Khác với bệnh không truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm có một đặc tính chung
là có tính lây lan và do một loại, hoặc đôi khi một sốloại, vi sinh vật gọi là mầm bệnh
gây nên. Một mầm bệnh là một vi sinh vật đóng vai trò nguyên nhân trực tiếp và không
thểthiếu của một bệnh truyền nhiễm. Mầm bệnh có nhiều loại và mỗi loại thường gây
nên bệnh với những đặc điểm riêng, nhưng chúng có điểm chung là tính gây bệnh(hay
độc tính) đối với ký chủ.
Vi khuẩn là nhóm lớn vi sinh vật có đặc điểm chung là có nhân nguyên thủy, tức
nhân chưa có màng nhân và cấu tạo từmột ADN xoắn kép, vòng khép kín, cơthểthường
là đơn bào và sinh sản bằng trực phân. Phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhất
định, chẳng hạn tính kết bám (bám dính) lên tếbào, mới gây được bệnh. Vi khuẩn tác
động bằng nội độc tố, ngoại độc tốhoặc bằng các cơchếlý, hóa khác.
Xoắn khuẩn (bộSpirochaetales) tuy cũng là một loại vi khuẩn nhưng chúng gây
ra những bệnh có đặc điểm riêng. Phần lớn bệnh do xoắn khuẩn gây nên là bệnh bại
huyết, gây sốt định kỳvà xuất hiện định kỳxoắn khuẩn trong cơthể, bệnh do xoắn khuẩn
thường cho miễn dịch không bền.
Rickettsiacũng là những vi khuẩn nhưng có cơcấu trao đổi chất không hoàn thiện
nên phụthuộc vào tếbào ký chủ, do đó là những vật ký sinh nội bào. Chúng gây những
bệnh sốt phát ban do chấy rận truyền lây. Những động vật chân đốt này có thểtruyền
Rickettsiatrong nhiều thếhệcủa chúng. Trong thiên nhiên có những thú rừng hoặc gia
súc mang trùng. Bệnh do Rickettsiagây ra thường cho miễn dịch mạnh và bền.
Chlamydiacó những đặc điểm tương tự Rickettsianhưng không có cơcấu trao đổi chất
nên phụthuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng của ký chủvà có hình thái chuyển hóa
tuần hoàn từtrạng thái nhỏ(thểcơbản) sang trạng thái lớn (thểlưới).
29 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh truyền nhiễm ở gia súc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương 5
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Điều trị (chữa) bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì có
tác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật bệnh được coi là một
nguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn
không trở thành con vật mang trùng nên hạn chế dịch lây lan. Chữa bệnh
kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tế
cho người chăn nuôi. Việc hạn chế tác hại tiến tới tiêu diệt bệnh dịch phải
trên cơ sở kết hợp công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Chữa bệnh cũng
chính là một phương pháp phòng bệnh dịch. Phòng bệnh là tích cực, là chủ
động, chữa bệnh có phần nào bị động nhưng có ý nghĩa tích cực, là vì chữa
cho con bệnh cũng tức là phòng cho con khỏe, nên không thể tách rời
phòng và chữa bệnh. Vậy chữa bệnh là rất cần thiết, phải kịp thời và kết
hợp phòng bệnh với chữa bệnh. Chữa bệnh truyền nhiễm cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Chữa toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị: hộ lý,
dinh dưỡng và dùng thuốc gồm các thuốc tác động tiêu diệt mầm bệnh
(chất kháng sinh đối với vi khuẩn, interferon,... đối với virut) lẫn những
thuốc tăng cường cơ năng của cơ thể (vitamin, máu, thuốc giảm đau, thuốc
hạ sốt,...).
- Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh tức xác định đúng tính
mẫn cảm của mầm bệnh, đồng thời phải tính đến khả năng xâm nhập tổ
chức ổ bệnh khi chọn những thuốc trong số các thuốc có hiệu quả tiêu diệt
mầm bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế bệnh lây lan.
- Diệt căn bệnh là chủ yếu, kết hợp chữa triệu chứng.
- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của
cơ thể. Làm cho cơ thể tự chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít
bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt
được mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnh
hưởng của thuốc đến cơ thể.
- Với động vật được chăn nuôi vì mục đích kinh tế khi chữa bệnh
động vật cần chú ý đến tiên lượng bệnh cần điều trị để bảo đảm hiệu quả
kinh tế của việc chăn nuôi. Cho nên chỉ nên chữa những gia súc có thể
chữa lành mà không giảm sức cày kéo và khả năng cho sản phẩm. Nếu
2
chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa (giết mổ
tuân theo các quy định tránh làm lây lan mầm bệnh).
- Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa
đặc hiệu, hoặc những bệnh phát triển thành thể mãn tính khó điều trị thì
không nên chữa. Khi đó giết hủy hoặc giết mổ lấy thịt (những bệnh súc mà
thịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm) là những giải pháp cần lựa chọn.
- Động vật nuôi nhốt tập trung thường phát bệnh đồng loạt gây thiệt
hại lớn do sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại với khả
năng cao, những động vật này lại có tính đề kháng bệnh thấp, nhiều trường
hợp bệnh vi khuẩn và nguyên trùng chưa có vacxin phòng bệnh, khi một
bộ phận động vật phát bệnh thì phần còn lại của quần thể cũng thường
đồng thời cảm nhiễm và ủ bệnh nên không thể chỉ áp dụng biện pháp điều
trị cá thể. Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện thường nên bổ
sung thuốc vào thức ăn và nước uống cho cả đàn để "trừ khử căn bệnh".
Hơn nữa, trong trại chăn nuôi tập trung thường sẵn có mầm bệnh hoặc
mầm bệnh xâm nhập vào theo động vật mới nhập trại cho nên rất nhiều
khả năng động vật bị cảm nhiễm trong thời kỳ nuôi dưỡng. Chẳng hạn,
bệnh hô hấp do Mycoplasma và Bordetella, bệnh tiêu hóa do Serpulina
(Treponema) hyodysenteriae và E. coli ở lợn, bệnh hô hấp do Mycoplasma
và Haemophilus, bệnh tiêu hóa do E. coli và Coccidia ở gà,... Để phòng
cũng như để điều trị các bệnh này khi xuất hiện bệnh, trong những thời kỳ
nuôi dưỡng nhất định cần vận dụng phương pháp bổ sung một số thuốc
hữu hiệu nhất đối với các loại mầm bệnh là vi khuẩn và nguyên trùng.
Cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa bệnh. Bên cạnh
các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc, hộ lý là một nhiệm vụ chữa bệnh
rất quan trọng, vì tạo điều kiện cho bệnh chóng khỏi, hạn chế biến chứng,
hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm: cho gia súc bệnh nghỉ ngơi, nhốt
riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng, mát, sạch sẽ, yên tĩnh),
theo dõi nhiệt độ, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu, phát hiện sớm những
biến chuyển của bệnh để đối phó kịp thời, cho ăn uống tốt và phù hợp với
tính chất bệnh, khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mình,...
I. Liệu pháp miễn dịch
Trong số các liệu pháp miễn dịch có liệu pháp huyết thanh, liệu
pháp gamma-globulin miễn dịch và liệu pháp vacxin. Trong đó liệu pháp
vacxin có thể áp dụng trong điều trị một số bệnh mãn tính do nhiễm khuẩn
ký sinh nội bào và là phương pháp điều trị được áp dụng rất hạn chế. Có
thể chữa một số bệnh truyền nhiễm bằng vacxin, nhất là dùng vacxin chế
từ mầm bệnh phân lập được ở súc vật mắc bệnh, vì là kháng nguyên kích
3
thích sản sinh kháng thể đặc hiệu, các tế bào T miễn dịch (trong đó có tế
bào gây độc tế bào hay Tc), nhờ đó hoạt hóa các tế bào thực bào thực bào
và đồng thời cũng là một nguồn protein nên kích thích cơ thể làm tính
phản ứng của cơ thể biến đổi, làm tăng cường cơ năng phòng ngự của cơ
thể. Tác động kích thích thực bào và làm tăng miễn dịch tế bào (tăng hoạt
tính tế bào Tc đặc hiệu) là yếu tố quan trọng trong quá trình chống các vi
khuẩn ký sinh nội bào (Salmonella, Brucella, Mycobacterium,...). Vacxin
(thường là vacxin chết) phải tiêm nhiều lần với liều tăng dần trong da, dưới
da hoặc bắp thịt dùng chữa các bệnh kéo dài. Trong thú y, vacxin đã được
chữa một số bệnh như bệnh sẩy thai truyền nhiễm ở ngựa, bệnh viêm hệ
lâm ba truyền nhiễm, bệnh uốn ván. Tuy vậy, đây là liệu pháp ít sử dụng so
với liệu pháp huyết thanh.
1. Liệu pháp huyết thanh miễn dịch
Huyết thanh miễn dịch hay kháng huyết thanh là huyết thanh thu
được từ động vật được gây miễn dịch cao độ (tối miễn dịch) bằng mầm
bệnh hoặc các độc tố do chúng sản sinh ra. Tiêm kháng huyết thanh cho
động vật là tạo miễn dịch thụ động cho nó, thường được sử dụng để điều
trị sớm hoặc phòng bệnh lúc nguy cấp (dịch nguy hiểm đe dọa, đưa đến
nơi triển lãm,...). Kháng huyết thanh chủ yếu dùng chữa bệnh, vì vậy
thường được dùng trong ổ dịch để chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa
bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể có trong
huyết thanh có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc trung hòa độc tố của
chúng (huyết thanh kháng độc). Ngoài ra, trong huyết thanh còn có chứa
muối khoáng, protein và phức hợp của chúng là những thành phần không
đặc hiệu có tác dụng kích thích và tăng cường sức đề kháng cơ thể. Kháng
huyết thanh còn được dùng dưới dạng truyền máu (tiêm máu hoặc tiêm
huyết thanh của con vật lành bệnh và đã hồi phục cho con bệnh).
Có nhiều loại kháng huyết thanh. Hiệu quả điều trị của từng loại
không giống nhau. Các loại mầm bệnh có kháng nguyên trung hòa trên bề
mặt thì hiệu quả điều trị bằng kháng huyết thanh thường cao. Cần lưu ý
rằng cho đến nay nhiều loại kháng huyết thanh chữa các bệnh truyền
nhiễm vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hiện nay, trên thế giới
và trong nước để điều trị bệnh truyền nhiễm cho động vật đã vận dụng và
thường xuyên dự phòng kháng độc tố uốn ván. Bên cạnh đó còn có kháng
huyết thanh nhiệt thán, kháng huyết thanh Gumboro và kháng huyết thanh
phó thương hàn ngựa. Trong đó kháng huyết thanh uốn ván là chế phẩm
trung hòa độc tố uốn ván, cho nên luôn phải dùng thêm thuốc kháng sinh
và khi cần thiết cần áp dụng thêm điều trị triệu chứng.
4
Khi dùng kháng huyết thanh cần chú ý những điểm sau:
-Dùng trong trường hợp đã chẩn đoán đúng bệnh.
-Dùng trong trường hợp các bệnh truyền nhiễm cấp tính. Có thể
dùng trong trường hợp bệnh mãn tính nhưng phải kết hợp với nhiều
phương pháp chữa khác.
-Dùng càng sớm càng tốt. Khi bệnh đã có triệu chứng lâm sàng rõ
rệt hoặc đã chuyển sang thể mãn tính thì tác dụng của kháng huyết thanh bị
hạn chế.
-Dùng liều cao ngay từ đầu. Nói chung liều chữa bệnh gấp đôi liều
phòng bệnh, có khi dùng liều cao gấp nhiều lần tiêm phòng. Khi dùng liều
cao nên tiêm vào nhiều điểm trên cơ thể con vật. Nếu bệnh chưa chuyển thì
có thể tiêm lần thứ hai cách lần thứ nhất sau 12 - 24 giờ. Nếu bệnh nặng có
thể dùng kết hợp kháng huyết thanh với kháng sinh.
-Đường tiêm dưới da hay bắp thịt. Khi cần thiết (bệnh nặng) có thể
tiêm tĩnh mạch để có tác dụng nhanh, nhưng phải là huyết thanh cùng loài
với gia súc bệnh cần điều trị.
- Theo dõi chặt chẽ súc vật sau khi tiêm, vì dùng kháng huyết thanh
để gây hiện tượng choáng và bệnh huyết thanh, có thể làm súc vật chết nếu
không can thiệp kịp thời.
Bệnh huyết thanh là bệnh do tiêm kháng huyết thanh thường là
kháng huyết thanh của động vật khác loài cho động vật bệnh, nhất là
những kháng huyết thanh chứa nhiều tạp chất. Bệnh này có hai biểu hiện:
choáng huyết thanh và bệnh huyết thanh chính thức (hay thực chất).
Choáng huyết thanh thường xảy ra sau khi tiêm kháng huyết thanh lần thứ
hai hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Triệu chứng xuất hiện ngay sau tiêm. Con vật
khó thở, nổi mẩn đỏ, huyết áp giảm, thân nhiệt giảm, sau đó các cơ co giật,
con vật vật vã dãy dụa, vãi đái, vãi phân, cuối cùng là hôn mê, thở nhanh,
có thể chết ngay nếu không xử trí kịp thời. Bệnh huyết thanh chính thức ít
nguy hiểm hơn choáng huyết thanh, xảy ra từ 9 - 12 ngày sau khi tiêm.
Thoạt tiên thân nhiệt giảm, nơi tiêm sưng phù. Sau đó thân nhiệt tăng.
Hạch lâm ba sưng. Con vật nổi ban, ngứa ngáy, mạch nhanh, khớp bị sưng
đau. Có trường hợp bệnh chỉ biểu hiện cục bộ tại nơi tiêm huyết thanh,
bệnh kéo dài từ vài giờ đến 1 - 2 tuần, tiên lượng thường tốt. Bệnh có thể
khỏi nếu không có biến chứng.
Cấp cứu choáng huyết thanh bằng cách đặt gia súc nơi thoáng, yên
tĩnh, chườm nóng chân, tắm nước ấm cho con vật, dùng thuốc cấp cứu:
5
calci chlorid, caffein, ephedrin. Khi cần xử trí bệnh huyết thanh cần dùng
cortisol, nếu suy tim mạch thì dùng caffein, ephedrin.
Để phòng choáng huyết thanh cần sản xuất huyết thanh tinh khiết,
loại trừ các chất đạm lạ, hâm nóng huyết thanh 58 °C trước khi dùng; tiêm
huyết thanh lần thứ hai không để cách lần tiêm trước quá từ 3 - 4 ngày, nếu
để quá 5 ngày thì trước khi tiêm phải giải mẫn theo phương pháp Betret
(tiêm dưới da 1/10 - 1/20 toàn liều cần dùng, tiêm phần còn lại sau 30 - 60
phút).
2. Điều trị bằng globulin miễn dịch
Việc sử dụng kháng huyết thanh tiêm vào cơ thể vật bệnh cũng là
tạo miễn dịch thụ động. Chế sẵn gamma-globulin tinh khiết chống lại
nhiều loại mầm bệnh một lúc là phương thức phòng trị bệnh khá phổ biến
trong y học để chữa bệnh ở người khi nguy cơ dịch, trong trường hợp suy
giảm miễn dịch hoặc mất miễn dịch bẩm sinh. Trong lĩnh vực thú y, việc
chế sẵn gamma-globulin cho mục đích điều trị còn hạn chế. Nhiều nước
chế và sử dụng gamma-globulin ngựa đông khô. Ở nước ta đã có gamma-
globulin kháng Gumboro dùng trị bệnh Gumboro ở gà, kháng thể dịch tả
vịt dùng chữa bệnh dịch tả vịt,...
II. Thuốc trị cảm nhiễm vi khuẩn
Phần lớn các hóa dược dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược
dùng chữa nguyên nhân bệnh vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh, trong
khi không hoặc ít gây hại cơ thể.
Các chất tác động đến mầm bệnh có thể đưa vào cơ thể động vật và
người để điều trị bệnh được gọi chung là yếu tố hóa trị liệu hay thuốc hóa
trị liệu (chemotherapeutic agent). Các hóa dược này có tác dụng tiêu diệt
mầm bệnh đồng thời làm giúp cho cơ thể sản sinh kháng thể nhanh chóng,
làm dung giải vi khuẩn, giải phóng nội độc tố. Tuy nhiên, lượng nội độc tố
giải phóng ồ ạt khi vi khuẩn bị dung giải dưới tác động của yếu tố hóa trị
liệu có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng.
Thuốc trị cảm nhiễm vi khuẩn (hay thuốc kháng vi khuẩn) có thể
chia thành hai nhóm là thuốc kháng sinh (antibiotics) và thuốc hóa trị liệu
tổng hợp (synthetic chemotherapeutics). Tên "chất kháng sinh -
antibiotics" được hình thành từ kết quả (Waksman, 1941) nghiên cứu tác
động qua lại của các vi sinh vật trong tự nhiên và để chỉ các yếu tố vật chất
chủ yếu tạo nên mối quan hệ kháng sinh (antibiosis, đối lập với cộng sinh -
symbiosis) giữa chúng, tức là "hiện tượng một số loại sinh vật sản sinh và
bài xuất ra môi trường những chất gây hại cho sinh vật khác nhằm giành
6
chiếm thức ăn và chỗ cư trú". Tuy nhiên, nhờ khoa học kỹ thuật phát triển,
nhiều chất kháng sinh được phân tích xác định công thức hóa học và được
chế tạo hoàn toàn bằng con đường tổng hợp hóa học nên ranh giới giữa
thuốc kháng sinh và thuốc hóa trị liệu tổng hợp không còn. Vì vậy, ta
thường có định nghĩa chất kháng sinh theo nghĩa hẹp gồm các chất có
nguồn gốc sinh học và chất kháng sinh theo nghĩa rộng bao gồm cả các
chất kháng sinh có nguồn gốc sinh học lẫn các thuốc hóa trị liệu tổng hợp,
chủ yếu để phân định chúng với các chất chống khuẩn khác (các chất sát
trùng: chất khử khuẩn, chất tẩy uế).
1. Chất kháng sinh
Thuốc kháng sinh là các chất (thường do vi sinh vật sản sinh ra:
chất kháng sinh nghĩa hẹp) có tác dụng diệt khuẩn (làm chết vi khuẩn)
hoặc chế khuẩn (ức chế sự phát triển của vi khuẩn) ở liều thấp (tức ở mức
phân tử) một cách đặc hiệu vào một hoặc một số chu trình chuyển hóa thiết
yếu của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu nghĩa là nó có tác
dụng ngăn cản sự sinh sản hoặc tiêu diệt vi khuẩn nhóm này mà không có
tác dụng đối với vi khuẩn nhóm khác.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, kháng sinh còn dùng để phòng bệnh và
kích thích sinh trưởng của động vật. Bên cạnh các chất kháng sinh có
nguồn gốc vi sinh vật, dùng trong điều trị bệnh cảm nhiễm vi khuẩn còn có
các hợp chất hóa học tổng hợp, trong đó có các sulfamid, nhóm
nitrofuran,... Sulfamid được phát hiện bởi Domagk vào năm 1935, là một
trong những yếu tố hóa trị liệu quan trọng, được dùng khá rộng rãi và từ
khi xuất hiện đã thay thế các chất có tính độc cao như các hợp chất của
arsen (thạch tín) và các kim loại nặng khác trong điều trị bệnh nhiễm
khuẩn. Các sulfamid cũng có cơ chế tác động cạnh tranh trung tâm hoạt
động của enzym ở tầm phân tử một cách chọn lọc và tương tự các chất
kháng sinh chiết xuất từ các sinh vật. Do đó, chất hóa tổng hợp này cũng
còn được coi như những chất kháng sinh theo nghĩa rộng vì có cơ chế tác
động tương tự, còn về mặt nguồn gốc thì chúng không khác các chất kháng
sinh trước đây thu được từ vi sinh vật nhưng nay được sản xuất hoàn toàn
bằng con đường hóa học (chloramphenicol,...).
Các chất kháng sinh (nghĩa hẹp) được dùng phổ biến để chữa bệnh
ở nước ta là penicillin, streptomycin, tetracyclin, oreomycin,... Thời gian
gần đây các thuốc nhóm cephalosporin và neoquinolon được sử dụng ngày
càng rộng rãi.
2. Cơ chế tác động và điểm tác động của chất kháng sinh
7
2.1. Cơ chế tác động
Các chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc chế khuẩn đều
nhờ có cấu trúc không gian tương tự với cấu trúc không gian của cơ chất
nào đó của quá trình chuyển hóa. Bình thường cơ chất này đều được
chuyển hóa thành sản phẩm tương ứng nhờ phản ứng sinh hóa có sự xúc
tác của một enzym hoặc một chuỗi các enzym. Mặc dù các enzym không
thay đổi thành phần hóa học sau phản ứng, nhưng trong một thời gian nhất
định của phản ứng thành phần của chúng có sự thay đổi, chúng là những
vật mang tạm thời các nhóm chức khác nhau phân cắt ra khỏi cơ chất mà
sau đó tham gia vào phản ứng với nhóm chức khác cũng trong trung tâm
hoạt động của chúng để tạo thành sản phẩm mới. Enzym có những tác
dụng xúc tác là nhờ có phân tử lượng lớn và có khu vực có cấu trúc không
gian tương thích với cấu trúc không gian (của cả hoặc chỉ một khu vực)
của cơ chất. Vùng phân tử enzym mà cơ chất gắn kết tạm thời trong quá
trình phản ứng gọi là trung tâm hoạt động của enzym. Trung tâm này tuy
chiếm một phần rất nhỏ thể tích của phân tử enzym nhưng là miền trọng
yếu của nó quyết định phản ứng có thể bắt đầu hay không (hoạt hóa hay vô
hoạt) cũng như quy định tính đặc hiệu của phản ứng. Một khi trung tâm
hoạt động của enzym không được hoạt hóa hoặc không ở trạng thái tự do
thì enzym mất luôn khả năng xúc tác phản ứng vốn có của nó. Thuộc tính
xúc tác của enzym có những cơ chế sinh hóa khác nhau nhưng trước hết
trung tâm hoạt động của chúng phải ở trạng thái tự do và được hoạt hóa.
Các chất kháng sinh tác động làm mất tính tự do của enzym. Phụ thuộc vào
tính thuận nghịch hay không của sự kết hợp chất kháng sinh với trung tâm
hoạt động của enzym mà ta có cơ chế cạnh tranh hay cơ chế che phủ. Về
bản chất, hai cơ chế này tương tự nhau. Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh tranh
chất kháng sinh kết hợp một cách thuận nghịch với trung tâm hoạt động
của enzym tương ứng, vì vậy chúng có tác dụng khi nồng độ khá cao và dễ
bị mất tác dụng khi cơ chất chuyển hóa có nồng độ cao một cách áp đảo.
