Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta đã rút ra nh ững bài học và quy ết định
xây dựng một nên kinh té thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa. Từ đó đến nay, chúng ta đã trải qua ba giai đoạn với những đặc trưng
khác nhau của từng giai đoạn.
Giai đoạn 1986-1990: Cơ chế thị trường bắt đầu được thực hiện, một số loại
th ị trường được hình thành, đã tạo ra động lực mới, nhất là trong sản xuất nông
nghiệp và một số xí nghiệp quốc doanh. Do đó thị trường hàng tiêu dùng đã dồi
dào hơn, đa dạng hơn, thị trường tư liệu sản xuất cũng nhuc nhích lên chút ít, lưu
thông bắt đầu tương đối thuận lợi, thị trường xuất nhập khẩu bắt đầu được mổ rộng
và phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, tinh hình kinh tế nước ta còn trong khủng
hoảng, phát triển chậm, phân phối và lưu thông còn rối ren, ngân sách nhà nước
còn htiếu hụt lớn, nguồn vốn thiếu nghiêm trọng, tiền mặt thiếu thường xuy ên, lạm
phát tăng cao. Tốc độ tăng giá năm1986 là 87,2%, giá cả biến động, giá lương
thực, thực phẩm có lúc tăng đột biến, nợ nước ngoài tăng thêm. Nhìn một cách
tổng thể, thì ở giai đoạn này, nền kinh tế có sự mất cân đối lớn, tổng cầu quá lớn so
với tổng cung. Nguyên nhân là do cơ chế thị trường và các nhân tó của nó là giá cả
th ị trường, canh tranh thị trường và cung-cầu hình thành từ sự vận hành của thị
trường chưa được phát huy thuận lợi.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước chuyển biến từ nền kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát tăng, cơ chế điều hành quan liêu bao cấp gây cản trở cho việc phát triển kinh
tế.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta đã rút ra những bài học và quyết định
xây dựng một nên kinh té thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa. Từ đó đến nay, chúng ta đã trải qua ba giai đoạn với những đặc trưng
khác nhau của từng giai đoạn.
Giai đoạn 1986-1990: Cơ chế thị trường bắt đầu được thực hiện, một số loại
thị trường được hình thành, đã tạo ra động lực mới, nhất là trong sản xuất nông
nghiệp và một số xí nghiệp quốc doanh. Do đó thị trường hàng tiêu dùng đã dồi
dào hơn, đa dạng hơn, thị trường tư liệu sản xuất cũng nhuc nhích lên chút ít, lưu
thông bắt đầu tương đối thuận lợi, thị trường xuất nhập khẩu bắt đầu được mổ rộng
và phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, tinh hình kinh tế nước ta còn trong khủng
hoảng, phát triển chậm, phân phối và lưu thông còn rối ren, ngân sách nhà nước
còn htiếu hụt lớn, nguồn vốn thiếu nghiêm trọng, tiền mặt thiếu thường xuyên, lạm
phát tăng cao. Tốc độ tăng giá năm1986 là 87,2%, giá cả biến động, giá lương
thực, thực phẩm có lúc tăng đột biến, nợ nước ngoài tăng thêm. Nhìn một cách
tổng thể, thì ở giai đoạn này, nền kinh tế có sự mất cân đối lớn, tổng cầu quá lớn so
với tổng cung. Nguyên nhân là do cơ chế thị trường và các nhân tó của nó là giá cả
thị trường, canh tranh thị trường và cung-cầu hình thành từ sự vận hành của thị
trường chưa được phát huy thuận lợi.
Giai đoạn 1991-1995: Các chính sachs về cơ chế thị trường được thực hiện
một cách mạnh mẽ, đã lay động các lĩnh vực của nền kinh tế-xã hội. Hệ thống chủ
thể thị trường của các thành phần kinh tế đã thay thế các cơ sở kinh tế hoạt động
dưới thời bao cấp. Các nhân tố thị trường hình thành và phát huy tác dụng thực sự
thay thế cho các quyết đinh hành chính. Do đó, các loại hình thị trường phát triển
một cách nhanh chóng, từ thị trường hàng hoá tiêu dùng thông thường, cho đến thị
trường vất tư, nguyên liệu, thị trường các dịch vụ và thị trường xuất nhập khẩu.
