Các công trình đã công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò bạn đọc trong tiếp nhận văn học tiếp tục được nghiên cứu và củng cố tầm quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu hiện thực - NV - TP - BĐ. Ngoài các mối quan hệ giữa TP với hiện thực, TP với NV, thì mối quan hệ giữa TP với BĐ đã được chú ý từ lâu. Lý luận hiện đại cho rằng NV sáng tạo ra văn bản như là một hệ thống tạo nghĩa, chỉ khi có hoạt động đọc thì văn bản mới chuyển hóa thành đối tượng thẩm mĩ trong nhận thức của độc giả. Người đọc trở thành trung tâm tạo nên giá trị của TP. Sự tồn tại đích thực của TP chỉ có được nhờ hai hoạt động có ý thức từ tác giả và người đọc, điều này khẳng định từ văn bản đến TPVH luôn là quá trình tác động hai chiều trong mối quan hệ giao tiếp giữa NV và BĐ. Quá trình này tiếp diễn không ngừng bởi năng lượng phong phú phát ra từ văn bản và ý thức TN mạnh mẽ, đa dạng, đa chiều của độc giả. Điều đó cho thấy vai trò BĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vòng đời của một TP. Nhà thơ Xôviết Marsac khẳng định: “BĐ là nhân vật không thể không có được. Không có BĐ, không có sách của chúng ta mà cả những TP của Homere, Dante, Shakespeare, Đostoyevsky, Puskin, tất cả chỉ là đống giấy chết” [71, tr.12]. Trong giờ học TPVC, vai trò BĐHS đã được khoa học dạy văn đặt ra và nghiên cứu trên cả bình diện lý luận và thực tiễn; đã triển khai từ những định hướng chung cho đến những thể nghiệm ban đầu. Song, theo GS. Phan Trọng Luận, hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường theo hướng phát huy vai trò BĐHS vẫn chưa được hoàn thiện. Việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vẫn đang là mối quan tâm hiện nay của chuyên ngành PPDH, nhất là khi khuynh hướng trả lại TP cho người đọc đang rất được chú ý.

pdf158 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các công trình đã công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò bạn đọc trong tiếp nhận văn học tiếp tục được nghiên cứu và củng cố tầm quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu hiện thực - NV - TP - BĐ. Ngoài các mối quan hệ giữa TP với hiện thực, TP với NV, thì mối quan hệ giữa TP với BĐ đã được chú ý từ lâu. Lý luận hiện đại cho rằng NV sáng tạo ra văn bản như là một hệ thống tạo nghĩa, chỉ khi có hoạt động đọc thì văn bản mới chuyển hóa thành đối tượng thẩm mĩ trong nhận thức của độc giả. Người đọc trở thành trung tâm tạo nên giá trị của TP. Sự tồn tại đích thực của TP chỉ có được nhờ hai hoạt động có ý thức từ tác giả và người đọc, điều này khẳng định từ văn bản đến TPVH luôn là quá trình tác động hai chiều trong mối quan hệ giao tiếp giữa NV và BĐ. Quá trình này tiếp diễn không ngừng bởi năng lượng phong phú phát ra từ văn bản và ý thức TN mạnh mẽ, đa dạng, đa chiều của độc giả. Điều đó cho thấy vai trò BĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vòng đời của một TP. Nhà thơ Xôviết Marsac khẳng định: “BĐ là nhân vật không thể không có được. Không có BĐ, không có sách của chúng ta mà cả những TP của Homere, Dante, Shakespeare, Đostoyevsky, Puskin, tất cả chỉ là đống giấy chết” [71, tr.12]. Trong giờ học TPVC, vai trò BĐHS đã được khoa học dạy văn đặt ra và nghiên cứu trên cả bình diện lý luận và thực tiễn; đã triển khai từ những định hướng chung cho đến những thể nghiệm ban đầu. Song, theo GS. Phan Trọng Luận, hoạt động dạy học TPVC trong nhà trường theo hướng phát huy vai trò BĐHS vẫn chưa được hoàn thiện. Việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vẫn đang là mối quan tâm hiện nay của chuyên ngành PPDH, nhất là khi khuynh hướng trả lại TP cho người đọc đang rất được chú ý. 1.2. Phương pháp dạy học văn hiện nay đặt ra yêu cầu chú trọng năng lực tiếp nhận văn học của bạn đọc học sinh Chương trình SGK trong nhà trường PT đã được các nhà nghiên cứu lựa chọn đưa vào “những TP có giá trị nội dung và nghệ thuật, được chọn lọc từ trong di sản văn hóa dân tộc và thế giới, có tác dụng giáo dục tích cực nhằm phát triển những hiểu biết về văn học, xã hội, con người, thời đại cho HS và phát triển những kỹ năng văn học như đọc, nói, viết, phát triển những phẩm chất, nhân cách, năng lực tư duy, nhận thức thẩm mĩ cho HS” [53, tr.63]. Qua các TP đó, HS tự khám phá thế giới hình tượng mà NV xây dựng, phát hiện ra những giá trị của TP, giúp các em bồi đắp tâm hồn, nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân. Điều đó đồng thời đã 2 khẳng định vai trò BĐHS đối với những TPVC trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, kết quả dạy học chưa thực sự xứng đáng với yêu cầu và mong muốn đặt ra. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc PPDH văn hiện nay chưa thực sự quan tâm đúng mức đến năng lực tiếp nhận TPVH của BĐHS, nhất là với BĐHS các DTIN ở khu vực Tây Nguyên lại càng ít được quan tâm hơn. Như vậy, việc áp dụng LTTN để khẳng định vai trò chủ thể HS ở nhà trường chưa được chú trọng và phát huy, dẫn đến việc dạy học TPVC ở THPT chưa thực sự hiệu quả. 1.3. Thực trạng dạy học tiếp nhận tác phẩm văn chương ở các trường phổ thông dân tộc nội trú - Tây Nguyên còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập Việc tích cực hóa vai trò người học trong dạy học nói chung và phát huy vai trò BĐHS trong giờ học TPVC nói riêng luôn là thách thức đối với GV cũng như HS, nhất là đối với HS DTIN, vốn có nhiều tiềm năng nhưng gặp không ít khó khăn. Điều kiện hạn chế về kinh tế, giao lưu văn hóa, đặc thù tâm lí, tính cách, khả năng sử dụng tiếng Việt, trở thành những rào cản không nhỏ trong việc phát huy vai trò BĐHS (DTIN- Tây Nguyên) trong giờ học TPVC. Chính vì thế, việc cập nhật những đổi mới trong dạy học, áp dụng những thành tựu của khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng vào dạy học ở các trường phổ thôngở khu vực Tây Nguyên hết sức hạn chế; kết quả dạy học Ngữ văn trong đó có dạy học TPVC chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng hiện nay, nhất là khi dạy học hướng tới hình thành năng lực cho người học. Dạy học TPVC theo hướng phát huy vai trò BĐHS sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục những khó khăn, phát huy những thế mạnh đặc thù của đối tượng HS (DTIN- Tây Nguyên) để đưa chất lượng dạy học TPVC đáp ứng những yêu cầu mới hiện nay. 1.4. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc ít người góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Đảng và Nhà nước ta đã nêu nhiệm vụ cho giáo dục “ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách”, đồng thời cũng đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt đối với công tác giáo dục HS nói chung và 3 HS dân tộc nói riêng. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục HS dân tộc vẫn là đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở THPT" làm vấn đề nghiên cứu với mong muốn vận dụng lý luận dạy học hiện đại về vai trò BĐ vào việc dạy học TPVC cho HS DTIN ở khu vực Tây Nguyên, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của HS. 2. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ vai trò đặc biệt BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC về phương diện lí luận và thực tiễn. - Xác định các nguyên tắc, biện pháp khả thi để phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học TPVC, góp phần thực hiện chủ trương phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Tây Nguyên của Đảng và Nhà nước ta. - Bổ sung, hoàn thiện lí luận về đổi mới phương pháp dạy học TPVC trong nhà trường theo quan điểm HS là BĐ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trò BĐHS trong việc TN TPVC ở THPT. +Nghiên cứu thực trạng, hoàn cảnh học tập đặc thù của HS (DTIN – Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT hiện nay. + Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN – Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT. + Tiến hành thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là HS (DTIN-Tây Nguyên) với tư cách, vai trò là BĐ trong giờ học TPVC ở THPT. 3.2. Phạm vi - Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) tại các trường PT DTNT trên địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể là: + Trường PT DTNT tỉnh Kon Tum; + Trường PT DTNT tỉnh Gia Lai; trường PT DTNT Đông Gia Lai; + Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đắk Lắk; + Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đắk Nông; 4 + Trường PT DTNT tỉnh Lâm Đồng; trường PT DTNT Liên huyện tỉnh Lâm Đồng. - Luận án đặt trọng tâm chú ý vào vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC. Các yếu tố khác trong toàn bộ quá trình dạy học TP nếu được đề cập đều trong mối quan hệ với giờ dạy học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và áp dụng được các nguyên tắc, biện pháp nhằm phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT dựa trên cơ sở đời sống văn hóa, tâm lý, năng lực cảm thụ của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận văn học trong giờ học TPVC, đồng thời góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp, phân tích, so sánh, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề phát huyvai trò BĐHS (DTIN – Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở THPT. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát hoạt động học tập của HS trong mối quan hệ với hoạt động dạy của GV để tìm hiểu vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên)trong giờ học TPVC ở trường THPT. - Điều tra bằng Ankét: Được sử dụng để điều tra tìm hiểu thực trạng trên đối tượng là GV và HS để tìm hiểu vai trò BĐ và năng lực TN văn học của HS. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các bài văn của HS để đánh giá năng lực TN của HS. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi, thu thập thông tin từ các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến vấn đề phát huy vai trò BĐHS (DTIN- Tây Nguyên)giờ học TPVC ở trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm: sử dụng nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên)trong giờ học TPVC ở trường THPT; được tiến hành bằng cách soạn – dạy thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả; thống kê phân loại, tính số lượng, phần trăm (%); sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, tính các tham số đặc trưng như tần số, tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về lí luận Luận án đã nghiên cứu hệ thống hóa, tổng hợp các cơ sở lí luận về vấn đề TN văn học của BĐHS trong giờ học TPVC, về đặc thù của chủ thể TN, phân tích thực 5 tiễn dạy học TPVC hiện nay trong các trường THPT nội trú tại địa bàn Tây Nguyên làm căn cứ khẳng định tính chất khoa học, thời sự của việc quan tâm phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên). Kết quả nghiên cứu của luận án tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và khẳng định nội dung lí luận của dạy học TPVC trong nhà trường PT theo hướng HS là BĐ sáng tạo, đồng thời hiện thực hóa tư tưởng này vào đối tượng TN đặc thù là BĐHS (DTIN-Tây Nguyên); từ đó mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng tư tưởng lí luận đã được khẳng định vào thực tiễn đa dạng, đặc trưng của mỗi vùng miền trong dạy học văn ở nhà trường PT. 6.2. Về thực tiễn - Luận án giúp GV và các cấp quản lí giáo dục địa phương nhận thức sâu sắc con đường để phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) như là một nguồn tài nguyên con người với những ưu thế và đặc thù riêng để phát triển giáo dục nói riêng, kinh tế, xã hội, văn hóa, nói chung. - Luận án đã xây dựng được các nguyên tắc, biện pháp dạy học để phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ dạy học TPVC theo định hướng phát hiện và hiện thực hóa, giải phóng tiềm năng của BĐHS, giúp GV có thể tổ chức giờ dạy học TPVC cho HS (DTIN-Tây Nguyên) đạt hiệu quả cao. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan và Kết luận, Nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT Chương này trình bày, phân tích, tổng hợp, đánh giá những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan. Đây được coi là cơ sở để xác lập các nguyên tắc và biện pháp phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ học TPVC ở trường THPT như: BĐ trong quá trình TNVH; Vai trò BĐHS THPT trong giờ học TPVC; Phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên); Thực trạng về vai trò BĐHS (DTIN- Tây Nguyên) trong giờ học TPVC. Chương 2: Những nguyên tắc và biện pháp phát huy vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở THPT Chương này tập trung đề xuất những nguyên tắc và biện pháp cụ thể để phát huy vai trò BĐHS (DTIN -Tây Nguyên) ở trường THPT. Các nguyên tắc được đề xuất trên cơ sở bám sát đặc thù chủ thể và đối tượng TN cũng như quá trình sư phạm. Đây là những định hướng được quán triệt chặt chẽ trong khi đề xuất biện pháp. Các biện pháp được đề xuất theo logic của quá trình TN cũng như quá trình sư phạm tổ chức giờ dạy học TPVC ở nhà trường PT. 6 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chương 3 sẽ cụ thể hoá những nguyên tắc và biện pháp đã đề xuất ở Chương 2 qua các giáo án cụ thể, quy trình triển khai dạy học thực nghiệm; từ đó đánh giá kết quả nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của chúng; rút ra những kết luận hữu ích cho việc phát huy vai trò BĐHS (DTIN-Tây Nguyên) trong giờ dạy học TPVC ở THPT. 7 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu về vai trò của người đọc trong tiếp nhận tác phẩm văn chương 1.1. Trên thế giới Ngay khi có hoạt động sáng tạo văn chương là đã xuất hiện hoạt động TN. Như vậy, người đọc có vai trò quan trọng trong quá trình văn học, có thể nói độc giả được sinh thành cùng TPVC. Để tìm hiểu, phân tích, bình giá, giải mã văn bản không thể thiếu hoạt động của người đọc. Tuy vậy, điều này không phải ngay từ đầu mặc nhiên được thừa nhận mà phải trải qua một quá trình nghiên cứu rất lâu dài; trước khi trở thành vấn đề của khoa học giáo dục, đây đã là một nội dung lớn của lý luận văn học cả ở trong và ngoài nước. 1.1.1.Từ thời cổ đại đến trước thế kỉ XX Từ thời cổ đại, ở cả Phương Đông và Phương Tây, dù chưa có những công trình chính thống và tập trung nghiên cứu nhưng đã xuất hiện những quan niệm khác nhau, “vẽ ra các kiểu gương mặt người đọc” [55, tr.5] khác nhau. Ở Phương Đông, Khổng Tử từng nói: “Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán”, nghĩa là đọc Kinh thi có thể làm cho người ta phấn khởi ý chí, có thể giúp quan sát phong tục, hòa hợp với con người, bày tỏ nỗi sầu oán (Luận ngữ: “Dương hóa”) [83, tr.5]. Nhận xét này cho thấy một khía cạnh trong mối quan hệ giữa TP với người đọc - sự tác động của văn chương đối với độc giả. Đến đời Hán, Đổng Trọng Thư cho rằng: “Thi vô đạt hỗ” - thơ không thể giải thích thấu đạt được; Nghiêm Vũ đời Tống thì khẳng định: “Chỗ kỳ diệu của thơ trong suốt lung linh, không thể nắm bắt được, như thanh âm giữa trời, sắc đẹp trong dung nhan, ánh trăng dưới đáy nước, hình ảnh trong gương, lời có hạn mà ý vô cùng”. Vì vậy, độc giả chỉ có cách trở thành kẻ tri âm, tri kỷ mới mong cảm nhận được chỗ kì diệu đó. Đây là những quan niệm tiêu biểu cho kiểu TN “tri âm”, tuyệt đối hóa sự gặp gỡ, đồng điệu giữa NV và người đọc. Song như Lưu Hiệp từng khẳng định: “Tri âm khó vậy thay, cái âm thực khó biết, người biết thực khó gặp. Gặp được người tri âm nghìn năm mới có một lần”. Tuy vậy, ngay cả quan niệm có vẻ “khắt khe” này thực ra cũng không có ý phủ định về vai trò của người đọc mà chỉ nhằm nhấn mạnh vào đặc trưng của văn chương. Đàm Hiến - đời Thanh, khi nói tới thưởng thức của BĐ, trong lời tựa của một tập từ tuyển đã nhận xét: “Dụng tâm của tác giả chưa chắc đã vậy, nhưng dụng tâm của người đọc sao lại không thể như vậy” [99, tr.154], nghĩa là người đọc có thể xem TP như phương tiện thể hiện nỗi lòng, dụng ý, tình cảm chủ quan của mình. TN văn học như thế thực chất là “kí thác”, lấy ý đồ chủ quan của người đọc làm 8 mục tiêu, lấn át cả chủ quan của NV. Tiêu biểu cho cách đọc “ký thác” này có Kim Thánh Thán, nhà phê bình nổi tiếng đời Thanh, với tâm niệm khi đọc TP của Vương Thực Phủ: “Tôi ngày nay sở dĩ phê bình vở Mái Tây thật chẳng qua vì người đời sau chắc sẽ nhớ tôi, mà tôi không có gì sẵn quà cho họ, cho nên bất đắc dĩ mà làm việc đó. Tôi thực không rõ ý đồ người viết vở Mái Tây có quả như vậy không? Nếu quả đúng như thế, thì có thể nói rằng, đến nay mới bắt đầu thực thấy vở Mái Tây Bằng không như vậy, thì lại có thể nói trước đây có vở Mái Tây rồi, nhưng nay lại thấy thêm vở Mái Tây của Thánh Thán cũng được” [98, tr.101] Như vậy, có thể nói, trong truyền thống TN của văn học phương Đông, bên cạnh nhân tố người sáng tác, độc giả đã được quan tâm ở những phương diện nhất định. Ở phương Tây, các phát biểu ngay từ thời cổ đại cũng đã đề cập đến những khía cạnh liên quan tới các phạm trù cơ bản nhất của LTTN về sau, trong đó có vấn đề người đọc. Tiêu biểu là Platon (427-347 trước công nguyên) đã bộc lộ quan điểm về khoái cảm thẩm mĩ “Khoái cảm là kẻ bịp bợm tồi tệ nhất”. Platon kiên quyết loại trừ thơ trong nhà nước cộng hòa vì sợ ảnh hưởng có hại của nó đến người đọc. Ngoài ra, ông còn phân loại thị hiếu từ thấp đến cao theo các tiêu chuẩn về tuổi đời, địa vị xã hội, trình độ văn hóa - giáo dục của công chúng [22, tr.58]. Những điều này cho thấy, chính Platon đã nhận ra vai trò của người đọc trong sự tồn tại của TPVC. Arixtốt trong Thi học cho rằng: “Khi thưởng thức TP người đọc cảm thấy thú vị là vì vừa xem, họ vừa đoán định TP đang nói đến là người và việc nào đó ngoài đời”. Ở đây, chủ quan của NV đã có sự gặp gỡ với chủ quan của người đọc. Đặc biệt, Arixtốt với khái niệm Catharsis (thanh lọc) rõ ràng đã nói đến giá trị hay chính là tác động bồi đắp tâm hồn người đọc của TPVC. Horace với học thuyết về sức tác động, ý nghĩa giáo dục và khơi gợi cảm xúc của thơ ca nói riêng, văn chương nói chung đối với người đọc cũng là một quan điểm khẳng định mối quan hệ tất yếu giữa độc giả và TP. Như vậy, ngay từ thời cổ đại, dù tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián tiếp, dù chỉ qua những lời “điểm sách bình văn” chứ chưa trở thành những công trình nghiên cứu hệ thống, cụ thể, tập trung, song sự hiện diện tất yếu và vai trò của người đọc đã được ít nhiều khẳng định. Tuy nhiên, người đọc trong những quan điểm trên, nói như Louise Rosenblatt, chỉ xuất hiện như những “cái bóng vô hình, đơn giản”, đi vào những khía cạnh riêng lẻ hoặc được nhắc đến một cách gián tiếp trong mối quan hệ tương tác với NV, TP 1.1.2.Từ thế kỉ XX đến nay Nếu việc phát hiện ra tác giả là một khám phá quan trọng nhất của thế kỷ XIX, phát hiện ra văn bản là khám phá quan trọng của nửa đầu thế kỷ XX, thì việc phát 9 hiện ra người đọc là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lí luận văn học những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Bước sang thế kỷ XX, như để đối trọng lại với những thuyết tái hiện và biểu hiện chú ý đến “quan hệ bên ngoài”, một số khuynh hướng nghiên cứu khác đã ra đời mà René Wellek và O.Warren gọi chung là lối “nghiên cứu bên trong” với quan điểm là lấy văn bản làm trung tâm. Mở đầu là chủ nghĩa hình thức Nga với lập luận rằng “hiện thực và tư tưởng trong TP đã đành là có, nhưng đó là đối tượng nghiên cứu của sử học, xã hội học, triết học, tâm lý học, v.v, vậy chỉ có tính văn học mới là đối tượng nghiên cứu của phê bình văn học: “Đối tượng của nghiên cứu văn học không phải là TPVH cụ thể nào đó, mà là tính văn học, tức là nói, làm cho bộ trước tác đó trở thành TPVH, cái gì là chủ yếu?” (Roman Jakopson). Câu trả lời theo tác giả chính là sự vận dụng khác biệt hoặc làm “lạ hóa” ngôn ngữ hằng ngày vào trong TP. Từ đó, các nhà nghiên cứu tự xưng là “thuyết khác biệt” (Sklovsky), chứ không phải là chủ nghĩa hình thức như bị gán ghép” [83, tr.10]. Lý thuyết này được phát triển qua trường phái cấu trúc chức năng ở Prague những năm 20, 30 của thế kỷ trước, đến Phê bình mới những năm 40,50 và đạt đến cực điểm bởi chủ nghĩa cấu trúc Pháp những năm 60. Đặc biệt, Chủ nghĩa Phê bình mới là trào lưu phê bình xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1920, chủ trương phân tích văn bản của thơ văn về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là về mặt ngữ nghĩa để tìm giá trị của TP, không quan tâm đến tiểu sử tác giả, tư tưởng của TP. “Độc tôn văn bản TP Phê bình mới phủ nhận luôn sự TN của người đọc, cho đó đều là “những cảm thụ ngộ nhận” [84, tr.327]. Từ quan điểm văn bản quyết định tất cả, người đọc trở nên hoàn toàn thụ động, chịu sự tác động và chỉ có vai trò tìm kiếm ý nghĩa đã có sẵn trong văn bản. Chủ nghĩa Phê bình mới coi trọng đặc điểm toàn vẹn của TP trong việc dạy học văn đã đặt trọng tâm vào TP mà coi nhẹ những “quy tắc văn hóa”. Gần như đồng thời với Phê bình mới, Phê bình theo phản ứng người đọc xuất hiện để đối trọng lại với trường phái tuyệt đối hóa vai trò văn bản TP nói trên, cho rằng mặc dù ý nghĩa nằm trong hệ thống phù hiệu ngôn ngữ của văn bản, nhưng không tồn tại độc lập mà phải dựa vào người đọc.
Luận văn liên quan