Tuy vậy, do các enzym trong cơ thể thường được thay đổi thế hệ liên tục
nên tính thuận nghịch của phản ứng kết hợp này giúp chất kháng sinh
không bị đào thải cùng với enzym bị lão hóa mà được giải phóng và duy trì
tác động trong thời gian kéo dài hơn với enzym mới được tổng hợp. Ngược
lại, trong cơ chế che phủ chất kháng sinh kết hợp không thuận nghịch với
trung tâm hoạt động của enzym làm phản ứng sinh hóa trên enzym đó
không thể xảy ra cả khi hàm lượng chất kháng sinh thấp. Tuy vậy, khi cơ
thể vi khuẩn tiếp tục tổng hợp enzym khác thay thế enzym lão hóa thì tác
dụng của chất kháng sinh bị hạn chế. Khi đó ngoài yếu tố nồng độ khá cao
thì chất kháng sinh muốn có tác dụng đối với vi khuẩn phải được bổ sung
mới thường xuyên.
8
2.2. Điểm tác động
Cơ chất cần chuyển hóa trong cơ thể vi khuẩn nói chung có nhiều
loại cũng như số lượng chủng loại enzym là rất phong phú. Tuy nhiên có
thể chia các phản ứng sinh hóa đó thành bốn điểm chính: vách tế bào,
màng tế bào chất, bộ máy di truyền và bộ máy tổng hợp protein. Các chất
kháng sinh vì vậy cũng có các điểm tác động ở các vùng tương ứng nêu
trên. Như vậy các điểm tác động của chất kháng sinh có thể là vách tế bào,
màng tế bào chất, cấu trúc nhân và ribosom.
Các chất kháng sinh tác động đến vách tế bào (như penicillin) có
đích tác động là enzym xúc tác quá trình kết nối các mạch hở của phân tử
peptidoglycan là thành phần chính của vách tế bào (đặc biệt vi khuẩn
Gram dương). Mạch hở này là kết quả tất yếu cần thiết cho sự phát triển về
thể tích của vi khuẩn khi quá trình sinh trưởng xảy ra. Mối liên kết giữa
các monomer của peptidoglycan liên tục được tháo ra bởi một enzym và
ráp thêm monomer mới nhờ enzym khác. Khi enzym tái lắp ráp không hoạt
động các mạch hở vách tế bào hình thành ngày càng nhiều làm vách tế bào
không thể duy trì được tế bào chất ở bên trong. Màng tế bào chất khi đó bị
vỡ dẫn đến việc dung giải tế bào vi khuẩn. Do ở các vi khuẩn Gram âm
vách tế bào cấu tạo từ lớp peptidoglycan mỏng được bổ sung thêm màng
9
ngoài cấu tạo từ lipopolysaccharid (LPS) và protein nên nói chung chúng
thường ít mẫn cảm với các chất kháng sinh nhóm này.
3. Chủng loại kháng sinh và hoạt phổ kháng sinh
3.1. Phân loại kháng sinh
Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: theo nguồn gốc, theo
tính chất chữa bệnh, theo hiệu quả tác động, theo cơ chế tác động và theo
họ (theo bản chất hóa học).
Phân loại theo nguồn gốc: theo nguồn gốc các chất kháng sinh có
thể là kháng sinh lấy từ nguyên liệu vi sinh vật (kháng sinh tự nhiên),
kháng sinh sản xuất theo con đường tổng hợp hóa học hoàn toàn (kháng
sinh hóa tổng hợp) và kháng sinh bán tổng hợp. Các loại sinh vật khác
nhau (vi khuẩn gồm cả xạ khuẩn, các loại nấm men, nấm sợi, thực vật và
động vật) đều có thể sản sinh ra chất kháng sinh. Khởi đầu, khái niệm của
chất kháng sinh bắt nguồn từ sự nghiên cứu hiện tượng kháng sinh, vì vậy
yếu tố "do các sinh vật, chủ yếu là vi sinh vật, sản sinh ra" là yếu tố xác
định nghĩa hẹp của khái niệm chất kháng sinh. Nhưng do nhiều chất kháng
sinh được tổng hợp bằng con đường hóa học hoàn toàn (như
chloramphenicol) nên quan niệm chất kháng sinh thay