Cây công nghiệp

Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét. Rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn Thân: là bộ phận kinh tế nhất của cây ,là phần thân cây với lớp vỏ màu nâu nhạt mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ. Lá: là loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 0,2 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.

pptx89 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cây công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 5 _ K16S Chủ đề: CÂY CÔNG NGHIỆPA. CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀYCây cao suNguồn gốc: Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệu Km2, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 130B-130N. Đặc điểm, hình tháiThông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét.Rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạnThân: là bộ phận kinh tế nhất của cây ,là phần thân cây với lớp vỏ màu nâu nhạt mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ.Lá: là loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt.Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 0,2 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. Tuy nhiên: Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao. Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisopren - polyme của isopren  Điều kiện sinh thái để trồng cây cao su Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển.Khí hậu có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28o C, lượng mưa bình quân hằng năm 1500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm.Ứng dụng:Cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới.Cao su dùng để làm các ống, băng chuyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao. Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn.Cung cấp khoảng 200-300 kg hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10-20% trọng lượng hạt và lượng protein đáng kể trong hạt.Hạt cao su còn được ứng dụng trong sân cỏ nhân tạo, giúp cỏ đứng thẳng giống cỏ tự nhiên.Tinh dầu từ hạt cao su có thể sản xuất nhiều nguyên liệu thay thế các sản phẩm ngoại nhập như chất phụ gia trợ nghiền và bảo quản xi măng, chế tạo sơn điện di, phân bón, xà bông, Việc trồng cao su có thể đem lại những lợi ích về môi trường, phủ xanh đất, trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất, ổn định xã hội thông qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm và là môi trường tốt để chăn nuôi ong.Cây cà phê Cây cà phê được phát hiện cách đây hàng nghìn năm, chúng thường mọc dưới tán nhiều khu rừng thưa thuộc châu Phi. Tới năm 575 sau Công Nguyên cây mới được đưa về trồng thuần hoá, đến ngày nay hiện có 3 loài cà phê thương mại và được di thực nhập nội tới nhiều nước trên thế giới.Hình thái chungCây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5m Phân loại:Loài Coffea arabica (cà phê chè)Loài Coffea canephora Pierre (cà phê vối)Tại Việt Nam được trồng nhiều ở Cơ tỉnh phía Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai. Loài Coffea liberica Bull (cà phê mít, dâu da).Cây cà phê sau khi du nhập đã phát triển bền vững ở Việt Nam đến nay đã 151 năm (từ 1857).Năm 1947 theo giáo sư Auguste Chevarier trong tự nhiên có tới 70 loài phụTrong Coffea, trong đó có rất ít loài có giá trị kinh tế và ông chia thành 4 nhóm:Nhóm Eucoffea K.Schum, Argocoffea Piere, Mascarocoffea và Paracoffea Miq.Ba nhóm đầu có nguồn gốc duy nhất ở châu Phi.Nhóm Paracoffea có hai loài mọc hoang ở Việt Nam là Coffea dongnaiensis P.ex.Pit và Coffea Cochinchinensis P.ex.PitNhóm Eucoffea K.Schum chỉ có một số loài có Cafein chúng có tầm quan trọng về kinh tế và được trồng trọt.Cà phê chè: có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè. Là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê.  Chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này. Ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.Cà phê vối: là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè .Cà phê mít: Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới Năng suất kém, chất lượng không cao (có vị chua) Nở hoa nhờ nước mưa do vậy thường thu hoạch muộn. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác. Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo hương vị.Điều kiện sinh thái:1. Đất đai Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này. 2. Khí hậu Tùy vào loại cà phê mà điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió sẽ khác nhau. Ví dụ: cà phê chè cần có độ che bóng từ 30 đến 70%, thông thường là trên dưới là 50%, còn cà phê vối có thể thấp hơn nhưng nhất thiết phải có cây bóng mátGiá trị kinh tế:Giá trị dinh dưỡng: Trong hạt cà phê khi phân tích có đầy đủ các hợp chất như : protein, lipit, đường, tinh bột, xenlulô... đặc biệt là có cafein. Ngoài ra có một số loài cà phê không có Cafein như loài Coffea Luxifolia, Coffea Mongenetii, các loài này có thể làm thức uống có hương vị cà phê dùng cho người bệnh hoặc làm vật liệu lai tạo khi cần thiết. Giá trị xuất khẩu: cà phê ở Việt Nam lớn hơn nhiều so với Ca cao và Chè. Hiện nay Việt Nam có khối lượng xuất khẩu 11 triệu bao, chiếm 13% tổng lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới, đứng hàng thứ 2 thế giới, nếu chỉ tính khối lượng cà phê Robusta thì Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới.Giá trị trong công nghiệp và các giá trị khác Ngoài việc sử dụng làm thức uống hàng ngày thì trong công nghệ thực phẩm cà phê được chế biến thành rượu, bánh kẹo và làm nước giải khát có hương vị cà phê. Trong công nghệ dược phẩm cafein được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh.Cây chèNguồn gốcCây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung QuốcCây chè có nguồn gốc ở Atxam (Ấn Độ)Cây chè có nguồn gốc ở Việt NamTuy có sự khác nhau nhưng những quan điểm trên đều có sự thống nhất rằng: Cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm.Đặc điểm hình tháiCây chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 m.Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4-10cm, rộng 2-2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, với 5-6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm; nhiều nhị.Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.Phân loạiTên khoa học của cây chè được nhiều người gọi là Camellia sinensis. L. O.Kuntze.Bảng phân loại chè của Cohen Stuart (1919): Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (Varietas) chè chính: Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. bohea)Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla)Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan)Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. Atxamica)Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea): - Cây bụi thấp phân cành nhiều. - Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm. - Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. - Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường. - Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến - 15o C _ Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla): - Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. - Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. - Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ. - Năng suất cao, phẩm chất tốt. _ Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan): - Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m. - Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. - Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. - Có khoảng 10 đôi gân lá. - Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. _ Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica): - Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa. - Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. - Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá. - Rất ít hoa quả. - Không chịu được rét hạn. - Năng suất, phẩm chất tốt. _ Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.Thành phần Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin, còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men. Điều kiện sinh tháiCác điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển của cây chè là: nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho chè: 15 – 25oC.Lượng mưa bình quân hàng năm 1500 – 2000mm. Ẩm độ không khí: 80 – 85 % Độ ẩm đất: 70 – 80 % Phân bốCác vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam: Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau đây.Vùng chè Tây Bắc. Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ: gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội.Vùng chè Bắc Trung Bộ: gồm các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, với tổng diện tích trên 5 nghìn ha.Vùng chè Tây Nguyên: Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và ĐăkLăk với khoảng 13.000 ha. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 50 nghìn tấn búp tươi.Ngoài những vùng chè chủ yếu trên, chè còn được trồng ở cả các vùng Duyên Hải miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.Ứng dụngNước chè là thứ nước uống tốt và rẻ tiền, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Lá chè có thể làm thức ăn trong chăn nuôi. Hỗn hợp tanin trong chè có tác dụng giải khát rất tốt. Cafein và một số hợp chất ancaloit khác (teobromin, teotilin, ađenin) có trong chè là những chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương.Ngoài ra chè còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa mỡ.Có khả năng chữa trị nhiều bệnh như tả lị, thương hàn, sỏi thận, sỏi bàng quang, chảy máu dạ dày... và có tác dụng lợi tiêu, trong điều trị bệnh cao huyết áp.Các sản phẩm phụ của cây chè như dầu hạt chè có thể sử dụng trong công nghiệp. Một giá trị đặc biệt của chè là tác dụng chống phóng xạ. Ngoài ra, chè còn được dùng làm chất tạo màu thực phẩm, vừa có khả năng thay thế các chất tạo màu nhân tạo hay làm dầu ăn như các loại dầu thực vật khác. CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY Cây mía Nguồn gốc Cây mía xuất hiện trên trái đất từ thời xa xưa, khi lục địachâu Á và châu Úc còn dính liền nhau. Cây mía (Saccharum spp), thuộc họ Gramineae, chi Andropogoneae, loại SaccharumPhân loại Các loài mía: Trong loại Saccharum có trên 30 loài mía, phần lớn ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Theo Jeswiets các loài mía này phân biệt giữa chúng với nhau bằng các đặc điểm thực vật, dựa vào hoa tự, hoa, mầm, sự phân bố lông ở lá. Còn gọi là mía quý (Noble cane), loài mía này trồng thích hợp ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta hiện nay còn gặp rất nhiều dạng của loài mía quý như mía voi, mía đỏ, mía tím (mía tiến, mía thuốc), mía thanh diệu, mía mưngthường trồng để ăn tươi và giải khát. Những đặc điểm chính là: Cây to, thịt mềm, ít xơ nhiều nước, tỷ lệ đường cao. Cây có màu xanh, vàng, đỏ sẫm hoặc tím, không hoặc rất ít ra hoa..Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum.L)Mía tímMía đỏ Loài mía Ấn Độ (Saccharum barberi Jesw) Loài mía vùng Bắc Ấn Độ, thích hợp với điều kiện á nhiệt đới. Loài mía này nghèo đường hơn loài Saccharum officinarum, cây mía nhỏ, lóng hình trụ có màu xanh hoặc trắng, xơ bả nhiều, bản lá hẹp, sức sống cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh. Vùng các tỉnh phía Bắc nước ta có nhiều giống của loài mía này, đó là các giống mía Gie, như Gie Tuyên Quang, Gie Lạng Sơn v.v.. Mía thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Sức sống mạnh, chín sớm, tỷ lệ đường trung bình. Thân mía nhỏ, lóng hình ống chỉ, vỏ có màu xanh ánh đồng, sáp phủ dày. Lá mía hẹp, mềm. Mía ra hoa trung bình, có khả năng chống bệnh gôm, bệnh mosaic, và mẫn cảm với bệnh than, bệnh rượu.Loài mía Trung Quốc (Saccharum sinense Roxb. Emend. Jesw)Loài mía Trung QuốcMía dại Loài dại thân nhỏ (Saccharum spontaneum. L): Loài này còn gọi là mía dại của vùng Tây Nam châu Á. Đó là các loài lau, sậy v.v..vẫn thường gặp nhiều vùng trên khắp đất nước ta. Đặc điểm: cây thân nhỏ, vỏ cứng, sức sống khỏe, hàm lượng đường ít, tỷ lệ xơ cao, ra hoa mạnh, thời gian ra hoa sớm, khả năng thích ứng rộng, ít bị sâu phá hại và có khả năng kháng nhiều loại bệnh như mosaic, gôm, bệnh thối rễ và một số bệnh khác nhưng lại mẫn cảm với bệnh than.Một số loài mía dại Đặc điểm: thân to, lóng dài, đường ít do Jeswiet phát hiện ở Tân Ghi Nê vào năm 1929, có sức sống mạnh, đẻ và ra hoa nhiều. Thân cứng nên chống được gió bão và sâu đục thân, nhưng kháng bệnh kém như các bệnh ở bộ lá và bộ rễ. Mía lai: Trong sản xuất cây mía hiện nay, hầu hết các loài mía trồng là con lai giữa các loài, giữa các giống và cả giữa các loại với nhau.Loài mía dại thân to:Mía dại thân toMía lai: : Trong sản xuất cây mía hiện nay, hầu hết các loài mía trồng là con lai giữa các loài, giữa các giống và cả giữa các loại với nhau.Vai trò của cây mía Đường có vai trò rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của con người, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cây mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nước ta. Nguyên liệu công nghiệp: ngoài lấy đường cây mía còn có một số phụ phẩm: Bã mía: Chiếm 25-30% trọng lượng mía đang ép. Bã mía chứa trung bình 49% nước, 48,5% xơ (chứa 45-55% xenlulô), 2,5% chất hòa tan (đường). Bã mía có thể dùng ngay làm nhiên liệu đốt lò hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc. Cao hơn nữa từ bã mía làm ra furfural là nguyên liệu của nhiều ngành sợi tổng hợp. Mật gỉ: Chiếm 3-5% trọng lượng mía đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 10% nước, đường sacarô 35%, đường khử 25%, tro 15%, tỷ trọng 1,4 -1,5. Từ mật gỉ cho lên men, chưng cất sản xuất rượu Rhums và cồn công nghiệp; sản xuất men các loại (1 tấn mật gỉ cho 1 tấn men khô) hoặc các loại axit (axit axetic, axit citric). Từ 1tấn mật gỉ có thể sản xuất được 300 lít cồn và 3.800 lít rượu. Mía là cây năng lượng của thế kỹ 21. Ngoài ra còn có thể tạo ra các sản phảm khác như bột ngọt, hóa chất khác. Bùn lọc: Chiếm 1,5 -3% trọng lượng mía đem ép, là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Bùn lọc chứa 0,5N; 1,6%P2O5 ; 0,4% K2O; 3% prôtein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrêzin làm sơn, xi đánh giày Sau khi lấy sáp, bùn làm phân bón. Ngoài ra còn tận dụng phụ phẩm để sản xuất dược phẩm, thức ăn gia súc v.v... Tính giá trị của các phụ phẩm nói trên còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm chính là đường. Vai trò sinh học: + Khả năng tạo ra sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (7 lần > diện tích đất) và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời (tối đa 6-7 % trong khi các cây trồng khác chỉ đạt 1-2%), trong vòng 10 -12 tháng, 1hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất.+ Khả năng tái sinh mạnh: Mía là cây có khả năng để gốc được nhiều năm Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý, chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển. Năng suất mía cây ở vụ gốc đầu nhiều hơn cả vụ mía tơ. Ruộng mía để được nhiều vụ gốc, giá trị kinh tế càng cao (giảm được chi phí sản xuất).+ Khả năng thích ứng rộng: Cây mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau,chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.Cây lạc (đậu phộng) Nguồn gốc: Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới. Lạc được coi là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước. Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm của thế giới. Sự du nhập: Cây lạc là một cây có giá trị dinh dưỡng cao nên qua nhiều thập kỷ cây lạc đã được trồng ở hầu khắp các Châu lục trên thế giới do các nhà thám hiểm,các đoàn thuyền buôn, các đoàn nô lệ đem theo.Phân loại Qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đều thống nhất với cách phân loại của Linne (1753) cây lạc thuộc bộ Đậu Leguminosae chia ra 3 họ phụ đó là Mimosoideae, Cesalpinoideae và Papilionoideae. Họ phụ Papilionoideae chia ra 10 chi trong đó có 4 chi phổ biến là Vicieae, Faseoleae, Genisteae và Hedisareae.Tính trạng Nhóm Virginia(phân cành xenkẽ)Nhóm Spanish vàValencia (phân cànhliên tục)Hoa ở thân KhôngCóThời gian sinh trưởng160 ngày 85-110 ngày (ở xíchđạo)Dạng cây Bò, bụi, đứng Luôn luôn đứngLá chét Nhỏ, xanh đậm To, xanh nhạtTính ngủ sau thu hoạch Có KhôngHàm lượng axit béo khôngnoNghèoGiàuHình dạng cánh hoa Tam giác Cánh bướmVỏ hạt (vỏ lụa) Có vân Không vânBệnh đốm lá và virus Ít nhiễm Bị nhiễmGiá trị dinh dưỡng Lipit (lipid) hay dầu: Có tỷ lệ trong hạt từ 45 - 51%.Protein: Hàm lượng protein trong hạt lạc khá cao, thường đạt từ 20 - 37,5%. Các Vitamin: Trong dầu lạc có hầu hết vitamin nhóm B, trừ B12; Tianin (B1) = 0,44%, Riboflavin (B2) = 0,12%, Pirodoxin (B6). Ngoài ra còn có vitamin PP(axit nicotinic) = 0,16%,vitamin E.Các nguyên tố khoáng: Trong hạt lạc có hàm lượng khoáng tổng số từ 1,89 - 4,26%, gấp 1,8 - 2,2 lần so với hạt ngũ cốc. Các nguyên tố khoáng gồm 27 nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và siêu vi lượng cần thiết cho cơ thể người và động vật.Hydrat cacbon: Đường: Sacaric với lượng dồi dào nhất trong hạt lạc là sacaro (2,86-6,35%). gluco (0,06-0,12%), Fructo ( 0,08-0,12%) và galaco. Chất không đườngCác giá trị khácGiá trị xuất khẩu: Theo số liệu của FAO, hiện đang có khoảng 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu.Giá trị trong công nghiệp: Dầu lạc làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp đặc... và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học (thẩm mỹ học) và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ nghệ.Cây đậu tương Nguồn gốc : Cây đậu tương (cây đậu nành) là một trong những cây trồng cổ nhất của nhân loại. Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda (1933) và nhiều khoa học sau này đều thống nhất cây đậu tương có nguồn gốc ở vùng Mản Châu- Trung Quốc. Cây đậu tương thuộc bộ đậu Fabales, họ Fabaceae (hay Leguminosae) thuộc họ phụ cánh bướm Papilionoideae, chi Glycine L. Trong chi Glycine L. có 3 phụ chi Glycine Willd, Bracteata Verde và Soja, trong Soja là phụ chi quan trọng nhất và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Phụ chi Soja có 2 loài Glycine Soja Sieb và Zuce (là loài đậu tương hoang dại) và Glycine