Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ

Thế giới đang ngày một hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng ngày một cao và mang tính thiết thực trong cuộc sống, giúp chúng ta nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách sống của mỗi dân tộc khác nhau, tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật nước mình, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan điểm mới. Là một trong bốn dòng họ - dòng họ common law đã thực sự chiếm được một vị trí quan trọng khi có tới 1/3 các nước trên thế giới có hệ thông pháp luật chịu ảnh hưởng của common law, mà điển hình là hệ thống pháp luật của hai cường quốc Anh và Mĩ. Song cùng chịu ảnh hưởng của một dòng họ common law nhưng hệ thống pháp luật của hai quốc gia này vẫn có nhưng điểm khác nhau cơ bản.Tìm hiểu, bình luận về sự khác nhau đó cũng chính là đề tài mà em chọn để nghiên cứu“ Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ”

doc6 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang ngày một hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng ngày một cao và mang tính thiết thực trong cuộc sống, giúp chúng ta nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách sống của mỗi dân tộc khác nhau, tạo điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật nước mình, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan điểm mới. Là một trong bốn dòng họ - dòng họ common law đã thực sự chiếm được một vị trí quan trọng khi có tới 1/3 các nước trên thế giới có hệ thông pháp luật chịu ảnh hưởng của common law, mà điển hình là hệ thống pháp luật của hai cường quốc Anh và Mĩ. Song cùng chịu ảnh hưởng của một dòng họ common law nhưng hệ thống pháp luật của hai quốc gia này vẫn có nhưng điểm khác nhau cơ bản.Tìm hiểu, bình luận về sự khác nhau đó cũng chính là đề tài mà em chọn để nghiên cứu“ Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1: Khái quát về hệ thống pháp luật Anh và Mĩ Ở Anh pháp luật được mở rộng chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa, không có xự tự nguyện tiếp nhận như hệ thống pháp luật ở Pháp. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt là những nước đã tiếp nhận hệ thống pháp luật của Anh thì lại không muốn từ bỏ, bởi pháp luật của Anh vừa có tình mềm dẻo vừa có tình thực tiễn đặc biệt. Do đó hệ thống pháp luật Anh đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, như Đức, Hồng kong, Canada… Còn tại Mĩ, một quốc gia rộng lớn với khoảng 300 triệu dân và dân số tăng lên hàng năm do sự xuất hiện của những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp từ khắp nơi trên thế giới.Sự đa sắc tộc, đa tôn giáo, đòi hỏi pháp luật Mĩ phải có tính điều chỉnh tương đối và ổn định linh hoạt . Tuy nhiên hai hệ thống pháp luật này vẫn có nền tảng chung, pháp luật Mỹ vẫn sử dụng khái niệm, cách thức lập luận, lý thuyết và nguồn luật của pháp luật anh 2: Sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ Anh và Mĩ là hai quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau, có bộ máy nhà nước, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử hoàn toàn khác nhau. Bởi nên cho dù là có cùng một nền tảng hay cùng thuộc dòng họ common law thì hệ thống pháp luật của hai quốc gia này vẫn có những điểm khác biệt điển hình. Một là. Trong hệ thống pháp luật Mĩ có sự phân chia giữa luật liên bang và luật của các bang mà ở Anh không có sự phân chia này. Các bang của Mỹ cũng có hiến pháp riêng được soạn thảo và ban hành dựa trên hiến pháp liên bang. Pháp luật của liên bang cao hơn pháp luật của bang, nhưng về nguyên tắc thì quyền lập pháp chủ yếu thuộc về các bang. Ở Mỹ có 50 bang tương đương với 50 hệ thống pháp luật nhưng chúng cũng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất vì khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các bang thường tham khảo luật của các bang khác và thường không ban hành các qui phạm pháp luật quá khác biệt. Tuy nhiên ở Anh thì lại không hề như vậy do cơ cấu trính trị đơn nhất của Anh nên hệ thống pháp luật ở Anh có không có sự phân chia này. Hai là. Hệ thống tòa án của Mĩ cũng được tổ chức khác với toà án ở Anh. Thể hiện ở sự tồn tại của hệ thống tòa án kép gồm hệ thống toàn án liên bang và hệ thống tòa án bang. Toà án liên bang bao gồm toà án thông thường và toà án chuyên ngành; Toà án thông thường bao gồm toà án tối cao liên bang, toà án liên bang phúc thẩm và toà án liên bang; Toà án chuyên ngành bao gồm các toà án về thuế, khiếu tố và toà án thương mại quốc tế. Đối với toà án bang bao gồm toà tối cao, toà phúc thẩm và toà sơ thẩm. Giữa toà án liên bang và toà án bang về nguyên tắc toà án cấp bang có nhiều thẩm quyền hơn toà án liên bang, toà án liên bang chỉ có thẩm quyền xét xử khi vụ việc liên quan đến việc giải thích hiến pháp liên bang và luật của liên bang. Toà án cấp bang giải quyết 95 % vụ việc và những vụ việc thuộc thẩm quyền của toà án cấp bang thì quyết định của toà án cấp bang là chung thẩm và không thể bị kháng cáo. Trong khi ở Anh Hệ thống toà án lại được phân chia thành toà án cấp trên và toà án cấp dưới. Toà án cấp trên bao gồm toà phúc thẩm và sơ thẩm; Trong phúc thầm có toà phúc thẩm dân sự và toà phúc thẩm hình sự. Đối với toà sơ thẩm bao gồm toà công lý cấp cao và toà án triều đình, đối với toà án công lý cấp cao có toà án nữ hoàng, Toà án pháp quan và toà án gia đình; đối với toà án triều đình chỉ xét xử các vụ án nghiêm trọng. Toà án cấp dưới bao gồm toà hình sự, toà dân sự và toà hành chính. Ngoài ra còn có toà án tối cao Anh bao gồm Uỷ ban phúc thẩm thượng nghị viện và Hội đồng cơ mật hoàng gia. Anh không có việc công tố, Bộ Tư pháp, bởi họ cho rằng sự có mặt của viện công tố thể hiện sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bị buộc tội trong vụ án hình sự… Ba là. Luật hiến pháp và luật hành chính của Mĩ cũng khác với Anh. Trái với nước Anh, nước Mĩ có hiến pháp thành văn: Liên bang và các bang đều có hiến pháp viết. Một vài điểm khác biệt điển hình nữa là việc thừa nhận quyền con người và nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tư pháp đối với tính hợp hiến của các văn bản pháp luật – là nguyên tắc không được biết đến ở Anh trong quá khứ. Trong khi hiến pháp Mĩ thừa nhận học thuyết tam quyền phân lập theo đó 3 cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập) thì ở Anh, học thuyết này lại bị phủ nhận, thể hiện ở chỗ Thượng nghị viện Anh đồng thời là cấp xét sử phúc thẩm cao nhất trong hệ thống tòa án ở Anh. Luật hành chính của Mĩ cũng không giống luật hành chính ở Anh vì luật hành chính ở Mĩ điều chỉnh cả về mặt tổ chức và hoạt động của hàng loạt các ủy ban ở cấp liên bang và cấp bang mà ở Anh không hề có. Bốn là. Thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở hai quốc gia nay cũng khác nhau: Ví dụ “high court” ở Mĩ được hiểu là tòa án tối cao, trong khi đo ở Anh “high court” laị được hiểu là tòa án sơ thẩm và có thẩm quyền xét sử những vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp lớn và xét sử phúc thẩm với một số vụ việc hình sự từ tòa án hình sự cấp cơ sở. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Anh và Mĩ còn một số nét khác biệt khác như: Tại Anh việc đào tạo nghề luật không có tính bài bản họ thiên về đào tạo từ thực tiễn và thủ tục tố tụng. Nghề luật sư được chia làm hai loại, luật sư bào chữa và luật sư tư vấn. Thẩm phán ở Anh được cử ra từ các luật sư có uy tín và kinh nghiệm, thẩm phán xuất phát từ các luật sư tranh tụng và được giữ chức vụ suốt đời, đến năm 1990 ở Anh đã cho phép luật sư tư vấn tranh tụng ở các toà án cấp dưới. Còn tại Mĩ việc đào tạo nghề luật có đặc trưng khác với các nước khác, một người muốn vào học đại học thì phải có bằng cao đẳng (đào tạo từ 3-4 năm) để có văn hoá cơ bản, sau đó sẽ được vào các trường luật để học một chương trình chủ yếu thiên về kinh thánh. Quá trình học chủ yếu bằng phương pháp thực hành như tình phương pháp huống. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 1 triệu luật gia có mật độ đông nhất thế giới. Điều kiện để trở thành luật sư ở mỗi bang cũng khác nhau, toà án bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép hành nghề. Luật sư bang này không thể là luật sư của bang khác. Tại phiên toà, thẩm phán đưa ra chế tài còn bồi thẩm đoàn chỉ có kết luật có tội hay không có tội… Thẩm phán liên bang do tổng thống Mỹ lựa chọn và bổ nhiệm với sự phê chuẩn của nghị viện. 3: Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt. Nước Mỹ ra đời là sự liên hợp của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ. Người Anh đã mang hệ thống pháp luật của mình đến với các thuộc địa này. Mặc dù có nguồn gốc từ hệ thống pháp luật Anh nhưng từ sau năm 1776, khi Mỹ tuyên bố độc lập, pháp luật Anh và Mỹ trở thành hai hệ thống pháp luật độc lập và phát triển theo những hướng khác nhau, kéo theo sự khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của hai quốc gia. Và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do Anh là một quốc gia có dân cư gần như thuần nhất. Mỹ lại là nước có dân số chủ yếu là dân nhập cư, đa tôn giáo, đa sắc tộc đi cùng với lối sống và đặc trưng về nền kinh tế xã hội cũng khác nhau, nên trong cách suy nghĩ và tư duy pháp lý có những điểm khác biệt là điều tất yếu. Bên cạnh đó, nhà nước Mĩ được tổ chức dưới dạng cộng hòa liên bang, trong đó các bang có chủ quyền độc lập của riêng mình. Trên thực tế, sự độc lập này đã mất dần theo thời gian nhưng với tư cách là những thực thể pháp lý, các bang này vẫn tồn tại riêng rẽ với hệ thống chính phủ của riêng mình. Thực tiễn cho thấy trên nhiều lĩnh vực và với nhiều người, pháp luật của bang quan trong hơn pháp luật của liên bang. Mỗi bang không chỉ có chính phủ mà còn có cả hiến pháp riêng mặc dù hầu hết hiến pháp của các bang được xoạn thảo theo mô hình hiến pháp liên bang, với cùng cơ cấu tổ chức chính phủ bang và những quyền dân sự cũng như quyền công dân tương tự nhau giữa các bang. KẾT LUẬN Dù là cùng một dòng họ phát luật hay không cùng thì những đặc thù cơ bản trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử….. đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một hệ thống luật sao cho phù hợp nhất với đất nước mình. Tìm hiểu, nghiên cứu và nắm bắt được những nét tương đồng cũng như sự khác biệt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập ngày càng lớn không chỉ cho cá nhân và còn cho cả các quốc gia. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội 2009. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng luật so sánh, 2003. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội 2002. Nông Quốc Bình, Tìm hiểu về common law, Tạp chí luật học, số 4/1998. http:// www.chinhphu.gov.vn http:// www.sinhvienluat.com.vn http:// www.diendanphapluat.com.vn MỤC LỤC Trang Lời mở đầu………………………………………………………….1 Giải quyết vấn đề……………………………………………………1 1.Khái quát về hệ thống pháp luật Anh và Mĩ………………………..1 2.Sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ…....2 3.Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt………………………………....4 Kết luận……………………………………………………………....4
Luận văn liên quan