Thị truờng lao động, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản cũng bắt đầu hoạt
động. Hệ thống cơ cấu thị trường đã được xác lập. Trên thực tế thj trường đã có sự
biến đổi về chất. Tình trạng khan hiếm hàng hoá trong giai đoạn chiến tranh và bao
cấp đã chấm dứt. Kết quả là thị trường nước ta lần đầu tiên có được sự câ đối giữa
tổng cung và tổng cầu xã hội. Trong suốt 5 năm, lượng hàng hoá lưu thông tăng
liên tục với tốc độ cao, mặt hàng ngày càng phong phú, chất lượng tăng cao, thị
trường xuất nhập khẩu phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường còn thô
sơ, nhỏ hẹp, phân tán, manh mún, chất lượng chưa cao, chủng loại hàng hoá còn
nghèo nàn, dịch vụ thương mại yếu kém, tính tự phát còn nghiêm trọng. Thị trường
nông thôn, thị trường yếu tố sản xuát còn chưa phát triển, thị trường chứng khoán
chưa có, tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều. Kết quả của giai đoạn
này là nền kinh té nước ta đã ra khỏi khủng hoảng, thị trường phát triển ổn định,
đảm bảo được cân bằng cung-cầu
Giai đoạn 1996-nay: Tình hình thị trường nước ta có những đặc trưng mới.
Đặc trung tổng quát của thị trường lúc này là tổng cung vượt xa tổng cầu trong tình
hình tổng cung và tổng cầu đều giảm mạnh. Trên thị trương xuất hiện những cơn
“sốt” lạnh trên diện rộng, kéo dài, nhiều mặt hàng công nghiệp có số lượng tồn kho
lớn như giấy 16000 tấn, thép 400000tấn.... Thực trạng này còn nặng nề hơn nhiều
vào năm 1999: lượng than tồn kho vào tháng 6/1999 lên tới gàn 5 triệu, tính tới
tháng 10/1999 lượng giấy tồn kho là 15186 tấn, thép chỉ khai thác được 50-60%
công suất thiết kế, Tổng công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc sản xuấ cả năm chỉ
đạt 20-40% công suất, các dịch vụ về du lịch và khách sạn cũng cung thừa.Mặc dù
cho tới những năm sau chính phủ đã có chủ trương kích cầu nhưng mọi chuyện
vẫn không được giải quyết. Tuy thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng
thị trường xuất nhập khẩu lại hoạt động rất sôi động, trong đó xuất khẩu thì tăng
mạnh, nhập khẩu thì giảm. Trên thị trường đầu tư, sự tiến triển rất chậm chạp,
nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư nước ngoài liên tục giảm sút. Nếu trong những
năm 1994-1997 FDI dạt bình quân 2 tỷ USD/năm, thì năm 1998 chỉ còn 800 triệu
và năm 1999 là vào khoảng 600 triệu. Thị trường các yếu tố sản xuất khác như thị
trường cốn còn sơ khai, thị trường lao động mới đang hình thành, thị trường bất
động sản chưa đuợc khai thông, thị trường chứng khoán mới được thành lập, thị
trường dịch vụ giảm sút. Trên từng địa bàn, thị trường cũng chưa thực sự thông
suốt do vẫn còn các trạm kiểm soát thu phí bất hợp lý, thậm chí ở một số nơi còn
bị chính quyền sở tại dùng biện pháp hành chính để bảo hộ các cơ sở sản xuất địa
phương.
Một đặc trưng thứ hai của thị trường nước ta trong thời gian này là lạm phát
giảm mạnh, hơn nữa còn có hiện tượng giảm phát. Chỉ số lạm phát năm 1996 là
4,5%, năm 1997 là 3,6%, tính cung năm 1999 chỉ số lạm phát là 1%, nhưng trong
suốt 8 tháng từ tháng 3 đé tháng 10/1999 chỉ có chỉ số giá âm. Trên thị trường hối
đoái thì đồng tiền Việt Nam lên giá trong thời gian nổ ra cuộc khủng hoảng kinh
tế.
3. Mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa
dựa trên những nguyển tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những
nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng
XHCN có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung
cho nhau. Đó là nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xã hội
đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò như động
lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, nhóm thứ hai đóng vai trò hướng
dẫn, chế định sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã được xác định.
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có những mục tiêu,
dặc trưng bản chất khác biệt cơ bản về nguyên tắc so với nền kinh tế thị trường
TBCN. Điều đó được thể hiện như sau:
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta:
Mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta được xác định là: Giải
phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, động viên mọi
nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH, tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế; trên cơ sở đó,
cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện sự công bằng,
bình đẳng và lành mạnh các quan hệ xã hội. Phát triển kinh tế thị trường sẽ khắc
phục được tình trạng tự túc tự cấp của nền kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã
hội phát triển, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động; áp dụng
khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động xã
hội, tăng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá dịch vụ; thúc đẩy tích tụ, tập
trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ,
với các nước trên thế giới, động viên mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ các
nguồn lực bên ngoài; thúc đẩy việc phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của mỗi
người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đưa nước
ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển, thực hiện được mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh theo con đường XHCN.
Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân
dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng trong xã hội. Đảng ta
đã chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng bước phát triển.
Tóm lại, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là phương tiện khách quan để xã
hội hoá XHCN nền sản xuất, để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc
dân, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
3.2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần cùng tồn tại và phát triển nhưng
kinh tế Nhà nước phải luôn giữ vai trò chủ đạo:
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế cơ sở cơ cấu đa
dạng về hình thức sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước làm chủ đạo. Do đó nền kinh
tế gồm nhiều thành phần, trong đó nền kinh tế Nhà nước giữu vai trò chủ đạo.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình
thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Các
thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu,
mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân
để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế
độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa
trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành
phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường bình
đẳng.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất
bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta với kinh tế thị trường
của các nước khác.Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở
nước ta đã quy định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần. Bởi lẽ, mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương
ứng với nó, kinh tế nhà nước, nói đúng ra kinh tế dựa trên chế độ công hữu bao
gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, tạo cơ sở kinh tế cho chế độ xã hội mới -
xã hội chủ nghĩa.
Việc vin vào tình trạng kém hiệu quả của kinh tế nhà nước trong thời gian qua để
phủ định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sai lầm về lý luận. Vấn đề chủ yếu
không phải là phủ định vai trò của kinh tế nhà nước, mà là cơ cấu lại khu vực kinh
tế nhà nước và đổi mới cơ bản cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước để chúng
hoạt động có hiệu quả.
3.3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức
phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.
Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do
quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Phân phối có
liên quan đến chế độ xã hội, đến chính trị. Dưới chủ nghĩa tư bản, phân phối theo
nguyên tắc giá trị: đối với người lao động theo giá trị sức lao động, còn đối với nhà
tư bản theo giá trị tư bản. Như vậy, thu nhập người lao động chỉ giới hạn ở sức lao
động mà thôi. Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng về sở hữu, do đó chế độ phân
phối cũng có đặc trưng riêng; phân phối theo lao động là đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội. Thu nhập của người lao động không chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động, mà
nó phải vượt qua đại lượng đó, nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế.
Tuy nhiên việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề phức tạp và khó khăn,
nhưng trong nền kinh tế thị trường, có thể thông qua thị trường để đánh giá kết quả
lao động, sự cống hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế.
