Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay.
Hiên nay, việc quản lý đất đai và nhà ở đã và đang là một trong những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua từng thời kỳ cách mạng chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những sửa đổi nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển.
Trên cơ sở đó Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/2001. Theo đó Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với quyền sở hữu đất đai, song bên cạnh đó cũng mở rộng thêm các quyền cho người sử dụng như quyền thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi, vi phạm quyền sử dụng đất bất hợp pháp.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội về tranh chấp đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp, thậm chí dẫn đến làm mất đạo lý luận thường truyền thống của người Việt Nam. Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước về Luật đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp các cấp cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản lý và xử lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Do đó đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này phải thực hiện tốt việc tiếp dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại của công dân và các tổ chức kinh tê - xã hội, phải thật sự là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân, coi đây là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Nhìn chung, thời gian qua các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước đã có những bước chuyển biến tích cực, có sự quan tâm rõ nét, giải quyết kịp thời các vụ khiếu kiện, ban hành các Quyết định đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn một số nơi các cơ quan, ban, ngành chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe và nắm bắt thông tin từ nhân dân, dẫn đến một số vụ kiện các cơ quan chức năng xử lý thiếu khách quan, xử lý trên cơ sở có “tình “ mà không có “lý” hoặc ngược lại nên các bên đương sự không thi hành mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến cấp cao hơn. Điển hình là vụ chuyển nhượng đất thổ cư trái phép luật giữa các ông Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B và ông Lê Văn C mà tôi chọn làm đề tài tình huống để viết tiểu luận cuối khóa.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3711 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giải quyết vụ khiếu kiện về tranh chấp đất thổ cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay.
Hiên nay, việc quản lý đất đai và nhà ở đã và đang là một trong những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua từng thời kỳ cách mạng chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những sửa đổi nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển.
Trên cơ sở đó Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/2001. Theo đó Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với quyền sở hữu đất đai, song bên cạnh đó cũng mở rộng thêm các quyền cho người sử dụng như quyền thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi, vi phạm quyền sử dụng đất bất hợp pháp.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội về tranh chấp đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp, thậm chí dẫn đến làm mất đạo lý luận thường truyền thống của người Việt Nam. Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước về Luật đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp các cấp cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản lý và xử lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Do đó đòi hỏi các các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này phải thực hiện tốt việc tiếp dân, tích cực giải quyết tốt các kiến nghị, khiếu nại của công dân và các tổ chức kinh tê - xã hội, phải thật sự là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân, coi đây là nhiệm vụ thiết thực để đảm bảo quyền dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Nhìn chung, thời gian qua các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước đã có những bước chuyển biến tích cực, có sự quan tâm rõ nét, giải quyết kịp thời các vụ khiếu kiện, ban hành các Quyết định đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn một số nơi các cơ quan, ban, ngành chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe và nắm bắt thông tin từ nhân dân, dẫn đến một số vụ kiện các cơ quan chức năng xử lý thiếu khách quan, xử lý trên cơ sở có “tình “ mà không có “lý” hoặc ngược lại nên các bên đương sự không thi hành mà tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến cấp cao hơn. Điển hình là vụ chuyển nhượng đất thổ cư trái phép luật giữa các ông Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B và ông Lê Văn C mà tôi chọn làm đề tài tình huống để viết tiểu luận cuối khóa.
Trên cơ sở những kiến thức mà các giảng viên đã truyền đạt ở lớp “bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên” và cùng với sự sưu tầm, tìm tòi học hỏi của bản thân, tôi xin trình bày đề tài tình huống “Biện pháp giải quyết vụ khiếu kiện về tranh chấp đất thổ cư”.
Với sự hạn chế về năng lực cũng như thời gian nên việc thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp, phê bình của các Thầy để đề tài được hoàn thiện hơn.
ĐỀ TÀI TÌNH HUỐNG:
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VỤ KIẾU KIỆN VỀ
TRANH CHẤP ĐẤT THỔ CƯ.
PHẦN THỨ I
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.
Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1940, hiện cư trú tại thôn N, xã M, huyện S, tỉnh QN, có nội dung đơn khiếu kiện như sau:
Năm 1977, ông Nguyễn Văn B là anh ruột ông A, sau thời gian tập kết trở về quê hương sinh sống do không có chổ ở nên ông A đã cho ông B ở tạm trên diện tích 750m2 đất thổ cư trong khu vườn của mình. Trong thời gian ở ông B đã làm nghĩa vụ nộp thuế về đất đai cho Nhà nước. Vào năm 1990 ông B xây nhà kiên cố, làm công trình phụ và trồng các loại hoa màu trên mảnh đất ấy. Đến năm 1999 vì điều kiện gia đình nên ông B đã bán nhà, chuyển nhượng lại lô đất cho ông Lê Văn C để vào huy ChưPãh, tỉnh GiaLai ở và làm ăn với con trai. vào ngày 05 tháng 4 năm 2000 ông Nguyễn Văn A gửi đơn khiếu kiện, khiếu nại vụ việc trên lên UBND huyện H đòi lại lô đất mà anh trai ông đã chuyển nhượng cho ông Lê Văn C.
Người bị kiện: ông Lê Văn C cho rằng: Lô đất mà ông B đã chuyển nhượng cho ông là hợp lý vì lô đất ấy đã được UBND xã M chứng nhận quyền sử dụng, do vậy ông không chấp nhận việc ông A khiếu nại ông.
Ngày 10/4/2000, UBND huyện S đã thành lập đoàn thanh tra và giải quyết vụ việc tranh chấp đất thổ cư trên.
Đại diện các bên tham gia gồm:
- Đoàn thanh tra huyện.
- Ông Nguyễn Văn A, người khởi kiện.
- Ông Lê Văn C, người bị kiện.
- Ông Nguyễn Văn B, người chuyển nhượng.
- Đảng ủy, HĐND, UBND, Địa chính xã M.
Trên cơ sở đoàn thanh tra xác minh, làm việc với các đương sự và tham mưu cho UBND huyện. Ngày 25/4/2000, UBND huyện S đã ra quyết định số 125/QĐ-UB về việc giải quyết tranh chấp đất đai.
Nội dung quyết định như sau:
- Đối với UBND xã M: Căn cứ khoản 4, điều 25, chương 2 Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung), ngày 14/7/1993 thì việc UBND xã chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B là sai nguyên tắc, trái với thẩm quyền theo luật định. Vì vậy UBND xã cần phải nghiêm túc kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước UBND huyện.
- Ông Nguyễn Văn B phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền là 80 triệu đồng mà ông có được từ việc chuyển nhượng đất bất hợp pháp cho ông Lê Văn C.
- Ông Lê Văn C có trách nhiệm hoàn trả lại ngôi nhà và diện tích đất mà ông B đã chuyển nhượng cho ông (bao gồm diện tích đất mà ông B đã xây nhà, công trình phụ và trồng các loại hoa màu).
- Phần ông A có trách nhiệm trả lại số tiền mà ông B đã làm nhà (tính giá thời điểm năm 1990) và số hoa màu mà ông đã cho ông B ở.
Trong quá trình thực hiện việc đền bù, ông Lê Văn C không chấp nhận việc ông B đền bù cho ông số tiền là 80 triệu đồng như theo Quyết định của UBND huyện S. Vì ông cho rằng: Trong thời gian chuyển nhượng (1999-2000) ông đã bỏ ra nhiều tiền để sửa lại nhà ở, xây dựng lại tường rào, cổng ngõ và giá chuyển nhượng đất thời điểm hiện nay đã lớn hơn nhiều so với thời điểm năm 1999, nên ông đòi ông B phải trả cho ông số tiền là 95 triệu đồng (thay vì 80 triệu đồng như trong quyết định của UBND huyện H).
