Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế - Xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Giải quyết hài hoà vấn đề môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới .Ở Việt Nam nói chung và môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Ngoài ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp thì ô nhiễm do chất thải sinh hoạt đang có xu thế gia tăng và đang là vấn đề nan giải không những ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn. Trước những vấn đề bức bách này Hưng Nguyên bước đầu xây dựng mô hình phụ nữ tự nguyện thu gom, vận chuyên rác thải do tổ chức Hội Liên Hiệp phụ nữ (LHPN) đứng ra tổ chức, được sự quan tâm ,ủng hộ tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng chính quyền và các ban nghành liên quan, cho nên mô hình được duy trì và hoạt động có hiệu quả thiết thực về các mặt: Về nhận thức ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các tổ chức, ban, ngành cũng như các tầng lớp phụ nữ, cộng đồng dân cư phần lớn được nâng cao và chuyển đổi mạnh. Môi trường của địa phương được trong sạch, lành mạnh hơn làm cho cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp. Tạo thêm việc làm cho số chị em phụ nữ trong lúc còn khó khăn về việc làm, thu nhập và số người mắc bệnh ngày càng giảm xuống. Để đảm bảo hoạt động kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường địa phương ngày càng phát triển nhằm nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của người dân. Hội LHPH xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã đề nghị xây dựng mô hình phụ nữ tự nguyện quản lý, thu gom và vận chuyển rác thải tại xóm Châu Hưng. Châu Hưng đã bị ô nhiễm môi trường đến mức báo động do ý thức người dân chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường , tình trạng rác thải vứt bừa bãi, cống rãnh thoát nước bị tù đọng. Dân cư chủ yếu là công thương nên các bao bì, lượng rác thải rất lớn. Tình trạng nhiễm bệnh lao và ung thư máu, ung thư phổi xuất hiện trong mấy năm gần đây(từ năm 1998 đến nay) đã có 8 người bị bệnh ung thư và qua đời gồm ung thư máu, phổi và da. Vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, cộng đồng dân cư ngày càng sạch đẹp cảnh quan và giảm bớt tỷ lệ người mắc bệnh đòi hỏi chính quyền xã phải tìm ra những phương án, giải pháp để việc thực thi các công việc này đạt hiệu quả tối ưu. do đó em đã chọn đề tài:"Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế -xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An".

doc86 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế - Xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐặT VấN Đề 1. Tính tất yếu khách quan-mục đích của đề tài. Giải quyết hài hoà vấn đề môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới .ở việt nam nói chung và môi trường trên địa bàn tỉnh nghệ an nói riêng đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Ngoài ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp thì ô nhiễm do chất thải sinh hoạt đang có xu thế gia tăng và đang là vấn đề nan giải không những ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn. Trước những vấn đề bức bách này Hưng Nguyên bước đầu xây dựng mô hình phụ nữ tự nguyện thu gom, vận chuyên rác thải do tổ chức Hội Liên Hiệp phụ nữ (LHPN) đứng ra tổ chức, được sự quan tâm ,ủng hộ tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng chính quyền và các ban nghành liên quan, cho nên mô hình được duy trì và hoạt động có hiệu quả thiết thực về các mặt: Về nhận thức ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các tổ chức, ban, ngành cũng như các tầng lớp phụ nữ, cộng đồng dân cư phần lớn được nâng cao và chuyển đổi mạnh. Môi trường của địa phương được trong sạch, lành mạnh hơn làm cho cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp. Tạo thêm việc làm cho số chị em phụ nữ trong lúc còn khó khăn về việc làm, thu nhập và số người mắc bệnh ngày càng giảm xuống. Để đảm bảo hoạt động kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường địa phương ngày càng phát triển nhằm nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của người dân. Hội LHPH xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã đề nghị xây dựng mô hình phụ nữ tự nguyện quản lý, thu gom và vận chuyển rác thải tại xóm Châu Hưng. Châu Hưng đã bị ô nhiễm môi trường đến mức báo động do ý thức người dân chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường , tình trạng rác thải vứt bừa bãi, cống rãnh thoát nước bị tù đọng. Dân cư chủ yếu là công thương nên các bao bì, lượng rác thải rất lớn. Tình trạng nhiễm bệnh lao và ung thư máu, ung thư phổi xuất hiện trong mấy năm gần đây(từ năm 1998 đến nay) đã có 8 người bị bệnh ung thư và qua đời gồm ung thư máu, phổi và da. Vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, cộng đồng dân cư ngày càng sạch đẹp cảnh quan và giảm bớt tỷ lệ người mắc bệnh đòi hỏi chính quyền xã phải tìm ra những phương án, giải pháp để việc thực thi các công việc này đạt hiệu quả tối ưu. do đó em đã chọn đề tài:"Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế -xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An". Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích công tác quản lý, thu gom và vận chuyển rác thải tại một địa phương quy mô xóm trong một xã. Tuy nhiên trong khi phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội có tính tới những khâu xử lý nhưng chỉ kế thừa kết quả. 2. Đối tượng ngiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả của qui trình hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong một khu vực nông thôn ven đô thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 3. Phạm vi ngiên cứu . về không gian: Chỉ nghiên cứu phân tích rác thải của xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Về thời gian: Nghiên cứu phân tích các diễn biến xẩy ra tại thời điểm hiện tại và một vài năm trước. Về khoa học: Giới hạn trong những cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực kinh tế học môi trường và kinh tế chất thải. 4. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp chuyên gia; Phương pháp CBA; Sử dụng các kỹ thuật trong thống kê; Điều tra nghiên cứu thực địa; Sử dụng các kết quả nghiên cứu trước đây"phương pháp kế thừa"; Sử dụng phần mềm: Word B. Nội Dung CHƯƠNG I Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc thực hiện phân tích hiệu quả kinh tế -xã hội đối với thu gom và vận chuyển rác thải. 1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt. 1.1. Khái niệm “Trong quá trình sinh hoạt của con người, một bộ phận vật chất không còn hoặc không có giá trị sử dụng nữa gọi là rác thải sinh hoạt” Qua đó ta thấy chất thải sinh hoạt được dùng để chỉ tất cả các loại chất thải từ hoạt động của con người hàng ngày trong cuộc sống như rác quét nhà, đồ gỗ cũ hay các phương tiện đi lại bị thay thế ... Vậy để phân biệt rác thải và chất thải nói chung thì ta phải dựa vào nguồn gốc tạo ra chúng: Chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp gọi là chất thải công nghiệp. Chất thải được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người gọi là rác thải. Chất thải phát sinh ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp gọi là chất thải nông nghiệp. Chất thải phát sinh ra từ hoạt động dịch vụ gọi là chất thải dịch vụ ... Chú ý trong nhiều trường hợp chất thải dịch vụ gọi là rác thải. Tuy nhiên khái niệm trên chỉ đúng trên quan điểm tĩnh còn quan điểm động thì sao? Để giải thích rõ vấn đề này ta xem xét một ví dụ sau: Khi để một túi lẫn lộn giữa các thành phần hữu cơ, chai lọ, gỗ thì đó là rác thải nhưng khi để riêng biệt từng loại đó vào mỗi túi khác nhau thì đó chưa hẳn là rác thải mà là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Vậy từ chỗ ta phải chi phí cho vệ sinh môi trường thì ta lại thu được lợi ích từ việc bán các nguyên liệu. Vậy ta thấy quan điểm động có tính lịch sử thì rác thải còn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố quản lý... quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quan điểm phát triển bền vững và sự khan hiếm tài nguyên. Xét về mặt môi trường, người ta quan tâm chủ yếu vào nguồn gốc chất thải gây ra ô nhiễm môi trường và cách thức gây ô nhiễm của chất thải đó. Đặc biệt người ta rất quan tâm đến các chất thải gây ra hậu quả lâu dài hoặc các chất thải phải mất một thời gian dài sau khi thải mới gây ô nhiễm( gọi tắt là chất gây ô nhiễm). Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các chất thải sinh hoạt đã có từ thời tiền sử nó là nguồn gốc của các dịch bệnh từ trước đến nay trên thế giới. 1.2. Các thuộc tính của rác thải Rác thải sinh hoạt là một bộ phận của chất thải nói chung nên nó có đầy đủ các thuộc tính của chất thải: Thuộc tính lý học, hoá học, sinh học: Chất thải sinh hoạt tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí ta có thể xác định khối lượng, thể tích rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, phóng xạ, bức xạ... Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hoá học là quan trọng nhất. Bởi vì trong những điều kiện nhất định các chất hoá học có thể phản ứng với nhau hoặc tự chuyển đổi sang dạng khác để tạo ra chất mới và dĩ nhiên là có thể hình thành những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng hơn sẽ gây ra hiện tượng “cộng hưởng ô nhiễm” sẽ là rất nguy hiểm. Thuộc tính tích luỹ dần: Nguyên nhân là do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm. Ví dụ như các kim loại nặng Hg, Zn, As chúng có thuộc tính tích luỹ nên ban đầu với một lượng nhỏ ảnh hưởng không đáng kể qua thời gian chúng tích luỹ dần trong cơ thể sống. Dần dần do đặc tính khó phân huỷ nên nó tích luỹ nhiều dần và đã ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể sống. Chẳng hạn như việc ứng dụng rộng rãi thuốc trừ cỏ với tỷ lệ ít mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con ngươì. Thuộc tính sinh lý: Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh, nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp. Việt nam nói chung và xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nói riêng phải chú ý tới thuộc tính này vì điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các ổ dịch bệnh sinh sôi, phát triển . Chúng ta cần phải luôn kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. 1.3.Nguồn phát sinh rác thải . Bao gồm các nguồn sau: Từ nguồn sinh hoạt hàng ngày của con người: Đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất ít có biến động lớn về khối lượng phát sinh Xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An với lượng phát sinh khoảng 1230 kg/ngày thì bình quân đầu người là 0.811kg/người/ ngày.Nguồn phát sinh này được thu thường xuyên với 1 ngày một lần và thường là thành phần của chất hữu cơ. Nguồn từ hoạt động buôn bán: Xóm Châu Hưng chủ yếu hoạt động dịch vụ thương mại nên lượng rác thải thải ra khá lớn như bao bì, túi ni lon... Cái này cần phải có những biện pháp cảnh báo kịp thời nếu không xẩy ra hậu quả khó lường được Hiện nay xóm Châu Hưng thu gom nguồn này bằng phương pháp thu gom thủ công là chính. Nguồn từ các hoạt động sinh trưởng phát triển của các loài thực vật: Nguồn này có khối lượng không nhiều và thay đổi theo mùa. Đặc biệt mùa thu lá rụng nhiều nên khối lượng rác thải có lớn hơn. 1.4. Sự lan truyền của các chất gây ô nhiễm trong thành phần rác thải. Phần lớn những chất gây ô nhiễm là những sản