Luận án Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc ban hành và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần gắn với những đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng” Vì thế, với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao.

pdf174 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ANH TUẤN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGHỆ AN, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ANH TUẤN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9 31 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG 2. GS. TS. HOÀNG VĂN HOA NGHỆ AN, NĂM 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nghệ An, ngày..tháng.năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Anh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phượng và GS.TS. Hoàng Văn Hoa đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin trân trọng cảm ơn bố mẹ, anh chị, vợ và người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP .......................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP ........................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận án ........................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.......................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 14 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 15 CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 16 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .................................. 16 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................. 16 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng và vai trò của nông nghiệp công nghệ cao ............................................................................................................ 16 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao17 1.1.3. Các công trinh nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ............................................................................................................................. 19 1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................. 20 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng và vai trò của nông nghiệp công nghệ cao ............................................................................................................ 20 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xu hướng phát triển nông nghiệp công nghiệp cao ............................................................................................................................. 21 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ............................................................................................................................. 23 1.3. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .................................................... 25 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .................................. 27 2.1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao .................. 27 iv 2.1.1 Các khái niệm ................................................................................................... 27 2.1.2. Vai trò, đặc điểm và mục tiêu của phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..... 31 2.1.3. Nội dung chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao .......................... 34 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao37 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam ............................................................... 44 2.2.1. Thực tiễn chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số quốc gia trên thế giới ............................................................................................................... 44 2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ............................................ 49 2.2.3. Bài học rút ra cho chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 53 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 202055 3.1. Tiềm năng và lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An ................... 55 3.1.1. Điều kiện và tài nguyên tự nhiên .................................................................... 55 3.1.2. Điều kiện và tài nguyên xã hội ........................................................................ 57 3.1.3. Thực trạng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .. 59 3.1.5. Thực trạng kết quả và hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo ngành sản xuất ........................................................................................................... 66 3.2. Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 74 3.2.1. Nhóm chính sách về đất đai ............................................................................ 74 3.2.2. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.. 79 3.2.3. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ ............................. 86 3.2.4. Nhóm chính sách vay vốn, tín dụng ........................................................... 92 3.2.5. Nhóm chính sách tổ chức sản xuất và thị trường ........................................... 99 3.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 106 3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ...................................................... 106 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 112 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 118 CHƯƠNG 4 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .................................................................................................... 120 4.1. Mục tiêu và định hướng chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045 .............................................. 120 v 4.1.1. Quan điểm ..................................................................................................... 120 4.1.2. Bối cảnh ........................................................................................................ 121 4.1.3. Mục tiêu ........................................................................................................ 124 4.1.4. Định hướng.................................................................................................... 125 4.2. Giải pháp tăng cường chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 129 4.2.1. Giải pháp chung về thể chế tăng cường chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................... 129 4.2.2. Giải pháp đối với các nhóm chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao134 4.2.3. Giải pháp về chính sách đất đai và quy hoạch vùng sản xuất ....................... 145 4.2.4. Một số giải pháp khác ................................................................................... 147 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 151 1. Kết luận ............................................................................................................... 151 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 155 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích đất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ......... 60 Bảng 3.2. Lao động được tham gia tập huấn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ....................................................................................... 61 Bảng 3.3. Mức độ cần thiết phải ứng dụng công nghệ cao đối với các khâu sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An .......................................................................................... 64 Bảng 3.4. Sản phẩm có nhu cầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................................................ 65 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát hộ sản xuất và gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt ...................................................................................................... 67 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát chi phí sản xuất bắp cải bình quân/sào/vụ .................... 68 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát chi phí, thu nhập sản xuất bắp cải giữa các nhóm hộ sản xuất ứng dụng công nghệ cao và sản xuất truyền thống (Bình quân/ha) .................. 69 Bảng 3.8. Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ................................ 70 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát hộ sản xuất và gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản ...................................................................................... 71 Bảng 3.10. Chi phí nuôi cá trắm thả nổi bình quân/tạ của các hộ, gia trại điều tra . 72 Bảng 3.11. Tình hình thuê đất của hộ và gia trại ...................................................... 79 Bảng 3.12. Nhu cầu về vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................................................ 96 Bảng 3.13. Những khó khăn khi hộ và gia trại, hợp tác xã vay vốn ......................... 97 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP Sơ đồ 1: Khung phân tích luận án ........................................................................ 6 Hộp 3.1. Ý kiến đóng góp về lớp tập huấn ......................................................... 61 Hình 3.1. Mô hình trồng bắp cải nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại Nghĩa Đàn, Nghệ An ........................... Error! Bookmark not defined. Hình 3.2. Mô hình chăn nuôi lợn, gà ứng dụng công nghệ cao tại Yên Thành, Nghệ An ............................................... Error! Bookmark not defined. Hình 3.3. Mô hình nuôi cá thả nổi tại Quỳnh Lưu, Nghệ AnError! Bookmark not defined. Hộp 3.2. Ý kiến đóng góp về công tác giám sát và đánh giá phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Sở Nông nghiệp & PTNT và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An ............................................... 73 Hộp 3.3. Ý kiến về ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ............................................................................. 92 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ DN được hỗ trợ về nội dung phát triển sản xuất ......................... 82 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ HTXNN được hỗ trợ về nội dung phát triển sản xuất ................. 83 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nông dân được hỗ trợ về nội dung phát triển sản xuất ................ 84 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ DN được hỗ trợ về nội dung phát triển KHCN .......................... 89 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ HTXNN được hỗ trợ về nội dung phát triển KHCN ................... 90 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nông dân được hỗ trợ về nội dung phát triển KHCN .................. 91 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tổ chức, cá nhân có vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức ... 96 Biểu đồ 3.8. Tình hình thực hiện hợp đồng SX và tiêu thụ SP giữa DN và ND .. 101 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CBCC Cán bộ công chức CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa DN Doanh nghiệp ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ NĐ-CP Nghị định chính phủ NQ/TW Nghị quyết / Trung ương ND Nông dân NN Nông nghiệp NT Nông thôn NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng chính phủ QĐ-UBND Quyết định ủy ban nhân dân QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân UDNNCNC Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao XDCB Xây dựng cơ bản XDCSHT Xây dựng cở hạ tầng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc ban hành và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần gắn với những đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”Vì thế, với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Nghệ An với định hướng trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch gắn với phát triển nông 2 nghiệp công nghệ cao, với các mục tiêu tương lai là trở thành trung tâm lớn về rau hoa, trung tâm chè, trung tâm sản xuất cây dược liệu, trung tâm chăn nuôi gia súc gia cầm... của cả nước [77]. Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; Giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường; Hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Trên thực tế, những năm qua, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao được triển khai trên địa bàn tỉnh đã tạo bước chuyển lớn về tư duy sản xuất của người dân, đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), áp dụng cơ giới hóa để tăng năng suất và giá trị kinh tế. Tuy nhiên, thông qua giám sát thực tế tại một số địa phương, có những địa phương thực hiện được 7 - 10 chính sách, thậm chí chỉ có 2 - 4 chính sách. Quá trình triển khai thực tế tại các địa phương, một số chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, không còn phù hợp với thực tiễn và được đề nghị bãi bỏ. Từ thực tiễn triển khai và đánh giá hiệu quả của các chính sách, để khai thác tối đa thế mạnh của địa phương, nhiều địa phương đã đề xuất tỉnh nghiên cứu ban hành chính sách tạo động lực như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chính sách khuyến khích đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị; chính sách đầu tư chợ đầu mối gắn với kho bảo quản nông sảnTuy nhiên, theo tổng quan, việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_phat_trien_nong_nghiep_cong_nghe_cao_tren.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf2b. Tóm tắt luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf3a. Trích yếu luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdf3b. Trích yếu luận án (Tiếng Anh).pdf
  • docx4a. Thông tin điểm mới luận án (Tiếng Việt).docx
  • pdf4a. Thông tin điểm mới luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf4b. Thông tin điểm mới luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdfCông văn đăng LA_Nguyễn Anh Tuấn.pdf