Phần ông B cho rằng:
- Ông không chịu trả số tiền như theo đòi hỏi của ông Lê Văn C, nếu có trả ông chỉ chấp nhận trả cho ông C khoản tiền mà UBND huyện S đã có Quyết định tại Quyết định số: 125/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2000.
- Lô đất mà ông chuyển nhượng cho ông C là của ông vì lô đất ấy đã được cha ông thừa kế lại cho hai anh em ông. Hơn nữa ông đã sinh sống mảnh đất đó lâu năm và hàng năm ông vẫn làm đầy đủ nghỉa vụ nộp thuế đất đai cho Nhà nước nên ông không thể trả lại cho ông C được.
Từ những vụ việc nêu trên nên ông Nguyễn Văn A lại tiếp tục khởi kiện lên cấp cao hơn.
PHẦN THỨ II
PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
I. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1. Nhận xét chung:
Qua tình huống trên, ta thấy điểm chung nhất mà các bên đương sự mắc phải dẫn đến sai phạm khi khiếu kiện, khi cho ở và chuyển nhượng đối với lô đất tranh chấp đất là sự thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước qui định về việc giải quyết tranh chấp đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên để tình trạng trên kéo dài, từ sai phạm này đến sai phạm khác. Bởi :
Một là: Nếu trước khi cho anh trai (ông Nguyễn Văn B) ở trên mảnh đất thổ cư trên khu vườn của mình, ông A đến chính quyền địa phương liên hệ làm đầy đủ các thủ tục cần thiết để đủ chứng cứ pháp lý, tiện cho việc thu hồi lại diện tích đất trên khi cần thiết hoặc khi có sự cố thì sự việc đã không xảy ra khiếu kiện như đã nêu trong phần nội dung tình huống.
Hai là: Cho dù là với một lý do do nào đó mà ông Nguyễn Văn B (Khi đang ở tạm trên mảnh đất của ông A) cần đi đăng ký quyền sử dụng trên lô đất thổ cư mà ông đang ở thì ông cũng phải nên biết rằng thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc về cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp huyện (tức huyện S) mới đủ thẩm quyền cấp cho ông, chứ không phải thuộc xã M cấp. Điều này đã được qui định tại khoản 2, điều 24, chương II, Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung).
Ba là: Trong quá trình làm thủ tục bán nhà và chuyển nhượng lô đất 750m2 giữa ông Nguyễn Văn B và ông Lê Văn C, nếu các ông tìm hiểu kỷ và thận trọng hơn thì ông C sẽ thấy rằng: Lô đất mà ông B chuyển nhượng cho ông là chưa có đầy đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng của lô đất đó.
Song bên cạnh những yếu tố như đã nêu trên, chúng ta cũng nhìn nhận sự việc một cách khách quan hơn để thấy rằng nguyên nhân dẫn đến vụ kiện kéo dài đó là sự thiếu sót trong việc tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước, sự thiếu trách nhiệm, yếu kém về điều hành quản lý ở xã M và huyện S. Tuy nhiên để làm rõ những nguyên nhân dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của vụ việc từ các bên đương sự có liên quan.
2. Các nguyên nhân dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài.
a. Về phía các cơ quan hữu quan:
Quyết định hành chính số: 125/QĐ-UB, ngày 25/4/2000 của UBND huyện là phù hợp và đúng thời điểm giải quyết vụ việc, không để kéo dài, đã được qui định tại mục a, khoản 2, điều 38 Luật đất đai. Song, qua đó cũng cho thấy những sai sót, hạn chế của Quyết định, dẫn đến tính bất khả thi của Quyết định. Thể hiện ở những điểm sau:
- Trước khi ra Quyết định hành chính giải quyết vụ việc, UBND huyện H đã không tìm hiểu, nghiên cứu kỷ nội dung của vụ khiếu kiện, tranh chấp và nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện giữa các bên đương sự đối với 750m2 đất thổ cư. Bên cạnh đó, cũng cho thấy việc tham mưu giải quyết tranh chấp cho UBND huyện S của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở huyện và UBND xã M còn nhiều hạn chế. Đã dẫn đến tình trạng hiểu lầm của ông A và các bên đương sự. Nếu các cơ quan chức năng của UBND huyện và xã M khi xác định việc ông B xin cấp giấy phép và chuyển nhượng đất là sai trái, từ đó xác minh cụ thể nội vụ và tham mưu cho UBND huyện S ra Quyết định thu hồi diện tích mà trên thực tế hai bên gia đình đã thỏa thuận trước đây và cấp lại cho ông A, thì không những bảo đảm trình tự hành chính mà còn tránh được việc hiểu không đúng của ông A.
- Từ những thiếu sót trên mà UBND huyện H đã ra Quyết định giải quyết không sát đúng với tình hình, nguyên nhân và cái “gốc” của vụ việc tranh chấp, dẫn đến nội dung của Quyết định chỉ mang tính chất chung chung, giải quyết trên cơ sở chưa hợp tình, hợp lý nên các bên đương sự tiếp tục khiếu kiện cũng là điều dể hiểu. Đây là một sai sót của UBND huyện H, mà có thể coi đó là sự quan liêu của cơ quan hành chính cấp huyện.
Đối với UBND xã M: Là cơ quan hành chính địa phương cấp cơ sở và cũng là nơi vụ việc tranh chấp xảy ra. Sai sót cơ bản nhất của UBND xã M là đã làm trái với chức năng, thẩm quyền Luật định khi chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B.
- Xã đã không hòa giải tốt vụ việc tranh chấp từ khi mới xảy ra theo thẩm quyền của mình (được qui định tại khoản 1, điều 38 Luật đất đai (sửa đổi) ngày 24/7/1993), hoặc nếu không giải quyết được thì có công văn chuyển vụ việc trên lên UBND huyện S tiếp tục giải quyết.
- UBND xã đã không tìm hiểu kỷ nguyên nhân từ các bên khiếu kiện đối với vụ việc tranh chấp ngay từ đầu để từ đó tham mưu cho UBND huyện S giải quyết vụ việc tranh chấp một cách kịp thời, hợp tình, hợp lý.
b. Về các phía bên đương sự.
b.1. Đối với ông Nguyễn Văn B, người khởi kiện:
Qua nghiên cứu tài liệu, đơn khiếu kiện cho thấy nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của ông Nguyễn Văn B là vì:
Một là: Việc ông cho anh Trai ông ở tạm trên diện tích 750m2 trong khu vườn đất thổ cư của mình là bất đắc dĩ. Lý do là vì anh trai ông sau thời gian tập kết ra bắc về chưa có chổ ở. Hơn nữa, dù sao thì ông B cũng là anh ruột của ông. Tuy nhiên trong quá trình ông B ở tạm, ông không có một loại giấy tờ nào để làm chứng và cũng không đặt điều kiện gì đối với ông B, vả lại thời gian mà ông B ở trên lô đất ấy cũng khá lâu. Khi ông B xây nhà, làm công trình phụ và xây tường rào ngăn cách, hai bên gia đình đã không có ý kiến gì mà còn tận tình giúp đỡ, thể hiện đạo lý “lá lành đùm lá rách”, đất ở được hai bên gia đình phân chia ranh giới. Một yếu tố khác là, từ khi được sử dụng số diện tích đất trên, ông B đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất cho Nhà nước. Nhưng sau này, do điều kiện gia đình, ông B đã bán nhà và chuyển nhượng lô đất thổ cư trên cho ông Lê Văn C thì mới phát sinh tranh chấp.
Hai là: Một nguyên nhân nữa là, khi còn sống, cha ông (ông Nguyễn Văn T) đã có di chúc bằng miệng là sau khi ông mất (năm 1976) thì tổng số diện tích 2.200m2 đất thổ cư sẽ được chia cho hai anh em ông cùng nhau ở. Song theo ông, chỉ với di chúc miệng như vậy, hơn nữa cha ông giờ đã mất thì di chúc miệng ấy không có hiệu lực thi hành.