Vì vậy cần thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả
lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào
sản xuất kinh doanh, và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, trong đó
phân phối theo kết quả lao động giữ vai trò nòng cốt, đi đôi với chính sách điều tiết
thu nhập một cách hợp lý. Chúng ta không coi bất bình đẳng xã hội như là một trật
tự tự nhiên, là điều kiện của sự tăng trưởng kinh tế, mà thực hiện mỗi bước tăng
trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng
xã hội. Chỉ có như vậy mới khai thác được khả năng của cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần, huy động được mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế,
đồng thời vẫn đảm bảo giữ vững con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
3.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
XHCN:
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng vận động theo yêu cầu của những
quy luật vốn có của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, cạnh
tranh,…; giá cả do thị trường quyết định, thị trường có vai trò quyết định đối với
việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng
về mặt xã hội. Ngay từ năm 1848, trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác
và F.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: xã hội tư bản “không để lại giữa người với người
một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “trả tiền ngay” không
tình nghĩa”. Ngày nay, chính một nhà nghiên cứu phương Tây Ê-gát Mo-ring đã
đưa ra nhận xét chua chát: “Trong nền văn minh được gọi là phát triển của chúng
ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, đạo đức và
tình người”. Vì vậy, nền kinh tế thị trường ở nước ta không phải là kinh tế thị
trường tự do, thả nổi mà là nền kinh tế có định hướng mục tiêu xã hội - xã hội chủ
nghĩa. Sự phát triển kinh tế thị trường được xem là phương thức, con đường thực
hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới
đều có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó “những thất bại
của thị trường”. Tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận
hành nền kinh tế của nước ta là ở chỗ Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là
nhà nước tư sản, mà là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì
dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo
cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công
bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt được dự chênh lệch giữa
giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều
kiện kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận
cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật
vốn có của nó. Còn kế hoạch hoá là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là
sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai
phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Kế hoạch là sự điều
chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự
tự điều tiết của bản thân nền kinh tế.
Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô. ở tầm
vi mô, thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thông qua sự
biến động của quan hệ cung-cầu và giá cả thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn
được phương án sản xuất. Cũng nhờ đó mà doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu sản
xuất, cơ cấu đầu tư cho mình. Thoát ly yêu cầu của thị trường, các mục tiêu của kế
hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không thực hiện được.
ở tầm vĩ mô, mặc dù thị trường không phải là căn cứ duy nhất có tính chất quyết
định, song kế hoạch Nhà nước cũng không thể thoát ly khỏi tình hình biến động
của thị trường. Thoát ly thị trường, kế hoạch vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch
hoá vĩ mô nhằm đảm bảo cân đối lớn, tổng thể của nền kinh tế như tổng cung -
tổng cầu, sản xuất tiêu dùng, hàng hoá - tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có thể tác
động đến cung, cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác
động tự phát của thị trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt động của thị
trường theo hướng của kế hoạch.
3.5. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập:
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế giới và
khu vực, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thực hiện những thông
lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ
được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực ra, đây không
phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà là xu
hướng chung của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. (ở đây muốn nhấn mạnh
sự khác biệt so với nền kinh tế đóng, khép kín trước đây).
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đang diễn ra quá trình
quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn
nhau. Vì vậy, mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu
đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện
đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và
thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng
và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh
tế đối ngoại; có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; phải
đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế
đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới, chú trọng thị trường
các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc,
tranh thủ mọi cơ hội để mở ra thị trường mới; cải thiện môi trường đầu tư và bằng
nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
4. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta:
4.1 Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn rất thấp, mới chỉ ở giai
đoạn sơ khai:
Nền kinh tế thị trường ở nước ta mới ở giai đoạn sơ khai, ở trình độ thấp và kém
phát triển. Biểu hiện ở số lượng mặt hàng và chủng loại hàng hoá nghèo nàn, khối
lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ,
chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá cao, chất lượng hàng hoá thấp, quy mô, dung
lượng thị trường hạn hẹp; mức cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hoá trên
thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước còn rất yếu; đội ngũ các nhà
quản lý doanh nghiệp giỏi còn ít; thu nhập của người lao động còn thấp do đó sức
mua hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là:
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ
sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh
tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ
công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, máy móc thiết bị lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh
vực 4-5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động
xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so
với khu vực và thế giới (năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung
bình của thế giới).
Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên
lạc…còn lạc hậu, kém phát triển. Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các
địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng
của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể chuyên
môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh.
Do cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình