Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một văn bản được ký kết giữa người bảo hiểm (Insurer) và người được bảo hiểm (Insured). Trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của hàng hóa do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra trong hành trình hàng hải. Ngược lại người được bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng góp cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm (Premium) theo những điều kiện bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm (Insured subject).

doc16 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Hợp đồngbảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là một văn bản được ký kết giữa người bảo hiểm (Insurer) và người được bảo hiểm (Insured). Trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của hàng hóa do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra trong hành trình hàng hải. Ngược lại người được bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng góp cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm (Premium) theo những điều kiện bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm (Insured subject). Phân loại: Hợp đồng bảo hiểm chuyến:Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến hàng. Trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo điều khoản “từ kho đến kho”. Hợp đồng bảo hiểm bao: Là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định. Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hóa của người được bảo hiểm, giá trị của mỗi lô hàng cũng có giới hạn nhất định. Các yếu tố tác động đến bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong đó các nhân tố vĩ mô đóng vai trò rất rõ nét, và sự tác động của nó thể hiện như sau: MÔI TRƯỜNG KINH TẾ Nhân tố kinh tế không chỉ tác đông đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nước mà nó còn tác động đến nhiều hoạt động kinh doanh khác kể cả bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Với sự tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một kỷ nguyên mới. Tất cả các hoạt động giao lưu hợp tác, phát triển, kinh doanh thương mại… không chỉ diễn ra với một vài nước mà đã mở rộng với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Chính vì vậy, các hoạt động giao thương ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các hoạt đông trên biển. Đó chính là động lực ban đầu thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Thêm vào đó là sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước ngoài trên thị trường trong nước phần nào thúc đẩy loại hình bảo hiểm này ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi thì cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm của VN với công ty bảo hiểm nước ngoài về việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong khuôn khổ như đã cam kết tại WTO. Cùng với đó số lương các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại VN ngày càng tăng, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, có những hình thức quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ về kỹ thuật trong thời gian đầu để tạo nên một sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trong nước. Chính vì vây,các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cần có chiến lược phát triển về lâu dài để có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài. Quy mô và cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong quá trình CNH-HĐH đất nước, các hoạt động trong lĩnh vưc công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và đòi hỏi các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tăng cường nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Cùng với đó, kinh tế biển được coi như là chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu với quy mô và chất lượng ngày càng được cải thiện, hệ thống các cảng biển ngày càng hiện đại. Đây cũng là một thuận lợi cho sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nền kinh tế ổn định cùng với sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình bảo hiểm này khi nó tham gia cùng ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm cho khách hàng, khi đó khách hàng phần nào sẽ an tâm hơn về sản phẩm bảo hiểm này. Khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng cao, xu hướng mua hàng ngoại ngày càng nhiều nên khối lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng lên. Nhu cầu bảo hiểm cho các loại hàng hóa này cũng tăng chính vì vậy nó thúc đẩy hoạt động cung cấp bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển phát triển. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ Nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng ở bất cứ quốc gia nào cũng được vận hành dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ở đại đa số các quốc gia, sự kiểm tra của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và qui định chính xác. Đối với bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng vậy, nó cũng phải tuân theo một hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đảm bảo cho thị trường bảo hiểm được vận hành một cách tốt đẹp nhất. Hơn thế nữa, phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Chính sách thuế của nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Nếu nhà nước có chính sách thuế khuyến khích các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ tham gia mạnh mẽ hơn trong viêc xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào việc cung cấp bảo hiểm vận chuyển hàng hóa. Còn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nếu được hưởng chính sách thuế ưu đãi thì sẽ góp phần làm tăng thêm thu nhập để nâng cao năng lưc cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp bảo hiểm khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Ngược lại, nếu chính sách thuế của chính phủ quá khắt khe thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và phần nào đó cũng sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của các công ty bảo hiểm. Cơ chế quản lý kinh tế được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong thời buổi kinh tế thị trường với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế cùng với chính sách mở cửa giao thương quốc tế được khuyến khích đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy mà nhu cầu bảo hiểm cho các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cũng tăng lên. Như vậy khi môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện, cùng với những định hướng và chính sách phát triển kinh tế hợp lý của chính phủ sẽ góp phần làm cho loại hình kinh doanh bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phát triển hơn. Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị - xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với tác với quốc gia đó. Vì khi mà chính trị - xã hội ổn định thì sẽ tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi thự hiện kinh doanh với quốc gia đó. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ Mức độ phát triển công nghệ cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của kinh tế thì khoa hoc kỹ thuật của nước ta cũng có được sự phát triển mạnh mẽ. Quá trình nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nước ngoài ngày càng tăng cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nước góp phần lớn vào sự phát triển của cả nền kinh tế. Để đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn thì hệ thống các cảng biển ngày càng được nâng cấp hiện đại, hệ thống các kho bãi cũng được mở rộng và nâng cao khả năng bảo quản, hệ thống cảnh báo bão được cải thiện....Hệ thống tàu thuyền cũng được cải thiện rất nhiều cả về mặt quy mô lẫn cơ sở vật chất, được trang bị các thiết bị hiện đại, hệ thống bảo quản chất lượng cao, sức chứa lớn, được cải thiện về tốc độ, khả năng chịu đựng ngày càng cao… Cùng với đó, công nghệ số phát triển cũng giúp cho các nhà bảo hiểm rất nhiều trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động. Tuy nhiên, so với những nước khác thì chất lượng hệ thống tàu thuyền nước ta còn kém hơn rất nhiều cả về chất lượng tàu lẫn sức chứa, các cảng hoạt động chưa thực sự hiệu quả và vẫn còn tình trạng tắc ngẽn hàng hóa ở một số cảng, trong khi một số cảng lại hoạt động chưa hết công suất…đây chính là những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở nước ta. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa lý chính trị và địa lý kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3260km trải dài từ Bắc tới Nam tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong việc giao lưu và hợp tác với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Cùng với đó Việt Nam nằm trong khu vực chiến lược về kinh tế nên sức hút đối với những nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn làm cho tỉ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên. Nó không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói riêng mà còn thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi đó thì khó khăn mà thiên nhiên mang lại cũng rất lớn. Với đường bờ biển kéo dài hàng năm nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với bão lũ và thiệt hại do chúng mang lại. Không chỉ riêng gì nước ta theo thống kê kinh tế bảo hiểm toàn cầu cho thấy rằng hàng năm con người phải gánh chịu những thảm họa mà tự nhiên mang lại là rất lớn. Dù có đạt trình độ khoa học kỹ thuật cao thì các quốc gia đó vẫn không thể nào triệt tiêu được những rủi ro mà thiên nhiên mang lại. Chính vì vậy yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. II/ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: Những tồn tại trong hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của các doanh nghiệp bảo hiểm ở VN: Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống. Mặc dù được cho là nghiệp vụ mang lại lợi lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng những năm gần đây, thị trường chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước ngoài và bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng chưa mặn mà với hình thức bảo hiểm này. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: Năng lưc cạnh tranh của các DNBH hàng hải ở VN còn kém: Bảo hiểm hàng hải không phải mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây mà đã có lịch sử phát triển ở nước ta gần 50 năm, tuy nhiên các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Việt Nam dường như vẫn chưa nắm bắt được thị trường đầy tiềm năng này. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh của các DNBH ở Việt Nam còn yếu kém, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ số ít doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, PVI, PJICO thì phần lớn công ty bảo hiểm khác trên thị trường chỉ vừa mới thành lập, vốn lại nhỏ, kinh nghiệm còn ít nên càng khó cạnh tranh. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp trong nước còn không có sự liên kết, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Thực trạng các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hải Việt Nam đang ngấm ngầm cạnh tranh nhau bằng nhiều hình thức như: hạ phí bảo hiểm, bảo hiểm cho các tàu già quá tuổi sử dụng….bất chấp rủi ro cao ngày càng diễn ra nhiều hơn. Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm Loại  hình DNBH  2006  2007  2008  2009  6T/2010   Phi nhân thọ  Trong nước  13  14  17  17  18    Nước ngoài  8  8  10  10  10   Nhân thọ  Trong nước  1  1  1  1  1    Nước ngoài  5  8  9  9  9    Liên doanh  -  -  1  1  1   Tái bảo hiểm  Trong nước  1  1  1  1  1    Nước ngoài  -  -  -  -  -   Môi giới  Trong nước  5  5  6  6  6    Nước ngoài  3  3  4  4  4   Tổng số DNBH  37  40  49  49  50   Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam Bảng trên thống kê số lượng các DNBH trong nước. Ta thấy các DNBH phi nhân thọ trong nước cao gần gấp đôi so với nước ngoài và doanh nghiệp nào cũng có loại hình bảo hiểm hàng hóa nhưng thị phần này của các doanh nghiệp trong nước lại không cao. Bằng chứng là tính đến cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 71,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 84 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng cao (tương ứng là 25,5% và 20,1% so với năm 2009) nhưng các DNBH Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Trong khi đó các công ty bảo hiểm nước ngoài chiếm khoảng hơn 80% thị phần hàng xuất khẩu, và khoảng 50% kim ngạch hàng nhập khẩu. Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2010 Năm 2010  Xuất Khẩu  Nhập Khẩu   Kim Ngạch  71,6 tỷ USD  84 tỷ USD   DN Việt Nam bảo hiểm  5%  33%   DN nước ngoài bảo hiểm  Hơn 80%  Khoảng 50%   Tăng trưởng kim ngạch XNK(So với 2009)  25,5%  20,1%   Trong 5% thị phần bảo hiểm cho hàng xuất khẩu và 33% cho hàng nhập khẩu thì nhóm công ty có thị phần dẫn đầu là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO đang chiếm khoảng 61%, nhóm tiếp theo gồm BIC, MIC, ABIC, Bảo Long, SamsungVina, VIA, UIC, SVIC chiếm khoảng 25,8% và các doanh nghiệp còn lại chiếm 13,2%.  Ta thấy phần lớn thị phần trong lĩnh vực bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chủ yếu vẫn nằm trong tay của các doanh nghiệp lớn như: Bảo Việt (Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam). PVI (Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam phát triển từ một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN). PJICO (công ty bảo hiểm Petrolimex thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam). Đây là các doanh nghiệp được thành lập từ các tập đoàn lớn được nhà nước bảo hộ có số vốn cao và có vị thế vững chắc trong thị trường. Điều đó cho thấy việc họ nắm giữ hơn một nữa thị phần bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là điều dễ hiểu. Trong năm 2010 vừa qua các DNBH có doanh thu cao trong lĩnh vực BHHH là Bảo Việt 310 tỷ đồng, PJICO 175 tỷ, P VI 103 tỷ, Bảo Minh 102 tỷ. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ của 5 doanh nghiệp dẫn đầu  Hiện nay Bảo Việt - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam thuộc tập đoàn Tài chính Bảo Việt, đang dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa với doanh thu trong năm vừa qua là 310 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có lịch sử hoạt động trong ngành bảo hiểm lâu đời với hơn 45 năm kinh nghiệm và được hình thành từ 100% vốn Nhà nước sau đó mới chuyển sang mô hình công ty cổ phần đa sở hữu vào năm 2007. Điều đó cho thấy lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm lớn ở Việt Nam chính là sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007 thì các DNBH nhà nước phải tiến hành cổ phần hóa do đó không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước và trong kinh doanh bảo hiểm, cũng sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa DNBH trong nước và DNBH nước ngoài vì khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ nhiều nước cùng với DNBH của họ cũng gây sức ép với Việt Nam để được hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là những DNBH nước ngoài đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Do đó gần đây, thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Các công ty này chiếm khoảng hơn 80% thị phần hàng xuất khẩu, và khoảng 50% kim ngạch hàng nhập khẩu. Còn lại là thị phần của công ty liên doanh và trong nước như đã nói ở trên. Đi đầu có thể kể đến: Công ty TNHH Bảo hiểm ACE; Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ AIG, Công ty Bảo hiểm Liberty; Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA… Với khả năng tài chính mạnh, các DNBH nước ngoài sẽ tìm mọi cách trong đó có tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, hạ phí bảo hiểm để gây uy tín và chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra họ còn có nhiều lợi thế như: có kinh nghiệm và uy tín lâu năm, dịch vụ chuyên nghiệp với các gói bảo hiểm toàn phần giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, công tác giám định và bồi thường cũng được thực hiện nhanh chóng và mau lẹ từ đó chiếm được lòng tin của khách hàng và thị phần của họ ngày càng được mở rộng. Tập quán nhập CIF xuất FOB đã được hình thành từ lâu và khó thay đổi. Tập quán mua CIF bán FOB đã hình thành như thế nào? Một thời gian rất dài, khi Nhà nước còn độc quyền về bảo hiểm, hàng nhập khẩu vào nước ta chủ yếu là hàng viện trợ không hoàn lại, nên đều do hai công ty bảo hiểm là INGOSTRACKH của Liên Xô (cũ) và PICC Trung Quốc bảo hiểm. Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, khi hàng viện trợ không còn, hàng nhập khẩu chủ yếu được mua bằng tiền vay nợ và điều kiện là giá CIF. Ý nghĩa của việc thay đổi tập quán nhập CIF xuất FOB ở Việt Nam Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF, hàng hóa được chuyên chở bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nước bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngoài trả. Nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ, trong trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, mà không phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm của nước ngoài như trước đây. Số ngoại tệ chi cho mỗi hợp đồng ngoại thương giảm sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài trong nhiều năm như hiện nay của nước ta. Hơn nữa, tập quán thương mại quốc tế chỉ yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Nhà nhập khẩu muốn an toàn hơn cho tài sản của mình phải ký các hợp đồng bổ sung. Như thế, suy cho cùng, công ty nhập khẩu Việt Nam vẫn phải mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu CIF. Công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB hoặc C&F. Ảnh hưởng của tập quán mua CIF bán FOB đến thị phần bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước thường nhập hàng CIF (nhận hàng ở Việt Nam) và bán hàng FOB (bán ngay tại cảng). Vì vậy, việc mua bảo hiểm thường thuộc trách nhiệm của bên bán (nếu phía Việt Nam nhập) và bên mua (nếu Việt Nam xuất). Do đó các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam gần như hoàn toàn mất thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm xuất nhập khẩu. Đó là điều không có gì khó hiểu khi cả xuất khẩu và nhập khẩu, các thương nhân nước ngoài đều giành lấy quyền thuê tàu và giao hàng tại cảng Việt Nam. Khi quyền thuê tàu là của thương nhân nước ngoài thì quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa tất yếu cũng thuộc quyền của thương nhân nước ngoài. Việc thương nhân nước ngoài tìm đến và mua bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cho hàng hóa của họ có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, khi và chỉ khi người kinh doanh coi việc bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất trong điều kiện pháp luật cho phép là mục tiêu thì họ mới kiên quyết và tìm mọi cách thay đổi tập quán đã lỗi thời, lạc hâu để thực hiện một phương thức mới với hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở nước ta, trong một thời kỳ dài, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều là doanh nghiệp nhà nước. Ở đó, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các giám đốc. Ngược lại, họ phải luôn luôn bảo đảm sự an toàn ở mức cao nhất. Do đó, làm ngược lại tập quán cổ truyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu là điều rất ít giám đốc doanh nghiệp nhà nước dám thực hiện. Những nguyên nhân nêu trên là cơ bản và đặc biệt quan trọng dẫn đến tình trạng kinh doanh xuất - nhập khẩu theo phương thức ngược với thông lệ quố
Luận văn liên quan