Báo cáoThực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển điện tử tự động hóa

Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quan trọng đối với những sinh viên năm cuối ,đặc biệt là đối với những sinh viên học kỹ thuật .Đây là giai đoạn sinh viên bắt đầu tiếp cận với thực tế ,củng cố kiến thức đã học và vận dụng những kiến đã học vào thực tiễn Được sự đồng ý của khoa ĐIỆN- ĐIỆN TỬ trường ĐH KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP , sự hướng dẫn của thầy NINH VĂN NAM em được nhận vào thực tập tại công ty TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS . Công ty TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị giáo dục và tự động hóa . Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được nhiều điều ,được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với sự hướng dẫn nhiệt tình từ các cán bộ kỹ thuật của công ty ,em đã trưởng thành lên rất nhiều .Khoảng thời gian thực tập tại công ty em được tham gia lắp đặt hệ thống FMS (hệ thống sản xuất linh hoạt ) được đấu nối PLC , lắp đặt vận hành kiểm tra phòng thực hành vi điều khiển và được tìm hiểu về quy trình thiết kế ,lắp đặt , vận hành hệ thống FMS. Vì thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót.Em kính mong các thầy cô trong khoa ĐIỆN-ĐIỆN TỬ trường ĐH KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP và các bạn đọc góp ý. Em xin chân thành cảm ơn thầy ,các thầy cô trong khoa đã chỉ dạy em trong suốt những năm học tập tại trường .

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáoThực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển điện tử tự động hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu………………………………………………………………………………1 Giới thiệu về công ty…………………………………………………………………….2 Phần 1 Tìm hiểu hệ thống cung cấp Điện cho công ty…………………………………6 Phần 2 Tìm hiểu ứng dụng Hệ thống công nghệ Tự động hóa trong công ty………..16 Phần 3 Tìm hiểu hệ thống đo lường điều khiển giám sát hoạt động…………………26 Phần 4 Nhật ký thực tập………………………………………………………………53 Nhận xét của cán bộ nơi thực tập……………………………………………………..54 Lời nói đầu Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quan trọng đối với những sinh viên năm cuối ,đặc biệt là đối với những sinh viên học kỹ thuật .Đây là giai đoạn sinh viên bắt đầu tiếp cận với thực tế ,củng cố kiến thức đã học và vận dụng những kiến đã học vào thực tiễn Được sự đồng ý của khoa ĐIỆN- ĐIỆN TỬ trường ĐH KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP , sự hướng dẫn của thầy NINH VĂN NAM em được nhận vào thực tập tại công ty TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS . Công ty TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị giáo dục và tự động hóa . Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được nhiều điều ,được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với sự hướng dẫn nhiệt tình từ các cán bộ kỹ thuật của công ty ,em đã trưởng thành lên rất nhiều .Khoảng thời gian thực tập tại công ty em được tham gia lắp đặt hệ thống FMS (hệ thống sản xuất linh hoạt ) được đấu nối PLC , lắp đặt vận hành kiểm tra phòng thực hành vi điều khiển và được tìm hiểu về quy trình thiết kế ,lắp đặt , vận hành hệ thống FMS. Vì thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót.Em kính mong các thầy cô trong khoa ĐIỆN-ĐIỆN TỬ trường ĐH KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP và các bạn đọc góp ý. Em xin chân thành cảm ơn thầy ,các thầy cô trong khoa đã chỉ dạy em trong suốt những năm học tập tại trường . Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc ,cán bộ kỹ thuật công ty TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Hà nội ngày 26 tháng 5 năm 2011 Sinh Viên Mai Hồng Sơn GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS Tên công ty viết bằng tiếng việt CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG HÓA DKS  Tên công ty bằng tiếng nước ngoài : DKS AUTOMATICS  ELECTRONIC TECHNOLOGY  INVESTMENT DEVELOPMENT COMPANY LIMITED  Tên viết tắt công ty: DKS CO.,LTD  Giấy phép số : 0102034963 do Do Sở KH – ĐT TPHN, cấp ngày 12/06/2008  Vốn điều lệ hiện tại: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng Việt Nam)  Trụ sở chính: A13 Lô 13, khu đô thị mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.  Số điện thoại: 04. 210 4862  Số fax: 04.6402720  Email:dks@dks.com.vn  Website:  Mã số thuế: 0102778078 BAN ĐIỀU HÀNH          LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG        1. Sản xuất, cung cấp thiết bị trường học, thiết bị phục vụ trong: Phòng thí nghiệm điện, điện tử, tự động hoá. 2. Sản xuất, cung cấp máy, thiết bị máy trong việc kiểm soát an toàn trong sản xuất, robot công nghiệp, thiết bị máy kiểm tra. 3. Sản xuất cung cấp phần mềm. 4. Tư vấn các giải pháp tự động hoá trong công nghiệp. 5. Tư vấn các giải pháp về quản lý toà nhà. 6. Tư vấn, thiết kế hệ thống máy tính, trang web, tích hợp mạng cục bộ Lan, Wan. 7. Dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực: Điện, điện tử, tự động hoá, thuỷ khí. 8. Đào tạo, dạy nghề trong lĩnh vực: Tự động hoá, điện tử, cơ khí, tin học.  LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Năm 2005: Xuất phát ý tưởng từ những người bạn cùng trường đại học bách khoa Hà Nội với kinh nghiệm mấy năm cùng làm khoa học đã thành lập trung tâm đào tạo về công nghệ điện tử nhúng và tự động hoá DKS Năm 2006: Quá trình phát triển của trung tâm cùng với sự phát triển một số dự án lớn ứng dụng công nghệ từ phần mềm, Điện tử ,Tự động hoá các thành viên đã ấp ủ dự án lớn về tổng thể thiết bị giáo dục vì vậy sau hai năm thiết kế và sản xuất hầu như các sản phẩm đều đã hoàn thiện tổng thể. Năm 2008:  Khởi đầu một giai đoạn mới công ty DKS với trụ sở khang trang toạ lạc trong khu đô thị mới với một đội ngũ kỹ sư tài năng bách khoa từ rất nhiều ngành trong trường bách khoa sẽ hướng đến những sản phẩm việt chất lượng cao với tham vọng xuất khẩu được ra thế giới.  TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH Tầm nhìn: + Trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị giáo dục lớn của Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao của người Việt. + Cung cấp và tư vấn các phòng thí nghiệm bài bản trong việc đào tạo từ trung cấp dạy nghề ,cao đẳng , đại học và công nghiệp.   Sứ mệnh: + Góp phần vào sự đổi mới và phát triển lĩnh vực đào tạo nền kỹ thuật của Việt Nam bằng việc sản xuất ra những thiết bị đào tạo khoa học có chất lượng và uy tín. + Mang lại sự thoả mãn cao cho khách hàng, người lao động và cộng đồng từ sự hoạt động hiệu quả của công ty. Ý nghĩa của logo DKS:                                      Với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty nên logo công ty được hợp lại từ 3 chữ tiếng anh : D: Development K: Kit S:Study Nghĩa là phát triển các công cụ cho đào tạo ,chữ S được cách điệu giống con thuyền ,giống ngọn gió … Với khao khát luôn hướng về phía trước. Giá trị cốt lõi của DKS: + Con người tài năng là tài sản lớn nhất mà DKS luôn đặt ở vị trung tâm để phát các sản phẩm hay dự án chất lượng cao phục vụ trong nướcc và tiến tới xuất khẩu. + Lấy khách hàng làm trọng tâm   Bản sắc văn hoá công ty: + Luôn coi trọng giá trị tài năng của nhân viên là tài sản lớn nhất công ty sở hữu + Luôn sáng tạo luôn đổi mới để luôn dẫn đầu  + Đặt quyền lợi của công ty lên quyền lợi tập thể và cá nhân + Luôn tận tụy với công việc và khát vọng chinh phục mọi thử thách + ” Thân thiện-Sáng tạo-Uy tín-Hiệu quả” PHẦN I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN PHÒNG THỰC HÀNH CƠ ĐIỆN TỬ. Trong nền sản xuất hiện đại việc thành lập các hệ thống sản xuất linh hoạt đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) cho phép tự động hoá ở mức độ cao đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và hàng loạt vừa trên cơ sở sử dụng các máy CNC, các rôbốt công nghiệp để điều khiển các đối tượng lao động, các đồ gá và các dụng cụ, các hệ thống vận chuyển - tích trữ phôi với mục đích tối ưu hoá quá trình công nghệ và quá trình sản xuất. Đặc điểm của FMS là khả năng điều chỉnh nhanh các thiết bị để chế tạo sản phẩm mới. Như vậy, nó rất thích hợp không chỉ cho sản xuất hàng khối, hàng loạt lớn mà còn cho sản xuất hàng loạt vừa và hàng loạt nhỏ, thậm chí cả sản xuất đơn chiếc. Tuy nhiên phân tích FMS trong điều kiện sản xuất đơn chiếc cho thấy sự không ăn khớp giữa năng suất của FMS và phương pháp chuẩn bị sản xuất bằng tay. Cũng do việc sử dụng không đồng bộ các hệ thống tự động hoá mà quá trình chuẩn bị sản xuất bị kéo dài. Sự nối kết các hệ thống tự động riêng lẻ thành một hệ thống duy nhất với sự trợ giúp của mạng máy tính nội bộ cho phép tăng năng suất lao động của các nhà thiết kế, các nhà công nghệ và các nhà tổ chức sản xuất và do đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các hệ thống sản xuất như vậy được gọi là hệ thống sản xuất tích hợp có trợ giúp của máy tính; CIM bao gồm: thiết kế trợ giúp của máy tính; lập quy trình có trợ giúp của máy tính; lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra; kiểm tra chất lượng có trợ giúp của máy tính; và sản xuất có trợ giúp của máy tính. Hiện nay ở nước ta nghiên cứu về FMS và CIM mới chỉ được bắt đầu. Tài liệu về lĩnh vực này bằng tiếng Việt hầu như chưa có. Các hệ thống FMS và CIM mô hình mới được trang bị ở một số trường đại học. Trong tương lai các hệ thống này tiếp tục được đầu tư ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau trên cả nước. Song song với những thiết bị hiện đại là việc rất cần có giáo trình để giảng dạy. Chính vì vậy hệ thống FMS và cuốn tài liệu này được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên các trường ĐH, CĐ thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo. Đồng thời nó cũng được dùng làm tài liệu cho các cán bộ giảng dạy, các học viên cao học và nghiên cứu sinh trong công tác đào tạo và nghiên cứu của mình. Hình 1.5 Hệ thống FMS Hệ thông FMS lắp đặt cho TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI gồm 4 trạm Trạm cấp phôi Trạm gia công phôi Trạm điều khiển và giám sát trung tâm Trạm máy tính trung tâm Trong mỗi trạm FMS có 3 phần riêng biệt gồm: Panel nút ấn, Panel điều khiển (nguồn, PLC S7 200, mạch điệ tử) và các cơ cấu chấp hành (động cơ, van khí, cảm biến). Các panel này được kết nối điện với nhau qua cầu đấu và dây COM 25 chân. Panel nút ấn COM 2 Panel nguồn, PLC S7 200 và mạch điện tử. COM 1 COM 2 Các cơ cấu chấp hành điện và khí nén COM 1 Hình 1.2 Sơ đồ kết nối các Panel Panel nút ấn. Phòng cơ điện tử có 3 panel nút ấn tương ứng cho 3 trạm. Trên mỗi panel bao gồm các khóa điện, nút dừng khẩn, nút ấn, chuyển mạch và đèn báo. Panel này sẽ truyền nhận tín hiệu với bộ điều khiển PLC thông qua dây COM 25 chân. Hình 1.3 Dây COM 25 chân kết nối các Panel Trạm phân phối vật gia công. Hình 1.4 Trạm phân phối vật gia công Trạm phân phối vật gia công gồm: Khóa điện (E_LOCK): Đóng cắt nguồn điện tổng cho cả trạm. Nút dừng khẩn (EMERGENCY): Đóng cắt toàn bộ nguồn khi muốn dừng khẩn cấp. Nút chuyển mạch 2 trạng thái (AUTO/MAN): Chuyển đổi cho mô hình chạy 2 chế độ AUTO hoặc MANUAL. Các nút ấn: Nút khởi động hệ thống (SS SYSTEM), nút chạy băng tải (SART CONV), nút dừng băng tải (STOP CONV), nút mở xy lanh (OPEN CYL), nút đóng xy lanh (COLSE CYL). Đèn báo: Báo trạng thái hoạt động của nguồn, băng tải, xy lanh và chế độ đang chạy (AUTO hay MANUAL). Hình 1.5 Sơ đồ cung cấp điện và các tín hiệu điều khiển Trạm xử lý gia công. Hình 1.6 Trạm xử lý gia công Trạm xử lý gia công gồm: Khóa điện (E_LOCK): Đóng cắt nguồn điện tổng cho cả trạm. Nút dừng khẩn (EMERGENCY): Đóng cắt toàn bộ nguồn khi muốn dừng khẩn cấp. Nút chuyển mạch 2 trạng thái (AUTO/MAN): Chuyển đổi cho mô hình chạy 2 chế độ AUTO hoặc MANUAL. Các nút ấn: Nút khởi động đĩa xoay (SART TRAY), nút dừng đĩa xoay (STOP TRAY), nút khởi động động cơ khoan (SART DRILL), nút dừng động cơ khoan (STOP DRILL), mở xy lanh (OPEN CYL), đóng xy lanh (CLOSE CYL), chạy băng tải (START CONV), dừng băng tải (STOP CONV), khởi động cánh tay khí (START ARM), dừng cánh tay khí (STOP ARM) Đèn báo: Báo trạng thái hoạt động của nguồn và chế độ đang chạy (AUTO hay MANUAL). Hình 1.7 Sơ đồ cấp điện và các tín hiệu điều khiển c . Trạm điều khiển trung tâm. Hình 1.8 Trạm điều khiển trung tâm Trạm điều khiển trung tâm gồm: Khóa điện (E_LOCK): Đóng cắt nguồn điện tổng cho cả trạm. Nút dừng khẩn (EMERGENCY): Đóng cắt toàn bộ nguồn khi muốn dừng khẩn cấp. Nút chuyển mạch 2 trạng thái (ON/OFF): Đóng cắt nguồn điện cho PLC S 7 300 và màn hình TP 177A. Hình 1.9 Sơ đồ nối điện trạm điều khiển trung tâm Panel nguồn, PLC S7 200 và mạch điện tử. Hình 1.10 Panel nguồn, PLC và mạch điện tử Panel gồm nguồn 24 VDC/5A. Hình 1.11 Panel gồm nguồn 24 VDC/5A. Khóa điện sẽ đóng cắt nguồn điện cho bộ nguồn từ trên panel nút ấn, nguồn 25V/5A cung cấp điện áp cho mạch điểu khiển và các cơ cấu chấp hành 24 VDC như động cơ, van điện... PLC S7 200 CPU 224 và các module mở rộng. Hình 1.11 Panel PLC S7 200 CPU 224 và các module mở rộng Cụm PLC gồm: Module CPU 224, module nối mạng PROFIBUS EM277 và module DI/DO EM 221. PLC S7 200 và các module mở rộng sẽ nhận tín hiệu từ Panel nút ấn hoặc cảm biến thông qua dây COM và truyền tín hiệu điều khiển cho các cơ cấu chấp hành và đèn báo. Đông thời, module EM 277 cho phép các trạm giao tiếp với nhau trên mạng PROFIBUS khi kết hợp với bo PLC S7 300. Cầu đấu dây COM. Hình 1.12 Cầu đấu dây Cầu đấu dây có chức năng truyền nhận tín hiệu từ Panel nút ấn, cảm biến xuống PLC S7 200 và đưa tín hiệu đến các cơ cấu chấp hành và đèn báo trạng thái. Cầu đấu gồm 2 cổng COM. COM1 nối với Panel nút ấn PHẦN 2 : TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG TRONG CỒNG TY I Mô hình trạm phân phối gia công 1. Tìm hiểu nguyên lý trạm phân phối vật gia công. Phôi sẽ được cấp xuống Băng tải từ cơ cấu cấp phôi nhờ xy lanh khí. Phôi sẽ di chuyển theo băng tải đến cuối hành trình để di chuyển sang trạm kế tiếp. Học viên sẽ tìm hiểu nguyên lý và lập trình nhận tín hiệu từ cảm biến và điều khiển các cơ cấu chấp hành từ PLC S7 200. Hình ảnh trạm 1 Hình 2.1 Trạm phân phối gia công 2. Bộ điều khiển PLC S7 200 và các thiết điện và cơ khí. a. Bộ điều khiển PLC S7 200. - Trạm phân phối phối sử dụng bộ điều khiển trung tâm là PLC S7 200 CPU 222 với 8 đầu vào số, 6 đầu ra số. Kết hợp với Module mở rộng EM 223, mở rộng số đầu vào/ra số. Bộ điều khiển PLC sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến, hoặc nút ấn để truyền lên điều khiển các cơ cấu chấp hành là van điện xy lanh khí, động cơ băng tải. - Đồng thời, để giao tiếp với các trạm khác, trong trạm có sử dụng module truyền thông EM 277. Module này hỗ trợ kết nối PLC S7 200 vào mạng PROFIBUS. Nhờ đó, trong chế độ chạy Auto, các trạm sẽ giao tiếp và làm việc tuần tự với nhau, đáp ứng đúng yêu cầu công nghệ. b.Kết cấu thiết bị gồm : - Mô hình băng tải : Di chuyển phôi. - Cơ cấu cấp phôi : Cung cấp phôi xuống Băng tải. - Phôi với 3 loại khác nhau : Phôi nhựa với 2 màu trắng, đen và phôi sắt. - Xy lanh khí : Đẩy phôi xuống Băng tải khi có tín hiệu từ van điện. - Van điện : Điều khiển đóng/mở xy lanh khi có tín hiệu yêu cầu từ PLC - Bộ nguồn 24VDC : Cấp nguồn 24VDC cho mạch điện tử, cảm biến, van điện. - Bộ điều khiển lập trình PLC S7 200 CPU 224. - Module mở rộng EM 223. - Module truyền thông PROFIBUS EM 277. - Cảm biến quang : Sử dụng loại khuếch tán, phát hiện phôi ở cuối hành trình. - Mạch điện tử : Bộ đệm cho đầu vào/ra PLC và điều khiển tốc độ động cơ Băng tải. - Nút bấm, khóa điện, chuyển mạch. II. Trạm xử lý gia công 1. Tìm hiểu nguyên lý trạm xử lý gia công phôi. Phôi được chuyển đến trạm gia công thông qua băng tải. Khi phôi vào mâm xoay, cơ cấu này sẽ xoay từng