Thuế là một phần thu nhập mà mỗi một tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật dịnh để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại''
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa dịch vụ khuyến khích nền kinh tế quốc dân, đông viên phần thu nhập của người tiêu dùng và ngân sách nhà nước và chánh được những nhược điểm của thuế doanh thu ''thuế đánh chồng lên thuế'' và thuế lợi tức. Việc ra 2 loại thuế mới- thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT đã làm cho nguồn thu của ngân sách lớn, khuyến khích nền kinh tế phát triển, các thành viên doanh nghiệp không phải đóng mà chỉ là người thu hộ Nhà nước, đồng thời với việc miễn thuế đã làm cho nền kinh tế nước ta vân động liên tục. Việc ra 2 loại thuế mới đã làm cho nền kinh tế nước ta hội nhập với các nước trên thế giới, giúp việc trao đổi mua bán được thuận tiện hơn. Việc ra hai loại thuế mới là tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta.
Công bằng với mọi ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ, tạo mặt bàng kinh doanh. VAT, thuế thu nhập DN góp phần đổi mới tư duy về cơ chế nộp thuế, hạn chế đối tượng chốn thuế
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9575 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố cấu thành một sắc thuế, hệ thống chính sách thuế & nét chính về thuế GTGT & thuế thu nhập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
"Thuế là một phần thu nhập mà mỗi một tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật dịnh để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại''
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa dịch vụ khuyến khích nền kinh tế quốc dân, đông viên phần thu nhập của người tiêu dùng và ngân sách nhà nước và chánh được những nhược điểm của thuế doanh thu ''thuế đánh chồng lên thuế'' và thuế lợi tức. Việc ra 2 loại thuế mới- thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT đã làm cho nguồn thu của ngân sách lớn, khuyến khích nền kinh tế phát triển, các thành viên doanh nghiệp không phải đóng mà chỉ là người thu hộ Nhà nước, đồng thời với việc miễn thuế đã làm cho nền kinh tế nước ta vân động liên tục. Việc ra 2 loại thuế mới đã làm cho nền kinh tế nước ta hội nhập với các nước trên thế giới, giúp việc trao đổi mua bán được thuận tiện hơn. Việc ra hai loại thuế mới là tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta.
Công bằng với mọi ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ, tạo mặt bàng kinh doanh. VAT, thuế thu nhập DN góp phần đổi mới tư duy về cơ chế nộp thuế, hạn chế đối tượng chốn thuế
I-Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
Mỗi sắc thuế có mục đích, yêu cầu riêng nhưng đềù được cấu thành bởi những yếu tố sau:
1-Tên gọi của thuế.
2-Đôí tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế: Xác định thuế dược đánh trên loại đối tượng nào (hàng hóa, dịch vụ )hoặc thuế không đánh vào đối tượng nào. Yếu tố này thường được sử dụng trong các sắc thuế gián thu.
3-Đối tượng nộp thuế, đối tượng không phải nộp thuế: Xác định tổ chức hay cá nhân nào có nghĩa vụ phải nộp hoặc không phải nộp một loại thuế nhất định.
4-Cơ sở tính thuế:Xác định mức thuế được tính trên cơ sở nào.
5-Thuế suất, mức thuế, biểu thuế
Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế ,biểu hiện mức độ động viên đối với các đối tượng.
+Thuế suất nhất định : Là 1 thuế áp dụng cho 1 đối tượng tính thuế nhất định
+Thuế suất lũy tiến:Thuế suất tăng dần theo mức độ tăng của đối tượng tính thuế .Gồm hai loại:
Thuế suất lũy tiến từng phần: Thuế được tính từng phần theo từng bậc thu nhập chịu thuế theo thuế suất tương ứng. Số thuế phải nộp cuối cùng là tổng cộng số thuế đã tính cho từng phần .
Thuế suất lũy tiến toàn phần: Thuế được tính trên toàn bộ đối tượng tính thuế theo thuế suất tương ứng.
+Biểu thuế mức thuế nhất định: tỉ lệ động viên được quy định là một mức tuyệt đối .
Là bảng tổng hợp các thuế suất hoặc các mức thuế nhất định trong một sắc thuế .
6- Chế độ miễn giảm thúê :
Để chiếu cố đến hoàn cảnh khách quan mang lại khó khăn làm giảm thu nhập của đối tượng nộp thuế hoặc để khuyến khích một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích, thường trong một sắc thuế quy định chế độ miễn, giảm thuế bao gồm : các trường hợp miễn, giảm điều kiện thủ tục miễn, giảm, mức độ miễn giảm thẩm quyền của các cấp trong việc xết duyệt miễn giảm.
7-Trách nhiệm ,nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế: Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc đăng ký, kê khai, nộp quyết toán, lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn theo quy định.
II- Từ 1/1/1999 hệ thống chính sách sách thuế của nước ta gồm mười sắc thuế:
1- Thuế GTGT: là thuế tính trên khoản GT thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế đánh vào việc kinh doanh một số mặt hàng và dịch vụ và phần lớn là người có thu nhập cao mới tiêu thụ.
3- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, còn gọi là hàng rào thuế quan, có tác dụng góp phần vào việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo hộ hợp lý sản xuất tiêu dùng trong nước, tăng thu cho nhân sách nhà nước.
4- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp, áp dụng đối với cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: là loại thuế trực thu, thuế góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên mội phần từ người có thu nhập cao vào ngân sách nhà nước.
6- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: đánh vào các tổ chức cá nhân được nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp.
7-Thuế nhà đất: là loại thuế tài sản,ngoài việc thu cho ngân sách nhà nước, đất góp phần quản lý đối với việc sử dụng đât ở, đất xây dựng công trình.
8- Thuế chuyển quyền sử dụng đất: là loại thuế trực thu, ngoài việc thu cho ngân sách nhà nước còn góp phần quản lý nhà nước về các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất.
9- Thuế tài nguyên: thuộc loại thuế tài sản, thuế góp phần quản lý, bảo vệ việc khai thác sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
10- Thuế môn bài: là khoản thu có tính chất lệ phí, thu hàng năm vào các cơ sở sản suất công nghiệp và dịch vụ.
III) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
1-Khái niệm:
Thuế GTGT là loại thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng (Điều I)
2- Sự cần thiết áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam
Bước vào thời kỳ hội nhập với các nước trên thế giới, hệ thống thuế hiện hành, trong đó có thuế doanh thu bộc lộ rõ những nhược điểm vốn có của nó, khiến cho môi trường đầu tư kếm hấp dẫn. Theo kinh nghiêm của các nước đang áp dụng thuế VAT thì điều kiện trước tiên là mọi việc bán hàng hóa phải có hóa đơn. Áp dụng rộng rãi biện pháp hóa đơn phải đi liền với việc tổ chức sản xuất lớn chuyên môn hóa, tập chung hóa cao. Ở Việt Nam hiện nay, điều kiện hóa đơn tuy chưa thật tốt nhưng không vì thế mà không thể áp dụng VAT. Phải có hình thức áp dụng và bước đi thích hợp, vùa áp dụng vừa tạo dần các điều kiện để thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn .
3- Đối tượng chịu thuế GTGT
Theo quy định tại diều 2 luật VAT và điều 2 nghị định 79-2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
4-Đối tượng nộp thuế
Theo quy định tại điều 3 thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế là đối tượng nộp thuế GTGT.
5- Đối tượng không chịu thuế GTGT
-Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế.
-Sản phẩm muối
Hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế GTGT ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
-Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó
-Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất
-Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước bán cho người đang thuê
-Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.
-Dịch vụ y tế
-Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, phát hành chiếu phim nhựa, phim tài liệu
-Dạy học, dạy nghề
-Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn ngân sách của nhà nước
-In xuất bản, phát hành báo chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, in tiền.
-Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư duy trì vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng và dịch vụ tang lễ.
-Duy trì, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo.
-Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus
-Điều tra thăm dò địa chất, đo đạt, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của nhà nước.
-Tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa
-Vũ khí tài nguyên chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
-Hàng nhập khẩu tronh các trường hợp: viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, đồ dùng của các tổ chức, các nhân, các cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
-Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập.
-Hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và đối tượng tiêu dùng nguời Việt Nam.
