Ngày nay hầu hết các quốc gia đều có xu hướng mở cửa nền kinh tế và tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhằm tranh thủ tận dụng những cơ hội và các nguồn lực từ nước ngoài, đưa nền kinh tế phát triển vững mạnh theo kịp với các nước phát triển trên thế giới.
Việt Nam chúng ta đã và đang không ngừng đổi mới,cải cách chính sách kinh tế mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ thu hút các nguồn viện trợ, vốn đầu tư từ các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế chính trị với nước ngoài để từ đó tận dụng những cơ hội tốt nhất để phát triển nên kinh tế ,chính trị nước mình và hoạt động đó đang mang lại kết quả đáng kể.Nguồn lợi nhuận thu hút được từ các cơ sở, Doanh Nghiệp sản xuất,xuất nhập khẩu…Không ngừng tăng lên qua các năm gần đây và đang đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách nhà nước,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoặc một số Doanh Nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài.
Nhưng bất kỳ một Doanh Nghiệp nào cũng vậy để thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các Doanh Nghiệp sản xuất phải có các yếu tố cần thiết về vốn ,về công nghệ xuất ,về đội ngũ lao động lành nghề …vv trong đó vấn đề quan trọng và chủ chốt nhất của một Doanh Nghiệp sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp phải đem lại hiệu quả cao hay nói cách khác là sản phẩm Doanh nghiệp sản xuất ra đem đi tiêu thụ với giá bán phải đươc người tiêu dùng chấp nhận và đem lại hiệu quả cao nhất
Ngày nay để đánh giá được cụ thể và chính xác,khách quan và giam sát có hiệu quả quấ trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp vì vậy vấn đề hoàn thiên công tác kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành trở nên quan trọng đối với bât kỳ Doanh Nghiệp sản Xuât kinh doanh nào muốn đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay. Một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh đó có công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam-Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội ,là một công ty con của tập đoàn CP Group của Thái Lan ở Việt Nam. Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng chủ yếu là tức ăn chăn nuôi và cung cấp con giống ,vật nuôi cho người chăn nuôi
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chi Phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay hầu hết các quốc gia đều có xu hướng mở cửa nền kinh tế và tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhằm tranh thủ tận dụng những cơ hội và các nguồn lực từ nước ngoài, đưa nền kinh tế phát triển vững mạnh theo kịp với các nước phát triển trên thế giới.
Việt Nam chúng ta đã và đang không ngừng đổi mới,cải cách chính sách kinh tế mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ thu hút các nguồn viện trợ, vốn đầu tư từ các nước trên thế giới, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế chính trị với nước ngoài để từ đó tận dụng những cơ hội tốt nhất để phát triển nên kinh tế ,chính trị nước mình và hoạt động đó đang mang lại kết quả đáng kể.Nguồn lợi nhuận thu hút được từ các cơ sở, Doanh Nghiệp sản xuất,xuất nhập khẩu…Không ngừng tăng lên qua các năm gần đây và đang đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách nhà nước,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoặc một số Doanh Nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài.
Nhưng bất kỳ một Doanh Nghiệp nào cũng vậy để thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các Doanh Nghiệp sản xuất phải có các yếu tố cần thiết về vốn ,về công nghệ xuất ,về đội ngũ lao động lành nghề …vv trong đó vấn đề quan trọng và chủ chốt nhất của một Doanh Nghiệp sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp phải đem lại hiệu quả cao hay nói cách khác là sản phẩm Doanh nghiệp sản xuất ra đem đi tiêu thụ với giá bán phải đươc người tiêu dùng chấp nhận và đem lại hiệu quả cao nhất
Ngày nay để đánh giá được cụ thể và chính xác,khách quan và giam sát có hiệu quả quấ trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp vì vậy vấn đề hoàn thiên công tác kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành trở nên quan trọng đối với bât kỳ Doanh Nghiệp sản Xuât kinh doanh nào muốn đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay. Một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh đó có công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam-Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội ,là một công ty con của tập đoàn CP Group của Thái Lan ở Việt Nam. Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng chủ yếu là tức ăn chăn nuôi và cung cấp con giống ,vật nuôi cho người chăn nuôi
Xuất phát từ đặc điểm đó tôi đã chọn đề tài “Chi Phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam-Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội ”.Trong thời gian thực tập ở công ty ,với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các cán bộ phòng kế toán cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo hướng dẫn và sự cố gắng của bản thân tôi đã tìm hiểu toàn bộ công tác kế toán của công ty , đặc biệt tôi đi sâu vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở cho đề tài.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam
- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ – Hà Nội
- Điện thoại: 0433.840501 – 507
- Fax: 0433.840416
- Quyết định thành lập: Giấy phép đầu tư số 1587/GP vào năm 1993
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Hình thức sỡ hữu vốn: 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm nông nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, thiết bị chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi và gia công trong dân.
- Năng lực hiện tại của Công ty:
- Tổng số vốn đầu tư:
30.000.000 USD
- Vốn pháp định:
10.500.000 USD
- Thời gian hoạt động:
40 năm
- Tổng diện tích đất sử dụng
25.5 ha
- Nhà máy thức ăn gia súc và xưởng dụng cụ chăn nuôi
10 ha
- Trại giống gà bố mẹ
14 ha
- Quy mô kinh doanh
Nhà máy thức ăn gia súc sản xuất thức ăn chăn nuôi để bán và sử dụng nội bộ với công suất 216.000 tấn / năm.
Trại gà giống bố mẹ có khả năng nuôi 120.000 gà giống để sản xuất trứng ấp chuyển sang nhà máy ấp trứng để sản xuất ra gà con giống thịt và giống trứng với số lượng 12 triệu con/ năm.
Tổ chức chăn nuôi gia công gà thịt trong dân để giúp nông dân tăng thu nhập.
Nhà máy sản xuất dụng cụ chăn nuôi chuyên sản xuất dụng cụ, thiết bị bằng kim loại và bằng nhựa dùng trong chăn nuôi.
Trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải là một doanh nghiệp nhạy bén với cơ chế, C.P là một công ty đạt được những ưu điểm đó. Do phương châm của C.P Group là tiến hành với phương thức “quy trình khép kín” nên C.P luôn tìm tòi mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút được khối lượng lớn các công việc sản xuất, tìm tòi mở rộng thị trường, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị hiện có, tạo được nguồn sản xuất ổn định, một mặt đáp ứng được nhu cầu thị trường mặt khác đảm bảo việc làm cho công nhân viên và đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng từ việc mua sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng.
- Quá trình hình thành và phát triển
Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C.P.Việt Nam là thành viên của C.P.Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm : hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thuỷ sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm.
- Năm 1986 : Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở cửa đầu tư nước ngoài.
- Năm 1988: Có sự tiếp xúc giữa nhóm Charoen Pokphand và đại sứ quán Việt Nam.
- Năm 1989 : Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhầm khảo sát thị trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư.
- Năm 1990 : Tập đoàn Charoen Pokphand được cấp giấy phép làm văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1991 : Người lảnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen Pokphand đã có những cuộc gặp mặt, để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu tư. Chủ tịch của tập đoàn Charoen Pokphand đã tặng 10 tấn hạt ngô, lúa lai đến chính phủ Việt Nam.
- Năm 1992 : CP Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Năm 1993 : Xây dựng nhà máy thức ăn cho gia súc, nhà máy ấp trứng ở tỉnh Đồng Nai và thiết lập dự án hợp nhất trại gà giống ở Vĩnh Cửu.
- Năm 1996 : Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Phía bắc thành lập nhà máy thức ăn gia súc và một dự án hợp nhất vỉ nướng thịt.
- Năm 1998 : Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm trong tỉnh Đồng Nai.
- Năm 1999 : Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản ở tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Tiền Giang.
- Năm 2001 : Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn ở trong tỉnh Đồng Nai.
- Năm 2002 : Mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau:
+ Về Chăn nuôi : Thiết lập 3 nhà máy sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở tỉnh Đồng Nai.
+ Về nuôi chồng thủy sản : Thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình Thuận.
- Năm 2005 : Mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy sản hải sản. Làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Xây dựng kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ.
- Năm 2006 : Phát triển hệ thống Fresh Mart.
- Năm 2007 : Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ và xây dựng nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương.
