo dục đại học đã được xã hội hóa.
Giáo dục xét từ bản chất được xem là một dịch vụ công. Dịch vụ công
(Public service) là dịch vụ do Nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức Nhà
nước hay qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Khái
niệm về dịch vụ công dựa trên ý tưởng cho rằng một số dịch vụ nên được coi như
quyền lợi tối thiểu mà mọi công dân có quyền được hưởng, bất kể thành phần kinh
tế, bởi vì những dịch vụ đó liên quan tới quyền con người và có những hậu quả liên
đới trực tiếp tới quá trình phát triển xã hội và lợi ích công.
Quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học cùng với chi phí tăng cao dành cho
việc đào tạo và nghiên cứu đã dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là chính
sách bao cấp ấy phải thay đổi, và đại học càng ngày càng phụ thuộc vào học phí
của sinh viên để tồn tại. Vả lại, thu nhập vượt trội của người tốt nghiệp ĐH so với
người chưa học ĐH [3] làm cho việc theo đuổi giáo dục bậc đại học thực sự là một
cuộc đầu tư cho tương lai, và cung cấp giáo dục đại học đã trở thành một thị trường
năng động. Tuy nhiên, xã hội hóa giáo dục không phải là giao phó hệ thống giáo
dục cho thị trường và để nó vận hành theo quy luật thị trường.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc
2
Bộ Nội vụ Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mới theo quyết định
468/QĐ-BNV ngày 03/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đào tạo đại học, sau đại
học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế và các dịch vụ
phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và các yêu cầu của xã hội [7]. Để cụ thể hóa
chức năng, nhiệm vụ đã đặt ra, Nhà trường cần thực hiện tốt công tác quản lý hành
chính, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất. Trong đó để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thì vai trò của
tất cả các nguồn lực được huy động để phát triển Nhà trường là rất quan trọng.
Nguồn lực đó từ Ngân sách Nhà nước và thu học phí của sinh viên, học viên các hệ
của Nhà trường, nhưng với hai nguồn lực kể trên vẫn chưa đủ cho sự phát triển trước
các yêu cầu hội nhập. Do vậy việc XHH GDDH tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, nhóm tác giả đã chọn đề
tài: “Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Trường
Đại Học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.
2. Lịch sử nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục đại học
Xã hội hóa giáo dục không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nó có nguồn gốc
lâu đời và là bước phát triển của chủ trương phát triển giáo dục được thực hiện từ
nhiều năm qua. Tuy nhiên vấn đề này được nhiều học giả nghiên cứu sâu sắc và có
kết quả nghiên cứu cụ thể từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Tác giả phân loại vấn đề
nghiên cứu thành 2 nhóm theo phạm vi nghiên cứu XHH GDDH dưới góc độ vĩ mô
và vi mô như sau:
a. Xã hội hóa giáo dục đại học ở góc độ ở góc độ vĩ mô:
Xã hội hóa GDDH ở góc độ vĩ mô coi GDDH là một kênh cung cấp dịch vụ
công trong nền kinh tế, tiêu biểu có các công trình trong và ngoài nước như sau:
Nhóm tác giả Martine Lombard, Gilles Dumont (2007): Pháp luật hành
chính của Cộng hòa Pháp, cuốn sách là kết quả của sự kết hợp giữa Đại học Tổng
hợp Pantheon với Đại học Luật và Kinh tế Limoges do Nxb Giáo dục xuất bản năm
2007 [6] đã trình bày những kiến thức cơ bản về dịch vụ công như khái niệm, các
nguyên tắc, các yếu tố cầu thành, mô hình cung cấp dịch vụ. Hai tác giả cũng đã
nhấn mạnh pháp luật về dịch vụ công vừa bao gồm các quy định của pháp luật hành
chính, vừa có các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, công
3
nghiệp. Đặc biệt các tác giả khẳng định có sự ảnh hưởng của pháp luật Liên minh
châu Âu đến pháp luật của các quốc gia thành viên về dịch vụ công nhưng pháp
luật các quốc gia thành viên vẫn có những quy định độc lập về dịch vụ công phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nước.
Nguyễn Văn Quang (2010), Đề tài khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về
xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu khía cạnh
pháp lý của vấn đề xã hội hóa cung ứng dịch vụ công [23]. Một trong những kết
quả nghiên cứu quan trọng của Đề tài là xác định khung pháp luật về xã hội hóa
cung ứng dịch vụ công bao gồm quy định về quản lý nhà nước. Hoàn thiện pháp
luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công nhằm tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ,
hoàn chỉnh để điều chỉnh hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của mọi thành
phần tham gia là giải pháp quan trọng thúc đẩy xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở
nước ta.
Trong cuốn sách: Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, do Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2003 [18], PGS.TS Lê Chi Mai đã công bố những kết quả
nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ về dịch vụ công dưới các góc độ kinh tế,
quản lý. Tác giả đã có sự so sánh giữa dịch vụ công cộng, dịch vụ sự nghiệp công
và dịch vụ hành chính công để từ đó đưa ra những đặc trưng riêng của từng nhóm
dịch vụ công. Riêng về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, tác giả đã nghiên
cứu dưới góc độ lý thuyết về bản chất, các đặc trưng của dịch vụ, các loại dịch vụ.
Sách tham khảo do TS. Chu Văn Thành chủ biên: Dịch vụ công và xã hội hoá
dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
xuất bản năm 2004 [28], là tập hợp bài viết của nhiều tác giả khác nhau (hai mươi
bảy bài viết) về hai nội dung lớn: Một là về những vấn đề lý luận về dịch vụ công ở
Việt Nam như khái niệm dịch vụ, mối quan hệ dịch vụ công với nhà nước, vai trò
của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ, vai trò quản lý của Nhà nước với việc cung
ứng dịch vụ. Hai là thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ công ở Việt Nam.
Nguyễn Đình Phan (2010) Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ: “Nâng cao
chất lượng dịch vụ hành chính công thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập
[20]. Trong đề tài này, các tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ
4
công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Đặc biệt, chuyên đề của đề tài tập
trung làm rõ về tổ chức thực hiện các dịch vụ hành chính công trong điều kiện thực
tiễn của Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Bích (2012): “Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh
vực hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội [11]. Đề tài luận án tiếp cận pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành
chính một cách toàn diện, đồng thời tập trung làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết
của pháp luật cùng với các nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật, về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính phù
hợp với yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của nhân dân về
dịch vụ trong giai đoạn hiện nay.
Lương Việt Hà (2015), “Quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục
của trường trung học phổ thông khu vực đồng bằng sông Hồng”, Đề tài luận án đã
nghiên cứu 3 nội dung chính: (1) Nghiên cứu hoạt động tham gia và quản lý hoạt
động tham gia XHH giáo dục của trường trung học phổ thông theo tiếp cận phối
hợp tham gia giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và Cộng đồng; (2) Thực trạng về
công tác XHH giáo dục quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục của 10
trường trung học phổ thông tại 05 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng;
(3) Kết quả áp dụng trong quản lý hoạt động tham gia xã hội hoá giáo dục ở các
trường trung học phổ thông. Luận án đã công bố được những kết quả mới, đó là:
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tham gia
XHH giáo dục của trường trung học phổ thông. Đưa ra các bước của qui trình quản
lý hoạt động tham gia XHH giáo dục của trường trung học phổ thông. Đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHH giáo dục và quản lý hoạt động
tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào nhà trường đó là phải: Phát triển hệ
thống giao tiếp thông tin hai chiều giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng
đồng; Chiến lược huy động tham gia của cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng
vào hoạt động XHH giáo dục của trường trung học phổ thông; Nâng cao năng lực
quản lý hoạt động tham gia XHH giáo dục của trường trung học phổ thông.
b. Xã hội hóa giáo dục đại học ở góc độ vi mô:
5
Xã hội hóa ở góc độ vi mô là cách tiếp cận xã hội hóa giáo dục đại học của các
Trường, Viện, Học viên, các cơ sở đào tạo khác (gọi chung là cơ sở giáo dục đại học),
nhằm huy động tất cả các nguồn lực nhằm