Đối với nước ta hiện nay, thực hiện việc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển TBCN là một mô thức không có tiền lệ thì việc đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện một hệ thống lý luận khoa học sắc bén, trong đó có lý luận về vấn đề “sở hữu” là tất yếu khách quan. Nó không chỉ là kim chỉ nam cho hành động kinh tế của đất nước, mà còn góp phần giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục sai lầm lệch lạc của thực tiễn quản lý điều hành phát sinh vì sự hoàn thiện của chế độ sở hữu XHCN, từ đây tạo ra cái nền vật chất pháp lý cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3775 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự 2005, nhận xét và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§èi víi níc ta hiÖn nay, thùc hiÖn viÖc qu¸ ®é ®i lªn chñ nghÜa x· héi kh«ng qua giai ®o¹n ph¸t triÓn TBCN lµ mét m« thøc kh«ng cã tiÒn lÖ th× viÖc ®ßi hái ph¶i cñng cè vµ hoµn thiÖn mét hÖ thèng lý luËn khoa häc s¾c bÐn, trong ®ã cã lý luËn vÒ vÊn ®Ò “sở hữu” lµ tÊt yÕu kh¸ch quan. Nã kh«ng chØ lµ kim chØ nam cho hµnh ®éng kinh tÕ cña ®Êt níc, mµ cßn gãp phÇn gi¶i quyÕt, th¸o gì víng m¾c, kh¾c phôc sai lÇm lÖch l¹c cña thùc tiÔn qu¶n lý ®iÒu hµnh ph¸t sinh v× sù hoµn thiÖn cña chÕ ®é së h÷u XHCN, tõ ®©y t¹o ra c¸i nÒn vËt chÊt ph¸p lý cho c«ng cuéc c«ng nghiÖp ho¸ hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt níc, phÊn ®Êu cho môc tiªu d©n giµu níc m¹nh, x· héi c«ng b»ng, v¨n minh.
Trong tÊt c¶ sù hiÓu biÕt cßn h¹n chÕ cña m×nh em xin ®îc tr×nh bµy vÊn ®Ò các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự 2005, nhận xét và kiến nghị. Víi lßng mong muèn ®îc häc hái hiÓu biÕt em hy vọng nhận được sù chØ b¶o vµ híng dÉn cña thầy cô đÓ bµi viÕt sau cña em ®îc hoµn thiÖn.
Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
a. lý luËn chung vÒ c¸c h×nh thøc së h÷u
Hiến pháp 1992 quy định nước ta có 3 hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Theo BLDS thì ngoài 3 hình thức trên còn có: sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; và sở hữu chung (Điều 172).
I. Sở hữu Nhà nước
1, Chủ thể của sở hữu Nhà nước
Chủ thể của sở hữu Nhà nước là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nhà nước có quyền đại diện nhân dân nắm toàn bộ tư liệu sản xuất chủ yếu bao gồm “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình… cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước…” (Điều 17 Hiến pháp 1992).
Điều 200 BLDS 2005 quy định:
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước.
2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước.”
Khác với những chủ sở hữu khác Nhà nước là một chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ sở hữu. Đặc biệt ở chỗ Nhà nước là chủ thể duy nhất sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu và không trực tiếp thực hiện quyền sở hữu của mình mà gián tiếp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp…, Nhà nước chỉ kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó sao cho hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích.
2, Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước rất đa dạng và có ý nghĩa quan trọng với đất nước. Nhà nước nắm giữ những tài sản đó nhằm xây dựng nền tảng phát triển cho các hình thức sở hữu khác, từ đó phục vụ nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở Điều 17 Hiến pháp 1992, Điều 200 BLDS 2005 quy định tài sản thuộc sở hữu Nhà nước gồm “đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”
3, Nội dung của sở hữu Nhà nước
Nội dung của sở hữu Nhà nước thể hiện qua một số trường hợp sau:
Đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.
Đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang.
Đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân sử dụng, khai thác tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước
Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước nhưng chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý.
Các tổ chức và cá nhân có quyền quản lý, sử dụng tài sản được giao đúng mục đích và quy định của pháp luật. Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đối với việc quản lý, sử dụng những tài sản đó.
II. Sở hữu tập thể
1, Chủ thể của sở hữu tập thể
“Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.” - Điều 208 BLDS 2005.
Như vậy, các hợp tác xã là chủ thể của sở hữu tập thể. Mặc dù vốn ban đầu là do các xã viên đóng góp nhưng khi hợp tác xã đã hoạt động thì nguồn vốn và những tài sản được hình thành từ đó đều thuộc sở hữu tập thể.