- Năm 2008 : Công ty TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam cho đến nay.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
1.2.1. Đặc điểm về sản xuất và sản phẩm thức ăn gia súc
Quy trình sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất thức ăn gia súc của Công ty là quy trình công nghệ sản xuất khép kín có tính chất liên tục, sản phẩm sản xuất theo từng mẻ thức ăn chăn nuôi, khối lượng sản phẩm hoàn thành cho mỗi loại thức ăn chăn nuôi là khác nhau về thành phần dinh dưỡng và kích thước của hạt thức ăn, tại công ty không có bán thành phẩm và lửa thành phẩm chu kỳ sản xuất thức ăn chăn nuôi rất ngắn.
- thức ăn dạng bột là 30 phút/1 mẻ.
- Thức ăn dạng viên là 45 phút/1 mẻ.
Với ưu điểm sản xuất như vậy, cho phép công ty có thể giảm bớt được hệ số dự trữ của thành phẩm tồn kho tăng vòng quay của vốn lưu động.
+ Phân loại sản phẩm .
* Nếu phân loại theo hình dạng kích thước bên ngoài thì sản phẩm thức ăn của công ty được chia làm hai loại:
- Thức ăn dạng bột.
Thức ăn dạng viên.
* Nếu phân loại theo công dụng của sản phẩm thì sản phẩm thức ăn gia súc của công ty có năm loại.
Thức ăn cho lợn
Thức ăn cho gà thịt
Thức ăn cho gà đẻ
Thức ăn cho vịt
Thức ăn cho cút
* Nếu phân loại theo nhãn hiệu của sản phẩm thì sản phẩm thức ăn gia súc của công ty hiện có sáu loại :
- Higro
- C.P
- Super
- Bellfeed
- Starfeed
- NOVO
1.2.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc
- Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra cung cấp cho nhu cầu thường xuyên của thị trường . Ngoài ra còn cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ của công ty và cụ thể là hàng tháng cung cấp cho trại giống gia cầm,cho các trại gia công của công ty hàng trăm nghìn tấn thức ăn . Trong đó phần lớn là cung cấp cho nhu cầu thường xuyên của thị trường.
- Để có thể đưa được sản phẩm của mình tiếp cận với thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời .Công ty đã tổ chức cho mình một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên toàn miền Bắc .Cụ thể công ty chia thị trường tiêu thụ thành các vùng bao gồm :
- Vùng I : Bao gồm các tỉnh miền tây bắc bộ ( Hoà Bình, Sơn la, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai )
- Vùng II : Bao gồm các tỉnh miền Đông Bắc Bộ ( Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn.
- Vùng III : Bao gồm các tỉnh miền Đông Duyên Hải Bắc Bộ ( Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Nam Hà, Thái Bình, Ninh Bình )
1.3. Đặc điểm bộ máy tổ chức của đơn vị
- Đặc điểm phân cấp quản lý của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam
Tập đoàn Charoen Pokphand Việt Nam (CP. Group) – Một tập đoàn có bề dày lịch sử hơn 70 năm xây dựng và phát triển. Tập đoàn được bắt đầu với một công ty đầu tiên tại Thái Lan với tên gọi trong thời gian dài là công ty CP sau đó công ty đã đầu tư phát triển rộng ở nhiều nước Châu á và Châu Âu dưới hình thức đầu tư các khu công nghiệp.