bước để kiểm tra phôi đồng thời gia công. Cảm biến tiệm cận bên dưới mâm xoay sẽ phát đếm bước và dừng chính xác tại các vị trí gia công. Sau khi hoàn thành gia công(khoan và kiểm tra lỗ), tiến hành phân loại sản phẩm. Cánh tay khí nén sẽ ghắp sản phẩm vào băng tải phân loại. Trên băng tải có 3 cảm biến : Cảm biến tiệm cận, cảm biến màu sắc và cảm biến quang sẽ lần lượt phát hiện các vật sắt từ, vật màu trắng và vật màu đen. Các sản phẩm sau khi phân loại sẽ được đẩy xuống máng bằng xylanh khí. Hình 2.2 Trạm xử lý gia công 2. Bộ điều khiển PLC S7 200, các thiết bị điện và cơ khí. a. Bộ điều khiển PLC S7 200. - Trạm gia công sử dụng bộ điều khiển trung tâm là PLC S7 200 CPU 222 với 8 đầu vào số, 6 đầu ra số. Kết hợp với Module mở rộng EM 223, mở rộng số đầu vào/ra số. Bộ điều khiển PLC sẽ nhận tín hiệu từ trạm lưu trữ trung gian, hoặc nút ấn để điều khiển mâm xoay chạy/dừng hợp lý. PLC sẽ nhận các tín hiệu từ cảm biến và điều khiển theo đúng yêu cầu công nghệ. - Đồng thời, để giao tiếp với các trạm khác, trong trạm có sử dụng module truyền thông EM 277. Module này hỗ trợ kết nối PLC S7 200 vào mạng PROFIBUS. Nhờ đó, trong chế độ chạy Auto, các trạm sẽ giao tiếp và làm việc tuần tự với nhau, đáp ứng đúng yêu cầu công nghệ. b. Kết cấu thiết bị gồm : Cơ cấu mâm xoay 6 vị trí : Di chuyển phôi lần lượt đến các vị trí gia công. Bộ nguồn 24VDC : Cấp nguồn 24VDC cho mạch điện tử, cảm biến, động cơ khoan. Bộ điều khiển lập trình PLC S7 200 CPU 224. Module mở rộng EM 223. Module truyền thông PROFIBUS EM 277. Mạch điện tử : Bộ đệm cho đầu vào/ra PLC và điều khiển tốc độ động cơ Băng tải. Cảm biến tiệm cận : Phát hiện phôi bằng từ tính. Cảm biến màu : Phát hiện phôi có màu trắng. Cảm biến quang : Phát hiện tất cả các vật Cơ cấu khoan : Gia công phôi. Xy lanh khí : Giữ phôi để khoan dễ dàng. Van điện : Nhận tín hiệu từ PLC để đóng/mở xy lanh. Nút bấm, khóa điện, chuyển mạch, đèn báo. Cánh tay khí nén : Ghắp sản phẩm sau khi gia công ở mâm xoay đưa vào băng tải để phân loại. III. Trạm điều khiển và giám sát trung tâm 1. Tìm hiểu nguyên lý trạm điều khiển và giám sát trung tâm. Trạm điều khiển và giám sát sử dụng bộ điều khiển PLC S7 300 CPU 313C-2DP và màn hình giám sát HMI – TP 177A. Bộ PLC S7 300 sẽ nhận tín hiệu từ 8 bộ PLC S7 200 truyền lên và xuất tín hiệu điều khiển xuống các trạm thông qua mạng PROFIBUS. Đồng thời, màn hình HMI – TP 177A sẽ điều khiển và giám sát các biến nhớ, các đầu vào/ra, tín hiệu từ cảm biến...hiển thị lên màn hình. Hình 2.3 Trạm điều khiển và giám sát trung tâm 2. Bộ điều khiển PLC S7 300 và chương trình điều khiển các trạm qua mạng PROFIBUS. a. Bộ điều khiển PLC S7 300C – 2DP. PLC S7 300 CPU 313C-2DP có 16 đầu vào số, 16 đầu ra số, 1 cổng truyên thông MPI, 1 cổng truyền thông PROFIBUS (cổng DP). PLC S7 300 giao tiếp với các trạm thông qua mạng PROFIBUS, nó sẽ nhận các tín hiệu gửi lên từ các trạm và ra lệnh điều khiển xuống đảm bảo đúng yêu cầu công nghệ và tính thời gian thực. Hình 2.3 Bộ điều khiển PLC S7 300 b. Kết cấu thiết bị gồm : Bộ nguồn PS 2A : Cung cấp nguồn cho PLC S7 300 và màn hình TP 177A. Bộ điều khiển lập trình PLC S7 300 CPU 313C-2DP. Màn hình giao tiếp HMI – TP 177A. Nút bấm, khóa điện, chuyển mạch, đèn báo 3. Màn hình giao tiếp Người - Máy TP 177A. a. Tổng quát các màn hình HMI – TP 177A. TP 177A được sử dụng để thiết kế giao diện với bằng các dòng Text, Graphic, Trend…cho các hệ thống tự động hóa. Có khả năng giao tiếp với thiết bị theo chuẩn PPI, MPI và PROFIBUS nhờ thiết kế giao diện bằng phần mềm WinCC Flexible. Hình 2.4 Màn hình giao tiếp Người - Máy TP 177A b. Thông số kỹ thuật. - Điện áp nguồn: 24 VDC. - Số các Alarm riêng rẽ: 1000 - Số lượng các Alarm tương tự: 20 - Chiều dài dòng thông báo: 80 ký tự. - Số lượng các Tag trong các Alarm: 8. - Số lượng các Tag: 500. - Số lượng màn hình giám sát: 250. - Số lượng màn hình có thể giám sát trong mạng MPI/PROFIBUS: 4 - SIMATIC S7 200: PPI/MPI. - SIMATIC S7 300: MPI/PROFIBUS. c. Kết nối với Máy tính. Màn hình TP 177A kết nối trực tiếp với máy tính bằng giao diện RS 485 hoặc thông qua Cable chuyển đổi RS 485/232. Đồng thời, chuơng trình có thể được Download từ máy tính thông qua Cable PROFIBUS khi cấu hình cho màn hình TP 177A giao tiếp theo chuẩn mạng PROFIBUS. Transfer: Phím bấm cho phép bắt đầu Download chương trình xuống màn hình. Start: Phím cho phép mở Project trong TP 177A. Control Panel: Mở thanh điều khiển của màn hình. Giao diện của Control Panel. IV. Trạm máy tính điều khiển trung tâm 1. Tìm hiểu nguyên lý trạm máy tính trung tâm. Trạm máy tính trung tâm gồm một máy tính cấu hình cao có cài đặt phần mềm điều khiển giám sát WinCC của hãng Siemens. Trạm máy tính sẽ giám sát hoạt động của cả hệ thống thông qua giao diện được thiết kế bằng WinCC. Đồng thời, tại trạm trung tâm có thể điều khiển bất kỳ khâu nào của bất kỳ trạm nào. Hình 2.5 Trạm máy tính điều khiển trung tâm PHẦN 3 :TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT HỆ THỐNG I. Phần mềm WinCC Flexible. 1. Khái niệm WinCC Flexible. WinCC Flexible là phần mềm chuyên dụng dùng để thiết kế giao diện trên các bộ HMI (Human Mechine Interface) của hãng SIEMENS. Phần mềm WinCC Flexible bao gồm các gói sau: SIMATIC WinCC Flexible Micro: Micro Panel. SIMATIC WinCC Flexible Compact: Mobile Panel 170. SIMATIC WinCC Flexible Standard: Mobile Panel 270, Panel 270, Multi 270, 370. SIMATIC WinCC Flexible Advance: SIMATIC Panel PC, SIMOTIO N Panel PC, SINUMERIK Panel PC. 2. Các tính năng của WinCC Flexible. a. Khả năng tích hợp với phần mềm Step 7 V5.3. Project của WinCC Flexible có thể được quản lý bởi STEP 7, cài đặt truyền thong, các Tag, các cảnh báo…có thể được dùng chung. SIMATIC Manager có thể vào tất cả các Project của WinCC Flexible như: Khởi tạo, sao chép, xóa…các Device. Đồng thời, trong khi cấu hình, có thể truy cập trực tiếp vào biến, các Block của chương trình. b. Khả năng kết nối mạng. Các màn hình HMI sau khi được Download chương trình đã được thiết kế bằng WinCC Flexible có khả năng giao tiếp trực tiếp hoặc thong qua các mạng công nghiệp với các bộ điều khiển và các thiết bị tự động hóa. 1. Trong mạng PROFINET. 2. Trong mạng PROFIBUS. Trong mạng LAN. II. Thiết kế giao diện điều khiển giám sát phòng cơ điện tử dùng WinCC