phẩm được sinh ra trong những vùng có địa giới hoàn toàn xác định, ví dụ các khu công nghiệp, các thành phố, các vùng nông nghiệp phát triển ... Một câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào mà chúng có thể lan truyền đi xa để chúng có thể tác động lên thực vật, động vật ở các nơi khác, hay là làm thay đổi thành phần hoá học của khí quyển ở quy mô toàn cầu. 1.4.1. Sự lan truyền qua màng dinh dưỡng. Sự phân bố của các vật sống trên bề mặt trái đất hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Từ hai địa cực cho đến đường xích đạo,trên cạn cũng như dưới nước, chúng được tổ chức thành “quần xã sinh học” ít nhiều khép kín và tương đối độc lập mà tất cả các thành viên của chúng đều phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi nhóm thực vật và động vật có một chức năng riêng trong các quần xã này, và số “người sản xuất” và “người tiêu thụ” ăn cỏ và ăn thịt bị giới hạn bởi một loạt yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự mất năng lượng(hơn 90%) xảy ra khi chuyển từ một nấc dinh dưỡng này sang một nấc dinh dưỡng khác. Mặt khác bản chất và số lượng các cá thể thực vật và động vật thành viên của các quần xã này phụ thuộc chặt chẽ vào đất và vào khí hậu của địa phương mà chúng sống, tập hợp của các sinh vật và môi trường xung quanh tạo nên hệ sinh thái. Tuy nhiên, sinh quyển không phải là sự lắp ghép đơn giản của các hệ sinh thái. Không có hệ sinh thái nào là hoàn toàn đóng kín. Mặt khác, năng lượng mà chúng chuyển hoá thành các chất hữu cơ đều lấy từ mặt trời, và sự vận hành của mỗi hệ ít nhiều đều bị ảnh hưởng của các hệ bên cạnh. Hệ sinh thái “cô lập” nhất có lẽ là các ao, hồ nằm giữa thảo nguyên nhưng chúng phải nhận nước từ các vùng xung quanh và làm nơi trú chân cho các đàn chim di trú. Yếu tố quan trọng nhất là các cấu tử hoá học cần thiết cho sự sống “lưu thông” từ một hệ sinh thái này sang một hệ sinh thái khác của trung gian của các chu trình sinh địa hoá. Có thể nói trong sinh quyển các chu trình sinh địa hoá đóng vai trò tương tự như vai trò của hệ tuần hoàn trong cơ thể con người. Do đó hoàn toàn không ngạc nhiên là một chất ô nhiễm được sinh ra ở một nơi nào đó lại có thể làm nảy sinh các phản ứng dây chuyền ở rất xa điểm xuất phát. Một chất ô nhiễm nào đó, nếu không bị vi sinh vật phân huỷ quá nhanh, và nếu tốc độ sinh ra nó lớn hơn tốc độ nó tự phân huỷ thì nó luôn luôn có cơ hội lan truyền và tiếp xúc với các cơ thể sinh vật. Sự lan truyền của các chất ô nhiễm qua trung gian của các mạch dinh dưỡng là được biết rõ nhất. Ví dụ trường hợp D.D.T.chất này được dùng để chống muỗi và được rải bằng máy bay nhiều năm liền ở vùng ao hồ Long Ailen(long I SLANH). Người ta đã chọn sử dụng các nồng độ thấp để không gây ra bất cứ tác động trực tiếp có hại nào lên cá và động vật hoang dã khác. Thế nhưng bất chấp tất cả các biện pháp dự phòng đó, người ta vẫn nhận thấy sự thay đổi dần dần của quần thể động vật. Hàm lượng các hợp chất clo trong các ngăn khác nhau của hệ sinh thái dưới nước đã hé mở bí mật của hiện tượng này. Trong khi nước chỉ chứa 0.00005 ppm thuốc trừ sâu thì cá ăn cỏ chứa từ 0.23 đến 0.94ppm, cá ăn thịt chứa từ 1.33 đến 2.07ppm, còn chim ăn cá thì chứa đến 26.4ppm. Như vậy thuốc trừ sâu đã tập trung dần dần trong quá trình chúng di chuyển dọc theo chuỗi thức ăn, và do đó các liều “ vô hại” ban đầu với từng cá thể thì về lâu dài lại tỏ ra rất nguy hiểm đối với cả quần xã. Hiện tượng tương tự cũng đã phát hiện được đối với các đồng vị phóng xạ. Người ta thải chất phóng xạ stron xi 90 vào một hồ ở Canađa với nồng độ bé và “an toàn” đối với các sinh vật sống ở đấy. Thế nhưng, những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các loại cây thuỷ sản ở đây có độ phóng xạ cao hơn cuả nước 300 lần, độ phóng xạ ở cá ăn cỏ cao hơn 1000 lần, còn khung xương của cá ăn thịt thì có độ phóng xạ cao hơn đến 3000 lần. 1.4.2. Sự lan truyền qua các chu trình sinh địa hoá. Các chu trình sinh địa hoá lớn(các chu trình của nước, các bon, nitơ, phốt pho...)đóng vai trò vận chuyển các nguyên tố và các hợp chất đi xa, chẳng hạn người ta biết rằng D.D.T.không bao giờ được sử dụng ở nam cực nhưng người ta đã tìm thấy nó trong mỡ chim cánh cụt. Chắc chắn là nó đã được vận chuyển đến đó bởi các dòng nước. Các policlobiphenyl cũng được lan truyền bằng cách như vậy. Một trường hợp khác: Sự tăng nồng độ khí cacbonic trong khí quyển chủ yếu là do sự đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch(than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên....). Rõ ràng là việc đốt này chủ yếu chỉ xảy ra ở Bắc bán cầu, là nơi tập trung các nước công ngiệp hoá, tuy nhiên sự tăng nồng độ khí cacbonic thì xẩy ra trong toàn bộ khí quyển. Trong suốt quá trình lưu chuyển dọc theo chuổi thức ăn hay phát tán đi xa, các phần tử của các chất ô nhiễm không nhất thiết vẫn giữ nguyên bản chất của chúng. chúng có thể bị biến đổi bởi các quá trình khác nhau và do đó làm xuất hiện những vấn đề mới. Một ví dụ của hiện tượng này là trường hợp peroxiaxetylnitrat(PAN). Dưới tác dụng của các tia cực tím của ánh sáng mặt trời, hai trong số các cấu tử của khí thải của các động cơ đốt trong là oxitnitơ(NOx) và hiđrocacbon(CH) phản ứng với nhau để tạo thành PAN và ozon. Hai sản phẩm mới này không những là những chất độc hơn nhiều so với các chất ban đầu, mà tác động đồng thời của chúng lên đường hô hấp của người và sinh vật lại càng nguy hiểm hơn. PAN bao vây một phần các phản ứng quang hợp trong khi ozon kích thích sự hô hấp của thực vật, làm cho chúng chết do tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho việc hô hấp mà không thu lại được năng lượng bù đắp cần thiết. 1.4.3.Sự tác động đa dang và phức tạp: Một sự kiện khác làm phức tạp việc đánh giá tác động độc hại của các chất ô nhiễm là tính đa dạng của tác động của chúng lên các sinh vật khác nhau. ví dụ: DDT là một chất rất độc đối với đa số các động vật không xương sống và động vật có xương sống biến nhiệt, trong khi đối với các loài chim thì chúng không gây ra những rối loạn rõ rệt, nhưng can thiệp vào sự chuyển hoá can xi: Trứng rất dễ vỡ, chúng có thể bị vỡ dưới tác dụng của trọng lượng của chim mẹ khi ấp, và do đó có thể triệt tiêu sự sinh sản của cả loài. Hiện tượng tương tự chưa thấy đối với các động vật có vú. Các chất làm rụng lá mà mỹ đã sử dụng ở Việt Nam có thể phá huỷ hoàn toàn các khu rừng sú vẹt, nhưng chỉ có tác dụng hạn chế nhất thời lên rừng tre nứa. Do đó, nếu chỉ xuất phát từ các tiêu chuẩn độc hại kinh điển thì rất khó dự đoán tất cả các tác động độc hại của các chất ô nhiễm. Thông thường những nghiên cứu độc tính cấp ở các động vật có vú luôn luôn phải đi kèm vớ những nghiên cứu về độc tính mạn tính cùng những đánh giá về khả năng gây quái thai, ung thư và đột biến. 2. Cơ sở nhìn nhận của mô hình thu gom, vận chuyển rác thải đã có. 2.1.Mô hình quản lý tư nhân. Mô hình này được thực hiện trên hạch toán kinh doanh độc lập với mục tiêu là đạt được lợi ích trong hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, tuy nhiên cần phải giám sát kết quả đạt được trong thu gom và vận chuyển của các đơn vị đó. Vậy những đơn vị như thế nào thì được gọi là tư nhân? Đó là tổ thu gom rác dân lập, hợp tác xã thu gom vận chuyển....Để xem mô hình hoạt động có phù hợp với địa phương không thì ta cần phải phân tích xem ưu nhược điểm của mô hình. *Ưu điểm của mô hình: - Huy động được nguồn vốn đóng góp trong dân và tạo việc làm cho người dân địa phương dần dần tiến tới xoá bỏ bao cấp trong khâu thu gom, vận chuyển được bao cấp bởi nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Với phương châm"người được hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp" sẽ lam thay đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước. Người sử dụng dịch vụ ngày càng đòi hỏi người cung cấp phải cung cấp với chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn do vậy chất lượng môi trường sẽ được cải thiện hơn. -Tăng tỷ lệ thu gom rác thải trong các ngõ xóm, hạn chế tình trạng mất vệ sinh trong các khu dân cư, hạn chế được việc người dân xả rác xuống sông, ao, hồ. -Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương tạo điều kiện để người dân thực sự làm chủ và có trách nhiệm với môi trường sống của mình. -Do huy động được nguồn vốn từ dân nên nhà nước không phải bỏ kinh phí đầu mua sắm thiết bị thu gom, vận chuyển. -Thực hiện được nguyên tắc PPP trong thu gom, vận chuyển tức lấy thu bù chi cho các chi phí của hoạt động. - Giảm bớt được chi phí quản lý bởi quản lý tư nhân có bộ máy quản lý tinh gọn giảm bớt được chi phí quản lý trung gian. Điều này phù hợp với chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước. -Phát huy được tính cạnh tranh tích cực trong cơ chế thị trường. * Nhược điểm: - Vì lợi nhuận nên thường không thực hiện đầy đủ các quy trình thu gom, vận chuyển: Như cắt bớt công đoạn, các xe chở quá tải, mua xe cũ có chất lượng thấp không đảm bảo an toàn giao thông. - Nếu quản lý thiếu chặt chẽ và phối hợp không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn trong khâu thu gom, vận chuyển như: Thu không đúng giờ, tập kết không đúng điểm, để rác tồn đọng qua ngày... - Cần phải có những qui định bắt buộc các tổ chức và cá nhân đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển rác thải trong những dịp lẽ tết, những ngày mưa bão, đảm bảo chống các hiện tượng tiêu cực. - Không phổ biến kịp thời được các qui định của nhà nước, của ngành cho đối tượng lao động. - Khâu quản lý tài chính dễ sai sót, thêm một công việc cho cơ quan quản lý cấp huyện. * Những mô hình điển hình: 1.Mô hình xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thực hiện chỉ thị số 36/TW ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá(CNH-HĐH) đất nước. Chỉ thị số 43/ CT-UB ngày 25/12/1996 của Uỷ Ban Nhân Dân(UBND) tỉnh Nghệ An về "tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường" và chương trình số 02 CTr/TU ngày 3/11/1998 của tỉnh uỷ Nghệ An về chương trình thực hiện chỉ thị 36-CT/TWcủa bộ chính trị. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ đã có tính xã hội sâu sắc. Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường ở các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả bước đầu khởi sắc. Căn cứ vào tờ trình của hội liên hiệp phụ nữ(LHPN) xã Hưng Thịnh ngày 15/4/2001 và Đảng uỷ- chính quyền của xã.Đặc biệt xóm Châu Hưng, xã Hưng Thịnh trước những bức xúc, lo lắng về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư. Hôi LHPN xã Hưng Thịnh đề nghị xây dựng mô hình phụ nữ tự nguyện quản lý, thu gom và vận chuyển rác bảo vệ môi trường tại xóm Châu Hưng. Nơi đây là cửa ngõ của thành phố Vinh về phía nam, cách trung tâm thành phố 1,5 km. * Phân cấp quản lý: Lãnh đạo xã, xóm đã trực tiếp khảo sát và chọn điểm đổ, xử lý rác(nếu có thể) cách khu vực dân cư 1,5 km(phía tây của xã Hưng Thịnh) với diện tích là 300 m2. Trước sự ủng hộ tuyệt đối đó đòi hỏi tổ chức Hội phụ nữ phải thực hiện mục tiêu cụ thể của đề án là: - Tổ chức tuyền truyền, giáo dục, học tập nâng cao kiến thức về luật bảo vệ môi trường, các chỉ thị, nghị quyết của đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước cho toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ xã Hưng Thịnh nói chung, trong đó dân cư xóm Châu Hưng nói riêng. - Xây dựng mô hình phụ nữ tự nguyện thu gom, quản lý, vận chuyển ở Xóm Châu Hưng có 4