Ngày nay CP. Group là một trong những tập đoàn lớn mạnh trên thị trường quốc tế với trụ sở chính tại Băngkok – Thái Lan. Tập đoàn bao gồm nhiều công ty chi nhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực (phân bón, hạt giống, nuôi trồng thuỷ sản, ngoại thương, hoá dầu, viễn thông, ngân hàng, thực phẩm chế biến…) tại hàng chục nước khác nhau trên toàn thế giới như: Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Bỉ…
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP Việt Nam
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là cơ cấu trực tuyến, các phòng ban và các đơn vị sản xuất chịu sự quản lý và điều hành của ban Giám đốc.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán, các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
* Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Mục đích của Kế Toán là phân tích , giải thích các nghiệp vụ kinh tế tài chính của một tổ chức và sử dụng những thông tin đó cho hoạt động kinh tế tài chính. Những thông tin do kế toán cung cấp không chỉ cần thiết cho các nhà quản lí doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các đối tượng bên ngoài có lợi ích gắn bó trực tiếp hay gián tiếp với Doanh nghiệp ngoài chức năng ghi chép phản ánh, kế toán còn có chức năng kiển soát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng và bảo vệ tàI sản Doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động của Donh nghịêp có hiệu quả, đúng hướng, đúng pháp luật.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, lãnh đạo của công ty đã chú trọng vào việc xây dung một bộ máy kế toán hoạt động có chất lượng, đảm bảo chức năng nhiệm vụ của công tác kế toán nói trên, công ty đã sử dụng một phó Tổng Giám Đốc phụ trách tài chính kiêm kế toán trưởng, trực tiếp điều hành công tác kế toán. công ty đã đưa vào sử dụng một trương trình kế toán máy chuyên biệt, có khả năng sử lý cao, chạy trên hệ điều hành unix và được nối mạng với các phòng ban, bộ phận có liên quan điều này cho phép công ty có thể giảm biên chế cho công tác kế toán, tuy nhiên máy móc không thể thay thế con người, vỳ vậy công ty đã tuyển một đội ngũ nhân viên kế toán được đào tạo chính quy và có chất lượng bao gồm:
- Kế toán kho: Hàng ngày theo dõi số hàng được nhập vào qua hợp đồng mua hàng, làm phiếu nhận hàng, lập phiếu chi trả tiền nguyên vật liệu khi có hoá đơn và theo dõi tài khoản phải trả cho người bán, cả khách hàng trong nước và nước ngoài. Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình bán thức ăn gia súc hàng ngày qua phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng. Kiểm tra tình hình thu tiền hàng ngày qua giấy thu tiền mặt và giấy báo có của ngân hàng (chuyển khoản), kiểm tra theo dõi tài khoản phải thu của khách hàng.
Bên cạnh đó kế toán bán hàng còn có nhiệm vụ tính triết khấu, hoa hồng và hàng bán bị trả lại, cuối tháng kiểm tra doanh thu có khớp với số lượng hàng bán ra hay không.
- Kế toán tập hợp chi phí: Hàng ngày có nhiệm vụ lập phiếu chi phát sinh và phân loại chi phí: Chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung kiêm luôn việc theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi lương và các khoản chi trả theo lương. Các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
- Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt hàng ngày và thu chi qua ngân hàng, theo dõi số dư và số phát sinh trong tháng tại các ngân hàng có mở tài khoản của công ty, quản lý quỹ tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra các nghiệp vụ trên, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Báo cáo lại cho kế toán trưởng lập và kiểm tra bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
- Giám đốc tài chính: Là người quản lý chung tình hình kế toán trong Doanh nghiệp cùng với tổng Giám đốc và phía tổng Giám đốc kinh doanh đưa ra các biện pháp nâng cao quản lý và mang lại hiệu quả cao cho công ty.
Vì vậy nên dù có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều đa dạng trên nhiều hoạt động khác nhau nhưng bộ phận kế toán của công ty vẫn hoàn thành nhiệm vụ, đạt được những mục tiêu và đáp ứng được những nhu cầu đã đặt ra với bộ phận kế toán của công ty.
Cơ cấu bộ phận kế toán của Công ty
Phương pháp kế toán: phườn pháp kê khai thường xuyên và đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương thức đường thẳng
* Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
1, Hệ thống tài khoản: áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới của bộ Tài chính và đồng thời sử dụng cả hệ thống kế toán Anh bởi công ty C.P Việt Nam là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
2, Chế độ kế toán áp dụng: Kế toán Việt Nam.
3, Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung
4, Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/N, kết thúc 31/12/N
5, Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam
6, Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo số lượng và giá trị thực tế
7, Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
8, Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ
9, Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
2.1.2 Tổ chức hệ thổng thông tin kế toán
* Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu
Nhận thức được tầm quan trọng của chứng từ kế toán ban đầu là thông tin đầu vào là dữ liệu của toàn bộ công tác kế toán, công ty đã xây dựng nên một hệ thống chứng từ ban đầu theo quy định của bộ tài chính bao gồm các chứng từ có tính chất bắt buộc và các chứng từ có tính chất đặc thù của công ty theo từng nội dung phát sinh của nghiệp vụ kinh tế tài chính như sau:
Chỉ tiêu
Tên chứng từ
I Tiền
1 Phiếu thu
2 Phiếu chi
3 Phiếu đề nghị tạm ứng
4 Báo cáo công tác phí
5 Biên bản kiểm quỹ
II Hàng tồn kho
1 Phiếu nhận hàng
2 Phiếu cấp phát nguyên vật liệu
3 Phiếu cấp phát bao
4 Báo cáo thành phẩm nhập kho
5 Phiếu xuất kho
6 Hàng tái nhập kho(trả lại)
7 Mẫu phân tích chất lượng hàng
8 Mẫu chấp nhận hàng
9 Báo cáo kiểm kê hàng tồn kho
10 Thẻ kho
III Bán hàng
1 Hoá đơn
2 Phiếu bán hàng
IV lương
1 Bảng chấm công
2 Bảng lương
3 Bảng trả lương
4 phiếu thanh toán BHXH
5 Tổng hợp thanh toán BHXH
6 Báo cáo làm ngoài giờ
V Tài sản cố định
1 Phiếu nhận tài sản cố định
2 Thẻ tài sản cố định
3 Biên bản kiểm kê tài sản cố định
4 Biên bản thanh lý tài sản cố định
VI Phiếu thanh toán
1 Phiếu báo hạch toán
Đồng thời công ty cũng tổ chức được một quy trình lập và luân chuyển chứng từ một cách khoa học bao gồm các khâu:
Lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ
Kiểm tra chứng từ
Ghi sổ kế toán
Lưu trữ chứng từ
* Tổ chức vân dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam bao gồm 9 loại tài khoản cấp I cấp II mang tính bắt buộc, trên cơ sở đó công ty còn phát triển thêm các tài khoản cấp III cấp IV theo đặc điểm riêng của công ty để phục vụ cho nhu cầu quản lý.
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Để phù hợp với đặc điểm hoặt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán của công ty là sử dụng kế toán máy, công ty đã sử dụng hình thức sổ nhật ký chung để ghi chép. Theo hình thức này hệ thống kế toán của công ty bao gồm :
- Sổ nhật ký chung: để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian.
- Sổ nhật ký chuyên dùng: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều lần trong kỳ được tập hợp thành 4 loại chủ yếu sau:
+ Nhật ký mua hàng
+ nhật ký bán hàng
+ Nhật ký thu
+ Nhật ký chi
- Sổ cái: dùng để tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản tổng hợp và chi tiết.
Sổ thẻ kế toán chi tiết: công ty áp dụng một số thẻ chi tiết phục vụ công tác đối chiếu, kiểm tra và phân tích.
Sổ tài sản cố định.
Sổ chi tiết tồn kho.
Sổ chi tiết khác.
Bảng tính giá thành sản phẩm .
Bảng tổng hợp tồn kho theo tháng.
Sơ đồ ghi sổ kế toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày(tuần, kỳ)
Chi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
* Tổ chức hệ thống BCTC.
- Báo cáo kế toán là phương pháp kế toán quan trọng và tổng hợp nhất để cung cấp những thông tin về tài sản, công nợ, tình hình tài chính và kết quả của doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp.
- Các nhà quản lý và các đối tượng khác theo quy định của nhà nước, công ty thực hiện hệ thống báo cáo cuả công ty bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Báo cáo thuyết minh bổ sung.
Ngoài ra công ty còn có một số báo cáo đình kỳ có tính chất đặc thù để gửi về công ty mẹ.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điển tiến hành công tác kinh tế
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dùng vốn để tiến hành mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuật như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do có sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đựơc tạo ra và được tiêu thụ trên thị trường, doanh nghiệp thu hồi được vốn đầu tư ứng trước đó tiếp tục một chu kỳ kinh doanh khác.
Để đảm bảo tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh ban giám đốc Công ty dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được, … để tiến hành các công tác phân tích các chỉ tiêu kinh tế, phân tích kinh tế
2.2.2. Nôi dung các chỉ tiêu kinh tế của đơn vị
- Các chỉ tiêu kinh tế mà đơn vị hay sử dụng như: sản lượng sản xuất, tốc độ phát triển tăng hàng năm, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận trước thuế, thuế các khoản lộp ngân sách Nhà nước, số lao động sử dụng, thu nhập bình quân người lao động
2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh d