Thông tin tham khảo cho các trường hợp nghiên cứu điểm đến từrất nhiều
nguồn, bao gồm các báo cáo của các bên thực hiện dựán và các chuyên gia
đánh giá, cũng như những bài phỏng vấn các bên liên quan.
Đơn vịxuất bản:
Dựán Ứng dụng Quản lý môi trường đô thịkhu vực Đông Nam Á
Khoa Quản lý Môi trường đô thị
Trường Môi trường, Nguồn lực và Phát triển
Viện Công nghệChâu Á
P.O. Box 4, Klong Luang, Pathumthani, 12120, Thái Lan
Người thực hiện dựán: Nguyễn Nam Sơn
Biên soạn trường hợp nghiên cứu điểm: Ranjith Perera, Moniruzzaman Khan,
Le Thuy Linh, Sigit Dwiananto
Nhóm biên tập: Ranjith Perera, Le Thuy Linh, Jill Lawler
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cải thiện điều kiện môi trường tổng thể cho các hộ gia đình trong cộng đồng chăn nuôi ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CIDA-AIT Partnership (2003-2008)
SEA-UEMA Project
Urban Environmental Management FoS
School of Environment, Resources and
Development
ADP
1/2007
Chương trình hợp tác CIDA-AIT (2003 -2008)
Dự án SEA-UEMA
Khoa Nghiên cứu Quản lý Môi trường đô thị
Trường Môi trường, Tài nguyên và Phát triển
Viện Công nghệ Châu Á
Cải thiện vệ sinh và Nguồn năng lượng thay thế ở
một cộng đồng chăn nuôi
ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Các trường hợp nghiên cứu điểm
Các Trường hợp nghiên cứu điểm Dự án SEA-UEMA
Thông tin tham khảo cho các trường hợp nghiên cứu điểm đến từ rất nhiều
nguồn, bao gồm các báo cáo của các bên thực hiện dự án và các chuyên gia
đánh giá, cũng như những bài phỏng vấn các bên liên quan.
Đơn vị xuất bản:
Dự án Ứng dụng Quản lý môi trường đô thị khu vực Đông Nam Á
Khoa Quản lý Môi trường đô thị
Trường Môi trường, Nguồn lực và Phát triển
Viện Công nghệ Châu Á
P.O. Box 4, Klong Luang, Pathumthani, 12120, Thái Lan
Người thực hiện dự án: Nguyễn Nam Sơn
Biên soạn trường hợp nghiên cứu điểm: Ranjith Perera, Moniruzzaman Khan,
Le Thuy Linh, Sigit Dwiananto
Nhóm biên tập: Ranjith Perera, Le Thuy Linh, Jill Lawler
Bố cục và thiết kế: Sigit Dwiananto
Ảnh: Nguyễn Nam Sơn, Ranjith Perera
ISBN: 978 – 974 – 8257 – 47 – I
Xuất bản: Tháng 11 năm 2007 (250 bản)
© Viện Công nghệ Châu Á
In tại Thái Lan
Ý tưởng về Dự án Quản lý Môi trường Đô thị Đông Nam Á (SEA-UEMA)
bắt đầu bằng việc kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp AIT áp dụng những
kiến thức và kỹ năng mà họ có được trong việc thực hiện các dự án cộng
đồng minh chứng cho những thực tiễn tốt về quản lý môi trường. Do đó,
hợp phần Dự án được giao của các cựu sinh viên (ADP) là hợp phần chủ
chốt của dự án SEA-UEMA. Mục đích chính của ADP là nhằm thực hiện
việc quản lý môi trường lồng ghép với những vấn đề quan trọng như cấp
nước, vệ sinh, chất thải rắn và chất lượng không khí, kết hợp với bình
đẳng giới như một chủ đề xuyên suốt. Các dự án được giao thường được
dựa trên các thực tiễn sáng kiến Quản lý môi trường đô thị (UEM) tốt. Các
dự án này do các cựu sinh viên hoặc các thành viên mạng lưới SEA-
UEMA thực hiện. Các dự án được giao không nhằm giải quyết những vấn
đề khác nhau trong cộng đồng, mà nhằm chỉ ra cách thức có thể để giải
quyết các vấn đề môi trường quan trọng với sự quan tâm về giới.
