Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cao su tự nhiên – Sản phẩm lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: “ CAO SU TỰ NHIÊN – SẢN PHẨM LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI ”
Giáo viên : PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Người thực hiện : PHẠM QUANG HƯNG
Lớp 10-KT4
MSSV: 108206816
Hồ Chí Minh – Tháng 04/10
MỤC LỤC
ÑEÀ THI HEÁT MOÂN:PHAÙP LUAÄT KINH TEÁ
Thôøi Gian:60phuùt-Ñeà1
(Hoïc vieân ñöôïc tham khaûo taøi lieäu)
Haõy choïn caâu traû lôøi ñuùng nhaát
1)Trong moái quan heä giöõa luaät chung vaø luaät rieâng,trong tröôøng hôïp coù söï khaùc bieät giöõa luaät chung vaø luaät rieâng thì:
a)Luaät chung ñöôïc öu tieân aùp duïng tröôùc b)Aùp duïng luaät thöù ba neáu coù
c)Luaät rieâng ñöôïc öu tieân aùp duïng tröôùc d)Caû a,b,c, ñeàu ñuùng
2)Trong quaù trình hoäi nhaäp quoác teá,ñaëc bieät laø vieäc gia nhaäp toå chöùc thöông maïi theá giôùi(WTO).Nguyeân taéc ñoái xöû phoå bieán trong phaùp luaät veà thaønh laäp,quaûn lí hoaït ñoäng doanh nghieäp vaø phaùp luaät veà ñaàu tö laø:
a)Ñoái xöû quoác gia b)Bình ñaúng
c)Baûo hoä kinh teá quoác gia d)Caûa,b,c ñeàu ñuùng
3)Kinh doanh laø vieäc thöïc hieän lieân tuïc,thöôøng xuyeân:
a)Moät coâng ñoaïn cuûa quaù trình ñaàu tö,töø b)Taát caû caùc coâng ñoaïn cuûaquaù trình ñaàu
saûn xuaát ñeán phaân phoái haøng hoaù hoaëc tö
cung öùng dòch vuï treân thò tröôøng nhaèm muïc
ñích lôïi nhuaän
c)Moät soá coâng ñoaïn cuûa quaù trình ñaàu tö d)Caû a,b,c ñeàu ñuùng
I.Cao Su
Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
1.Lịch sử
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883[1]. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.
2.Cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).
Vào năm 2010, diện tích cao su có thể đạt mức 700.000 ha; trong đó diện tích khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha, và sản lượng ước đạt 750.000-800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ-1,6 tỷ USD. Với việc tăng diện tích và sản lượng Cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu tấn cao su thiên nhiên và hơn 1,5 triệu m3 gỗ Cao su (gỗ tròn) trước năm 2020.
3.Ứng dụng của cây cao su
Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước.
Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Hạt cao su được dùng để làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ liệu khác. Cành khô dùng làm củi, lá khô rụng làm phân. Lá cao su phân hủy có tác dụng cải tạo đất, những vùng đất cằn cỗi sau khi trồng cao su một thời gian có khả năng mầu mỡ trở lại. Cây cao su khi trồng tập trung có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, làm tốt đất và trong sạch không khí, cải thiện môi trường; có thể xây dựng những khu du lịch sinh thái trong rừng cao su, có thể nuôi ong lấy mật trong rừng cao su.
II.Vì sao cây cao su lại là sản phẩm lợi thế của Việt Nam
Lợi thế trồng cây cao su ở nước ta
Cây cao su đã được trồng ở nước ta được hơn 110 năm, vào những năm 60 của thế kỷ trước, trên địa bàn Phú Thọ cũng đã trồng thử nghiệm 100 ha. Sau năm 1975, chủ trương của ngành cao su Việt Nam chỉ đạo chỉ trồng và phát triển cây cao su từ vĩ tuyến 16 trở vào cho nên diện tích trồng cây cao su tại Phú Thọ được thay thế bằng cây trồng khác. Trong những năm gần đây, Viện Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đứng chân tại tỉnh Phú Thọ, đã có những thành công bước đầu trong việc trồng thử nghiệm 3,2 ha cao su (năng suất mủ bình quân 1, 5 tấn/ha/năm). Và đã chọn được tập đoàn giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Phú Thọ. Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hà Giang và Lai Châu, cao su được trồng và phát triển tốt. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 30.000ha cao su, con số này ở Lai Châu là 11.000ha.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2009, tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm 2008.
Trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha ( chiếm 62,5% tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7 % so năm 2008.
Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).
Về điều kiện lập địa cũng như khí hậu, Việt Nam là nước có điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp đối với cây cao su. Theo nhiều tài liệu nước ngoài, khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ít biến động (từ 29 độ vĩ Bắc đến 23 độ Nam)trong đó có Việt Nam, là khí hậu thuận lợi để cây cao su phát triển. Về đất đai qua thực tế trồng cao su tại Việt Nam hơn 100 năm nay đã khẳng định chúng ta có nhiều vùng đất để trồng cây cao su rất tốt, đặc biệt là từ Thạch Thành – Thanh Hóa đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hiện nay chúng ta mới trồng được gần 300.000 ha cây cao su (theo số liệu thống kê của Tổng Công ty Cao su Việt Nam tính đến năm 1997). Trong khi đó chúng ta còn có tiềm năng về đất trống cũng như đất có thể chuyển hóa thành đất trồng cây cao su Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã thống kê để thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng.
Lợi thế thị trường xuất khẩu
2 tháng đầu năm 2010
Theo số liệu thống kê, tháng 2/2010 Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22 nghìn tấn cao su, trị giá 55,95 triệu USD chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 53,9% về lượng và 52,5% về trị giá so với tháng 1/2010.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 76,34 nghìn tấn cao su, trị giá 192,69 triệu USD giảm 0,1% về lượng nhưng tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
So với cùng kỳ năm ngoái, thì 2 tháng đầu năm nay, hầu hết các thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam đều có kim ngạch tăng.Trong số đó thì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất chủ yếu đồng thời là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Tháng 2/2010, Trung Quốc đã nhập 12,3 nghìn tấn cao su chiếm 56,2% lượng cao su xuất khẩu của cả nước trong tháng, đạt trị giá 31,76 triệu USD, tuy nhiên so với tháng 2/2009 thì lượng cao su Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này lại giảm tới 51%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã nhập 51,48 nghìn tấn cao su từ thị trường Việt Nam, giảm 1,17% về lượng, nhưng tăng 94,60% về trị giá so với cùng kỳ.
Tuy chỉ chiếm 10% lượng cao su xuất khẩu của cả nước trong tháng 2/2010, nhưng Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc về thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam, với lượng nhập trong tháng là 2,2 nghìn tấn, trị giá 5,37 triệu USD, giảm 19,7% về lượng nhưng tăng 44,23% về trị giá so với tháng 2/2009. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, Hàn Quốc đã nhập 4,5 nghìn tấn cao su trị giá 5,79 triệu USD, giảm 2,05% về lượng nhưng tăng 73,56% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
2 tháng đầu năm 2010, không kể những thị trường đạt kim ngạch tăng còn có những thị trường đạt kim ngạch giảm so với cùng kỳ như: Malaixia (giảm 43,06%); Braxin (giảm 32,44%); Anh (giảm 59,80%).
Điểm đáng chú ý, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2010 có thêm thị trường mới so với tháng 2/2009, đó là thị trường : Indonesia, Nga và Séc có lượng xuất trong tháng lần lượt là: 415 tấn, trị giá 851,5 nghìn USD; 735 tấn trị giá 2,27 triệu USD; 38 tấn trị giá 125,6 nghìn USD
Sau thời kỳ suy giảm mạnh, giá cao su xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2009.
Giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.420 – 1.485 USD/tấn trong quý I và quý II.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể so cùng kỳ năm trước.
Giá cao su thiên nhiên không tiếp tục giảm mà giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2009. Ngoài ra, giá cao su tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm còn do mức tiêu thụ cao su của thị trường Trung Quốc tăng mạnh do sự cải thiện chính sách kích cầu thị trường ô-tô nội địa của thị trường này. Đồng thời, giá dầu thô tăng vào 2 quý cuối năm 2009 khi nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi đã nâng đỡ giá cao su thiên nhiên và lượng tiêu thụ gia tăng.
Thị trường chính cho xuất khẩu cao su VN là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Sản lượng cao su tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng toàn quốc, chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất nệm mút, xăm lốp ô tô, giày dép,… Các doanh nghiệp lớn trong ngành thường có tỷ lệ tiêu thụ cao su nội địa cao hơn mức trung bình của ngành, khoảng 30-40%. Cụ thể trong năm 2008, cao su Phước Hòa, thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 31%, tỷ lệ này đối với cao su Đồng Nai là 40%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN trong các năm qua. Vị trí này ngày càng củng cố qua tình hình xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2009, chiếm 69.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, đạt 249.6 triệu USD. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 nhưng giá trị xuất khẩu thua xa Trung Quốc, chỉ đạt 16.3 triệu USD. Đây là điều khá may mắn cho ngành cao su Việt Nam khi quốc gia này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay và các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng được đánh giá là thị trường có nhiều biến động thất thường nhất. Khi có những tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía chính phủ, ngay lập tức nhu cầu và giá cao su cũng biến động theo. Do vậy, sự biến động của thị trường này đều ảnh hưởng đến doanh thu của ngành cao su trong nước.
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới ngày một tăng lên. Đây là một trong những thuận lợi đầu tiên giúp ngành cao su VN ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, ngành cao su là một trong những ngành được Chính phủ hết sức ưu tiên phát triển, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng cây cao su trong và cả ngoài nước. Vì vậy, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong ngành đang ra sức gia tăng diện tích cao su của mình. Đây chính là tiềm năng của các doanh nghiệp trong ngành trong tương lai.
Từ đầu năm 2009, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ ô-tô thu hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 - 60% so với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm tháng 8/2008 giá cao su đạt trên 3.000 USD/tấn, thì đến đầu 2009 chỉ còn trên 1.000 USD/tấn. Có thể nói, đây là sự tụt dốc quá nhanh của giá cao su xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất việc làm.
Đồng thuận với các nước xuất khẩu cao su khác, VRA khuyến cáo các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu nếu giá cao su xuống dưới 1.350 USD/tấn, đồng thời đề xuất Nhà nước hỗ trợ phương án mua trữ cao su nếu giá mua trong nước thấp dưới 1.000 USD/tấn... Rất may là tình huống này đã không xảy ra.
Bên cạnh đó, với những giải pháp được khuyến cáo như giảm giá thành, tăng tốc độ tái canh diện tích kém hiệu quả, tiếp tục phát triển diện tích, đã giúp người trồng yên tâm sản xuất, duy trì vườn cây, sẵn sàng tăng cường khai thác khi giá và mức tiêu thụ gia tăng. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã ổn định việc làm cho người lao động với mức thu nhập đảm bảo mức sống cơ bản và vượt qua giai đoạn khó khăn.
Có một thực tế là, thị trường xuất khẩu thu hẹp song số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu cao su lại tăng rất mạnh.
Nhiều thị trường giảm khối lượng cao su nhập khẩu song vẫn duy trì các ngành công nghiệp tiêu thụ cao su dù với số lượng thấp. Cụ thể là năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với năm 2008 (73 nước).
Năm 2009, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2008 có khoảng 230 doanh nghiệp) nhưng phần lớn quy mô xuất khẩu thấp. T
Trong bối cảnh khó khăn chung trong xuất khẩu, các doanh nghiệp từ các ngành hàng khác tìm cách thâm nhập thị trường cao su Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, nơi nhu cầu nhập khẩu cao su vẫn có sự tăng trưởng.
Nhờ vậy, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đã tăng so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm (1,1 tỷ USD). Đây là kết quả rất đáng ghi nhận.
Trong bối cảnh nhu cầu cao su của nhiều thị trường sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc không những không suy giảm, mà còn có phần tăng lên trong năm 2009 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm đến. Với vị trí địa lý nằm sát với Trung Quốc nên việc xuất khẩu cao su của Việt Nam vào thị trường này thuận lợi hơn các nước khác và giá cả cạnh tranh tốt hơn.
Hiện Trung Quốc vẫn giữ vị thế là nước sử dụng cao su lớn nhất thế giới và là thị trường dẫn đầu trong xuất khẩu cao su của Việt Nam với số lượng khoảng 489.230 tấn năm 2009, chiếm 67,4% tổng lượng cao su xuất khẩu cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt trị giá 761,46 triệu đô-la, trong đó phương thức giao hàng qua biên giới sang Trung Quốc chiếm tới 51 % tổng lượng cao su Việt Nam xuất khẩu.
Do vậy, cần củng cố duy trì thị trường truyền thống này bên cạnh việc đa dạng hóa thị trường để phòng chống rủi ro trong xuất khẩu cao su. Các cơ quản lý nhà nước cần cung cấp kịp thời số liệu thống kê xuất nhập khẩu, giá cả và thông tin về các chính sách của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu cao su để giúp Hiệp hội và doanh nghiệp có cơ sở ứng phó với những biến động của thị trường lớn này.
Triển vọng phát triển tương lai
Đến năm 2010: tiếp tục trồng mới 70 nghìn ha để diện tích cao su cả nước đạt 650 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 800 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn.
Đến năm 2015: tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến trong 5 năm 360 nghìn tấn.
Đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
Ngành cao su từ nhiều thập kỷ trở lại đây luôn giữ vai trò là một trong những ngành trọng yếu của nền kinh tế VN. Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế với nhiều biến động, ngành cao su VN nói chung và các doanh nghiệp cao su nói riêng ít nhiều đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Bước sang giai đoạn hậu khủng hoảng và phục hồi kinh tế, nhiều thách thức đang dần hiện ra trước mắt trong lộ trình phát triển của ngành cao su.
Việt Nam hiện là nước có sản lượng cao su đứng vị trí thứ 5 trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ với 662.9 ngàn tấn mủ và đứng thứ 4 về năng suất khai thác mủ với 1.66 tấn/ha trong năm 2008. Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 1,000,000 ha với sản lượng khai thác đạt 1,200 ngàn tấn mủ. Ở thời điểm hiện tại, ngành cao su được đánh giá là rất triển vọng trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy vậy, bên cạnh n