Biến đổi khí hậu và tình hình sức khỏe của người dân tại một sốxã ven biển tỉnh Bến Tre

Đặt vấn đề: Trong các thập kỷgần đây, các thiên tai nhưbão, lụt, xâm nhập mặn. xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán. Trong đó, Bến Tre được đánh giá là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng và người dân tại các vùng ven biển sẽchịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất. Do đó, nghiên cứu vềtác động của biến đổi khí hậu, cụthểlà tác động lên tình trạng sức khỏe của người dân hiện đang sinh sống trên khu vực ven biển là một điều hết sức cần thiết để từ đó có thể đưa ra các chính sách chiến lược phù hợp nhằm ứng phó kịp thời với những thay đổi trên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độbiến đổi thời tiết và tình trạng sức khoẻcủa người dân tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu:Phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi kết hợp với thu thập sốliệu tại trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre. Kết quảnghiên cứu: Sốliệu cung cấp từtrạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cho thấy mức nhiệt trung bình của tỉnh Bến Tre hiện nay cao hơn 5 năm trước từ0,2 – 0,5 0 C. Mực nước tại 2 khu vực sông Hàm Luông và sông CổChiên đang có khuynh hướng dâng lên và mức độ nhiễm mặn gia tăng rõ rệt. Tỷlệmắc các bệnh có liên quan hay chịu ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu tại các xã đều chiếm trên 80%, đặc biệt ởmột sốbệnh nhưtiêu chảy, cảm và tai mũi họng. Kết luận:Kết quảphân tích khí tượng thủy văn cho thấy diễn biến của khí hậu thời tiết có sựthay đổi qua các năm, tỷlệmắc các bệnh có liên quan hay chịu ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu tại các xã ven biển tại đây khá cao

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu và tình hình sức khỏe của người dân tại một sốxã ven biển tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp*, Ngô Khần* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong các thập kỷ gần đây, các thiên tai như bão, lụt, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán. Trong đó, Bến Tre được đánh giá là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng và người dân tại các vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất. Do đó, nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể là tác động lên tình trạng sức khỏe của người dân hiện đang sinh sống trên khu vực ven biển là một điều hết sức cần thiết để từ đó có thể đưa ra các chính sách chiến lược phù hợp nhằm ứng phó kịp thời với những thay đổi trên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ biến đổi thời tiết và tình trạng sức khoẻ của người dân tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi kết hợp với thu thập số liệu tại trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu: Số liệu cung cấp từ trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cho thấy mức nhiệt trung bình của tỉnh Bến Tre hiện nay cao hơn 5 năm trước từ 0,2 – 0,50C. Mực nước tại 2 khu vực sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đang có khuynh hướng dâng lên và mức độ nhiễm mặn gia tăng rõ rệt. Tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan hay chịu ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu tại các xã đều chiếm trên 80%, đặc biệt ở một số bệnh như tiêu chảy, cảm và tai mũi họng. Kết luận: Kết quả phân tích khí tượng thủy văn cho thấy diễn biến của khí hậu thời tiết có sự thay đổi qua các năm, tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan hay chịu ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu tại các xã ven biển tại đây khá cao. Từ khoá: biến đổi khí hậu, tình hình sức khoẻ, vùng ven biển SUMMARY CLIMATE CHANGE AND HEALTH STATUS OF PEOPLE LIVING IN COASTAL COMMUNES OF BEN TRE PROVINCE Dang Ngoc Chanh*, Le Ngoc Diep* , Ngo Khan* Background: In recent decades, natural disasters such as storm, floods, salinization occur more often and difficult to predict. Ben Tre is one of the provinces which are most affected, and so coastal community is affected directly and most severely. Therefore, research on the impacts of climate change, particularly effects on health status of people who living in coastal areas is very necessary. Base on this research, some policies which may be appropriate for climate change adaptation can be given out. * Khoa Sức Khỏe Môi Trường, Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP.HCM Tác giả liên hệ: Đặng Ngọc Chánh ĐT: 0903704532 Email: dangngocchanh@ihph.org.vn 1 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 Method: Interviewing with designed questionnaires and collecting data from Ben Tre meteorological center. Results: Meteorological data show that the current mean temperature of Ben Tre is 0.20C to 0.50C higher than 5 years ago. Water levels in Ham Luong river and Co Chien river are tending to rise and salinity levels increased markedly. The incidence of diseases which are related or affected by climate change is more than 80%, especially in some diseases such as diarrhea, cold, ear, nose and throat diseases. Conclusion: The analysis shows that meteorological evolution of climate has changed from years. The incidence of diseases which are related or affected by climate change in coastal communes community is high. Key words: climate change, health status, coastal area. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu ngày càng trở thành vấn đề thách thức to lớn được toàn cầu quan tâm, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan chặt chẽ giữa khí hậu địa phương ảnh hưởng đến sự xuất hiện hay mức độ nghiêm trọng của một số bệnh và các mối đe dọa khác đối với sức khỏe con người. Tổ chức Y Tế Thế Giới ước tính rằng 1/4 gánh nặng bệnh tật của thế giới là do ô nhiễm không khí, đất, nước và thực phẩm, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ và tại Đông Nam Á [1]. Tại Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ 0 trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,3-0,5 C, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm [2]. Biển đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác như làm gia tăng các rủi ro về sức khỏe do các đợt nắng nóng gay gắt. Một nghiên cứu cho thấy nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng khoảng 5% diện tích đất của Việt Nam và 11% dân số cả nước [3]. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thủy văn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán [4]. Khảo sát của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường cho biết tại Bến Tre mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm, ô nhiễm mặn đã tăng lên khoảng 20% so với trước đó 10 năm (năm 1990) và hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều [2]. Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể là tác động lên tình trạng sức khỏe của người dân hiện đang sinh sống trên khu vực ven biển là một điều hết sức cần thiết, từ đó có thể đưa ra các chính sách chiến lược phù hợp để có thể ứng phó kịp thời với những thay đổi trên. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Đánh giá mức độ biến đổi thời tiết và tình trạng sức khoẻ của người dân tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Mục tiêu cụ thể: − Đánh giá mức độ biến đổi thời tiết thay đổi trong 5 năm từ 2006-2010. − Khảo sát tình trạng sức khoẻ của người dân tại 4 xã ven biển thuộc huyện Thạnh Phú và Ba Tri, tỉnh Bến Tre. 2 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 − Khảo sát tình hình thực hành vệ sinh giúp phòng ngừa bệnh của người dân tại 4 xã ven biển thuộc huyện Thạnh Phú và Ba Tri, tỉnh Bến Tre. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: − Huyện Ba Tri: Xã Huyện Thạnh Phú: xã Thạnh Hải và Thạnh Phong. − Huyện Ba Tri: xã Bảo Thuận và An Thuỷ Phỏng vấn trực tiếp người dân thuộc 4 xã ven biển của 2 huyện Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Đối tượng phỏng vấn là những người hiện đang sinh sống tại tỉnh Bến Tre từ 16 tuổi trở lên, ưu tiên phụ nữ có tuổi nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Tình hình khí tượng thủy văn: Số liệu cung cấp từ trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cũng cho thấy tình hình diễn biến thay đổi của khí hậu thời tiết qua các năm. So sánh với nhiệt độ tối cao trung bình từ 2001 đến 2005 thì mức nhiệt tối cao trung bình trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010 đã cao hơn 6,4 0C. Mức nhiệt trung bình của tỉnh Bến Tre cao hơn trước từ 0,2 – 0,5 0C. Đặc biệt vào cuối mùa khô 2009, nhiệt độ tăng cao đến 36,50C. Đồng thời một diễn biến bất thường khác vào giữa mùa mưa năm 2010 nhiệt độ cao nhất là 36,2 0C, đây là mức nhiệt cao nhất vào những tháng mùa mưa trong 5 năm từ 2006 đến 2010. 31 30 29 (oC) 28 độ t ệ 27 Nhi 26 25 24 123456789101112 Tháng 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 1: Biến thiên nhiệt độ trung bình tháng trong 5 năm từ 2006 – 2010 tại tỉnh Bến Tre Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre Tháng 3 năm 2006 huyện Ba Tri chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9 hoạt động trên biển Đông gây ra mưa to nên đã làm tăng lượng mưa vào thời điểm này lên đến 92,8 mm. Các tháng còn lại trong mùa khô hầu như không có mưa. Theo số liệu báo cáo của các trạm y tế xã, tại xã Bảo Thuận của huyện Ba Tri từ năm 2007 đến 2009 đều bị thiệt hại về người do thiên tai. Cụ thể, trong năm 2006 tại xã có 11 người bị thương, 1 người chết. Năm 2007 là 36 người bị 3 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 thương và 4 người chết. Năm 2008 có 12 người bị thương và 1 người chết và trong năm 2009 là 4 người bị thương và 2 người chết [5]. Mùa mưa năm 2009 và năm 2010 huyện Ba Tri có lưu lượng mưa thấp nhất trong 5 năm từ 2006 – 2010 chỉ có 78,5 mm. Trong thời điểm giữa mùa mưa từ 2006 – 2009 (từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm), lưu lượng mưa thấp nhất đo được là 200 mm và cao nhất là 358 mm. Tuy nhiên trong năm 2010 lượng mưa diễn biến có phần bất thường hơn, cụ thể là vào thời điểm giữa mùa mưa, lượng mưa đo được thấp nhất là 78,5 mm và cao nhất 288,2 mm. 450 450 400 400 350 350 ) 300 ) 300 mm ( mm ( a 250 a 250 ư ư m m 200 g 200 g n n ợ ư 150 L 150 ượ L 100 100 50 50 0 0 123456789101112 123456789101112 2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Huyện Thạnh Phú Huyện Ba Tri Hình 2: Biến thiên lượng mưa tại 2 huyện từ 2006 – 2010 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre Kết quả thu được tại trạm quan trắc Hàm Luông và Cổ Chiên cho thấy mực nước bình quân từ năm 2006 đến 2010 có khuynh hướng tăng dần và biên độ dao động trong năm ngày càng giảm dần. Tại trạm quan trắc Cổ Chiên (huyện Thạnh Phú), mực nước trung bình thấp nhất trong năm 2006 là -23cm và cao nhất là 36cm; đến năm 2010 mực nước thấp nhất là -10 cm và mực nước cao nhất trong năm là 42 cm. Tương tự, tại trạm quan trắc Hàm Luông, từ năm 2006 đến năm 2010 mực nước thấp nhất là đã tăng lên đáng kể từ -25cm lên -8cm và mực nước trung bình cao nhất tăng ít hơn, từ 41cm lên 43cm. Điều này cho thấy mực nước tại 2 khu vực sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đang có khuynh hướng dâng lên, gây nguy cơ xâm lấn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại huyện Ba Tri nói riêng và người dân tại các vùng ven lưu vực sông nói chung. 4 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 50 50 40 40 30 30 2006 20 20 2007 2008 10 10 2009 Cm Cm 2010 0 0 -10 -10 -20 -20 -30 -30 Huyện Thạnh Phú Huyện Ba Tri Hình 3: Mực nước bình quân tại 2 huyện từ năm 2006 đến 2010 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre Tại huyện Thạnh Phú, độ mặn cao nhất xảy ra vào khoảng từ tháng 3 và tháng 4 mỗi năm, dao động từ 26,1‰ (năm 2009) đến 29,6‰ (năm 2007). Đặc biệt trong năm 2010 mức độ nhiễm mặn có khuynh hướng tăng vượt trội từ tháng 5 đến tháng 7 trong khi mực nước sông giảm không đáng kể so với các năm trước đó. So với huyện Thanh Phú, tại Ba Tri mức độ nhiễm mặn tại đây khá cao và cũng tăng dần rõ rệt theo các năm. Trong đó độ mặn đạt đỉnh cao nhất trong suốt 5 năm khảo sát là 30‰ vào tháng 3 năm 2010, tăng 6,1‰ so với tháng nhiễm mặn cao nhất của năm 2006. Với tình hình tiếp diễn như trên sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với hệ sinh thái động thực vật, đồng thời bên cạnh đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân tại đây. Chính vì vậy người dân và các cấp chính quyền cần có các biện pháp khắc phục phù hợp, thay đổi cơ cấu sản xuất kinh tế, hệ sinh thái động thực vật nhằm thích ứng và giảm thiểu tác hại với tình hình biến đổi như trên. 35 30 25 20 ‰ 15 10 5 0 234567 Tháng Huyện Thạnh Phú Huyện Ba Tri Hình 4:Diễn biến độ mặn lớn nhất của tháng từ năm 2006-2010 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre 5 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 2. Tình hình bệnh tật: Tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm tại xã Thạnh Hải và Thạnh Phong có dấu hiệu ô nhiễm asen. Cụ thể, xã Thạnh Hải có 5 mẫu nước ngầm được người dân sử dụng cho mục đích sinh hoạt bị nhiễm asen với hàm lượng thấp nhất là 0,086 mg/l, cao nhất là 0,267 mg/l và xã Thạnh Phong có 1 mẫu nước ngầm bị nhiễm asen với hàm lượng là 0,061 mg/l. Trong khi đó, giới hạn cho phép sự hiện diện của asen trong nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT là dưới 0,05 mg/l. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm dùng cho mục đích sinh hoạt có hàm lượng nitrit và nitrat là khá cao, hai chất nitrat và nitrit đều có khả năng tạo hợp chất Methaemoglobin, tác nhân gây bệnh thiếu máu, xanh xao. Tại xã Thạnh Phong có 15/20 mẫu nước ngầm có giá trị Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit > 1, trong đó giá trị này thấp nhất là 1,08 và cao nhất là 9,70. Xã An Thủy là 8/20 mẫu, xã Thạnh Hải 7/20 mẫu và xã Bảo Thuận là 5/20 mẫu. Tuy nhiên, thói quen trong sử dụng nước ăn uống của người dân nguồn nước mưa vẫn đóng vai trò chủ yếu, tỷ lệ hộ chỉ sử dụng nước giếng cho mục đích ăn uống chiếm 8,8% tại huyện Thạnh Phú và 5,8% tại huyện Ba Tri. 100 87.5 85.67 80 60 Thạnh Phú % Ba Tri 40 19.67 20 11.33 13.67 7.83 11.5 0.17 0 0.17 0 Nước máy Nước mưaNước giếng Nước uống Nước ao. hồ đóng bình Hình 5: Tình hình sử dụng nước cho mục đích ăn uống Đối với tình hình bệnh tật, nhìn chung số lượng người dân mắc bệnh tại các xã ven biển của huyện Thạnh Phú cao hơn đáng kể so với huyện Ba Tri. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh cảm tại huyện Thạnh Phú cao gấp 1,6 lần, tai mũi họng cao gấp 1,8 lần và tiêu chảy gấp 1,9 lần so với Ba Tri (hình 6). Số người mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm và tai mũi họng chiếm khá lớn trên mô hình bệnh, các bệnh liên quan đến tim mạch như cao huyết áp và các chứng bệnh tim khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trên mô hình bệnh thu thập được tại đây. Theo các chuyên gia nghiên cứu, các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, tạo cơ hội cho chứng hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp tấn công và bên cạnh đó còn gia tăng một số nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh tim mạch[6], [7]. Kết quả khí tượng thủy văn thu được ở trên cũng cho thấy rằng qua các năm nhiệt độ đang tăng lên rõ rệt, tổng lượng mưa trong những năm từ 2006 đến 2008 đã tăng cao và giảm xuống đột ngột trong năm 2009 và 2010. Như vậy, với diễn biến thời tiết năng nóng gia tăng kết hợp với sự thay đổi về lượng mưa tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô sẽ tác động đến sức khỏe của con người. Nhất là tại các khu vực ven biển, tác động của biến đổi 6 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 khí hậu sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn nữa đến các đối tượng này, đặc biệt là hạn chế về mặt dinh dưỡng và điều trị ở các đối tượng có điều kiện kinh tế thấp. 250 203 200 150 122 Thạnh Phú Ba Tri 100 85 86 43 55 54 50 38 28 25 21 22 25 24 7 2 0 CảmTai mũi Tiêu chảyDa liễuViêmCơ xương Huyết áp Tim họng xoang khớp Hình 6: Tình hình mắc bệnh của của người dân tại huyện Thạnh Phú và Ba Tri Tuy nhiên tỷ lệ mắc tiêu chảy trong vòng 1 năm trước thời điểm khảo sát ở cả 2 huyện tương đối thấp (chiếm 2,27% tại Thạnh Phú và 3,67% tại Ba Tri), điều này một phần do tình hình sử dụng nước dùng cho mục đích ăn uống đều là nước mưa hoặc nước giếng đã qua đun nấu. Thêm vào đó, các thói quen xử trí thức ăn thừa hằng ngày của người dân (hình 7) cho thấy rằng đa số đều tuân thủ khá tốt, phần lớn thức ăn thừa được hâm nóng trước khi ăn hoặc không để thức ăn thừa vào các ngày kế tiếp, riêng chỉ có 2 hộ tại mỗi xã Thạnh Phong, Bảo Thuận và An Thuỷ chưa đảm bảo được vấn đề trên. 80 58.83 60 57.17 Thạnh Phú % 40 Ba Tri 24.33 19.83 18.67 17.00 20 11.67 13.50 0.33 0.67 0 Không có Bỏ điCho súc vật ănHâm lại vào Ăn lại không thức ăn thừa buổi kế tiếp cần hâm Hình 7: Thói quen xử trí thức ăn thừa hằng ngày của người dân Từ bảng 1 cho thấy trên ¾ số người dân sống tại các xã ven biển trên 2 huyện chọn lựa đến khám chữa bệnh là trạm y tế, mặc dù là nơi được trang bị máy móc thiết bị nhiều hơn nhưng tỷ lệ đến khám tại trung tâm y tế huyện và bệnh viện lại khá thấp. Nguyên nhân do đây là 7 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 các xã ven biển cách xa trung tâm huyện cũng như thị xã, đối với người dân tại huyện Thạnh Phú để có thể đến bệnh viện hay trung tâm y tế huyện khám chữa bệnh phải di chuyển qua phà gây khó khăn trong việc đi lại. Việc người dân tập trung đến khám tại trạm y tế bên cạnh việc giúp quản lý được tình hình bệnh tật của địa phương, giảm được hiện tượng quá tải cho các cơ sở tuyến trên nhưng mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao năng lực chuyên môn tại tuyến xã để có thể tầm soát chuẩn đoán bệnh kịp thời. Bảng 