Trong bối cảnh thƣơng mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao
kết hợp đồng truyền thống đang dần đƣợc thay thế bởi một phƣơng thức mới - giao
kết hợp đồng điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm đƣợc
chi phí giao dịch, tiết kiệm đƣợc thời gian giao dịch, dễ dàng tiếp xúc đƣợc với các
khách hàng và thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoàimột cách nhanh chóng và hiệu
quả…Vấn đề khoảng cách địa lý vốn là trở ngại lớn trong giao kết hợp đồng truyền
thống thì với giao kết điện tử đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay, giao kết hợp đồng
điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vƣơn ra thị trƣờng thế
giới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể thực hiện
đƣợc những hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài.
Giao kết hợp đồng điện tử với khách hang trong nƣớc đòi hỏi các doanh
nghiệp phải am hiểu về pháp luật, về nghiệp vụ, về kỹ thuật công nghệ khác xa với
giao kết hợp đồng truyền thống. Giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài
còn khó khăn hơn nhiều.
Trong các khó khăn liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc
ngoài, có khó khăn về cơ sở pháp lý. Những quy định của pháp luật về giao kết hợp
đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài có khác gì với các quy định về giao kết hợp
đồng truyền thống? Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này nhƣ thế nào? Có
những bất cập nào và giải pháp nào để loại bỏ những bất cập đó? Những câu hỏi
này đã khiến chúng tôi - những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành
Luật Kinh doanh quốc tế - quan tâm và quyết định tìm hiểu. Đây cũng chính là lý
do để nhóm nghiên cứu chọn vấn đề: “Các quy định của pháp luật Việt Nam về
giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài. Những bất cập và giải pháp
hoàn thiện” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình.
105 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài Những bất cập và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... - 1 -
CHƢƠNG 1: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI ......................................................................................................... 3
I. Hợp đồng điện tử ................................................................................................. 3
1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử ................................................................... 3
1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử.................................................................... 3
1.3. Những khác biệt về Giao kết hợp đồng điện tử và Giao kết hợp đồng
truyền thống ......................................................................................................... 7
II. Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ........................................................... 12
2.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............................... 12
2.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............................... 17
2.3. Chữ ký và bằng chứng về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài nƣớc
ngoài .................................................................................................................. 26
III.Tìm hiểu các quy định pháp luật của Hoa Kỳ về hợp đồng điện tử có yếu tố
3.1 Hoa Kỳ chƣa có đạo luật riêng về Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............ 26
3.2. Luật giao dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
nhƣ hợp đồng truyền thống ............................................................................... 27
3.3. UETA đƣa ra quy định về trình tự giao kết hợp đồng điện tử ................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................... -29-
I. Nhận xét chung .................................................................................................. 30
1.1. Những thuận lợi và kết quả ........................................................................ 30
1.2. Những bất cập và nguyên nhân .................................................................. 32
II. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử có yếu
tố nƣớc ngoài ở VN ............................................................................................... 35
2.1. Những quy dịnh liên quan đến khái niệm hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc
ngoài .................................................................................................................. 35
2.2. Thực trạng những quy định về thủ tục giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố
nƣớc ngoài ......................................................................................................... 37
ii
2.3. Những quy định về nội dung của hợp đồng điện tử ................................... 47
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................................................................................ 50
I. Dự báo xu hƣớng phát triển giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử có yếu tố
nƣớc ngoài ở Việt Nam ......................................................................................... 50
1.1. Cơ sở để dự báo .......................................................................................... 50
1.2. Số liệu để dự báo ........................................................................................ 58
II. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có
yếu tố nƣớc ngoài .................................................................................................. 72
2.1. Phƣơng hƣớng chung ................................................................................. 72
III. Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết
hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ................................................................ 77
3.1. Nhóm giải pháp sửa đổi các quy định của pháp luật VN về giao kết hợp
đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ................................................................... 77
3.2. Nhóm giải pháp mới ban hành văn bản dẫn luật để hƣớng dẫn thực hiện
giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............................................... 81
3.3. Nhóm giải pháp khác.................................................................................. 84
LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
iii
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Doanh thu từ TMĐT, giai đoạn từ 1997 đến 2008
Biểu đồ 2 Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm
2004 – 2008
Biểu đồ 3 Quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch
thƣơng mại điện tử
BẢNG
Bảng 1 Thống kê sự tăng trƣởng lƣợng ngƣời sử dụng
Internet từ năm 2000 đến năm 2008 ở một số
châu lục và thế giới.