Ba là: Hiện nay hai con trai ông đã lớn và đã lập gia đình nhưng vẫn đang sinh hoạt chung trong một ngôi nhà với ông, mà nhà cửa lại chật hẹp nên ông cần lấy lại lô đất ấy để cho hai con ông ra làm nhà ở riêng.
Tóm lại: Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của ông A đã có chủ đích trong việc khiếu kiện. Bởi ông biết rằng: Lô đất mà ông B đang ở trên thực tế không có đủ chứng cứ pháp lý để khẳng định lô đất ấy là của ông B. Và nếu ông B có dựa vào lý do cho rằng lô đất ấy là của cha các ông thừa kế để lại cho hai anh em ông chia nhau ở thì ông B cũng không đủ chứng cứ để chứng minh. Song, có một điều mà ông B không nghỉ tới là: Mặc dù ông có đủ chứng cứ để khẳng định lô đất mà các bên đang tranh chấp không phải là của ông B, nhưng ông cũng không chứng minh được lô đất ấy thực sự là của ông. Hơn nữa, qua phân tích cho thấy ông đã phạm vào khoản 4, điều 25, chương II, Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 11/12/1998, theo đó thẩm quyền giao đất đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b.2. Đối với ông Nguyễn Văn B.
Theo đơn thì ông không phải là người khiếu kiện và cũng không phải là người bị kiện, nhưng qua sự việc cho thấy ông mới thực sự là nguyên nhân chính dẫn dến vụ khiếu kiện. Như đã nói ở trên, ông là một trong các bên đương sự không hiểu biết về Luật đất đai của Nhà nước ban hành. Song ông cũng có lý do của mình để không chịu thi hành Quyết định hành chính số: 125/QĐ-UB ngày 25/4/2000 của UBND huyện S, là vì: Ông cho rằng lô đất thổ cư mà ông đã ở và chuyển nhượng cho ông Lê Văn C là lô đất mà cha ông để lại cho hai anh em ông, mặc dù cha ông chỉ nói bằng miệng (di chúc miệng), nhưng lúc cha ông lập “di chúc miệng” ấy thì cả ông và em trai ông đều nghe. Hơn nữa ông còn lập luận rằng, diện tích đất thổ cư mà ông đã ở (750m2 thậm chí bằng 1/3 trên tổng số diện tích đất thổ cư mà cha ông đã thừa kế lại cho hai anh em ( 2150m2). Như vậy, lô đất trên ông đã ở và chuyển nhượng là hợp lý.
Sở dĩ ban đầu ông chấp nhận thi hành Quyết định hành chính số:125/QĐ-UB, ngày 25/4/2000 của UBND hyuyện S, là vì sau khi được nghe phân tích về quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng đối với loại đất thổ cư mà ông đã ở là không hợp pháp (quyền sử dụng đất của ông chỉ được công nhận là hợp pháp khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện H cấp.
Tuy nhiên, ông cũng cần phải nhận thấy sai sót của mình là đã không tìm hiểu kỷ về thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất cho ông, hơn nữa trong quá trình bán và chuyển nhượng đất cho ông C, ông đã không phối hợp với các cơ quan chức năng để hiểu biết thêm về những vướng mắc trong quá trình chuyển nhượng đất thổ cư, để từ đó có biện pháp chuyển nhượng đúng tình tự pháp lý, phù hợp với Luật đất đai nhằm tránh bị vướng mắc về sau, mà thực tế đã xảy ra.
b.3. Đối với ông Lê Văn C, người bị khiếu kiện:
Ông là người bị khiếu kiện, song qua nghiên cứu nội dung vụ kiện cho thấy ông không phải là bên đương sự bị kiện. Việc ông đòi bồi thường khoản tiền vượt mức như trong Quyết định của UBND huyện S- theo như ông trình bày là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, ông cũng cần phải thấy rằng việc ông chuyển nhượng nhà ở và sử dụng đất với ông B là trái với qui định của pháp luật, vì thực tế ngôi nhà và lô đất ấy không đủ chứng cứ pháp lý để chứng minh là thuộc quyền sử dụng của ông B.
II. CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Các phương án giải quyết:
Qua phân tích vụ việc và tình huống ở phần thứ II, ta có thể lựa chọn một trong các phương án giải quyết việc khiếu kiện tranh chấp đất thổ cư giữa các bên đương sự như sau:
- Phương án 1: Là phương án mà UBND huyện S đã giải quyết. Thực tế sự việc và qua phân tích cho thấy, phương án này là không chấp nhận được vì nó chỉ giải quyết vụ việc một cách phiến diện, chung chung; giải quyết trên cơ sở chưa hợp tình, hợp lý dẫn đến không thỏa mãn của các bên đương sự. Như vậy sự việc sẽ tiếp tục kéo dài, gây mất lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
- Phương án 2: Nếu phương án 1 chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp một cách chung chung, chưa hợp tình, hợp lý thì ở phương án 2 chúng ta sẽ giải quyết vụ việc theo đúng tình tự quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là nếu giải quyết vụ việc chỉ rạch ròi về “lý” mà không có “tình” cũng sẽ dẫn đến sự không thỏa mãn của các bên đương sự, nhất là giữa hai anh em ông B và ông A.
- Phương án 3: Hai phương án trên đều không hợp lý, được bên này, mất bên kia. Vậy phương án 3 phải là phương án làm thỏa mãn đối với các bên đương sự, đồng thời cũng phải thể hiện được tính nghiêm minh, đúng đắn theo quy định của pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng, đó là phương án kết hợp hài hòa giữa “tình” và “lý” để giải quyết vụ việc tranh chấp đất thổ cư của các bên đương sự.
2. Giải quyết tình huống:
Trên cơ sở phân tích các tình tiết có liên quan của vụ khiếu kiện, đồng thời để đảm bảo đúng trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo luật định và để làm cơ sở cho những bước xử lý tiếp theo. Căn cứ vào khoản 6, điều 26 Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung); khoản 1, điều 37 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... trước hết phải ra các Quyết định xử lý các vấn đề sau:
Một là: Ra Quyết định thu hồi diện tích 750m2 đất thổ cư mà các bên đang tranh chấp để chờ xử lý.
Hai là: Ra Quyết định thu hồi và hủy bỏ Quyết định chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND xã M đã cấp cho ông Nguyễn Văn B, vì UBND xã M đã làm trái với thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất, được qui định tại mục d, khoản 3, điều 23 Luật đất đai (sửa đổi) ngày 24/7/1993.
Ba là: Ra Quyết định thu hồi và đình chỉ thực hiện đối với Quyết định số:125/QĐ-UB ngày 25/4/2000 của UBND huyện S vì tính bất khả thi của Quyết định này.
Sau khi thu hồi lại các Quyết định sai trái trên, bước tiếp theo là căn cứ vào các nguyên nhân dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài của các bên đương sự (kể cả đối với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở xã M, huyện S) để từ đó căn cứ vào những qui định của Pháp luật và trên cơ sở hợp tình, hợp lý mà giải quyết ổn thỏa những khiếu kiện của các đương sự sao cho đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
a. Giải quyết việc sai phạm của các cơ quan hành chính Nhà nước ở xã M và huyện S:
Qua vụ việc nêu trên, ta thấy hậu quả mà các cơ quan Nhà nước cấp xã và huyện H để lại là rất nghiêm trọng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là đối với UBND huyện S, đã ra Quyết định xử lý hành chính mà không dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc để xứ lý cho thấu tình, đạt lý đối với các đương sự mà xử lý phiến diện, chung chung để các bên đương sự phải