Wal-Mart Stores, Inc. (NYSE: WMT)- hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới, là một công ty công cổ phần công khai Mỹ, hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số) theo công bố của Fortune 500 năm 2007. Nó được thành lập bởi Sam Walton năm 1962, công ty được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1969, và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York năm 1972. Đây là đơn vị tư nhân thuê nhân công lớn nhất thế giới và là đơn vị sử dụng nhân công công cộng và thương mại lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc, Cục Y tế Quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và ngành Đường sắt Ấn Độ. Wal-Mart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm, Wal-Mart cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi.
Wal-Mart họat động ở Mexico với tên Walmex, ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tên ASDA, và ở Nhật Bản với tên The Seiyu Co., Ltd.. Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần của nó nằm ở Argentina, Brazil, Canada, Puerto Rico, và Anh quốc. Việc đầu tư của Wal-Mart bên ngoài Bắc Mỹ đã thu được kết quả hỗn hợp. Năm 2006, Wal-Mart đã bán lại các đơn vị bán lẻ ở Hàn Quốc và Đức do lỗ triền miên và do một thị trường cạnh tranh cao.
Wal-Mart hiện có hơn 4.000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 3.000 cửa hàng tại 13 quốc gia. Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới của Mỹ, cho biết họ đang cân nhắc việc đặt chân vào khu vực Đông Nam Á. Các thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á mà Wal-Mart có ý định thâm nhập gồm Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.
Mục tiêu của Wal-Mart là tăng doanh thu 10% trên thị trường thế giới, dự kiến đạt tới 100 tỷ USD trong năm 2008, bất chấp sự sụt giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
* Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart, hình thức kinh doanh:
Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart: đồ dùng gia dụng, điện tử, quần áo, trang sức, đồ chơi trẻ em, tạp hóa,…
Hình thức kinh doanh: dựa vào khả năng mua khổng lồ và sự phát triển nhanh chóng những cửa hàng của thương hiệu. Có thể nói một cách đơn giản là Wal-Mart có thể mua rẻ, và có được những sản phẩm từ các nhà sản xuất trên kệ của mình với giá rẻ, cho nên có thể bán ra với giá rẻ hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Và bởi vì Wal-Mart là một nhà phân phối khổng lồ, đến nỗi các thương hiệu sản phẩm không thể để mình bị loại bỏ khỏi các kệ hàng nhà bán lẻ.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9309 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam cua công ty Wal-Mart Stores, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
1. Giới thiệu vắn tắt về doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động
Wal-Mart Stores, Inc. (NYSE: WMT)- hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới, là một công ty công cổ phần công khai Mỹ, hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số) theo công bố của Fortune 500 năm 2007. Nó được thành lập bởi Sam Walton năm 1962, công ty được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1969, và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York năm 1972. Đây là đơn vị tư nhân thuê nhân công lớn nhất thế giới và là đơn vị sử dụng nhân công công cộng và thương mại lớn thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc, Cục Y tế Quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và ngành Đường sắt Ấn Độ. Wal-Mart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm, Wal-Mart cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi.
Wal-Mart họat động ở Mexico với tên Walmex, ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tên ASDA, và ở Nhật Bản với tên The Seiyu Co., Ltd.. Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần của nó nằm ở Argentina, Brazil, Canada, Puerto Rico, và Anh quốc. Việc đầu tư của Wal-Mart bên ngoài Bắc Mỹ đã thu được kết quả hỗn hợp. Năm 2006, Wal-Mart đã bán lại các đơn vị bán lẻ ở Hàn Quốc và Đức do lỗ triền miên và do một thị trường cạnh tranh cao.
Wal-Mart hiện có hơn 4.000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 3.000 cửa hàng tại 13 quốc gia. Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới của Mỹ, cho biết họ đang cân nhắc việc đặt chân vào khu vực Đông Nam Á. Các thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á mà Wal-Mart có ý định thâm nhập gồm Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.
Mục tiêu của Wal-Mart là tăng doanh thu 10% trên thị trường thế giới, dự kiến đạt tới 100 tỷ USD trong năm 2008, bất chấp sự sụt giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
* Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart, hình thức kinh doanh:
Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart: đồ dùng gia dụng, điện tử, quần áo, trang sức, đồ chơi trẻ em, tạp hóa,…
Hình thức kinh doanh: dựa vào khả năng mua khổng lồ và sự phát triển nhanh chóng những cửa hàng của thương hiệu. Có thể nói một cách đơn giản là Wal-Mart có thể mua rẻ, và có được những sản phẩm từ các nhà sản xuất trên kệ của mình với giá rẻ, cho nên có thể bán ra với giá rẻ hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Và bởi vì Wal-Mart là một nhà phân phối khổng lồ, đến nỗi các thương hiệu sản phẩm không thể để mình bị loại bỏ khỏi các kệ hàng nhà bán lẻ.