2, Tài sản thuộc sở hữu tập thể.
Phạm vi tài sản thuộc sở hữu tập thể rất rộng, bao gồm “tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật…” (Điều 209 BLDS 2005).
3, Nội dung của sở hữu tập thể
Tài sản thuộc sở hữu tập thể có thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng nhằm phát triển kinh tế tập thể và phục vụ lợi ích của các thành viên. Các thành viên có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc sở hữu tập thể. Tuy nhiên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể luôn phải phù hợp với điều lệ và quan trọng hơn hết là tuân theo các quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển của tập thể.
III. Sở hữu tư nhân
1, Chủ thể của sở hữu tư nhân
Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình – Điều 211 BLDS 2005.
Mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của sở hữu tư nhân miễn là có tài sản hợp pháp. Vấn đề năng lực hành vi dân sự chỉ đặt ra khi thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Nếu cá nhân không thể trực tiếp thực hiện quyền của chủ sở hữu thì phải thông qua người đại diện. BLDS còn công nhận chủ thể của sở hữu tư nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài.
Dựa trên quy mô về vốn, tổ chức sản xuất và lao động, sở hữu tư nhân được chia thành: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
2, Tài sản thuộc sở hữu tư nhân
Điều 212 BLDS 2005 đã quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao gồm “thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân…” Tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị giới hạn về số lượng và giá trị tài sản, trừ những tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc sở hữu tư nhân thì cá nhân không được quyền sở hữu.
3, Nội dung của sở hữu tư nhân
Nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật nhưng phải theo nguyên tắc “không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” (Khoản 2 Điều 213 BLDS 2005).
IV. Sở hữu chung
1, Chủ thể của sở hữu chung
“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.” – Điều 214 BLDS 2005. Cơ sở xác lập sở hữu chung là sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật, tập quán. Các chủ thể cùng có quyền sở hữu đối với tài sản được gọi là các đồng chủ sở hữu. Các đồng chủ sở hữu có quyền chung nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Nhưng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi đồng chủ sở hữu lại có tư cách là một chủ sở hữu độc lập.
2, Tài sản thuộc sở hữu chung
Tài sản thuộc sở hữu chung có thể là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản thống nhất thành một khối, nếu đem chia ra thì sẽ không còn giá trị sử dụng như ban đầu. Đồng thời hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của mỗi đồng chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của tất cả các đồng chủ sở hữu khác.
3, Các loại sở hữu chung
Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
4, Nội dung của sở hữu chung
Quyền chiếm hữu của các đồng chủ sở hữu được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.
Về quyền sử dụng, mỗi đồng chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình còn đồng chủ sở hữu chung hợp nhất thì có quyền ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.
Mỗi đồng chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật. Còn việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận giữa các đồng chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra các đồng chủ sở hữu còn có quyền chia tài sản thuộc sở hữu chung tùy từng loại sở hữu chung. Trong một số trường hợp sở hữu chung sẽ chấm dứt như: tài sản chung đã được chia, tài sản chung không còn…
V. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Sở hữu của các tổ chức là sở hữu của tổ chức nhằm thực hiện mục đích quy định trong điều lệ của tổ chức đó. Chủ thể của hình thức sở hữu này là tổ chức. Các tổ chức đó phải là một tổ chức thống nhất của những người cùng chung lợi ích, cùng giai cấp hoặc cùng nghề nghiệp. Các tổ chức được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hoặc theo quy định của pháp luật.
Tài sản thuộc sở hữu của tổ chức là tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho, được Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Các tổ chức thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều lệ.
B. nhËn xÐt vµ kiÕn nghÞ
I. Cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Trước khi đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn chủ trương xây dựng chế độ sở hữu của XHCN với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm trọng tâm. Điều 18 Hiến pháp 1980 quy định: “Thiết lập và củng cố chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nông dân lao động”. Một thời gian dài chúng ta đã định kiến với sở hữu tư nhân, thậm chí coi đó là hình thức đối lập với chế độ sở hữu XHCN, là mầm mống của chế độ bóc lột.
Nhìn nhận một cách khách quan, sở hữu toàn dân và tập thể đã thúc đẩy sức mạnh tổng hợp kinh tế - xã hội toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần to lớn vào chiến thắng chống đế quốc của dân tộc. Tuy nhiên do quá đề cao, tuyệt đối hóa vai trò và tính ưu việt của kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã nên dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp kém, hàng hóa khan hiếm, nền kinh tế sau chiến tranh trì trệ, lạc hậu.
Trước tình hình đó, Đảng đã nhìn nhận lại và sửa chữa những sai lầm do chủ quan, nóng vội. Chế độ XHCN không thể gạt bỏ tính đa dạng của các hình thức sở hữu mà ngược lại, chúng thống nhất với nhau. Trong văn kiện Đại hội VI và tiếp tục sau này là các Đại hội VII, VIII, đường lối đổi mới của Đảng được khảng định: “Chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”.
Trong công cuộc đổi mới đó cần kết hợp một cách tối đa các lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích Nhà nước. Sù ®a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc së h÷u và viÖc ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ hµng ho¸ nhiÒu thµnh phÇn nhằm ®Ó khai th¸c, ph¸t huy mäi tiÒm n¨ng cña toµn x· héi còng nh tranh thñ c¸c níc vµ c¸c tæ chøc quèc tÕ.
Víi nh÷ng thµnh tùu ®¸ng mõng vÒ kinh tÕ - x· héi cña ®Êt níc ta sau ®æi míi ®· chøng tá ®êng lèi ®æi míi cña §¶ng lµ hoµn toµn ®óng ®¾n, hîp lý. Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang vận động không ngừng theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần, đồng thời với quá trình đó, chế độ sở hữu cũng đang phát triển đa dạng hơn với sự góp mặt tich cực của nhiều hình thức sở hữu bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của các tổ chức.
Có thể khái quát về cơ cấu sở hữu ở nước ta hiện nay như sau:
Sở hữu Nhà nước giữ vai trò chi phối các hình thức sở hữu khác trong tính đa dạng của các hình thức sở hữu. Điều đó cho phép phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đồng thời giữ vững được bản chất của chế độ XHCN.
Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã. Ở nước ta sở hữu hợp tác xã vẫn được coi là một phương án tối ưu để phát huy sức mạnh của người lao động trong một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ lao động hạn chế, nguồn vốn eo hẹp.
Sở hữu tư nhân ë níc ta tån t¹i chñ yÕu díi h×nh thøc sở hữu c¸ thÓ và sở hữu tiÓu chñ, sở hữu tư bản tư nhân đang dần hình thành và phát triển nhưng còn bị hạn chế về nhiều mặt.
Sở hữu chung cũng là một hình thức sở hữu phổ biến, thể hiện trong nhiều quan hệ sở hữu như sở hữu giữa vợ và chồng, sở hữu công cộng, sở hữu nhà chung cư.
Sở hữu của các tổ chức là một hình thức sở hữu mới, tuy không phải là một hình thức sở hữu quan trọng và cơ bản nhưng nó vẫn giữ vai trò thiết yếu trong sự phát triển chung của kinh tế, xã hội.
II. Thực tại về vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay – những nhận xét và kiến nghị
Ở nước ta sau nhiều năm thực hiện đổi mới, bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế nhất định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới, nhiều vấn đề tưởng chừng như đã được giải quyết nay lại nổi lên như một yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Một trong những vấn đề đó là chế độ sở hữu.
Đảng ta xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, trong đó có ba hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Vì vậy, ở nước ta tương ứng cũng sẽ có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ba hình thức sở hữu cơ bản trên, Luật dân sự còn thừa nhận thêm một số hình thức sở hữu khác như sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng, sở hữu chung cư, sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội… Tuy nhiên vấn đề ở chỗ những hình thức sở hữu được coi là quan trọng, có vai trò then chốt lại chưa thực sự phát huy được vai trò đó còn những hình thức sở hữu mới được thừa nhận lại chưa có đủ điều kiện để phát triển. Thậm chí tiêu chí để xác định các hình thức sở hữu cũng chưa thực sự rõ ràng.
1, Sở hữu Nhà nước và thực trạng
Nhìn vào những số liệu thống kê cụ thể trong những năm gần đây ta có thể thấy hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn vốn của khu vực kinh tế Nhà nước giảm sút, thậm chí kém khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy có phải Nhà nước chưa tận dung tốt quyền sở hữu của mình. Như đã nói tài sản thuộc sở hữu Nhà nước không được Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng mà được giao cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề cần xem xét ở đây là việc giao tài sản có đúng người, đúng việc không và phương thức quản lý, sử dụng tài sản sau khi được giao của các cơ quan, doanh nghiệp có hợp lý không?
Tài sản mà Nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là vốn. Nhà nước kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn thông qua hoạt động quản lý và hạch toán tài chính. Tuy nhiên việc quản lý, hạch toán thường không phản ánh đúng tình hình kinh doanh dẫn đến các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp không nắm bắt được kịp thời tình hình sản xuất kin doanh cũng như hiện trạng tài chính của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, Nhà nước tức chủ sở hữu có thói quen quá tin tưởng vào các giám đốc doanh nghiệp đến mức các kết quả kinh doanh không hề cần và phải kiểm toán để kiểm tra, đánh giá lại kết quả kinh doanh thực sự của doanh nghiệp.
Sự “cưng chiều” của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp còn thể hiện ở những chính sách bao cấp, ưu tiên, độc quyền và bảo hộ không hợp lý, khiến các doanh nghiệp thiếu bản lĩnh khi đương đầu với những khó khăn trong kinh doanh. Như vậy lỗi quan trọng nhất là ở các cơ quan Nhà nước là đã không tận dụng tốt quyền kiểm tra, giám sát đối với những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước được giao cho doanh nghiệp.
Còn về phía doanh nghiệp, sau khi nhận được vốn không có sự đầu tư hợp lý, tiết kiếm, đúng mục đích thể hiện ở những chính sách đầu tư thiếu tính chiến lược, không theo sát thị trường, thể hiện ở việc dàn trải nguồn vốn rộng mà vẫn không có hiệu quả gây lãng phí, thể hiện ở chính sách ưu tiên, thu hút nhân lực và đào tạo, sử dụng lao động.
Để giải quyết những thực trạng trên cần đổi mới nhưng không phải là đổi mới mang tính tình thế mà cần có sự thay đổi đồng bộ, thống nhất cả về cơ chế thanh tra, giám sát và sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Vấn đề kiểm tra của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cần có sự sự chặt chẽ hơn nữa nhưng đồng thời cũng phải hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh trạnh bằng các biện pháp thích hợp, tránh bảo hộ độc quyền. Các doanh nghiệp khi nhận tài sản từ Nhà nước cần có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm. Trong hoàn cảnh hiện nay nên tập trung đầu tư phát triển những ngành chúng ta có cơ hội hợp tác và cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới.
2, Sở hữu tư nhân và thực trạng
Nhìn lại thời gian qua, kinh tế tư nhân đã phát triển rất rực rỡ và có những đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của đất nước. Trong đó đóng góp nổi trội nhất là tạo thêm được nhiều việc làm, giải quyết số lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế hay giải thể. Về vốn, các doanh nghiệp tư nhân đã huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển ổn định, kinh tế tư nhân đã đóng góp vào GDP với tỷ trọng khá lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân đã chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của sở hữu tư nhân đối với kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thành công trên, kinh tế tư nhân còn gặp một số khó khăn nhất định như vốn ít nên quy mô nhỏ, môi trường pháp lý không thuận lợi…Những khó khăn trên chủ yếu xuất phát từ cơ chế chung đối với sở hữu tư nhân chưa thực sự thiết thực. Cần có những cải cách, sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, đặc biệt là các quy định pháp lý tạo sự bình đẳng cho sở hữu tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng với sử hữu Nhà nước. Bên cạnh việc mở rộng ưu tiên cũng cần siết chặt những biện pháp quản lý của Nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu tư nhân bởi đây là một loại hình sở hữu tương đối phức tạp.
3, Tiêu chí xác định các hình thức sở hữu
Tiêu chí xác định các hình thức sở hữu chưa thực sự rõ ràng. Nếu căn cứ vào tính chất chính trị (công hay tư) của việc chiếm hữu tài sản thì chúng ta chia sở hữu thành sở hữu xã hội chủ nghĩa (với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) và sở hữu phi xã hội chủ nghĩa mà sở hữu tư nhân là đại diện chủ yếu. Căn cứ vào yếu tố ai là người được coi là chủ sở hữu của tài sản (chủ thể của quan hệ sở hữu) thì có thể chia như sau: nếu toàn dân là chủ sở hữu thì có sở hữu toàn dân; nếu hợp tác xã là chủ sở hữu thì có sở hữu tập thể, nếu hai người trở lên cùng sở hữu một tài sản thì có sở hữu chung; nếu một người (cá nhân) sở hữu thì có sở hữu cá nhân và cuối cùng nếu một tổ chức là chủ sở hữu thì có sở hữu của tổ chức đó (sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội…). Việc phân loại sở hữu như hiện nay xem ra không mấy khoa học vì nó tiến hành trên cơ sở áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí nêu trên và hậu quả là các hình thức sở hữu ở nước ta được xác định một cách, vừa thừa lại v