Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội

Cũng giống như các nhu cầu thiết yếu khác như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay đó là phương tiện đi lại hay chính là phương tiện giao thông. Để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì hàng loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như ô tô, xe máy, xe đạp điện,. Nếu như ở Việt Nam khoảng 2 thập niên trước đây, xe máy mang tính thiểu số, được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân thì hiện nay, có những hộ gia đình có 1,2 thậm chí có đến 3,4 chiếc xe máy trong nhà. Xe máy trở thành một phương tiện giao thông thông dụng nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 63.2% tổng các phương tiện giao thông, trong đó ở riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đạt tỷ lệ bình quân là 2 người có 1 xe máy, còn một số tỉnh khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, là 3 người một xe máy, còn các địa phương khác là 6 người một xe máy (Nguồn: website của Bộ giao thông vận tải Nhận biết được nhu cầu khổng lồ xe máy như vậy nên trong thời gian qua đã có nhiều nhà cung cấp trên thị trường Việt Nam, các hãng xe máy nổi tiếng thế giới như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,. đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam. Thêm vào đó, khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường xe máy đã đa dạng nay còn đa dạng hơn bởi những chiếc xe máy Trung Quốc nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam. Những chiếc xe này với ưu thế là giá rẻ, chủng loại phong phú đã thực sự phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng xe máy song thu nhập thấp hoặc có nhu cầu muốn đổi mới kiểu dáng xe nhưng không có đủ tiền,. Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam là một trong những doanh nghiệp liên doanh điển hình về sự đầu tư của tập đoàn Lifan Trung Quốc nhằm phát triển thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. Để tìm hiểu hơn về việc làm thế nào mà Công ty này xâm nhập và phát triển ở thị trường Việt Nam, em xin chọn đề tài “ Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội “ Đề tài được chia làm 3 phần chính: Chương 1: Sơ lược về Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển thị trường của Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam.

doc61 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cũng giống như các nhu cầu thiết yếu khác như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay đó là phương tiện đi lại hay chính là phương tiện giao thông. Để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì hàng loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như ô tô, xe máy, xe đạp điện,... Nếu như ở Việt Nam khoảng 2 thập niên trước đây, xe máy mang tính thiểu số, được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân thì hiện nay, có những hộ gia đình có 1,2 thậm chí có đến 3,4 chiếc xe máy trong nhà. Xe máy trở thành một phương tiện giao thông thông dụng nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 63.2% tổng các phương tiện giao thông, trong đó ở riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đạt tỷ lệ bình quân là 2 người có 1 xe máy, còn một số tỉnh khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,… là 3 người một xe máy, còn các địa phương khác là 6 người một xe máy (Nguồn: website của Bộ giao thông vận tải ). Nhận biết được nhu cầu khổng lồ xe máy như vậy nên trong thời gian qua đã có nhiều nhà cung cấp trên thị trường Việt Nam, các hãng xe máy nổi tiếng thế giới như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,.. đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam. Thêm vào đó, khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường xe máy đã đa dạng nay còn đa dạng hơn bởi những chiếc xe máy Trung Quốc nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam. Những chiếc xe này với ưu thế là giá rẻ, chủng loại phong phú đã thực sự phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng xe máy song thu nhập thấp hoặc có nhu cầu muốn đổi mới kiểu dáng xe nhưng không có đủ tiền,... Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam là một trong những doanh nghiệp liên doanh điển hình về sự đầu tư của tập đoàn Lifan Trung Quốc nhằm phát triển thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. Để tìm hiểu hơn về việc làm thế nào mà Công ty này xâm nhập và phát triển ở thị trường Việt Nam, em xin chọn đề tài “ Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội “ Đề tài được chia làm 3 phần chính: Chương 1: Sơ lược về Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển thị trường của Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam. CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT NAM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam Tên đầy đủ : CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT NAM Tên gọi tắt : Công ty LIFAN - VIỆT NAM Tên tiếng anh : LIFAN - VIET NAM Motor. Co. Ltd Địa chỉ : Xã Nghĩa Hiệp - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên Tiền thân của Công ty Lifan Việt Nam là Công ty Vina - Hua Wei, được thành lâp từ năm 1998 theo giấy phép đầu tư Số 20/GP-HN ngày 15/04/1988 do UBND thành phố Hà nội cấp phép, nhằm thực hiện hợp đồng liên doanh chế tạo xe máy tại Việt Nam, giữa Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM của Việt Nam và Công ty TNHH sản xuất xe cơ giới Huawei, Trùng Khánh - Trung Quốc, thời hạn hoạt động của công ty liên doanh là 30 năm, tổng số vốn đầu tư là 4.700.000 USD, vốn pháp định là 1.570.000 USD (trong đó bên Trung Quốc góp vốn 70%, bên Việt Nam góp vốn 30%). Ngày 28/06/2000 UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số 20A/GPC2-HN cho phép chuyển đổi từ hợp đồng liên doanh thành Công ty liên doanh chế tạo xe máy Vina-Huawei có trụ sở tại nhà máy xe lửa Gia Lâm - thị trấn Gia Lâm - Thành phố Hà Nội. Ngày 18/01/2002, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số 20A/GPĐTC2-HN cho phép chuyển nhượng phần vốn của đối tác phía Trung Quốc là Công ty TNHH sản xuất xe cơ giới Huawei Trùng Khánh cho công ty TNHH công nghiệp HONGDA- Lifan Trùng Khánh và chuyển tên Công ty từ Công ty Liên doanh chế tạo xe máy Vina-Huawei thành Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam (Lifan - Việt Nam Motor co.Ltd) Ngày 21/06/2002, UBND tỉnh Hưng yên cấp giấy phép đầu tư sửa đổi 20A/GPĐC2-HN- GPĐC2-HY về việc chuẩn y chuyển địa điểm của Công ty từ Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Hà Nội về xã Nghĩa Hiệp - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên. Ngày 04/04/2003, UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số 20A/GPĐC2-HN-GPĐC2-HY về việc tổng hợp lại tất cả các Giấy phép đã cấp. Ngày 23/01/2006, UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép đầu tư sửa đổi 20A/GPĐC2-HN-GPĐC2-HY phê chuẩn việc Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM chuyển nhượng 30% quyền lợi và nghĩa vụ trong Công ty Liên doanh cho Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hiệp. Hiện nay Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam là Công ty liên doanh giữa: Công ty tập đoàn Công nghiệp Lifan Trung Quốc và Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hiệp. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho những sản phẩm Lifan sản xuất tại Việt Nam, Tập đoàn Lifan Trùng Khánh đã mời một số doanh nghiệp chuyên sản xuất linh phụ kiện xe máy và động cơ quan trọng sang Việt Nam đầu tư xây dựng nhà xưởng, đến nay đã thành lập được 7 công ty liên doanh và 1 công ty chuyên cung cấp linh kiện, đó là Công ty Lifan - Tongsheng, Công ty Lifan - Xingyong, Công ty Lifan - Jili, Công ty Lifan - Zhicheng, Công ty Lifan - Zhuoli, Công ty Lifan - Chuanyu Jinggong, Công ty Cơ khí Hưng Yên và Công ty TNHH Động lực Hưng Yên. Như vậy, tại Hưng Yên đã xây dựng được một khu công nghiệp Lifan với 9 công ty, diện tích mặt bằng 70.000 m2, diện tích xây dựng 40.000 m2, tổng số vốn đầu tư hơn 20 triệu đô la Mỹ, tổng số cán bộ nhân viên hơn 2000 người, có khả năng sản xuất, lắp ráp xe máy, động cơ xe máy nguyên chiếc và các linh kiện quan trọng khác, có thực lực về kinh tế và kỹ thuật nhất định. Tuy thành lập là không dài, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, cùng với sự nỗ lực cống hiến của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty Lifan Việt Nam đang ngày một bước những bước tiến vững chắc và khẳng định sản phẩm cũng như thương hiệu của mình trên thị trường. Đến tháng 3 năm 2005, Công ty chính thức thành lập Chi nhánh Miền Bắc tại 68 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội. Chi nhánh này thực sự đã trở thành bộ mặt của công ty, là nơi kinh doanh và giao dịch làm ăn giữa công ty với các đối tác ở Hà Nội và các địa phương lân cận. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Lifan Việt Nam 1.2.1 Chức năng Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các loại xe máy, ô tô và các linh kiện máy móc phục vụ cho tiêu dùng trong nước và đôi khi cả xuất khẩu. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty là : - Nhập khẩu: Vật tư, nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất các sản phẩm máy móc, ô tô, xe máy,... - Sản xuất kinh doanh các loại ô tô, xe máy và các linh kiện máy móc mang nhãn hiệu Lifan. Là một doanh nghiệp liên doanh có giấy phép liên doanh, được mở tài khoản riêng trong ngân hàng và trong các hoạt động kinh tế của công ty, công ty phải chịu mọi trách nhiệm vật chất và pháp luật về các cam kết của mình đối với mọi tổ chức và các cá nhân theo hợp đồng kinh tế. 1.2.2 Nhiệm vụ - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Tổ chức nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho phù hợp với thị trường. - Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên ôn nghiệp vụ cho người lao động. - Tuân thủ các quy định của Nhà Nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước, trật tự và an toàn xã hội. 1.2.3 Với chi nhánh Hà Nội Ngoài các chức năng và nhiệm vụ của cả Công ty, Chi nhánh Lifan ở Hà Nội là một trong hai nhà đại diện lớn nhất của Lifan Việt Nam, được coi là bộ mặt của Lifan Việt Nam còn có những chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nữa. Hiện nay, chức năng chủ yếu của Chi nhánh Công ty là buôn bán và là nhà phân phối các loại xe máy nguyên chiếc, linh kiện xe máy do Công ty Lifan sản xuất. Thị trường mà Chi nhánh cung cấp chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Mặt khác, Chi nhánh công ty cũng không ngừng nghiên cứu, nắm bắt kịp các nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường và tìm mọi cách thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đó. Đi đôi với chức năng như vậy là một số nhiệm vụ sau: - Xây dựng các phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty và kiến nghị đề xuất khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh với công ty. - Nghiên cứu nhu cầu phát triển và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để môi giới tổ chức cho các đơn vị sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng. - Chi nhánh công ty phải tuân thủ luật pháp, quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và thực hiện tốt các hợp đồng ngoại thương. - Chi nhánh công ty có trách nhiệm tuân thủ theo các chương trình và điều luật của trụ sở chính của công ty tại Hưng Yên. 1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty Lifan Việt Nam và chi nhánh Hà Nội Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam được biểu diễn qua sơ đồ 1 với một số chức năng quyền hạn của bộ máy đứng đầu như sau: Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN - VIỆT NAM TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ NHẤT TRỢ LÝ TỔNG GIÁM §ỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ HAI Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tiêu thụ Phòng kỹ thuật và KCS Phòng Cung ứng Phòng Sản xuất Phòng kho vật tư Xưởng 1 Xưởng 2 Phòng bảo vệ Kho xưởng 2 Kho Xưởng 1 Kho trung chuyển Tiền Giang Chi nhánh - VP đại diện Miền Nam Chi nhánh - VP đại diện Miền Bắc (Nguồn: Phòng nhân sự chi nhánh Hà nội của công ty) *Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng giám đốc công ty: - Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước các thành viên sáng lập về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao. - Tổng giám đốc là chủ tài khoản của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành các qui định của luật Công ty . - Thay mặt công ty để ký kết các hợp đồng kinh tế và văn bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Tổ chức thu thập, xử lý thông tin giúp Công ty trong việc xây dựng khách kế hoạch hàng năm. - Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn lao động trong toàn Công ty, cũng như việc đưa cán bộ công nhân viên đi phục vụ bên ngoài. - Tổng giám đốc được quyền tuyển dụng hoặc cho thôi việc người làm công không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, có quyền buộc thôi việc người làm công vi phạm nội qui, vi phạm qui chế hoạt động của Công ty . - Tổng giám đốc có quyền quyết định việc bổ nhiệm, khen thưởng và bãi miễn, kỷ luật nhân viên giúp việc sau khi tham khảo ý kiến của các thành viên sáng lập Công ty. - Xem xét việc tham gia hoặc rút lui của các thành viên sau khi bàn bạc với các thành viên sáng lập Công ty . *Trách nhiệm và quyền hạn của các Phó Tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc có hai Phó tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và Trợ lý Tổng Giám đốc do Tổng Giám đốc bổ nhiệm. Khi vắng mặt Tổng giám đốc uỷ quyền cho Phó tổng giám đốc điều hành công việc. Trực tiếp ký các chứng từ - hoá đơn liên quan đến các lĩnh vực được phân công sau khi được giám đốc phê duyệt. Ngoài việc được uỷ quyền chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng giám đốc và trước Pháp luật Nhà nước về phạm vi công việc. Các Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo lại cho Tổng giám đốc những công việc để giải quyết khi giám đốc đi vắng. *Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người giúp việc cho Tổng giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính, kế toán của công ty, chịu trách nhiệm về việc mở số sách theo đúng pháp lệnh thống kê, kế toán. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định của Nhà nước. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, tổng hợp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng quý báo cáo phân tích hoạt động kinh tế trong công ty từng tháng, từng quý, lên được bản nhu cầu về tài chính để giám đốc xử lý. Được quyền kiểm tra giá cả các loại hàng hoá, vật tư, nguyên liệu mua về. Được tham dự các cuộc họp của lãnh đạo bàn về công tác sản xuất kinh doanh, công tác kế toán tài chính, thi đua, khen thưởng. Dưới quyền kế toán trưởng còn có 10 kế toán viên chuyên phụ trách về việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm về tính chính xác, chân thực của các số liệu hàng ngày. * Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị phòng ban trong công ty. - Phòng hành chính: có nhiệmvụ tập hợp, lưu trữ, quản lý, chuyển thông tin, văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài công ty, truyền đạt ý kiến, chỉ thị của ban giám đốc xuông các cá nhân đơn vị, chủ trì tổ chức, điều hành, thực hiện các hội nghị. - Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng năm; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc khai báo, nộp thuế, thực hiện các giao dịch thanh toán đúng hạn các khoản vay, thu hồi vốn; kịp thời báo cáo với Tổng giám đốc về việc hay động sử dụng vốn, khai thác nguồn vốn, ghi chép phản ánh đúng về các hoạt động tài chính. - Phòng kỹ thuật và KCS là nơi nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, công nghệ tự động hoá nhằm áp dụng cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giải pháp ứng dụng vao sản xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc nhập hoặc mua mới dây chuyền sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. - Phòng tiêu thụ có chức năng quản lý việc tiêu thụ tại các Chi nhánh, quản lý về giao dịch thương mại, triển khai và thực hiện chương trình Marketing, nghiên cứu thu thập, tổng hợp thông tin, chính sách, văn bản pháp quy trong và ngoài nước để tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh trứơc mắt và lâu dài gắn với chiến lược phát triển của công ty. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, nghiên cứu nhu cầu của thị trường để nắm bắt, tham mưu định hướng cho công ty. Lập và theo dõi, đôn đốc giải quyết vướng mắc, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục khi thực hiện hợp đồng và giao nhận vật tư hoặc hàng hoà hay bán thành phẩm khi xuất hiện vào công ty. Ngoài ra còn thực hiện các hợp đồng trực tiếp hoặc uỷ thác vật tư, thiết bị hàng hoá,… phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Tổng giám đốc, là đơn vị trực tiếp triển khai các nội dung của chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường của công ty. * Chức năng nhiệm vụ của các xưởng, phân xưởng sản xuất. Giám đốc xưởng, quản đốc phân xưởng là những người trực tiếp chịu trách nhiệm về mặt quản lý, tổ chức điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động thiết bị nguồn lực khác sao cho đảm bảo số lượng, chất lượng kịp thời và đúng tiến độ, có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để đảm bảo hoàn thành nhiệmvụ được giao đúng kế hoạch, đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu suất lao động. Riêng với Chi nhánh Hà Nội của công ty, bộ máy quản lý và điều hành Chi nhánh công ty là nơi điều hành quản lý hoạt động của Chi nhánh công ty, xây dựng kế hoạch, cân đối tài chính, xây dựng các cơ chế quản lý tài chính trên cơ sở ra quyết định phương án kinh doanh tối ưu. Bộ máy quản lý của Chi nhánh công ty có: Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc Chi nhánh, Kế toán trưởng và các trưởng phòng, các nhân viên của Chi nhánh, các cộng tác viên. Tuy có sự phân công về chức năng cũng như nhiệmvụ của mỗi phòng ban, phân xưởng của cả Công ty và các Chi nhánh là khác nhau và được quy định rõ ràng về phạm vi, nhưng khi tiến hành công việc thì lại có sự liên kết chặt chẽ và được thể hiện rõ trong sơ đồ kinh doanh của công ty. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên nền tảng phát triển của công ty trong thời gian qua. 1.4 Các mặt hàng kinh doanh Sản phẩm chủ yếu của Công ty Lifan Việt Nam là xe máy và động cơ xe máy, sản lượng đăng kí là 200.000 xe máy/năm, 700.000 động cơ xe máy/năm. Dự án đầu tư này đã trình Chính phủ Việt Nam tháng 10 năm 2001, đến ngày 18/01/2002 được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép đầu tư số 20A/GPĐC2/HN, ngày 18/07/2002 được Bộ Mậu dịch đối ngoại Trung Quốc cấp "Giấy chứng nhận phê chuẩn gia công lắp ráp ở nước ngoài" số 54 (2002). Ngoài sản phẩm chính là xe máy ra, công ty còn sản xuất một số sản phẩm khác như ô tô, một số sản phẩm máy móc gia dụng như quạt điện, máy bơm,... đã và đang được tiêu thụ rất tốt không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế của đề tài, em chỉ xin được nghiên cứu vấn đề phát triển thị trường của mặt hàng xe máy. Một số sản phẩm xe máy chính thường được người tiêu dùng biết đến là: LIFAN 250-B, LIFAN R, LIFAN REVO, LIFAN 110-8F, LIFAN V,..hay các loại động cơ xe máy: Động cơ VLF1P52QMI , động cơ MẮT THẦN, động cơ PHL… CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT NAM 2.1 Tiềm năng phát triển thị trường của Công ty Lifan Việt Nam, thuận lợi và khó khăn 2.1.1 Thuận lợi 2.1.1.1 Nhu cầu thị trường tăng cao Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và kinh tế thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Sự phát triển đó đã ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân, cụ thể là chất lượng đời sống được từng bước cải thiện và nâng cao rõ rệt. Đời sống người dân ngày một tăng cao và sự di cư của một đại bộ phận lớn dân cư ra các thành phố lớn đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng phương tiện vận chuyển phục vụ cho các mục đích sinh sống và làm việc, các loại phương tiện giao thông phong phú được ra đời, trong đó xe máy được coi là phương tiện thông dụng nhất nhờ giá thành và tính năng cơ động của nó. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, tính đến 0h ngày 1/4/2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.789.573 người, hiện Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong tốp các nước đông dân nhất trên thế giới (nguồn: Điều đó chứng tỏ, thị trường Việt Nam chính là một thị trường tiểm năng và đã tạo ra một cơ hội rất lớn cho các công ty sản xuất và liên doanh xe máy, trong đó có Lifan Việt Nam. Một lý do đáng kể để việc phát triển thị trường xe máy ở Việt Nam vẫn còn thu hút các nhà đầu tư nữa là, do cơ sở hạ tầng giao thông công cộng chưa phát triển hoàn và hệ thống đường sá chưa thuận lợi cho di chuyển bằng ô tô, nên xe máy đặc biệt phổ biến tại Việt Nam. Thị trường xe máy vẫn làm ăn rất phát đạt với mức tăng trưởng sản lượng đầy ấn tượng. Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp xe máy trong nước đã đạt mức tăng trưởng mạnh trong quý 1/2010. Cụ thể, ước tính trong 3 tháng đầu năm đã 882.000 xe máy được lắp ráp và sản xuất tăng trưởng 40,4% so với cùng kỳ năm 2009. ( nguồn: website của thời báo kinh tế Việt Nam ngày 27/3/2010. Số lượng xe máy được tiêu thụ tại các thành phố lớn cũng có mức tăng cao. Theo thống kê của Bộ Công thương, lượng xe máy lưu hành tại 20 tỉnh, thành phố lớn và đông dân cư như TPHCM, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai…đã chiếm tới 2/3 lượng xe máy lưu hành trên cả nước. Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cũng cho hay, đến năm 2020, xe máy vẫn là sản phẩm tiêu dùng quan trọng trong đời sống của đa số người dân (nguồn: website của Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam ). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cả nước hiện có khoảng 17 triệu xe máy đang lưu hành ( ). Đây quả là một con số đầy bất ngờ, bởi theo thống kê  thì vào năm 2000, lượng xe máy được đăng ký trong cả nước chỉ có 6,478 triệu chiếc. Thực tế này chứng tỏ, thị trường xe máy ở Việt Nam đã và vẫn còn đang rất màu mỡ
Luận văn liên quan