2. Nêu thị trường dự định đưa sản phẩm thâm nhập và lý do ban đầu chọn thị trường đó:
Thị trường dự định : Việt Nam.
Lý do ban đầu chọn thị trường:
Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Thể hiện qua việc Việt Nam ngày càng trở thành một địa điểm kinh doanh hấp dẫn tại châu Á với tốc độ tăng trưởng bền vững và nhu cầu tiêu dùng khá ổn định trong một thời gian dài, và quan trọng nhất là Chính phủ luôn có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài kịp thời. Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài do áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao, chính trị ổn định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất châu Á và có mức chi tiêu ngày càng tăng, tăng 75% từ 2000-2007.
Việt Nam liên tục được xếp hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ GRDI. Theo A.T.Kearney (Hãng tư vấn Mỹ), năm 2007, Việt Nam là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới ( chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc). Năm 2008, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu.
II. Giới thiệu thông tin thị trường:
1. Yếu tố môi trường chung: (phân tích theo mô hình Pest)
a) Các yếu tố thể chế luật pháp
- Sự bình ổn: chính trị ổn định ( Việt Nam được xem là quốc gia có thể chế ổn định, ít gây ra các xung đột chính trị, hoạt động ngoại giao phát triển mạnh, theo xu hướng tích cực.
- Các đạo luật liên quan:
Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương- Lê Danh Vĩnh, từ 1/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối từ. Thị trường bán lẻ không chỉ là sân chơi chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mà còn trở thành một dthị trường hấp dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia.
- Chính sách của Nhà Nước:
Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Những nỗ lực đáng kể của Việt Nam là giảm được 2 ngày trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%, áp dụng một luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng mới, áp dụng các thủ tục hải quan mới…
Theo cam kết, lộ trình mở cửa ở thị trường dịch vụ phân phối như sau:
Về hình thức đầu tư: ngay khi Việt Nam gia nhập doanh nghiệp hoạt động theo hình thức liên doanh, trong đó nhà đầu tư chiếm không quá 49% vốn điều lệ; từ 01/01/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà ĐTNN (nhưng phải lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh); từ 01/01/2009 được thành lập doanh nghiệp theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà ĐTNN.
Về lập cơ sở bán lẻ: theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM: "Quyền phân phối của nhà ĐTNN gắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phương.
Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT (số lượng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phương; sự ổn định của thị trường địa phương; mật độ dân cư trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố).
b) Các yếu tố kinh tế:
Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động,chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn.
- Tình trạng nền kinh tế:
+ Từ năm 2000-2006, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt khoảng 7%, trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới. Theo các chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế Việt Nam đang biểu lộ sức mạnh trong các lãnh vực như xây dựng và tiêu thụ nội địa và dự kiến sẽ là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất Á châu trong năm nay 2009
+ GDP trung bình của người dân Việt Nam đạt 1.024 USD/người
- Triển vọng nền kinh tế: Thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, trong đó nhóm người có thu nhập từ 500 - 1.000 USD/tháng tăng nhanh nhanh nhất; tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người dân cũng thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á (khoảng 70% thu nhập hàng tháng).
c) Các yếu tố văn hóa xã hội
*Yếu tố xã hội:
+ Tuổi thọ trung bình: tăng, khoảng 72 tuổi, tăng 7 tuổi so với năm 1998
+ Tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống : ngày càng cải thiện
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập: 6.070.000 đồng, tương đương 405 USD.
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
+ Điều kiện sống
*Yếu tố văn hóa:
Văn hóa Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
* Tâm lí tiêu dùng của người Việt:
Từ xa xưa, tâm lý tiêu dùng của người Việt chủ yếu là trọng sự bền chắc trong giá trị sử dụng, lấy các yếu tố thực chất làm nên cái cốt lõi bên trong hơn là sự hào nhoáng của hình thức bên ngoài.
Do trình độ phát triển công nghệ của các nước phát triển sớm hơn, từ thế kỷ 20 trở đi, tâm lý hàng hóa của người Việt cũng thay đổi, đó là tâm lý sính hàng ngoại, thậm chí có lúc là mê tín hàng ngoại đến mức gần như độc tôn.
Khảo sát cho thấy, người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm đến hàng Việt Nam. Tuy nhiên, trong lúc miệt mài sản xuất để bán hàng ra nước ngoài với giá rẻ, thì doanh nghiệp Việt Nam để lại khoảng trống lớn ở thị trường trong nước. Nhập siêu trong 8 tháng đầu năm hiện lên trên 5 tỷ USD. Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại nhập khá phổ biến, nhất là những người có thu nhập trung bình trở lên.
Một điều có thể cảm nhận là dường như người tiêu dùng Việt Nam có một sức chống đỡ khá yếu ớt trước những tấn công bằng chính sách giá và khuyến mại của các doanh nghiệp. Sự trung thành với nhãn hiệu của họ có vẻ không bền. Điều này có thể có nhiều lý giải:
Họ nhận thức về vai trò của nhãn hiệu không đầy đủ: với một số, đó chỉ là một cái tên hoặc một yếu tố trang trí bên ngoài sản phẩm, không nói lên hay hứa hẹn gì nhiều.
Với một thị trưởng có thể coi là rất trẻ (50% dưới 25 tuổi), các nhãn hiệu mới, lạ có sức hấp dẫn lớn, kích thích trí tò mò, tâm lý thử cho biết. Dường như thị trưởng người tiêu dùng Việt Nam, sau bao nhiêu năm sống trong thiếu thốn vẫn chưa qua cơn khát được khám phát lựa chọn dùng thử.
*Thái độ đối với nhãn hiệu “ngoại”:
Phân tích thái độ và hành vi của khách hàng trước những nhãn hiệu mà họ cảm nhận là ngoại, nhận thấy có hai xu hướng: Thứ nhất, người tiêu dùng có xu hướng gán một hình ảnh sang trọng, uy tín cho các sản phẩm được cho là có nhãn hiệu ngoại. Họ thường tin rằng hàng có nhãn hiệu ngoại chất lượng tốt hơn, sang hơn, do đó dùng sản phẩm nhãn hiệu ngoại thể thể hiện sự sang trọng, sành điệu. Thứ hai, nếu khả năng cho phép, họ thích lựa chọn các nhãn hiệu ngoại, nhất là trong các tình huống chi tiêu trước đám đông.
d) Yếu tố công nghệ:
+ Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D:
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, chỉ số chi tiêu của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ hiện đại của Việt Nam đạt 4,5 điểm, xếp hạng 11, trên cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh.
+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ:
Việt Nam dù xuất phát chậm xong tiến rất nhanh và đang vượt nhiều nước trong khu vực. Năm 2002, Việt Nam đứng thứ 74/75 nước về trình độ CNTT, tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 năm, trình độ CNTT của ta vươn lên hàng 68/102 quốc gia.
+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, khả năng ứng dụng công nghệ vẫn còn hạn chế (2/3 doanh nghiệp bán lẻ chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý), thương mại điện tử, kỹ năng bán lẻ và xây dựng thương hiệu gần như vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, trong khi nhiều nước ở khu vực đã phát triển rất mạnh.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.
e) Yếu tố hội nhập
2. Yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể:
- Mức độ phù hợp sản phẩm:
- Quy mô tiềm năng thị trường: Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Việt Nam đứng thứ 9 về chỉ số tự tin của người tiêu dùng toàn cầu và là một trong những thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn.
Về tổng quát: Thời gian gần đây, tốc độ phát triển nhanh của thi trường bán lẻ trong nước đã rất hấp dẫn các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Theo thống kê của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, tổng mức bán lẻ của toàn xã hội giai đoạn 1995-2002 tăng trưởng 8 - 10%/năm. Đặc biệt, từ năm 2003-2007, con số này tăng lên 18-22%/năm. Riêng năm 2007, tổng mức bán lẻ đạt 740.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm ngoái. Năm 2008, vượt qua Ấn Độ, Việt Nam trở thành thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước đang nổi lên.
Về mạng lưới bán lẻ: Hiện Việt Nam có khoảng 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và gần 1 triệu m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển
Tổng Thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam phân tích, kênh bán lẻ hiện đại mới chiếm từ 18-20% trong tổng cơ cấu của thị trường bán lẻ Việt Nam. So với mức 33% tại Philippines, 51% tại Trung Quốc và 90% tại Singapore thì thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều khoảng trống và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Về sức mua:Tần suất đi mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị cũng ngày càng tăng: Nếu năm 2007, có 11% khách hàng được hỏi cho biết coi siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu thì năm 2008, con số này là 21%. Nếu năm 2005-2007, tần suất đi mua sắm tại siêu thị trung bình của người dân là 2 lần/tháng, thì năm 2008, con số này là 3 lần/tháng.
- Mức độ cạnh tranh:
+ Khả nảng thương lượng của nhà cung cấp:
Nhờ có khả năng mua khổng lồ và sự phát triển nhanh chóng những cửa hàng của thương hiệu mình, Wal-Mart có thể mua rẻ, khống chế các nhà sản xuất, cung ứng. Và bởi vì Wal-Mart là một nhà phân phối khổng lồ, đến nỗi các thương hiệu sản phẩm không thể để mình bị loại bỏ khỏi các kệ hàng nhà bán lẻ. Kết quả là, một nhà sản xuất của một thương hiệu nổi tiếng có thể phải chịu sự nhượng bộ về giá cả cho dù ảnh hưởng đến lợi nhuận chỉ để được có mặt trong chuỗi cửa hàng Wal-Mart.
Hiểu một cách đơn giản, Wal-Mart có thể mua hàng giá rẻ, đủ sức đặt sản xuất hàng cho riêng mình với giá rẻ và bán hàng thấp hơn mọi đối thủ. Và cũng vì đó là kênh phân phối khổng lồ, ngay cả những hãng sản xuất nổi tiếng cũng đành chịu bán hàng cho Wal-Mart với giá rẻ, lời ít hơn để hàng của họ được nằm trên kệ Wal-Mart dù như thế cũng chưa chắc tốt. Nói tóm lại, khả năng thương lượng của Walmart với các nhà cung ứng, sản xuất để có được mức giá cả thấp nhất là rất cao!
+ Khả nảng thương lượng của KH:
Nhờ có được những sản phẩm từ các nhà sản xuất trên kệ của mình với giá rẻ, cho nên sản phẩm Walmart có thể đến với tay người tiêu dùng với giá rẻ hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Đó chính là lợi thế để Walmart giữ chân khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh khác.
+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Về phía các doanh nghiệp nước ngoài, hiện nay, “miếng bánh” thị phần bán lẻ Việt Nam đang được các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới chiếm ưu thế như BigC( Pháp) với 10 siêu thị ở Việt Nam, Parkson (Malaysia) với10 trung tâm thương mại, Lotte (Hàn Quốc),…Cụ thể hơn, hiện ở Việt Nam có 15 tập đoàn phân phối lớn có mặt từ 10 năm trước dưới các mô hình khác nhau tại các thành phố, trung tâm kinh tế lớn, và họ đã kinh doanh thành đạt như Tesco (Anh), Metro Cash (Đức, có 8 trung tâm phân phối trên cả nước) và nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á như Plaza (Nhật Bản), Dary Farm (Hồng Kông), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia), South Asia Ivestment (Singapore)...
Về phía các doanh nghiệp trong nước có Co.opMart (Sai Gon Co.op)với 28 siêu thị bao gồm 16 Co.opMart ở thành phố Hồ Chí Minh và 12 Co.opMart tại các tỉnh lân cận, hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opMart. Công ty Cà phê Trung Nguyên đã mở gần 100 cửa hàng G7 Mart thành chuỗi các cửa hàng trong hệ thống phân phối của mình. Tập đoàn Phú Thái – Hà Nội tập hợp được 6 thành viên, với 13 trung tâm phân phối và 8 trung tâm kho vận và đang phân phối 3.000 sản phẩm trên phạm vi cả nước. Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) mở 2.000 đại lý tiêu thụ trong cả nước, doanh thu bán lẻ tăng từ 15% đến 30%, với 200 mặt hàng từ sữa và còn vươn ra xuất khẩu. Ngoài ra còn phải kể đếnTrung tâm Mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim là trung tâm đầu tiên chuyên phân phối sỉ và lẻ các sản phẩm điện máy, điện lạnh, điện gia dụng, kỹ thuật số và điện thoại di động ở thành phố Hồ Chí Minh và được nhìn nhận là trung tâm điện máy đầu tiên được thành lập, với qui mô lớn và tính chuyên nghiệp cao.
Và hiện nay, trước thị trường bán lẻ đầy tiềm năng củaViệt Nam, các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đang ra sức mở rộng qui mô hoạt động. Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc là Lotte Mart thông báo sẽ đầu tư 5 tỉ USD để xây dựng 30 siêu thị (thay cho 15 siêu thị như kế hoạch ban đầu) ở các thành phố lớn của Việt Nam trong 10 năm tới; riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có 15 siêu thị bán lẻ và bán buôn. Đối với các doanh nghiệp trong nước, động thái này cũng đã tác động thúc đẩy một số doanh nhân trong nước vươn lên, chủ động tạo ra mặt hàng mới, chất lượng cao, đổi mới phương thức phục vụ, giữ vững thị phần. Chẳng hạn, Saigon Coop đang tập trung đầu tư để mở rộng hệ thống siêu thị ra các tỉnh. Để nâng trình độ quản lý, Saigon Coop vừa đầu tư 1,5 triệu USD cho hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin. Ông Đào Ngọc Tâm, Phó phòng kinh doanh Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết công ty dành đến 1.200 tỉ đồng để đầu tư cho hệ thống phân phối với phương châm "lấy bán buôn chi phối bán lẻ", đồng thời liên kết với các tỉnh để mở rộng hệ thống một cách vững chắc…
+ Các đối thủ tiềm năng:
Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng và ngày càng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.
+ Các sản phẩm- dịch vụ thay thế: hệ thống các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ trên cả nước ( thói quen tiêu dùng khó thay đổi của người Việt Nam
III. Phân tích SWOT :
Từ việc tìm hiểu thị trường đến xâm nhập thị trường là một quá trính phức tạp đòi hỏi có sự hiểu rõ và nghiên cứu nghiêm túc. Để có được một chiến lược tổng thể phù hợp chúng ta sẽ tiến hành phân tích SWOT.
1.Strengths :
a) Quy mô :
Walmart hiện là công ty lớn nhất thế giới với doanh thu 1 tỉ USD một ngày, 42 triệu USD một giờ, từng giờ của từng ngày trong năm. Walmart thực chất không chỉ là công ty lớn nhất thế giới - nó là công ty lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Quy mô lớn về vốn , nguồn lực là một trong những lợi thế hàng đầu của Walmart khi xâm nhập vào thị trường mới. Lợi ích của việc được bán hàng tại Walmart là gì? Chỉ cần bán được hàng một lần cho Walmart, một công ty Việt Nam có thể tiếp cận được toàn bộ thị trường Mỹ.
b) Thương hiệu danh tiếng :
Đây là điều không phải bàn cãi. Người ta vẫn dành những như “người khổng lồ” hay “đế chế giá rẻ” cho Walmart để nói đến quyền lực và danh tiếng của nó. Walmart trở nên quen thuộc đến nỗi câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi “Mua hàng rẻ ở đâu?” sẽ là “Walmart chứ ở đâu nữa”.
Thương hiệu danh tiếng lâu năm sẽ là thuận lợi trong việc giới thiệu và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
c) Mô hình kinh doanh rõ ràng :
- Giá rẻ ( Every day low prices ): Đây có thể gọi là tôn chỉ của Walmart.Walmart đã đem đến cách nhìn mới về giá rẻ.Giá rẻ nhưng chất lượng không hề tồi.Tại sao giá của Walamrt lại rẻ như vậy? Có 2 lý do chính đó là chi phí được cắt giảm tối đa và thương thuyết được giá có lợi từ phía nhà cung ứng.
- Phục vụ chu đáo : Quá trình thành danh của Walmart trước sau gắn liền hai chữ “Nhã nhặn”. Dưới sự quản lý của đích thân Giám đốc điều hành Walton , bất cứ một khách hàng nào của Walmart đều được nhân viên tiếp tân, nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân chủ động chào đón và phục vụ với thái độ tươi cười, nhiệt tình, lễ phép. Mọi người vào cửa hàng đều có cảm giác ấm áp như ở nhà. Đó cũng là lý do cho việc đồng phục của nhân viên Walmart đều in dòng chứ khiến khách hàng luôn cảm thấy yên tâm là “How may I help you?”. Ngoài ra tất cả cửa hàng Walmart ở Mỹ và Canada đều có “greeter”- người đón chào khách hàng ở cửa ra vào. Những nhân viên Walmart tại cửa ra vào luôn nói lời cảm ơn các khách hàng đã ghé thăm, giúp đỡ họ lấy giỏ hàng và cuối cùng là câu nói “tạm biệt, xin cảm ơn quý khách” khi mọi người rời cửa hàng
- Coi trọng nhân viên : Tất cả các siêu thị của Walmart luôn quy định thứ bảy hàng tuần tổ chức lễ phát thưởng và mỗi lần các giám đốc siêu thị đều đích thân phát thưởng cho những nhân viên làm việc xuất sắc được bình chọn bởi chính các nhân viên trong siêu thị. Trong dịp này, giám đốc mỗi siêu thị luôn tỏ lòng cảm ơn sự hợp tác và cố gắng của mọi người. Bên cạnh đó , Walmart coi nhân viên là một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của công ty nên họ rất chú trọng đến việc huấn luyện kỹ năng cho nhân viên.Walmart được tạp chí Training bình chọn “Top 100 công ty huấn luyện nhân viên tốt nhất” trong hai năm liền.
Để đông