1: Tình hình chọn lựa loại hình khám chữa bệnh của người dân Thạnh Phú Ba Tri Loại hình khám chữa bệnh Tần số Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (n= 600) (n= 600) − Bệnh viện 32 5,33 92 15,33 − Trung tâm y tế huyện 44 7,33 35 5,83 − Trạm y tế xã 513 85,5 459 76,5 − Phòng khám tư 29 4,83 72 12 0,17 0,83 − Khác 1 5 Tại huyện Thạnh Phú, đa số các hộ đều có ít nhất một thành viên trong gia đình mắc bệnh và khoảng 1/6 trên tổng số hộ khảo sát tại cả 2 xã có ít nhất 2 người trong cùng một nhà mắc bệnh trong năm. Đối với huyện Ba Tri, nhìn chung tình trạng sức khỏe của người dân tại đây khá tốt, có khoảng 60% hộ chỉ có 1 thành viên trong gia đình mắc bệnh và khoảng 11-15% hộ có từ 2 thành viên trong nhà mắc bệnh. Tình hình bệnh tật tại các xã của huyện Thạnh Phú cao gấp 1,3 lần so với tại Ba Tri, trong đó tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan hay chịu ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu chiếm trên 80%, chưa kể đến số lần mắc của cùng một loại bệnh đã xảy ra trong năm. Như vậy từ đây có thể phần nào thấy được nguy cơ cũng như ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu lên sức khỏe của người dân tại đây. Bảng 2: Tình hình bệnh tật của hộ gia đình tại các xã ven biển của 2 huyện Thạnh Phú, Ba Tri Xã Xã Huyện Xã Bảo Xã An Huyện Thạnh Thạnh Thạnh Thuận Thuỷ Ba Tri Hải Phong Phú Tổng số người mắc 360 374 734 266 291 557 bệnh trong năm Tổng số người các mắc bệnh có liên quan/ảnh 309 320 629 215 240 455 hưởng do biến đổi khí (85,83%) (85,56%) (85,69%) (80,83%) (82,47%) (81,69%) hậu Xét mối liên quan giữa tình trạng mắc các bệnh có liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu (cảm, tai mũi họng và các bệnh khác như tiêu chảy, da liễu và viêm xoang), so với nhóm dưới 40 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trên 40 đến 60 tuổi cao gấp 1,16 lần và tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trên 60 tuổi cao gấp 1,85 lần nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt giữa tình trạng kinh tế gia đình và tình hình mắc bệnh, ở nhóm cận nghèo có tỷ lệ mắc 8 Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT YTCC-YHDP 2012 bệnh cao gấp 1,84 lần và nhóm hộ nghèo có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 1,16 lần so với nhóm có điều kiện kinh tế từ trung bình trở lên. Điều này có thể do những người thuộc nhóm cận nghèo ít được hỗ trợ về mặt chăm sóc sức khoẻ hơn so với các nhóm còn lại. Tuy nhiên những sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Bảng 3: Các yếu tố liên quan với tình trạng các mắc bệnh có liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu Bệnh Không bệnh p PR KTC 95% Tần số (%) Tần số (%) Tuổi 313 (63,88%) - Từ 16 – 40 tuổi 177 (36,12%) 1 309 (62,80%) 0,89-1,52 - Từ 41 – 60 tuổi 183 (37,20%) 0,26 1,16 142 (65,14%) 0,79-4,32 - Trên 60 tuổi 76 (34,86%) 0,16 1,85 Tình trạng kinh tế gia đình - Từ trung bình trở lên 299 (35,09%) 553 (64,91%) 1 - Cận nghèo 11 (50%) 11 (50%) 0,156 1,84 0,79-4,32 - Nghèo 126 (38,65%) 200 (61,35%) 0,256 1,16 0,89-1,52 Tình hình thực hành vệ sinh - Tốt 207 (35,84%) 354 (63,10%) - Chưa tốt 229 (36,90%) 410 (64,16%) 0,7 1,024 0,90-1,16 KẾT LUẬN − Mức nhiệt trung bình của tỉnh Bến Tre hiện nay cao hơn 5 năm trước từ 0,2 – 0,5 0C. Có những diễn biến bất thường vào cuối mùa khô 2009 và giữa mùa mưa năm 2010. − Từ năm 2006 đến năm 2008, lượng mưa của huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri năm sau đều nhiều hơn năm trước. Tại huyện Thạnh Phú, lượng mưa năm 2009 nhiề
Luận văn liên quan