Chuyên đề Triển vọng phát triển chăn nuôi Việt Nam: Làm thế nào để cân bằng công nghiệp hóa chăn nuôi với chiến lược phát triển nông thôn và biến đổi môi trường?

Tại Việt Nam, dân số nông thôn chiếm hơn 70% và chủ yếu sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Ngành chăn nuôi chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân. Sinh kế của người dân trên cả nước phụ thuộc chủ yếu vào chăn nuôi lợn (56% hộ nông thôn) và gia cầm (69%). Trong vòng 2 thập kỷ qua, sản xuất nông nghiệp tăng trung bình 5,5%/năm, đặc biệt ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ khoảng 10%/năm. Giai đoạn 1995-2008, sản lượng thịt gia cầm và thịt lợn đã tăng gấp đôi, sản xuất sữa tăng gấp 5 lần. Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi trong thời gian qua đã đặt khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung trước nhiều thách thức to lớn. Ở một số vùng nhất định, các cở sở chăn nuôi có xu hướng tập trung hơn. Sự tăng trưởng cũng như quá trình công nghiệp hóa các tiểu ngành chăn nuôi đã nhanh chóng dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình mới về cơ sở chăn nuôi, các ngành công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối. Tuy nhiên, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu một khối lượng lớn các sản phẩm thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi. Do đó, ngành chăn nuôi sẽ giữ mức phát triển như cũ trong những năm tới đây.

pdf24 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Triển vọng phát triển chăn nuôi Việt Nam: Làm thế nào để cân bằng công nghiệp hóa chăn nuôi với chiến lược phát triển nông thôn và biến đổi môi trường?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triển Vọng Phát Triển Chăn Nuôi Việt Nam Làm thế nào để cân bằng công nghiệp hóa chăn nuôi với chiến lược phát triển nông thôn và biến đổi môi trường? Tài liệu Hội thảo Hà Nội – Việt Nam Ngày 29/11/2010 2 Triển Vọng Phát Triển Chăn Nuôi Việt Nam Làm thế nào để cân bằng công nghiệp hóa chăn nuôi với chiến lược phát triển nông thôn và biến đổi môi trường? Tài liệu Hội thảo Hà Nội – Việt Nam Ngày 29/11/2010 3 Biên soạn : Guillaume DUTEURTRE và Vũ Trọng Bình Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của: Sáng kiến hành động INRA-CIRAD “Productions animales en régions chaudes” Thành viên ban tổ chức: Đỗ Kim Tuyên (Cục chăn nuôi) Duteurtre Guillaume (CIRAD) Vũ Trọng Bình (IPSARD) Hoàng Vũ Quang (IPSARD) Nguyễn Mai Hương (IPSARD) Phạm Duy Khánh (IPSARD) Trân Thị Thúy (IPSARD) © Cirad and Ipsard Hanoi, November 2010 4 Lời Ngỏ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn” đã đưa ra những định hướng chiến lược cho việc thương mại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn đồng thời thiết lập cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn. Theo đó, phát triển ngành chăn nuôi là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân trong giai đoạn tới. Cục chăn nuôi, Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện CSCL) phối hợp với các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của Pháp (CIRAD và INRA) đồng tổ chức Hội thảo Triển Vọng Phát Triển Chăn Nuôi Việt Nam Làm thế nào để cân bằng công nghiệp hóa chăn nuôi với chiến lược phát triển nông thôn và biến đổi môi trường? Hội thảo nhằm cập nhật các định hướng mới về phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh của Nghị quyết số 26, chia sẻ kết quả nghiên cứu, hiểu biết và xác định ưu tiên phát triển, các định hướng chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững. Đặc biệt, Hội thảo sẽ xin ý kiến tham vấn các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nghiên cứu về phương pháp thiết lập một hệ thống theo dõi và giám sát chăn nuôi tại Việt Nam Xin chân thành cảm ơn Quý đại biểu, và chúc Hội thảo thành công tốt đẹp CỤC TRƯỞNG HOÀNG KIM GIAO 5 Chương trình Ngày 29/11/2010 SÁNG 8:00 Đăng kí đại biểu 8:30 Khai mạc Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn Nuôi – Bộ NN PT NT Phần 1 : Ngành chăn nuôi trong bối cảnh mới Chủ trì: Hoàng Kim Giao (Cục chăn nuôi) and Benoit Dedieu (INRA) 8:45 Tình hình chăn nuôi Việt Nam 2010 và định hướng phát triển những năm tiếp theo (20’) Đỗ Kim Tuyên (DLP) 9:05 : Nghị quyết Tam Nông và chiến lược phát triển nông thôn mới: triển vọng cho chính sách phát triển ngành chăn nuôi (20’) Vũ Trọng Bình (RUDEC/IPSARD) 9:25 Thảo luận 10:10 Nghỉ giải lao Phần 2 : Những khó khăn, hạn chế đối với phát triển ngành chăn nuôi trong tương lai Chủ trì: Vũ Chí Cường (NIAS) and Philippe Lecomte (CIRAD) 10:30 Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tai Việt nam trong điều kiện biến đổi khí hậu (20’) Lê Viết Ly 10:50 Ngành chăn nuôi ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm và các vấn đề cần nghiên cứu (20’) Philippe Lecomte (CIRAD) 11:10 Thảo luận 12:00 Ăn trưa 6 CHIỀU 13:30 Sự phát triển của thị trường thực phẩm từ gia súc tại Việt nam (20’) Phạm Thị Ngọc Linh (CAP/IPSARD) 13: 50 Tiêu dùng sản phẩm từ động vật tại Việt Nam và hiểu biết của người tiêu dùn về an toàn thực phẩm (20’) Vũ Đình Tốn (Đại Học Nông nghiệp Hà Nội) 14: 10 Thảo Luận 14 :50 Hoạt động của các cơ sở chăn nuôi gia súc tại Việt Nam: hiện trạng, nhân tố ảnh hưởng và tiến trình phát triển phát triển (20’) Đinh Xuân Tùng và Lê Thị Thanh Huyền (NIAS) 15 :10 Sự chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi và sản xuất chuyên môn hóa cao như ở các nước Châu Âu và các nước phát triển: Triển vọng cho hệ thống chăn nuôi quy mô hộ gia đình (20’) Benoit Dedieu (INRA) 15:30 Thảo Luận 16:00 Giải Lao Phần 3: Triển vọng hợp tác trong tương lai Chủ trì: Vũ Trọng Bìn (RUDEC/IPSARD), Vũ Ngọc Tiến (FAO) 16:20: Quản lí các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường liên quan đến tiến trình phát triển ngành chăn nuôi: sự cần thiết của hệ thống giám sát chính sách chăn nuôi (20’) Guillaume Duteurtre (CIRAD) and Phạm Duy Khánh (IPSARD) 16:40: Thảo Luận 17 :10 Kết luận Hoàng Kim Giao 7 Bối Cảnh Tại Việt Nam, dân số nông thôn chiếm hơn 70% và chủ yếu sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Ngành chăn nuôi chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân. Sinh kế của người dân trên cả nước phụ thuộc chủ yếu vào chăn nuôi lợn (56% hộ nông thôn) và gia cầm (69%). Trong vòng 2 thập kỷ qua, sản xuất nông nghiệp tăng trung bình 5,5%/năm, đặc biệt ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ khoảng 10%/năm. Giai đoạn 1995-2008, sản lượng thịt gia cầm và thịt lợn đã tăng gấp đôi, sản xuất sữa tăng gấp 5 lần. Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi trong thời gian qua đã đặt khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung trước nhiều thách thức to lớn. Ở một số vùng nhất định, các cở sở chăn nuôi có xu hướng tập trung hơn. Sự tăng trưởng cũng như quá trình công nghiệp hóa các tiểu ngành chăn nuôi đã nhanh chóng dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình mới về cơ sở chăn nuôi, các ngành công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối. Tuy nhiên, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu một khối lượng lớn các sản phẩm thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi. Do đó, ngành chăn nuôi sẽ giữ mức phát triển như cũ trong những năm tới đây. Để đối