-Chuyển giao công nghệ
-Vàng nhập khẩu dạng thỏi chưa qua chế tác
-Một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do chính phủ quy định
-Hàng hóa dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp do chính phủ quy định
6- Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện luật thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đúng hạn
Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của luật này
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành luật thuế GTGT
Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành
7- Căn cứ tính thuế
Là giá trị tính thuế và thuế suất
-Giá tính thuế
+Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu (CIF) + thuế nhập khẩu
- Thuế suất có 4 thuế xuất : 0%, 5%, 10%, 20%
+Thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu
+Thuế suất 5% đối với mặt hàng thiết yếu hiện đang chịu thuế doanh thu với thuế suất thấp như nước, phân bón,thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, đồ chơi,...
+ Thuế xuất 20% đối với hàng hóa, dịch vụ chưa khuyến khích tiêu dùng, hiện đang chịu thuế doanh thu với mức thuế suất cao như vàng, bạc, đá quý, khách sạn, du lịch...
+Thuế xuất 10% đối với các loại hàng hóa dịch vụ khác
8- Phương pháp tính thuế: gồm 2 phương pháp
a) Phương pháp khấu trừ: phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, mua bán có hóa đơn .
VAT phải nộp= thuế VAT đầu ra - VAT đầu vào
b) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng với cơ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn và cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý
VAT=GTGT X thuế suất
9- Nộp thuế
Cơ sở tự nộp thuế GTGT theo thông báo thuế, chậm nhất là ngày 25 hàng tháng.
Người nhập khẩu nộp thuế theo từng lần nhập khẩu cùng với nộp thuế nhập khẩu.
Nếu thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau.
10-Quyết toán thuế
VAT quyết toán hàng năm theo dương lịch trong 60 ngày kể từ khi kết thúc năm. Nếu còn thiếu phải nộp trong 10 ngày từ ngày nộp báo cáo quyết toán nếu nộp thừa thì được trừ vào kỳ sau. Sáp nhập , giải thể, chia tách phải báo cáo quyết toán trong 45 ngày kể từ khi có quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể .
11-Hoàn thuế
Hoàn thuế hàng quý nếu có thuế đầu vào lớn hơn thuế đẩu ra. Hoàn thuế với tài sản cố định theo quy định chính phủ. Quyết toán thuế khi sáp nhập, giải thể, chia tách khi có thuế dư thừa.
VÍ DỤ:Công ty kính mắt Hà Nội mở dịch vụ khám và chữa các bệnh về mắt. vậy việc do và khám chữa bệnh của công ty này không thuộc diện chịu thuế GTGT. Nhưng công ty lại mở một quầy bán các loại thuốc và kính phục vụ chữa bệnh về mắt thì dịch vụ này của công ty thuộc diện chịu thuế GTGT. Tháng 10 vừa qua, công ty đã bán được 100 cặp kính, giá chưa có thuế GTGT là 100.000/cặp. Vậy giá tính thuế là:
Thuế suất là 10%
Thuế GTGT phải nộp là:
Công ty có dự án đầu tư 60 tỷ đồng trong thời gian 3 năm. Năm đầu đã thanh toán cho bên nhận thầu 18 tỷ đồng vả nhập máy móc thiết bị 8 tỷ đồng. Vậy số thuế GTGT đầu vào là 2 tỉ đồng được hoàn vào đầu năm tiếp theo.
12-Việc thực hiện thuế GTGTở Việt Nam trong giai đoạn 1999-2000
Sau 2 năm thực hiện luật thuế GTGT, tình hình kinh tế- thị trường có nhiều những chuyển biến rõ rệt: việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giao dịch,mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã tăng cường, công tác hạch toán kinh tế của doanh nghiệp được thúc đẩy... đồng thời đã dáp ứng được các yêu cầu ổn định sản xuất, không làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu ngân sách và ổn định thị trường. Có được kết quả tích cực như vậy là do sự chỉ đạo sát sao của Đảng, công tác triển khai thực hiện của Chính phủ và Bộ tài chính, nắm bắt kịp thời vướng mắc phát sinh và đề ra các giải pháp thực tiễn. Ngay từ khi mới bắt đầu thựcc hiện, thuế GTGT đã trở thành nguồn thu quan trọng. Chỉ trong 2 năm chúng ta đã thu được hơn 70.000 tỷ đồng và đảm bảo 20%-25% trong cơ cấu thu của ngân sách Nhà nước. Đồng thời nó đã góp phần khuyến khích đầu tư, xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước.Thực tế cho thấy ngay cả các nước từ lâu đã áp dụng thuế GTGT và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng đều phải trải qua những giai đoạn nhất định để hoàn thiện dần những quy định pháp lý về loại thuế này. Trong điều kiện Việt Nam, áp dụng thuế GTGT là việc làm có tính chất đột phá trong tiến trình cải cách căn bản và lâu dài hệ thống thuế nên không thế tránh khỏi những bất cập ban đầu. Chúng ta cần biết nắm bắt và kế thừa những nguyên tắc chung cũng như kinh nghiệm và xu hướng hoàn thiện thuế GTGT của thế giới để vận dụng vào tình hình cụ thể của đất nước.