Các dự án được giao được thực hiện tại các quốc gia lựa chọn ở Đông
Nam Á. Đến tháng 8 năm 2007 có 26 dự án đã được thực hiện.
Các trường hợp nghiên cứu điểm nhằm mục đích cung cấp thông tin về
các dự án được giao trong đó tập trung vào các kết quả (gồm kết quả
ngắn hạn, kết quả dài hạn và tác động) cùng những bài học kinh nghiệm
của dự án. Độc giả chính là các tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc áp
dụng các thực tiễn về UEM và học tâp kinh nghiệm thực hiện các dự án
được giao. Có thể hình dung rằng thông tin được đưa ra trong các trường
hợp nghiên cứu điểm sẽ truyền cảm hứng cho những người tham gia dự
án phát triển cộng đồng và cải thiện môi trường đối với những sáng kiến
đáp ứng về giới và định hướng kết quả.
Lời nói đầu
Preface
Cải thiện vệ sinh và Nguồn năng lượng thay thế ở một cộng đồng chăn nuôi ngoại thành Tp . Hồ Chí Minh, Việt Nam
1
Tên dự án:
Cải thiện điều kiện môi trường tổng thể cho các hộ
gia đình trong cộng đồng chăn nuôi ở ngoại thành
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thời gian thực hiện dự án:
12 tháng (tháng 4/2004 – tháng 3/2005)
Địa điểm dự án:
Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí
Minh
Người thực hiện dự án – tác nhân thay đổi:
Nguyễn Nam Sơn, Cựu sinh viên UEM, Viện Công
nghệ Châu Á
Các đối tác/ Các bên liên quan:
Cộng đồng địa phương, xã Xuân Thới Thượng và
Ủy ban nhân dân xã, Hội phụ nữ, Hội Nông dân,
Đoàn thanh niên
Đơn vị hưởng lợi:
Bốn hộ gia đình do cộng đồng lựa chọn tham gia và
dự án được giao.
Kinh phí dự án:
18.950 USD từ dự án SEA-UEMA
Đóng góp bằng hiện vật (đất và ngày công) của các
gia đình được hưởng lợi.
Tóm tắt dự án
2
Các Trường hợp nghiên cứu điểm của dự án SEA-UEMA
Tổng quan
Trong những năm gần đây, đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng tại các khu vực ngoại vi của các thành phố Việt
Nam. Đô thị hóa có thể có hoặc không có quy hoạch.
Trong trường hợp các vùng ngoại ô thành phố Việt Nam,
đô thị hóa thường xẩy ra không có quy hoạch. Đô thị hóa
theo quy hoạch bao gồm việc lập quy hoạch và xây dựng
cơ sở hạ tầng như đường, hệ thống cung cấp nước
sạch, hệ thống thoát nước thải và các công trình công
cộng khác để cung cấp nền tảng cho phát triển đô thị.
Trái lại, phần lớn các thành phố ở các nước đang phát
triển như Việt Nam thường trải qua đô thị hóa không có
quy hoạch. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các
thành phố lớn nhất có đô thị hóa không có quy hoạch;
người nghèo tham gia các hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở trong và xung quanh thành phố bị ảnh hưởng
nhiều nhất. Các vấn đề môi trường và kinh tế liên quan
đến tình trạng đô thị hóa ngày càng tăng này là mối đe
dọa cho sức khỏe con người, vệ sinh cho người nghèo
và nguy cơ đất và nước bị nhiễm bẩn, cũng như mất
nguồn thu nhập.
Việc mở rộng đô thị ảnh hưởng khác nhau đến ngành
nông nghiệp ở các khu vực ngoại thành. Một trong
những hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề
nhất là sản xuất sữa, nghề mà phần lớn do người nghèo
đảm nhiệm. Lĩnh vực này đóng góp 0,13% vào tổng sản
lượng nông nghiệp. Tầm quan trọng của nó so với các
lĩnh vực chăn nuôi khác thì không đáng kể. Hiện nay
95% sản xuất ở các nông trại tư nhân quy mô nhỏ, chỉ
có 5% tại các trang trại nhà nước hoặc bán tư nhân công
nghiệp lớn.
Ở Việt Nam, 70% sản lượng sữa được cung cấp ở vùng
ngoại ô ở thành phố Hồ Chí Minh và 14% ở ngoại thành
Hà Nội (Luthi, 2006). Áp lực đô thị và công nghiệp hoá
liên quan đến việc mở rộng thành phố đã tác động tiêu
cực đến ngành sản xuất sữa.
3
Bản đồ Việt Nam
Cải thiện vệ sinh và Nguồn năng lượng thay thế ở một cộng đồng chăn nuôi ngoại thành Tp . Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bản đồ Tp. Hồ Chí Minh
Ở các nước đang phát triển, gồm cả Việt Nam, chính
phủ thường thiếu các chính sách cụ thể để giải quyết
vấn đề trong các khu ngoại thành, bởi vì những vùng này
thường không được coi là mục tiêu ưu tiên cho phát
triển. Ngoài ra, trách nhiệm quản lý giữa chính quyền đô
thị và nông thôn thường không được xác định rõ ràng
dẫn đến việc một số khu vực ngoại thành không được
quan tâm.
Các sáng kiến dự án
Ông Nguyễn Nam Sơn, một cựu sinh viên Quản lý môi
trường đô thị, Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Thái
Lan, thấy rằng rất nhiều hộ gia đình ở ngoại thành đang
chăn nuôi gia súc trong khu vực có hàng rào vây quanh
do thiếu bãi chăn thả riêng biệt dành cho gia súc. Hậu
quả là, các chuồng gia súc thường nằm gần nhà, không
có chỗ thải phân và nước tiểu của súc vật, môi trường vì
thế bị ô nhiễm nghiêm trọng. Toàn bộ cộng đồng bị ảnh
hưởng bởi mùi hôi thối từ phân súc vật và côn trùng,
cũng như các bệnh lây truyền.
Với vai trò một tác nhân thay đổi, ông Sơn mong muốn
cải thiện điều kiện môi trường tổng thể của những khu
vực này bằng cách sử dụng phân và nước tiểu của súc
vật để sản xuất biogas (khí đốt sinh học). Việc làm này
không chỉ giúp cải thiện vệ sinh mà còn là một nguồn
năng lượng thay thế, đem lại lợi ích kinh tế bằng cách
giảm chi phí năng lượng.
Một người bạn của ông Sơn đã giới thiệu ý tưởng thực
hiện dự án biogas tại Xuân Thới Thượng. Sau khi tham
quan, xã Xuân Thới Thượng được chọn làm địa điểm
thực hiện dự án bởi vì đây là khu vực ngoại thành phát
triển nhanh nhất huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Kế
sinh nhai của 70% số hộ gia đình trong xã phụ thuộc vào
bán sữa bò. Đây cũng là một trong những nguồn cung
cấp sữa tươi chính cho Tp. Hồ Chí Minh. Hầu hết các hộ
gia đình đã và đang sống trong xã này qua ít nhất 3 thế
hệ. Rất nhiều người dân trong xã là cựu chiến binh đã
từng tham gia lực lượng quân đội miền nam Việt Nam
4
Các trường hợp nghiên cứu điểm trong dự án SEA - UEMA
Là người thực hiện dự án,
cựu sinh viên UEM-AIT, với
sự hỗ trợ của dự án SEA-
UEMA, đã tăng cường sự
cộng tác giữa ủy ban nhân
dân, các tổ chức cộng đồng
và người dân trong xã để cải
thiện điều kiện môi trường
chung của cộng đồng.
Dự án
SEA-UEMA
Người thực hiện
UBND
(Chính quyền
địa phương)
Xã
Hội Phụ nữ
Đoàn Thanh
niên
Hội Nông dân
Những người
hưởng lợi
trực tiếp và
gián tiếp
trong chiến tranh.
Vấn đề chính trong xã là nguồn phân bò không được
quản lý, là thiên đường cho các loài gây hại như ruồi,
muỗi, gián và chuột. Theo đó, phân súc vật đã nảy sinh
vấn đề về vệ sinh và sức khỏe cho các hộ gia đình nuôi
bò và những người xung quanh, cũng như việc xả rác
thải vả mùi hôi như đã nói ở trên.
Trước khi lập kế hoạch dự án, ông Sơn đã tư vấn một số
người dân ở cộng đồng, và giới thiệu ý tưởng dự án với
họ trong buổi gặp đầu tiên, bởi vì ông Sơn tin tưởng
rằng quá trình có sự tham gia và lấy ý kiến từ dưới lên
đóng vai trò quan trong cho thành công của dự án. Ông
giới thiệu lợi ích của công nghệ hầm biogas cho cộng
đồng địa phương, đặc biệt là về việc sử lý vấn để quản
lý rác thải trong xã. Tuy nhiên, như đã giải thích, ý tưởng
dự án không chỉ đơn thuần là giới thiệu một công cụ
quản lý rác thải hiệu quả, mà còn đem lại lợi ích kinh tế
từ sản xuất biogas, có thể được sử dụng như một nguồn
năng lượng thay thế để nấu ăn và thắp sáng. Sáng kiến
này có thể đem lại tiết kiệm nhiều hơn bởi vì tiêu thụ
năng lượng (khí gas tự nhiên) của các hộ gia đình giảm.
Ông Sơn yêu cầu các thành viên của cộng đồng tham
gia vào việc xây dựng đề xuất, và theo ông, người dân
địa phương rất quan tâm đến việc thực hiện loại dự án
này trong địa phương mình.
Sau khi xây dựng đề xuất, ông Sơn đã đệ trình lên dự án
SEA-UEMA, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada
(CIDA) tài trợ. Dự án đề xuất nhận được tài trợ vào
tháng 9/2004. Mục tiêu chính của dự án là giới thiệu một
mô hình quản lý rác thải hiệu quả về mặt kinh tế và môi
trường thông qua cơ chế quản lý rác thải phi tập trung
cho người nghèo đô thị sống ở các khu vực không có
dịch vụ, như ở ngoại ô thành phố. Nhận được sự tài trợ
18,950 USD từ dự án SEA-UEMA, ông Sơn bắt đầu lập
kế hoạch thực hiện dự án; Chủ tịch xã thông qua bản kế
hoạch để thực hiện dự án tại xã Xuân Thới Thượng.
5
Các hộ gia đình ở xã
Thượng có từ 3 – 20 con
bò sữa với lượng phân
trung bình là
15kg/con/ngày. Mỗi hộ sẽ
có khoảng 300kg
phân/ngày. Phân bò
thường được giữ ở vườn
cho khô sau đó được
mang ra đồng bón cho cỏ.
Cải thiện vệ sinh và Nguồn năng lượng thay thế ở một cộng đồng chăn nuôi ngoại thành Tp . Hồ Chí Minh, Việt Nam
Sự huy động và phối hợp
của các bên liên quan
Kinh nghiệm cho thấy rằng sự tham gia tích cực và tận
tâm của các bên liên quan chính trong giai đoạn thiết kế
và thực hiện, đặc biệt là ở cấp cộng đồng, có thế đóng
góp rất lớn tới sự bền vững của một dự án, bằng việc
khuyến khích tính sở hữu cũng như sử dụng tốt hơn sự
đóng góp của cộng đồng.
Sự huy động các bên liên quan tham gia vào quá trình
khuyến khích và thu hút sự tham gia của chính quyền,
các thành viên cộng đồng và các tổ chức dựa vào cộng
đồng để giải quyết các vấn đề ở địa phương. Sự huy
động các bên liên quan không chỉ là một chiến dịch đơn
lẻ hoặc một loạt các chiến dịch được thực hiện trong
một khoảng thời gian. Mà nó là một quá trình liên tục và
tương tác, sử dụng các tiến trình có tính tổ chức và giáo
dục để khuyến khích tăng cường sức mạnh của các
thành viên cộng đồng để được tham gia vào sự phát
triển của chính họ.
Ông Sơn đã phác thảo ra chiến lược tham gia của cộng
đồng đối với dự án. Đầu tiên, ông phân tích và đánh giá
về tổ chức của cộng đồng và tình hình kinh tế-xã hội và
môi trường tổng thể của cộng đồng đó. Các chiến lược
để cộng đồng tham gia vào là các cuộc họp chính thức
hoặc không chính thức, các hội thảo, các thảo luận
nhóm, thăm quan thực tế và đào tạo. Trong dự án, đa
phần các quyết định đều được đưa ra thông qua một
tiến trình có sự tham gia, nghĩa là những người được
hưởng lợi và nhân viên dự án phải tham dự cuộc họp có
tính quyết định. Trong các cuộc họp thảo luận nhóm,
mọi người thảo luận về các vấn đề kỹ thuật, môi trường
và tài chính liên quan đến công nghệ hầm biogas. Mối
quan tâm chính của họ là chất lượng của hầm gas, áp
lực cũng như mùi từ gas.
Ông Sơn đã khuyến khích sự tham gia tích cực của phụ
6
Các trường hợp nghiên cứu điểm trong dự án SEA - UEMA
Mô tả sơ lược về người
hưởng lợi
Nhà của ông Huỳnh Chí
Bền thuộc Tổ 15, thôn 1,
xã Xuân Thới Thượng. Gia
đình ông là hộ nghèo, có
bốn thành viên, trong đó
có 2 phụ nữ. Gia đình ông
làm nghề nuôi bò sữa từ
nhiều năm nay. Vào thời
điểm dự án được triển
khai, nhà ông có 8 con bò
sữa, phân bò được dồn
đống ở góc vườn. Mỗi
năm gia đình ông sử dụng
khoảng 8 bình gas để nấu
nướng.
Hầm biogas nhà ông Bền
là hầm đầu tiên được lắp
đặt của dự án này. Ông
Bền khá năng động trong
các hoạt động của dự án
và đã dùng kinh nghiệm
xây dựng của mình để
giúp xây hầm biogas.
(xem tiếp trang sau)
nữ trong các buổi họp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong
các phiên thảo luận nhóm, nam giới thường tham gia và
chia sẻ ý tưởng cũng như những gợi ý của họ, trong khi
sự tham gia của phụ nữ là không đáng kể trong giai
đoạn lập kế hoạch và thực hiện. Điều này gây khó khăn
cho việc xác định và lựa chọn địa điểm bởi vì phụ nữ là
người sử dụng khí gas sinh học nhiều nhất.
Kế hoạch của ông Sơn là cung cấp hầm gas cho 4
người hưởng lợi/ hộ gia đình. Ông yêu cầu Chủ tịch xã
giúp xác định những người hưởng lợi phù hợp với mục
đích này. Tiêu chí chính để lựa chọn là các hộ gia đình
phải nghèo và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của
dự án. Tại một hội thảo, Chủ tịch xã đã lựa chọn 4 hộ gia
đình tham gia tích cực để triển khai hầm biogas. Bốn hộ
gia đình được lựa chọn gồm:
1. Một hộ cựu chiến binh nghèo, ông Huỳnh Chí
Bên, nuôi 5 con bò sữa.
2. Hộ nghèo ông Nguyễn Văn The, nuôi 6 con bò
sữa.
3. Một hộ nghèo, trong đó người chồng (ông Huỳnh
Ngọc Thu) làm việc cho trung tâm khuyến nông
địa phương và người vợ nuôi 12 con bò sữa.
4. Hộ gia đình có mức thu nhập trung bình, ông
Huỳnh Văn Xuân, nuôi 14 con bò sữa.
Các bản hợp đồng chính thức được ký với những người
hưởng lợi đã chọn để triển khai các hoạt động công
nghệ.
Lập kế hoạch, thực hiện
và giám sát
Sau khi lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, ông Sơn tổ
chức một hội thảo cộng đồng để giới thiệu về ý tưởng
của dự án với các thành viên cộng đồng ở địa phương,
các nhà chức trách địa phương và các bên liên quan
7
Cải thiện vệ sinh và Nguồn năng lượng thay thế ở một cộng đồng chăn nuôi ngoại thành Tp . Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hầm biogas sử dụng ¼ lượng
phân bò trong khu vực nhà
ông và sản sinh ra khí biogas
để nấu bếp. Do đó, ông Bền
mong có một thùng biogas lớn
hơn để có thể xử lý nhiều
phân bò hơn. Dùng biogas,
ông ấy chỉ phải mua 3 bình
gas tự nhiên mỗi năm cho nấu
nướng so với 8 bình trước
đây. Nhận thức của các thành
viên trong gia đình ông về vệ
sinh môi trường cũng được
nâng cao.
Theo ông Bền, sau khi kết
thúc dự án, rất nhiều người từ
trong và ngoài xã đã đến thăm
và học tập cách thức nhân
rộng hầm biogas cho gia đình
họ.
Ông Bền và ông Sơn tại
địa điểm dự án
khác. Tại hội thảo này, các đại biểu đã xác định một số
bên liên quan tiềm năng để hỗ trợ việc thực hiện dự án tại
xã Xuân Thới Thượng. Các bên liên quan ở địa phương
trong dự án này là: 1) Chủ tịch xã Xuân Thới Thượng; 2)
Ủy ban nhân dân; 3) Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thới
Thượng; 4) Đoàn Thanh niên; 5) Các hộ gia đình được
hưởng lợi; 6) Công ty xây dựng. Phụ nữ ở cộng đồng khá
thụ động trong giai đoạn thiết kế, cho dù người thực hiện
dự án đã tập trung huy động và xây dựng mối quan hệ
với người dân cũng như chính quyền địa phương. Ông
Sơn đã duy trì mối quan hệ vững chắc với các gia đình
hưởng lợi, xã Xuân Thới Thượng, Ủy ban nhân dân, bên
ký hợp đồng và AIT để đảm bảo thực hiện thành công dự
án.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, ông Sơn đã tổ chức
chuyến tham quan cho các bên liên quan được lựa chọn
để tham quan và so sánh các công nghệ hầm biogas
khác nhau tại một “địa điểm có thực tiễn tốt” ở tỉnh Đồng
Nai, cũng như học hỏi kiến thức thực hành về các loại
hầm biogas khác nhau. Trong khi người dân ở xã Xuân
Thới Thượng nhận ra rằng phân bò có thể được sử dụng
làm phân bón và nguồn năng lượng thay thế, nhưng họ
chưa quen với công nghệ, và do đó họ nghi ngờ việc sử
dụng và khả năng của nó.
Chuyến tham quan đã thành công trong việc đạt được
mục đích nâng cao và thay đổi nhận thức về việc sử dụng
công nghệ biogas để xử lý phân và nước tiểu của bò. Sau
chuyến tham quan, các bên liên quan đã có thể lựa chọn
thiết kế hầm biogas dựa trên kiến thức họ gặt hái được từ
chuyến thăm quan thực tế. Do ông Sơn không có đủ trình
độ kỹ thuật về hầm biogas nên ông đã ký hợp đồng kỹ
thuật với một chuyên gia để duyệt bản thiết kế và chỉnh
sửa cho phù hợp với điều kiện địa phương. Việc thực
hiện dự án bắt đầu từ việc thông qua lần cuối cùng bản
thiết kế. Cán bộ dự án SEA-UEMA đã đến thăm địa điểm
dự án nhiều lần trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện,
và tư vấn hướng dẫn cho lãnh đạo dự án. Các giai đoạn
lập kế hoạch, thực hiện, vận hành và bảo dưỡng được
miêu tả chi tiết trong biểu đồ sau (Hình 01).
8
Các trường hợp nghiên cứu điểm trong dự án SEA - UEMA
Chuyến thăm quan tỉnh
Đồng Nai
Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 01 năm 2005. Sau khi
hoàn thành việc lắp đặt hầm biogas, ông Sơn tổ chức một
hội thảo tập huấn vận hành và bảo dưỡng cho bốn hộ gia
đình hưởng lợi và các hộ gia đình lân cận. Chất lượng
xây dựng hầm biogas và việc vận hành do một chuyên gia
địa phương giám sát. Theo ông Sơn, phụ nữ trong cộng
đồng tham gia nhiều hơn vào giai đoạn này, và bắt đầu
làm sạch bò, chuồng và bắt đầu thu gom phân để cung
cấp cho hầm biogas.
9
Cải thiện vệ sinh và Nguồn năng lượng thay thế ở một cộng đồng chăn nuôi ngoại thành Tp . Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hình 01: Các giai đoạn khác nhau của lập kế hoạch,
thực hiện và giám sát dự án
Tham vấn chuyên gia
giới địa phương để
khuyến khích sự tham
gia của phụ nữ
Thông qua quá trình có sự
tham gia đã khuyến khích
sự tham gia tích cực của
phụ nữ. Tuy nhiên, trong
giai đoạn lập kế hoạch và
thực hiện, vai trò của phụ
nữ rất mờ nhật. Phụ nữ bắt
đầu tham gia nhiều hơn vào
dự án trong quá trình vận
hành và bảo dưỡng.
Giai đoạn 1
Lập kế hoạch và thiết kế
thiết lập dự án xác định
công nghệ biogas để
giảm chất thải rắn
(phân bò) và vệ sinh
chọn địa điểm
dự án
lựa chọn người hưởng
lợi và các bến liên quan
khác có sự tham gia
của địa phương
hội thảo cộng đồng về
định hướng dự án
lựa chọn người hưởng
lợi và các bến liên quan
khác có sự tham gia
của địa phương
tổ chức rất nhiều buổi
họp không chính thức
tại địa điểm dự án để
huy động cộng đồng
Giai đoạn 2
Thực hiện
tổ chức thăm các
địa điểm thực tiễn
tốt cho những
người thực hiện và
các bên liên quan
ở địa phương
đánh giá loại hầm
biogas khác nhau
và lựa chọn, ứng
dụng công nghệ
phù hợp thông qua
hội thảo
mang lợi ích cho
người nghèo đô
thị bằng việc lắp
đặt 4 hầm biogas
Giai đoạn 3
Vận hành và
bảo dưỡng
vận hành hầm
biogas
hội thảo tập
huấn về vận
hành và bảo
dưỡng
phân tích và
đánh giá hiệu
quả hầm
biogas qua sự
tham gia của
cộng đồng và
chính quyền
địa phương
Công nghệ
Ông Vũ Quốc Ái, chuyên gia về hầm biogas từ Trung tâm
khuyến nông Đồng Nai (AEC), được mời hỗ trợ hội thảo
một ngày tại xã Xuân Thới Thượng để giới thiệu công
nghệ cho các đại biểu, thông qua lần cuối bản thiết kế
dựa trên kiến nghị của h