phó với những thách thức mới, Nghị quyết 26 được ban hành vào tháng 8/2008 (được gọi là Nghị Quyết “Tam Nông”) đã chỉ rõ những định hướng mang tính chiến lược về phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. “Chiến lược phát triển nông thôn mới” này xác định 3 chương trình mục tiêu quốc gia sau: một là, “xây dựng nông thôn mới”, hai là “thích ứng với biến đổi khí hậu và ba là, “đào tạo nguồn nhân lực”. Chương trình mục tiêu quốc gia về “nông thôn mới” được quy định trong Quyết định 800 của Chính phủ vào tháng 6 năm 2010, nhằm xây dựng định hướng thương mại hóa về nông nghiệp cũng như công nghiệp hóa nông nghiệp, đồng thời thiết lập các cở sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn. Đối với ngành chăn nuôi, Chính phủ Việt Nam đã xác định “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” tháng 5, năm 2008, nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Chiến lược này tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng và công nghiệp hóa tiểu ngành chăn nuôi thông qua phát triển các khu chăn nuôi lớn. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của “cuộc cách mạng chăn nuôi” này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Cụ thể, nhiều tỉnh, huyện có thể chưa bắt kịp với công nghiệp hóa chăn nuôi và công nghiệp hóa chăn nuôi có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực lên vệ sinh môi trường. Hơn nữa, chăn nuôi liên quan đặc biệt đến những thay đổi về kinh tế, môi trường, như tự do hóa thị trường và biến đổi khí hậu- hai yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả việc chuyển đổi ngành chăn nuôi sau này. Cuối cùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi quốc gia cần được cập nhật những ý tưởng mới của Nghị quyết Tam Nông. Trong bối cảnh này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) cùng với lãnh đạo ngành chăn nuôi cấp tỉnh đã yêu cầu các cơ quan nghiên cứu hỗ trợ để cập nhật những định hướng mới của Nghị quyết Tam nông về các chính sách phát triển chăn nuôi ở Việt Nam trong những năm tới. Cụ thể, cần xây dựng cách tiếp cận lồng ghép, xem xét một cách đồng 8 bộ những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình chuyển đổi ngành chăn nuôi. Mục tiêu của hội thảo là nhằm chia sẻ kết quả và kiến thức nghiên cứu gần đây, đồng thời xác định những ưu tiên nghiên cứu và phát triển mới để nắm được những lựa chọn về chính sách và thể chế có thể thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững hơn. Phối hợp với các cơ quan phát triển, các viện nghiên cứu, hội thảo cũng nhằm đề xuất phương pháp mới để thiết lập “hệ thống giám sát chính sách chăn nuôi” ở Việt Nam. 9 PHẦN 1 Chăn nuôi trong bối cảnh mới 10 Tình hình chăn nuôi Việt Nam 2010 và định hướng phát triển những năm tiếp theo TS Đỗ Kim Tuyên Cục Chăn Nuôi MARD tuyendokim@yahoo.com TÓM TẮT Năm 2009 dân số thế giới có 6,7 tỷ người; số lượng vật nuôi có 182,2 triệu con trâu; 1.164,8 triệu bò; 591,7 triệu dê; 847,7 triệu cừu; 887,5 triệu lợn; 4.191,1 triệu con gà và 1.008,3 triệu con vịt. Tổng sản phẩm chăn nuôi có 281 triệu tấn thịt; 696 triệu tấn sữa và 64 triệu tấn trứng gia cầm, bình quân về thịt 41,9 kg/người/năm; sữa 103 kg và trứng 9,98 kg. Chăn nuôi Việt Nam năm 2010 mặc dù đã và đang có nhiều thử thách về thiên tai, dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, biến động tỷ giá và phục hồi kinh tế chậm sau khủng hoảng kinh tế và tài chính nhưng tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn đảm bảo kế hoạch. Theo Tổng cục thống kê 01/4/2010, tổng đàn lợn là 27.313.824 con, tăng 3,08%, lợn nái tăng 2,46%. Tổng sản lượng thịt lợn hơi tăng 5,39% đạt 1.801,1 ngàn tấn. Số lượng gia cầm 277,4 triệu con tốc độ tăng trưởng đạt 8,1%; sản lượng thịt 330.7 tấn, tăng 16,95%, trứng gia cầm 3,27 tỷ quả, tăng 7,07%. Gia súc ăn cỏ chưa có số liệu cập nhật, năm 2009 tổng đàn trâu trên 2,8 triệu con, bò trên 6,1 triệu giảm trên 10%, nhưng sản lượng thịt trên 257 nghìn tấn tăng 13%. Tổng đàn bò sữa 115 nghìn con tăng 2%, sản lượng sữa 278 nghìn tấn tăng trên 5%, chăn nuôi bò sữa đang được các Công ty sữa đầu tư mạnh. Tổng đàn dê cừu năm 2009 giảm 7,3% còn 1,37 triệu con, dê cừu giảm chủ yếu là do tỷ lệ bán thịt cao. Thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 4,9 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng sản phẩm chăn nuôi năm 2009 của nước ta đạt 3,76 triệu tấn thịt, sữa tươi 278 nghìn tấn và tổng sản lượng trứng là 5,4 tỷ quả, tổng sản phẩm chăn nuôi năm 2010 ước tăng 5-6% so với năm 2009. Bình quân sản phẩm chăn nuôi hàng năm của người Việt Nam là 43,28 kg thịt, 3,2 kg sữa và 62 quả trứng (3kg). Su hướng chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm, trong khi đó chăn nuôi nông hộ giảm dần, cả nước có gần 17 ngàn trang trại, ĐNB chiếm khoảng 36%; ĐBSH: khoảng 18%, ĐBSCL khoảng 13%; BTB khoảng 10%, TN 9%; DHNTB khoảng 8%, các vùng ĐBắc, TBắc trang trại chỉ chiếm khoảng 4,5% và 3,0% chủ yếu là gia súc ăn cỏ. Định hướng phát triển chăn nuôi 2011: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân từ 7,5-8% so với năm 2010, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30-32%. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,283 triệu tấn, tăng 6,49%; sản lượng trứng là 6,527 tỷ quả tăng 9,5%; sản lượng sữa 330 ngàn tấn tăng 10,0%; sản lượng mật ong là 19,0 ngàn tấn tăng 2,7%; sản lượng kén tằm 7,8 ngàn tần tăng 4,0%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 12,0 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2010. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ 11 Nghị quyết Tam Nông và chiến lược phát triển nông thôn mới: triển vọng cho chính sách phát triển ngành chăn nuôi TS Vũ Trọng Bình Trung tâm Phát triển Nông thôn – Viện CS – CL PTNNNT binhcv@fpt.vn TÓM TẮT Để định hướng cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt nam trong 10 và 20 năm tới, Đảng cộng sản Việt nam đã ra Nghị quyết 26 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nghị quyết thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về quan điểm phát triển, cải cách thể chế, cơ chế hỗ trợ, vai trò liên kết công tư, vai trò của người dân luôn được xác định là chủ thể của quá trình phát triển. Chính phủ đã có Nghị quyết 24 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và Quyết định 800 về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dưng nông thôn mới. Trong khuôn khổ thực hiện Nghị quyết của Đảng và các chương trình hành động của Chính phủ, việc xác định dịnh hướng phát triển chăn nuôi trong 10 và 20 năm tới cũng cần được thiết kế mang tính đột phá về thể chế tổ chức, chính sách hỗ trợ, tổ chức mô hình sản xuất, tổ chức thị trường. Các chương trình, chính sách phát triển chăn nuôi cần được đặt trong bối cảnh chung xây dựng nông thôn mới và các họat động phát triển nông nghiệp nông thôn khác. 12 PHẦN 2 Khó Khăn Và Thách Thức Đối Với Phát Triển Chăn Nuôi Trong Tương Lai 13 Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tai Việt nam trong điều kiện biến đổi khí hậu T.S Lê Viết Ly Hiệp hội Chăn Nuôi Việt Nam lyle20@fpt.vn TÓM TẮT Chăn nuôi đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nông nghiệp, mặc dù phần lớn chỉ là phục vụ tiêu dùng trong nước. Là một nước đất chật người đông có tỷ lệ đất trồng trọt trên đầu người thấp, hệ thống trang trại qui mô nhỏ sẽ còn tiếp tục đóng vai trò không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nói chung cũng như chăn nuôi nói riêng phải tạo khả năng đáp ứng được các nhu cầu trong nước và quốc tế. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, ngành chăn nuôi có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu thúc đẩy cho phát triển chăn nuôi hàng hóa để nâng cao sản lượng, hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm đồng thời bảo đảm môi trường trong sạch. Trang trại chăn nuôi quy mô vừa sẽ được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Dù sao, các chính sách phù hợp cũng cần phải được thiết kế cho các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ để cải tiến năng suất, hiệu quả và tiếp cận dễ dàng với thị trường. Có một nhu cầu khai thác hệ thống tự chế biến thức ăn và các kỹ thuật chăn nuôi truyền thống bến vững nâng lên trở thành hệ thống chăn nuôi quy mô vừa. Chăn nuôi đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống nông nghiệp quy mô nhỏ đang thịnh hành tại Việt Nam, hệ thống này đang nuôi những giống địa phương thích hợp, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. 14 15 Livestock sector, mitigation and adaptation to climate change: state of knowledge and research issues Dr Philippe LECOMTE Head of the “Livestock Systems (SELMET)” Research Unit, Centre de Coopération en Recherche Agronomique pour le Développement (CIRAD), France philippe.lecomte@cirad.fr TÓM TẮT Biến đổi khí hậu là một quá trình mang tính toàn cầu và chủ yếu là do tác động của con người. Trong tương lai gần, động thái -mà biến đổi khí hậu có góp phần- sẽ tạo nên những thay đổi dài lâu cho cả nền nông nghiệp. Đồng thời, nông nghiệp cũng được coi như là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới quá trình biến đổi khí hậu do con người tạo ra. Sự cạn kiệt của nguồn nhiên liệu hoá thạch, tăng dân số, và phát triển nhanh của các quốc gia mới nổi -tại đó nhu cầu về năng lượng và thực phẩm chất lượng cao ngày càng gia tăng (như Trung Quốc, Bra-xin, Ân Độ, vv)- đã hình thành nên những hành vi làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Sự ra đời của năng lượng sinh học- một thị trường đầu ra chính cho ngành nông nghiệp- và hiện tượng chiếm đất là hai dấu hiệu và yếu tố càng làm cho tình trạng thiếu hụt trầm trọng thêm, và gây tác động tới an toàn thực phẩm và môi trường; điều này có ảnh hưởng tới ổn định của xã hội và cân bằng chung. Biến đổi khí hậu đang kêu gọi sự cố gắng chưa từng có của cộng đồng khoa học quốc tế. Trong mục tiêu toàn cầu, thách thức chủ yếu là đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân nghèo khó nhất trên thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên chỉ giới hạn tranh luận vào những chủ đề thường được các hoạt động nghiên cứu phát triển đề cập, hoặc mãn nguyện với những công nghệ sản xuất hiệu quả hơn như cuộc cách mạng xanh hoặc “xanh gấp đôi” nhằm đảm bảo thâm canh sinh thái. Chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ kinh tế theo tiếp cận truyền thống là từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển, tiếp cận này không chỉ là không thoả đáng mà còn rất không phù hợp. Trên thực tế, những thay đổi mong đợi sẽ thật sự mang tính tổng thể, căn bản và có cơ cấu, điều này đòi hỏi phải suy nghĩ lại một cách sâu sắc về những ý thức hệ dẫn dắt các hoạt động nghiên cứu phục vụ phát triển. Thách thức hiện tại của hệ thống chăn nuôi là tăng năng suất trong khi thay đổi sâu sắc cách thức mà những hệ thống này đang gây nên sự mất cân bằng giữa phát triển toàn cầu và phát triển địa phương trong tương lai. Ý thức hệ mới là kết quả của một số nhầm lẫn mang tính chiến lược của các tiểu ngành chăn nuôi có liên quan tới toàn cầu hoá nền kinh tế, gia tăng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi, những yếu tố địa chính trị mới liên quan tới thực phẩm; hiểu biết thấp về hệ sinh thái và nhận thức của xã hội đối với các vấn đề về môi trường. Tài liệu với tựa đề “Livestock Long Shadow (FAO, 2006) ra đời đã đóng góp một bước lớn trong lịch sử dài lâu của ngành chăn nuôi. Tài liệu này kết luận trong khoảng thời gian 3-4 thập kỷ, ngành chăn nuôi thế giới được đánh dấu với những scan-đan lớn như vấn đề bò điên, sử dụng hoóc-môn tăng trưởng, đi-o-xin, ô nhiễm nguồn nước, hồ và sông có liên quan tới sức ép cho hoạt động chăn nuôi của địa phương và những hoạt động khác nữa. Trong lĩnh vực chăn nuôi cũng như trong khoa học, thái độ thương mại như trước đây sẽ không còn một chút tương lai nào. Trước tác động bởi sáng kiến của nhiều tác nhân, các nhà hoạch định chính sách đã xây dựng những quy chuẩn và quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm và tác động của chăn nuôi tới môi trường. 16 Chăn nuôi sẽ vẫn còn phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng ở các nước đang phát triển. Trên quy mô toàn cầu, giảm tác động của hoạt động chăn nuôi lên nguồn lực và khí hậu là thách thức lớn đặt ra đối với các nhà khoa học chăn nuôi. Liên quan tới biến đổi khí hậu, theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc (2006), một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ngành chăn nuôi trên thế giới chịu trách nhiệm 18% vấn đề hiệu ứng nhà kính. Hệ thống chăn nuôi trên toàn thế giới thay đổi đáng kể, và đảm nhận một loạt chức năng và dịch vụ (là nguồn cung cấp thực phẩm, vốn, luồng tiền mặt, lao động, phân bón, tôn giáo và đóng góp/từ thiện,vv). Đây là những đóng góp chính cho sinh kế của các nền kinh tế nghèo. Với quan điểm phát triển bền vững, thúc đẩy chăn nuôi chính là thích ứng hệ thống chăn nuôi với quỹ đất trong khi vẫn gìn giữ hoặc cải thiện tính chất đa chức năng của loại hình hoạt động này. Xu hướng thâm canh và tập trung chăn nuôi công nghiệp ở các vùng ven đô đã và đang dẫn tới ô nhiễm thái quá hoặc tiềm tàng. Đối với hệ thống trồng trọt, các-bon và độ màu mỡ của đất mất đi, tính chất dễ vỡ của hệ thống và nhu cầu đầu vào hữu cơ vẫn đang là một vấn đề lớn đặt ra. Chi phí phân bón tăng lên, hiệu ứng nhà kính do hoạt động sản xuất, vận chuyển và nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm, đó là tất cả những lập luận cho thấy cần phải tìm cách để gắn kết chặt chẽ hơn nữa hoạt động chăn nuôi và nông nghiệp. Xét về khía cạnh biến đổi khí hậu, rõ ràng là hệ thống chăn nuôi không phải là một thùng chứa khí các-bon trực tiếp. Tuy nhiên, hoạt động này lại gián tiếp góp phần tích tụ chất đó, ví dụ như khi hệ thống chăn nuôi trên khu vực trồng trọt DMC và bãi cỏ. Theo nhóm kỹ thuật về vấn đề biến đổi khí hậu, các-bon tích tụ trong đất có tiềm năng lớn nhất trong việc giảm thải ra ngoài (90%) trong lĩnh vực nông nghiệp: bãi cỏ và bãi đất hoang có khả năng dự trữ chất các-bon tới 0.9 tấn mỗi ha mỗi năm. Tuy vậy, điều này còn phụ thuộc vào phương pháp canh tác, khu vực địa lý và điều kiện khí hậu. Chăn nuôi là một nguồn lực vô cùng quan trọng cho tầng lớp người dân nghèo nhất. Hệ thống này phải đương đầu với những thay đổi lớn về tổ chức và xã hội. Tương tác giữa biến đổi khí hậu và hoạt động chăn nuôi tại các vùng ít phát triển cũng đặt ra những câu hỏi. Hiện tại mới có ít hiểu biết về mối liên hệ giữa t
Luận văn liên quan