13-Bàn về việc hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT là vấn đề không mới, đã được tranh luận khá sôi nổi và được xã hội quan tâm. Vì đến nay, vi phạm hoàn thuế GTGT đang trở thành quốc nạn, gắn với lậu thuế, rút ruột ngân sách, mang tính thởi sự nóng bỏng, cấp bách mà nguyên nhân có cả nhược điểm về chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện chậm, khắc phục kém hiệu quả.
Qua tài liệu của Tổng cục thuế, từ 1/1/1999 đến 30/5/2002, số thuế GTGTđã thu đạt 69.344 tỷ đồng(chiếm khoảng 20%tổng số thu NSNN)và tổng số thuế đã dược hoàn đến nay là 13.342 tỷ đồng (chiếm khoảng 19,20%tổng số thuế GTGT đã thu) Về nguyên tắc, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu nthông đến tiêu dùng; nhằm khắc phục về cơ bản tình trạng đóng thuế trùng lập của thuế doanh thu và khi nộp thuế GTGT ở khâu sau được trừ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Riêng ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật thuế GTGT có nhiều ý kiến đề xuất và được Quốc hội thông qua cho phép khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào và đối với doanh nghiệp mua hàng nông lâm thủy sản chưa qua chế biến, quy định này nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ nông lâm thủy sản được thuận lợi hơn. Lúc đầu chế độ khấu trừ thuế khống chỉ áp dụng với hàng hóa tiêu thụ trong nước từ 1/1/2001, theo bảng tự kê khai sau đó mở rộng diện áp dụng với cả nông lâm thủy sản xuất khẩu, với mức thuế suất thúê GTGT được hoàn là 2%, như là một khoản trợ giá gián tiếp đối với hoạt động zuất khẩu nông lâm thủy sản.
Trong 3 năm thực hiện luật thuế GTGT, đã có 23.799 bộ hồ sơ xin hoàn thuế GTGT với số tiền là 15.600 tỷ đồng. Đã giải quyết 20.347 bộ hồ sơ của 12.567 doanh nghiệp với số thuế đã hoàn 14.530.tỷ đồng, trong số đó tiền hoàn thuế nho nông lâm thủy sản xuất khẩu chiếm khoảng 25,27%. Việc hoàn thuế GTGT đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thu hồi nhanh số vốn đã ứng ra nộp thuế , góp phần giải quyết khó khăn về vốn, đẩy mạnh xuất khẩu, kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư xuất khẩu hàng hóa đặc biệt với nông lâm thủy sản.
Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách về thuế GTGT, 1số doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế khấu trừ khống thông thoáng về thuế GTGT theo bản tự kê khai để nâng giá mua cao hơn giá thực tế , khai khống bản kê khai nông lâm thủy sản mua và trực tiếp không qua trung gian để chiếm đoạt trái phép số tiền hoàn thuế. Một số trường hợp lại mua hóa đơn hàng nông lâm thủy sản nhưng không hoạt đông sản xuất kinh doanh mà chỉ đơn thuần kinh doanh mua bán hóa đơn để hợp pháp hóa hàng lậu xuất khẩu... Thực hiện có chế "hoàn trước, kiểm sau" với 27% trong tổng số đơn vị đã nộp đơn xin hoàn thuế, cơ quan thuế đã phát hiện phát hiện khoảng 20% số hồ sơ đã kiểm tra sai sót, thu hồi lại cho ngân sách nhà nước 74 tỷ đồng và chuyển một số hồ sơ vi phạm nghiêm trọng qua công an, Viện kiểm sát làm rõ. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2002, lực lượng công an cũng đã phát hiện 106 vụ vi phạm hoàn thuế GTGT khống với số tiền chiếm đoạt 300 tỷ đồng(khởi tố29 vụ, xử lý hành chính 31 vụ và đang điều tra 46 vụ ) Vi phạm hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu phát sinh chủ yếu tại Lạng Sơn,Hải Phòng, Hà Nội, An Giang,Hồ Chí Minh qua các cửa khẩu sang Trung Quốc, Lào, Campuchia. Điển hình là hợp tác xã Vạn Lợi (An Giang) bán hóa đơn cho các công ty tư nhân lập hồ sơ hoàn thuế khống đến 26,5 tỷ đồng tiền thuế đối với hàng xuất khẩu có liên quan đến 87 doanh nghiệp và 93 cá nhân; Công ty cổ phần xuất khẩu Hà Nội SIMEX lập hồ sơ xuất khẩu khống 352 tấn mực khô, chiếm đoật 5,3 tỷ đồng; Công ty sản xuất, chế biến tinh dầu Hà Nội chiếm đoạt 3,6 tỷ đồng .
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu các giải pháp tích cực nhằm từng bước hạn hế, ngăn trặn vi phạm về hoàn thuế không thể thực hiện chắp vá, phiến diện theo tình thế mà cần được tháo gỡ bằng một loạt vấn đề mang tính đồng bộ, cả về chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện có bài bản, có bước đi thích hợp trước mắt và lâu dài. Xin mạnh dạn đề nghị đề xuất phương hướng nghiên cứu trên giải pháp cơ bản sau: thuế GTGT đã đến lúc cần tổ chức tổng kết đầy đủ ưu, nhược điểm một cách khách quan, toàn diện, khoa học, để có hướng sửa đổi bổ xung phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của ta và thông lệ quốc tế. Còn đảm bảo nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là mức khấu trừ ở khau sau phải khớp với số thuế đã nộp ở khâu trước qua chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán hợp lệ. Hiện nay, ngành thuế đã phải quản lý một khối lượng cơ sở kinh doanh quá tải(trên 5000 doanh nghiệp nhà nước, 3000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 60.000doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 1,2 triệu hộ cá thể). Do đó nên nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi bổ xung luật thuế GTGT theo hướng chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện nghiêm túc, chế độ hóa đơn chứng từ kế toán. Về yêu cầu hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản và khắc phục tình trạng lợi dụng hoàn thuế để dút tiền của ngân sách nhà nước một cách trái phép đồng thời bảo đảm được nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là có những chứng từ nộp thuế khâu trước mới được khấu trừ thuế ở khâu sau, nên nghiên cứu bỏ chế độ khấu trừ và hoàn thuế khống cùng với việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong diện tích hạn điền, không thu thuế với phân bón, thuốc trừ sâu, mở rộng chế độ thưởng kim ngạch suất khẩu và các chi phí xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản ở nước ngoài khi xác định căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp... hóa đơn là chứng từ gốc làm căn cứ pháp lý để xác định nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, nhất là thuế GTGT. Việc quản lý chặt chẽ ở các khâu in, phát hành, sử dụng hóa đơn đều có ý nghĩa quan trọng trong công tác chống thất thu thuế. Đối với loại hóa đơn do bộ tài chính thống nhất để phát hành, vấn đề cơ bản cần được quan tâm để giải quyết là phải xác định rõ ràng trách nhiêm của doanh nghiệp trong việc mua, sử dụng từng tờ hóa đơn. Do đó, cần tăng cường tổ chức theo dõi, kiểm tra, bí mật, quản lý việc đóng dấu ngay tại cơ quan thuế đúng tên hiệu , địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp trên từng hóa đơn giao cho khách hàng. Cần nghiên cứu xây dựng thành nguyên tắc chế độ và bố trí một số cán bộ chuyên trách xẩy ra đột xuất tại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý