Hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai không những góp
phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môitrường mà còn góp phần quan trọng
tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc đô thị thành
phố Pleiku.
Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh đô thị ở đây chưa được quan tâm đúng mức,
số lượng cây xanh còn quá ít, chủng loại chưa phongphú nên cảnh quan đường phố còn
hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ
thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một số cây bị người dân tự ý chặt phá làm
mỹ quan thành phố bị xuống cấp.
Từ thực trạng trên, đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá thành phần loài cây
xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên, đồng
thời nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự pháttriển của cây xanh đô thị để đề
xuất các phương hướng phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010
CÂY XANH ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI
Nguyễn Danh
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai
Phan Thị Thanh Thủy
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Thành phần loài cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khá đa dạng và phong
phú. Đã xác định được 165 loài thuộc 140 chi trong 69 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có
mạch. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài,
với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ.
Cây xanh đường phố được bố trí theo các kiểu đường phố 1 hàng cây, 2 hàng cây và 4
hàng cây. Mô hình trồng cây trong các công viên ở thành phố Pleiku tương đối đa dạng: Gồm
các mô hình công viên hành lang kỹ thuật giao thông và các mô hình bồn hoa trang trí trong
các công viên nghỉ ngơi – giải trí.
1. Đặt vấn đề
Hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai không những góp
phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môi trường mà còn góp phần quan trọng
tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc đô thị thành
phố Pleiku.
Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh đô thị ở đây chưa được quan tâm đúng mức,
số lượng cây xanh còn quá ít, chủng loại chưa phong phú nên cảnh quan đường phố còn
hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ
thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một số cây bị người dân tự ý chặt phá làm
mỹ quan thành phố bị xuống cấp.
Từ thực trạng trên, đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá thành phần loài cây
xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên, đồng
thời nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị để đề
xuất các phương hướng phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai.
28
2. Đối tượng, phương pháp và thời gian nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật bậc cao có mạch, tập trung vào các cây trồng làm cảnh ở
đường phố và công viên thuộc khu vực nội thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra kết hợp đánh giá nhanh nông thôn RRA để đánh
giá về thành phần loài, sự phân bố của các loài cây xanh.
- Đối với những loài cây chưa xác định tên chính xác tiến hành thu mẫu thực vật
theo R. M. Klein và D. T. Klein (1979) [4].
- Xác định tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh với tài liệu của
Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) [2] và Trần Hợp (1997) [3].
2.3.Thời gian nghiên cứu: Năm 2009.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
3.1.1. Thành phần loài cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Qua điều tra đã thống kê và xác định được 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140
chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) chiếm ưu thế nhất về số loài, số chi và số họ với 62 họ chiếm 89,86%
tổng số họ, 131 chi chiếm 93,57% tổng số chi, 156 loài chiếm 94,55% tổng số loài. Tiếp
đến là ngành Thông (Pinophyta) với 5 họ chiếm 7,25% tổng số họ, 7 chi chiếm 5,00%
tổng số chi, 7 loài chiếm 4,24% tổng số loài. Cuối cùng là ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) có 2 họ chiếm 2,90% tổng số họ, 2 chi chiếm 1,43% tổng số chi, 2
loài chiếm 1,21% tổng số loài.
3.1.2. Hiện trạng cây xanh ở đường phố Pleiku
- Đã thống kê có 57 loài cây xanh thuộc 28 họ với tổng số cây là 5.995 cây.
Trong đó những chủng loại cây có số lượng lớn như Sao đen với 1.272 cây, Thông ba lá
với 717 cây,…
- Cây xanh đường phố được chia theo 6 cấp đường kính thân: D ≤ 10cm (D10),
10cm < D ≤ 20cm (D20), 20cm < D ≤ 40cm (D40), 40cm < D ≤ 60cm (D60), 60cm < D ≤
80cm (D80), D > 80cm (D100). Tỷ lệ % số lượng cây được phân chia theo cấp đường
kính: D10 (38,48%), D20 (39,03%), D40 (18,32%) D60 (2,44%), D80 (0,82%), D100
(0,92%). Qua đó, có thể thấy rằng cây xanh đường phố Pleiku đang trong giai đoạn còn
trẻ và cần được quan tâm chăm sóc.
29
3.1.3. Hiện trạng cây xanh ở công viên thành phố Pleiku
- Ở các công viên hành lang kỹ thuật (vòng xoay, băng két), công viên nghỉ ngơi
- giải trí (hoa viên, công viên), đã xác định được 130 loài thực vật thuộc 54 họ, trong đó
có 45 loài cây xanh bóng mát thuộc 21 họ với tổng số cây là 2.499 cây. Trong đó các
loài cây được trồng với số lượng lớn như Thông ba lá với 1.144 cây, Sao đen với 244
cây,… Các loài cây có số lượng thấp chủ yếu là cây ăn quả như Nhãn, Mận, Mít,... và
một số cây như Đa, Ngọc Lan, Sanh, Sung,...
- Tỷ lệ % số lượng cây được phân chia theo cấp đường kính: D10 (44,66%), D20
(25,97%), D40 (23,65%) D60 (3,92%), D80 (0,96%), D100 (0,84%). Có thể thấy rằng hệ
thống cây xanh ở công viên còn tương đối trẻ, số cây mới trồng (D10) chiếm tỷ lệ khá
cao 44,66%. Số cây đại thụ và cổ thụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
3.1.4. Hiện trạng diện tích đất cây xanh công cộng ở thành phố Pleiku
Theo các số liệu về diện tích xanh công cộng do công ty Công trình đô thị cung
cấp và số liệu về dân số của thành phố Pleiku (tính đến tháng 5/2008), bình quân đất cây
xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku được tính và so sánh với
Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 362: 2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng
trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” (TCXDVN 362: 2005) [5] như sau:
Bảng 1. Bình quân đất cây xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku
so với TCXDVN 362: 2005.
Loại
Diện tích
xanh công
cộng (m2)
Dân số
(người)
Bình quân
(m2/người)
TCXDVN
362: 2005
(m2/người)
TCXDVN 362:
2005 áp dụng
với đô thị miền
núi (m2/người)
Đường phố 181.090,28
236.982
0,76 1,9 – 2,0 1,33 – 1,4
Công viên 151.915,30 0,64 6 – 7,5 4,2 – 5,25
Vườn hoa 18.452,70 0,08 2,5 – 2,8 1,75 – 1,96
Tổng cộng 351.458 1,48 10 - 12 7 – 8,4
Qua đó cho thấy: So với tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng
quy định đối với đô thị loại 2 thuộc khu vực miền núi, hải đảo trong TCXDVN 362:
2005 là 7 – 8,4 m2/người thì diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố
Pleiku rất thấp 1,48 m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với tiêu chuẩn). Vậy để đạt được
chỉ tiêu so với quy định đề ra, trong thời gian tới thành phố Pleiku phải có thêm ít nhất
1.307.416 m2 diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng.
30
3.2. Các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên ở thành phố
Pleiku
3.2.1. Mô hình bố trí cây xanh trên đường phố.
Có thể phân loại các kiểu mô hình dưới đây:
- Mô hình 1 hàng cây trên đường phố: Mô hình này có ở một số đoạn đường trên
một số tuyến đường như Hùng Vương (đoạn từ Ngã 3 Phù Đổng đến nút giao thông
Diệp Kính) trồng một hàng cây Viết, tuyến đường Đoàn Thị Điểm (đoạn từ đường Võ
Thị Sáu đến đường Hoàng Văn Thụ) trồng một hàng cây Xà cừ,…
- Mô hình bố trí 2 hàng cây trên đường phố: Có 2 dạng:
+ Dạng thuần loài: Các hàng cây trồng đã được quy hoạch cụ thể trên từng tuyến
phố theo từng chủng loại cây như: Đường Huỳnh Thúc Kháng (Lim xẹt), Tăng Bạt Hổ
(Nhạc ngựa),…
+ Dạng hỗn loài: Hai bên vỉa hè được trồng nhiều loài cây khác nhau. Các tuyến
đường thuộc dạng này như Nguyễn Du, Quang Trung,…
- Mô hình bố trí 4 hàng cây trên đường phố: Tiêu biểu cho loại hình này có
đường Hai Bà Trưng với 2 hàng Bằng lăng và 2 hàng Thông phân bố đều hai bên vỉa hè,
hay đường Lê Duẩn mỗi bên vỉa hè trồng 1 hàng Nhạc ngựa, 1 hàng Xà cừ hoặc có đoạn
trồng 1 hàng Xà cừ, 1 hàng Sao đen.
Việc bố trí cây xanh theo các mô hình khác nhau phù hợp với từng tuyến đường
trong thành phố có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mỹ quan và bảo vệ môi sinh
cho thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoạn đường chưa được bố trí cây xanh, nhiều
tuyến đường còn vắng bóng cây xanh không những ở các khu vực cách xa trung tâm
thành phố mà còn cả trong khu vực trung tâm thành phố.
3.2.2. Mô hình bố trí cây xanh trong các công viên
- Bố trí cây xanh trong các công viên hành lang kỹ thuật: Công viên hành lang
kỹ thuật là các khoảng xanh được tạo ra với vai trò định hướng giao thông và có tác
dụng quan trọng trong việc tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Căn cứ vào vị trí và chức
năng của công viên trong bố cục giao thông, có thể phân biệt các loại sau:
- Vòng xoay: Là các nút giao thông trọng điểm, có tác dụng định hướng giao
thông. Hiện ở thành phố Pleiku có 9 vòng xoay, thành phần cây trồng trên các vòng
xoay gồm: Cây trang trí nền (Cỏ nhung, Cỏ lá tre), Cây làm viền (Ngàn sao, Chuỗi ngọc,
Cẩm thạch), Cây trang trí (Đơn đỏ, Ngũ tinh, Ngũ sắc, Cô tòng các loại, Hỏa hoàn,
Long thủ, Bướm bạc, Cau, Vạn tuế,...). Về việc bố trí cây trồng trong các vòng xoay
nhìn chung phù hợp với kiến trúc của vòng xoay và với cảnh quan đô thị.
- Băng két: Được xây dựng với mục đích chính là tận dụng các không gian đất,
31
tạo cho kiến trúc cảnh quan thành phố đa dạng, bớt tẻ nhạt và góp phần tích cực vào
việc gia tăng mảng xanh cho thành phố. Các băng két được xây dựng tương đối giống
nhau, được bố trí các loại cây xanh chủ yếu như Cỏ (trang trí nền), Chuỗi ngọc (trang trí
viền), và các cây trang trí như Sanh, Sơn tùng, Chà là, Hoa giấy, Huỳnh Anh,...
- Bố trí cây xanh trong bồn hoa tại các công viên nghỉ ngơi - giải trí: Qua khảo
sát cho thấy rằng bồn hoa được trang trí khác nhau ở từng công viên tạo ra nét đặc sắc
cho từng công viên của thành phố. Nhìn chung, các chủng loại cây trồng trong các bồn
hoa gồm: Cây trang trí nền (Cỏ), cây làm viền (Chuỗi ngọc, Cẩm tú mai, Ngàn sao,
Cẩm thạch, Cô tòng,…), cây trang trí (Bướm bạc, Tai tượng đỏ, Mắt nai, Ngũ sắc, Cau
bụng,...).
3.3. Đề xuất tập đoàn cây xanh cho sự phát triển cây xanh đô thị tại thành
phố Pleiku
- Căn cứ vào điều kiện sinh thái của thành phố Pleiku và đặc tính hình thái, sinh
thái của các loài cây xanh hiện có ở thành phố, đề nghị duy trì và phát triển các loài sau:
+ Tập đoàn cây trên đường phố:
Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa Pers.), Kiều hùng (Calliandra
haematocephala Hassk.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) Back. ex K. Heyne.),
Me (Tamarindus indica L.), Móng bò tím (Bauhinia purpurea L.), Muồng hoàng yến
(Cassia fistula L.), Muồng xiêm (Cassia siamea Lam.), Sấu (Dracontomelum
duperreanum Pierre.), Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon.), Viết (Mimusops
elengi L.).
+ Tập đoàn cây trong công viên:
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roacutangula Gaertn.), xb.), Long não
(Cinnamomum camphora L.), Lộc vừng (Barringtonia acutangula Gaertn.), Ngân hoa
(Grevillea robusta A.C. ex R. Br.), Ngọc lan (Michelia alba DC.), Nhạc ngựa
(Swietenia macrophylla King in Hook.), Phượng vĩ (Delonix regia (Boj.) Raf.), Sao đen
(Hopea odorata Roxb.),
- Đề nghị di thực và bổ sung các loài cây bản địa sau vào thành phần cây trồng
trong công viên:
Chò chỉ (Parashorea stellata Kurz.), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus
Kurz.), Gõ mật (Sindora cochinchinensis H. Baill.), Mun (Diospyros mun Lec.), Trắc
(Dalbergia cochinchinensis Pierre in Lan.).
- Nên đầu tư du nhập các giống cây ở các địa phương khác, đặc biệt là Đà Lạt để
bổ sung vào hệ thống cây xanh đường phố ở Pleiku:
Thông 5 lá (Pinus dalatensis de Ferré.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis
Kurz.), Mimosa Đà Lạt (Acacia podalyriaefolia A.Cunn. ex G.Don.), Muồng hoa đào
32
(Cassia javanica L.), Sa mu (Cunninghamia lanceolata (L.) Hook.), Sò đo cam
(Spathodea campaulata P.Beauv.), Phượng tím (Jacaranda mimosifolia D.Don.), Vông
nem (Erythrina variegata L.).
- Ngoài ra, cần bổ sung thêm một số loài cây nhập nội như Cọ dầu (Elaeis
guineensis Jacq.), Thốt nốt (Borassus flabellifer L.),… để tăng tính đa dạng và giá trị
khoa học cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Pleiku.
3.4. Đề nghị các cây xanh cần bảo tồn ở thành phố Pleiku
Căn cứ vào hiện trạng cây xanh và vai trò của hệ thống cây xanh, đặc biệt là các
loài cây lâu năm trong việc tạo cảnh quan và có giá trị trong nghiên cứu khoa học và
lịch sử đô thị, cần phải bảo tồn các loài cây ở các địa điểm sau:
- Cây xanh trong công viên:
Hoa viên Nguyễn Viết Xuân: 5 cây Phượng (đường kính 40cm - 60cm).
Công viên Lý Tự Trọng: 13 cây Thông 3 lá (đường kính > 70cm).
Công viên Quảng Trường 17/3: 2 cây Phượng (đường kính 60cm – 80cm) và 10
cây Thông 3 lá (đường kính > 80cm).
Công viên Diên Hồng: 1 cây Dầu rái (đường kính 60cm – 80cm), 4 cây Đa búp
đỏ (đường kính > 100cm), 4 cây Đa xoan (đường kính > 100cm), 5 cây Long não
(đường kính 60cm – 80cm), 2 cây Phượng (đường kính 60cm – 80cm), 2 cây Sanh
(đường kính > 70cm).
- Cây xanh đường phố:
Để giữ gìn dáng vẻ riêng cho thành phố, rất cần thiết phải bảo tồn các loài cây
lâu năm trên các tuyến đường như Nguyễn Du, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung,…
Bảng 2. Các loài cây cần được bảo tồn trên các tuyến đường.
Tên cây Tên đường
Dầu rái Phạm Văn Đồng (2 cây)
Dẻ Nguyễn Du (1 cây)
Đa bồ đề Nguyễn Trãi ( 1 cây)
Đa búp đỏ Đinh Tiên Hoàng (3 cây)
Đa xoan Nguyễn Du (1 cây đường kính > 300cm)
Long não
Nguyễn Du (1 cây), Hai Bà Trưng (11 cây), Hoàng Hoa Thám (3
cây), Hùng Vương (1 cây), Lê Lợi (1 cây), Nguyễn Thiện Thuật (2
cây), Quang Trung (8 cây), Trường Chinh (12 cây), Trần Hưng Đạo
(2 cây)
33
Me Quang Trung (1 cây)
Muồng ngủ Hoàng Văn Thụ (8 cây), Trần Phú (2 cây), Muồng ngủ (2 cây)
Muồng xiêm Hoàng Hoa Thám (3 cây), Trần Phú (2 cây)
Ngân hoa
Lý Thái Tổ (1 cây), Trần Quang Khải (2 cây), Phan Đình Phùng (1
cây)
Ngô đồng Nguyễn Du (7 cây)
Phượng vĩ
Hai Bà Trưng (2 cây), Lê Hồng Phong (2 cây), Phan Đình Phùng (1
cây), Quang Trung (3 cây), Trần Hưng Đạo (5 cây)
Sanh Nguyễn Du (3 cây), Lý Thái Tổ (2 cây)
Sao đen Nguyễn Du (5 cây), Lê Lai (1 cây)
Thông 3 lá
Nguyễn Du (2 cây), Hoàng Hoa Thám (6 cây), Hai Bà Trưng (2
cây), Hùng Vương (1 cây), Lý Thái Tổ (5 cây), Phạm Văn Đồng (1
cây), Quang Trung (10 cây), Trần Hưng Đạo (5 cây)
Xà cừ Hoàng Hoa Thám (3 cây), Hùng Vương (4 cây)
4. Kết luận
4.1. Về hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Hiện có 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140 chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật
bậc cao. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có
130 loài, với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ. Hệ thống cây xanh đô thị còn tương đối
trẻ.
Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố Pleiku theo đầu người là
1,48 m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với TCXDVN 362: 2005). Cần quy hoạch đủ
diện tích đất để đảm bảo mật độ cây xanh theo tiêu chuẩn qui định của đô thị loại II.
4.2. Về mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên
Cây xanh ở đường phố được bố trí khác nhau trên các hoàn cảnh đường phố
khác nhau, gồm các mô hình đường phố 1 hàng cây, 2 hàng cây và 4 hàng cây.
Mô hình trồng cây trong các công viên ở thành phố Pleiku tương đối đa dạng:
Gồm các mô hình công viên hành lang kỹ thuật giao thông như vòng xoay, băng két và
các mô hình bồn hoa trang trí trong các công viên nghỉ ngơi – giải trí.
Cần quan tâm đầu tư nhập nội các loài cây có hình dáng, hoa đẹp và phù hợp với
đặc điểm sinh thái môi trường của thành phố Pleiku nhằm bổ sung thành phần loài cây
và nâng cao giá trị thẩm mỹ, đa dạng của thành phố cao nguyên.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam (tập 1 - 3), Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, (1999 - 2000).
2. Trần Hợp, Cây cảnh, hoa Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1993).
3. Klein R.M, Klein D.T, Phương pháp nghiên cứu thực vật (Nguyễn Tiến Bân và
Nguyễn Như Khanh dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1979).
4. Công ty Công trình đô thị thành phố Pleiku, Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh
đường phố thành phố Pleiku, Gia Lai (2007).
5. Quyết định số 01/2006/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 05/01/2006 Ban
hành TCXDVN 362: 2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị -
Tiêu chuẩn thiết kế”.
ACTUAL STATE OF URBAN VEGETATION IN PLEIKU CITY,
GIA LAI PROVINCE
Nguyen Danh
The National Assembly Deputies Delegation of Gia Lai province
Phan Thi Thanh Thuy
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
The result has showed that species composition of urban vegetation in Pleiku city, Gia
Lai provine is very rich anddiverse. The authors has determined 165 species belonging to 140
genera, 69 families of 3 vascular highter plant phyla. Among these, street trees include 57
species belonging to 28 families, park trees 130 species, with 45 species of shade trees
belonging to 21 families. The ystem of urban vegetation is rather young.
Trees on streets are arranged in three ways: One row, two rows and four rows. Trees in
parks are arranged in form of technique corridor park and in form of entertaiment park.
35
Phụ lục
DANH LỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÂY XANH
Ở THÀNH PHỐ PLEIKU
STT TÊN KHOA HỌC TÊN PHỔ THÔNG
I POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
(1) Davalliaceae Họ Ráng Đà hoa
1 Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. Ráng Cốt cắn, Thận lân lá tim
(2) Gleicheniaceae Họ Ráng Tây Sơn
2 Dicranopteris linearis ( Burm.) Undrew. Guột, Tế, Vọt
II PINOPHYTA NGÀNH THÔNG
(3) Araucariaceae Họ Bách tán
3 Araucaria excelsa R. Br. Bách tán
(4) Cupressaceae Họ Tùng
4 Cupressus torulosa D. Don. Sơn tùng
5 Sabina chinensis (L.) Ant. Tùng sà
6 Thuja orientalis (L.) Endl. Trắc bách diệp
(5) Cycadaceae Họ Thiên tuế
7 Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế
(6) Pinaceae Họ thông
8 Pinus kesiya Royle ex Gordon. Thông ba lá
(7) Podocarpaceae Họ kim giao
9 Podocarpus brevifolius (Thunb.) D. Don. Tùng la hán
III MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN
A. MAGNOLIOPSIDA LỚP NGỌC LAN
(8) Acanthaceae Họ ô rô
10 Beloperone guttala Brandegee. Long thủ, Cửu long nhả ngọc
11 Crossandra undulaefolia Salisb. Hỏa hoàng
12 Pachystachys lutea L. Long thủ vàng
13 Thunbergia grandiflora Roxb. Cát đằng, Dây bông xanh
(9) Amaranthaceae Họ Rau dền
14 Alternanthera bettzickiana (Regel) Nichols. Dền kiểng, Dền lửa nhỏ
15 Celosia argentea L. Mồng gà
16 Cyathula prostrata (L.) Blume. Mắt nai, Cỏ cước đài
(10) Anacardiaceae Họ Đào lộn hột
17 Dracontomelum duperreanum Pierre. Sấu
18 Mangifera indica L. Xoài
36
19 Spondias pinnata Kurs. Cóc rừng
(11) Annonaceae Họ Mãng cầu
20
Polyalthia longifolia (Lam.) Hook.f. var.
pendula. Huỳnh diệp, Hoàng nam
(12) Apocynaceae Họ Trúc đào
21 Adenium obesum Roem. et Sch Sứ Thái lan
22 Allamanda catharica L. Huỳnh anh lá lớn
23 Allamanda neriiforia Hook.f. Huỳnh anh lá nhỏ
24 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Hoa sữa, Mò cua
25 Catharantus roseus (L.) G. Don. Bông Dừa, Hải đằng
26 Nerium oleander L. Trúc đào
27 Plumeria acutifolia Poir. Đại, Sứ
28 Tabernaemontana coronaria Willd. Ngọc bút, Lài trâu
29 Thevetia peruviana (Pres.) K. Schum. Thông thiên
30 Wrightia religiosa Hook.f. Mai chiếu thủy
(13) Araliaceae Họ Nhân sâm
31 Polyscias fruticosa (L.) Harms. Đinh lăng
32 Schefflera octophylla (Lour.) Harms. Chân chim tám lá
(14) Asteraceae Họ Cúc
33 Cosmos sulphureus Cav. Cúc chuồn
34 Gerbera jamesonii Hook. Đồng tiền
35 Melampodium paludosum H.B.K Cúc mặt trời, Cúc gót
(15) Balsaminaceae Họ Bóng nước
36 Impatiens balsamina L. Bóng nước, Nắc nẻ
(16) Begoniaceae Họ Thu hải đường
37 Begionia semperflorens Link. et Otto. Thu hải đường trường xuân
(17) Bignoniaceae Họ Đinh (Núc nác)
38 Bignonia hymenaea DC. Ánh hồng, Dây bông tỏi
39 Campsis radicans Seen. Dây đăng tiêu
(18) Bombacaceae Họ Gạo
40 Durio zibenthinus Murr. Sầu riêng
(19) Boraginaceae Họ Vòi voi
41 Carmora microphylla (Lam.) G.Don. Cùm rụm, Cườm rụng
42 Cordia latifolia Roxb. Lá trắng
(20) Caesalpiniaceae Họ Vang
43 Bauhinia purpurea L. Móng bò tím
44 Caesalpinia pulcherima (L.) Sw. Kim phượng, Diệp cúng
45 Cassia fistula L. Muồng hoàng yến, Bò cạp
37
nước
46 Cassia splendida Vogel. Muồng hoa vàng
47 Cassia siamea Lam. Muồng xiêm, Muồng đen
48 Delonix regia (Boj.) Raf. Phượng vĩ
49
Peltophorum pterocarpum (DC.) Back. ex K.
Heyne. Lim xét
50 Tamarindus indica L. Me
(21) Cappa