Bảng 2 Danh sách một số hãng hàng không ở Việt Nam
cho phép tra cứu thông tin và đặt chỗ trực tuyến
Bảng 3 Chƣơng trình bán vé máy bay điện tử của một số
hãng hàng không ở Việt Nam
Bảng 4 Tính năng thƣơng mại điện tử của các trang web
Việt Nam
HÌNH
Hình 1 Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008
Hình 2 Mức độ tham gia và kí đƣợc hợp đồng từ sàn
giao dịch Thƣơng mại điện tửcủa doanh nghiệp
năm 2008
HỘP
Hộp 1 Chƣơng trình bán vé máy bay điện tử của Việt
Nam Airline
DANH MỤC VIẾT TẮT
iv
B2B
Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp
(Business to Business)
B2C
Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp
với cá nhân
(Business to Consumer)
CNTT Công nghệ thông tin
UNCITRAL
Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật Thƣơng mại
quốc tế
(United Nations Conference on International
Trade Law)
UNCTAD
Diễn đàn Liên Hợp quốc về Thƣơng mại và Phát
triển
(United Nations Conference on Trade and
Development)
LTM Luật thƣơng mại
BLDSVN Bộ luật dân sự Việt Nam
TMDT Thƣơng mại điện tử
GD ĐT Giao dịch điện tử
WTO
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade
Organization)
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thƣơng mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao
kết hợp đồng truyền thống đang dần đƣợc thay thế bởi một phƣơng thức mới - giao
kết hợp đồng điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm đƣợc
chi phí giao dịch, tiết kiệm đƣợc thời gian giao dịch, dễ dàng tiếp xúc đƣợc với các
khách hàng và thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoàimột cách nhanh chóng và hiệu
quả…Vấn đề khoảng cách địa lý vốn là trở ngại lớn trong giao kết hợp đồng truyền
thống thì với giao kết điện tử đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay, giao kết hợp đồng
điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vƣơn ra thị trƣờng thế
giới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể thực hiện
đƣợc những hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài.
Giao kết hợp đồng điện tử với khách hang trong nƣớc đòi hỏi các doanh
nghiệp phải am hiểu về pháp luật, về nghiệp vụ, về kỹ thuật công nghệ khác xa với
giao kết hợp đồng truyền thống. Giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài
còn khó khăn hơn nhiều.
Trong các khó khăn liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc
ngoài, có khó khăn về cơ sở pháp lý. Những quy định của pháp luật về giao kết hợp
đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài có khác gì với các quy định về giao kết hợp
đồng truyền thống? Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này nhƣ thế nào? Có
những bất cập nào và giải pháp nào để loại bỏ những bất cập đó? Những câu hỏi
này đã khiến chúng tôi - những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành
Luật Kinh doanh quốc tế - quan tâm và quyết định tìm hiểu. Đây cũng chính là lý
do để nhóm nghiên cứu chọn vấn đề: “Các quy định của pháp luật Việt Nam về
giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài. Những bất cập và giải pháp
hoàn thiện” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về những quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết
hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài và nêu bật những bất cập đó để những quy
định này trở nên phù hợp hơn, đầy đủ hơn trong việc hƣớng dẫn các chủ thể Việt
Nam giao kết hợp đồng điện tử với đối tác nƣớc ngoài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về hợp đồng
điện tử, hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài và giao kết hợp đồng điện tử có yếu
tố nƣớc ngoài.
Phạm nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích những quy định của
pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điên tử có yếu tố nƣớc ngoài, không phân
tích việc thực hiện hay giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài cũng giới hạn chỉ ở các hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc
ngoài trong lĩnh vực thƣơng mại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên việc áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
tổng hợp nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so
sánh, phƣơng pháp dẫn chiếu tới các luật và cam kết quốc tế nhƣ cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam…nhằm đạt đƣợc yêu cầu đặt ra đối với bài nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo có kết cấu
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Hợp đồng điện tử và hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết
hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài
3
CHƢƠNG I:
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
I. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử
Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử
là hợp đồng đƣợc thiết lập dƣới dạng thông điệp dữ liệu theo Quy định của Luật
này”1. Cũng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, “thông điệp dữ
liệu’ đƣợc hiểu là “thông tin đƣợc tạo ra, đƣợc gửi đi, đƣợc nhận và lƣu trữ bằng
phƣơng tiện điện tử”.2 Theo đó, “phƣơng tiện điện tử là phƣơng tiện hoạt động dựa
trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học,
điện tử hoặc công nghệ tƣơng tự”.3
Từ những điểm nêu trên, trong thự tế, khái niệm về hợp đồng điện tử đã định
đƣợc trong Luật của các nƣớc. Ví dụ, Theo điều 11(1) Luật mẫu về Thƣơng mại
điện tử của UNCITRAL năm 1996. “Hợp đồng điện tử đƣợc hiểu là hợp đồng đƣợc
hình thành thông qua việc sử dụng các phƣơng tiện truyền dữ liệu điện tử.”
1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Là một hợp đồng, hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp đồng truyền
thống. Đó là:
-Hợp đồng điện tử cũng là sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Về
điều này, điều 308 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã khẳng định: “sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với
nhau”. Dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử, dù là hợp đồng đƣợc
giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản hay bằng các phƣơng tiện điện tử
thì điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao kết đạt đƣợc sự
1
Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005
2
Điều 4 khoản 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005
3
Điều 4 khoản 10 Luật giao dịch điện tử năm 2005
4
thoả thuận rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong đó sự thống
nhất ý chí giữa các bên đƣơng sự là điều quan trọng nhất làm nên hợp đồng, cho dù
là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử.
-Hợp đồng điện tử khi giao kết và thực hiện, chúng đều phải dựa trên những
cơ sở pháp lý nhất định và phải tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức
của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình
giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh
chấp phát sinh, nếu có.
-Khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên giao kết hợp đồng điện tử phải tuân
thủ nguyên tắc giao kết hợp đồng. Có hai nguyên tắc giao kết hợp đồng là nguyên
tắc “tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội” và
nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thịên chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.
Hai nguyên tắc này đƣợc quy định tại điều 389 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
(có hiệu lực từ ngày 01/01/2006). Hai nguyên tắc này đƣợc áp dụng cho tất cả các
loại hợp đồng, kể cả với hợp đồng điện tử.
-Việc thể hiện hợp đồng điện tử phải tuân theo 3 nguyên có liên quan đến việc
thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng:
đúng đối tƣợng, số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, thời hạn, phƣơng thức và các
thoả thuận khác; Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách
trung thực theo tih thần hợp tác và các bên cùng có lợi, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
Và nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nƣớc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác (điều 412, Bộ
luật Dân sự Việt Nam năm 2005).4
Ngoài những đặc điểm nêu trên, hợp đồng điện tử còn có một số điểm riêng
mà các hợp đồng truyền thống không có. Đó là:
Về chủ thể
Trong hợp đồng điện tử, ngoài chủ thể là các chủ thể tham gia giao kết nhƣ
đối với hợp đồng truyền thống (ngƣời bán, ngƣời mua, v.v…) đã xuất hiện các bên
thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch
4
Mục 7 chƣơng XVII từ Đ388 đến Đ427 và chƣơng XVIII từ Đ 428 đến Đ 589 Bộ Luật Dân sự Năm 2005
5
vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có
nhiệm vụ truyền đi, lƣu trữ các thông tin giữa các bên giao kết hợp đồng điện tử.
Với đặc thù giao kết dƣới dạng các phƣơng tiện điện tử, việc giao kết hợp
đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ
quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm
duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng nhƣ mạng quốc gia)
luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục
trặc lập tức sẽ ảnh hƣởng tới việc giao kết hợp đồng điện tử ở phạm vi từng đơn vị,
từng doanh nghiệp…cũng nhƣ ở phạm vi quốc gia. Còn cơ quan chứng thực chữ ký
điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra đƣợc một cơ chế để
cung cấp bằng chứng sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không
thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh.
Chính vì vậy, đối với hợp đồng điện tử, chừng nào hệ thống mạng có trục trặc,
chừng nào các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử chƣa đƣợc thành lập, thậm chí
đƣợc thành lập nhƣng chƣa hoạt động thì chừng đó, việc giao kết hợp đồng điện tử
cũng nhƣ việc thực hiện hợp đồng điện tử cũng khó có thể thành công. Rủi ro sẽ là rất
lớn nếu chƣa có ngƣời thứ ba này tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
Những ngƣời thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán,
giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia một cách gián tiếp với tƣ
cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc
giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Địa vị pháp lý của họ, với tƣ cách là các chủ thể tham gia gián tiếp vào một
khâu của quá trình giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử cần phải đƣợc quy định
trong luật. Đây là điểm làm nên sự khác biệt của giao kết hợp đồng điện tử.
Về nội dung
Về nội dung, hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt với hợp đồng truyền
thống. Những điểm khác biệt đó là:
-Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thƣờng (địa chỉ bƣu điện) hợp
đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ
gửi fax…Những địa chỉ điện tử này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự
6
tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tƣ cách là chủ thể của việc giao
kết hợp đồng điện tử.
-Các quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử (ví dụ nhƣ việc thu hồi
hay huỷ một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng internet…)
-Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác ( nhƣ mật khẩu, mã
số…) để xác định đƣợc các thông tin có giá trị về các chủ thẻ giao kết hợp đồng.
-Việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thƣờng đƣợc thực hiện
thông qua các phƣơng tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thƣờng có
những quy định chi tiết về phƣơng thức thanh toán điện tử, ví dụ nhƣ việc thanh
toán bằng thẻ tín dụng, viêc bảo mật các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng cho
khách hàng…
Về quy trình, thủ tục giao kết
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền
thống. Một hợp đồng truyền thống, đặc biệt là hợp đồng thƣơng mại truyền thống,
sẽ đƣợc giao kết bằng việc các bên trực tiếp gặp nhau hay trao đổi với nhau bằng
các phƣơng tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay. Còn một hợp đồng
điện tử sẽ đƣợc giao kết bằng phƣơng tiện điện tử và hợp đồng sẽ đƣợc “ký” bằng
chữ ký điện tử. Đôi khi, việc giao kết hợp đồng điện tử đƣợc thực hiện chỉ bằng
một thao tác “ấn chuột” vào một lệnh đặt mua. Vậy là hình thành hợp đồng.
Hai phƣơng thức giao kết hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm
khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm
giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn với hợp đồng truyền thống vì
thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một
chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trƣờng điện tử. Việc tạo lập
một chữ ký điện tử hay việc áp một “con dấu” sẽ không thể thực hiện nhƣ đối với
hợp đồng truyền thống…
Về luật điều chỉnh
-Về luật điều chỉnh, ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân
sự sẽ đƣợc áp dụng cho cả hợp đồng truyền thồng và hợp đồng điện tử, do tính chất
đặc thù của hợp đồng điện tử và do những vấn đề kỹ thuật công nghệ đặc biệt (hay
7
chính là các rủi ro về mặt công nghệ) nảy sinh trong quá trình giao kết và thực hiện
các hợp đồng điện tử mà loại hợp đồng này thƣờng còn phải đƣợc đặc biệt điều
chỉnh bởi một hệ thống quy phạm pháp luật đặc thù, dành riêng cho hợp đồng điện
tử. Đó là những quy định về hợp đồn điện tử.
Điều đó giải thích tại sao để phát triển hoạt động thƣơng mại nói chung và
tăng cƣờng giao kết hợp đồng điện tử nói riêng, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế,
các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xây dựng một khung pháp lý dành riêng
cho hoạt động thƣơng mại điện tử trong đó có những quy định về việc giao kết hợp
đồng điện tử…Và vì vậy, ngày nay, ở nhiều nƣớc, bên cạnh các đạo luật về hợp
đồng truyền thống, ngƣời ta đã phải ban hành Luật giao dịch điện tử, Luật về Giao
kết hợp đồng điện tử, Luật về Thƣơng mại điện tử, Luật về chữ ký điện tử v.v…
1.3. Những khác biệt về Giao kết hợp đồng điện tử và Giao kết hợp đồng
truyền thống
1.3.1. Khái niệm về giao kết hợp đồng điện tử
Giao kết hợp đồng là thuật ngữ đƣợc Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 sử
dụng để chỉ việc ký kết hợp đồng5. Vì vậy, giao kết hợp đồng điện tử là quá trình
đàm phán, thuơng thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua việc trao đổi các dữ
liệu điện tử.
Luật giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “Giao kết hợp
đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ
giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng”6
1.3.2.. Thủ tục giao kết hợp đồng điện tử
Về bản chất, việc “nhận” và “gửi” một chào hàng hay chấp nh