A. Phát huy Thành công
Trong thập kỷqua Việt Nam đã giảm đáng kểtỷlệ đói nghèo, từ58,1% năm 1993
xuống 23,2% năm 2004 và dựkiến là 22% năm 2005. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình
quân đầu người tăng từ288 đô la Mỹnăm 1993 lên 622 đô la Mỹnăm 2005 với sựchênh
lệch thu nhập tăng lên không lớn. Thành tựu này có được là nhờsựtăng trưởng liên tục về
sản lượng kinh tếvà tạo việc làm do các hoạt động kinh doanh mang lại, kết hợp với các
biện pháp can thiệp giảm nghèo có mục tiêu do Chính phủchỉ đạo. Trong thập kỷqua, khu
vực tưnhân đã tạo ra phần lớn sốcông ăn việc làm mới. Chính phủ đã cốgắng cân bằng
các nhu cầu về(i) ổn định kinh tế, (ii) phát triển nền kinh tếtheo định hướng thịtrường, (iii)
phát triển khu vực tưnhân, (iv) phát triển cơsởhạtầng, (v) phát triển nguồn nhân lực, (vi)
huy động nguồn lực trong nước, và (vii) hội nhập kinh tếquốc tếvà khu vực. Thách thức đối
với giai đoạn triển khai chiến lược và chương trình quốc gia mới 2007-2010 (CSP) là phát
huy tiếp những thành công trên bằng cách (i) học hỏi từnhững kinh nghiệm phát triển gần
đây, (ii) phối hợp cùng các bên liên quan chính đểxác định và giảm bớt các bếtắc và quan
ngại, (iii) nắm bắt các cơhội kinh tếmới nảy sinh, đồng thời (iv) tăng cường tăng trưởng có
chất lượng cao và đồng đều vềmặt xã hội mà không tạo áp lực lên các nguồn lực môi
trường.
B. Các Thách thức đểDuy trì Tăng trưởng và Giảm nghèo nhanh
Theo chuẩn khu vực và quốc tế, tỷlệ đầu tưtrên GDP của Việt Nam là cao. Thách
thức hiện nay là cải thiện hiệu quả đầu tư. Điều này đòi hỏi phải quản lý tốt hơn các chi phí
và nguồn lực công, bao gồm các nỗlực lâu dài đểkiểm soát tham nhũng. Việc tăng tỷtrọng
đầu tưcủa khu vực tưnhân trong tổng đầu tưbằng cách tạo một môi trường thuận lợi hơn
và cung cấp cơsởhạtầng cũng sẽgiúp tăng hiệu quả đầu tưvà thúc đẩy tạo việc làm.
Chiến lược và Chương trình Quốc gia vềcơbản tập trung vào những nhu cầu này.
292 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược và chương trình phát triển Quốc gia Việt Nam 2007-2010: Ngân hàng phát triển Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược và Chương trình Quốc gia
Việt Nam
2007–2010
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Tài liệu này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh với mục đích phục vụ đông đảo bạn đọc.
Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính của Ngân hàng Phát triển Châu Á và chỉ có
nguyên bản tiếng Anh của tài liệu này mới đáng tin cậy (nghĩa là chỉ nguyên bản tiếng Anh
được chính thức công nhận và có hiệu lực). Do vậy, các trích dẫn cần dựa vào nguyên bản
tiếng Anh của tài liệu này. Ngân hàng Phát triển Châu Á không đảm bảo tính chính xác của
bản dịch và không chịu trách nhiệm nếu có sự sai lệch từ bản gốc.
CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ
(Tính đến 31/07/2006)
Đơn vị Tiền tệ – Đồng (Đ)
1,00 Đ = 0,0001 $
1,00 $ = 15.916 Đ
TỪ VIẾT TẮT
ADB – Ngân hàng Phát triển Châu Á
ADF – Quỹ Phát triển Châu Á
AFD – Cơ quan Phát triển Pháp
AFTA – Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
ASEAN – Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á
BOT – Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
CIL – Luật Đầu tư chung
CSO – Tổ chức xã hội dân sự
CSP – Chiến lược và Chương trình Quốc gia
FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP – Tổng Sản phẩm quốc nội
GMS – Tiểu vùng Mêkông mở rộng
GMS Program – Chương trình Hợp tác Kinh tế GMS
KfW Kreditanstalt fur Wiederafbau (Ngân hàng Tái thiết Đức)
Lao PDR – Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
MARD – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT)
MDG – Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
MONRE – Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)
MPI – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT)
MTS II – Chiến lược Trung hạn II
M4P – Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho Người nghèo
OCR – Nguồn vốn vay thông thường
ODA – Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PAR – Cải cách hành chính công
PMU – Ban quản lý dự án
PRC – Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
PSOD – Vụ Hoạt động Khu vực tư nhân
SEDP – Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (2006–2010) Kế hoạch PTKTXH
SERD – Vụ Đông Nam Á
SME – Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N)
SOE – Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
TA – Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT)
UEL – Luật Doanh nghiệp hợp nhất
UNDP – Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc
VDG – Mục tiêu Phát triển Việt Nam
VRA – Cục Đường bộ Việt Nam
VRM – Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam
WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới
CHÚ THÍCH
Trong báo cáo này, “$” nghĩa là Đô la Mỹ.
Phó Chủ tịch C. Lawrence Greenwood, Jr., Nhóm Hoạt động 2
Vụ trưởng R. M. Nag, Vụ Đông Nam Á (SERD)
Giám đốc A. Konishi, Giám đốc Quốc gia, Cơ quan đại diện thường trú tại Việt
Nam, thuộc Vụ Đông Nam Á
Trưởng Nhóm O. L. Shrestha, Nhà Kinh tế học Cấp cao về Chương trình, SERD
Các thành viên
của nhóm1
C. T. Hnanguie, Nhà Kinh tế học về Chương trình, SERD
V. T. Điền, Cán bộ Chương trình/Kinh tế, SERD
Nhóm Cán bộ Quốc gia của ADB tại Việt Nam
1 Ông R. B. Adhikari, nhà kinh tế học cao cấp về chương trình kiêm trưởng nhóm công tác quốc gia phụ trách
chương trình Việt Nam, đã chuẩn bị những tài liệu đầu tiên của bản dự thảo chiến lược và chương trình quốc
gia.
NỘI DUNG
Page
TÓM TẮT i
A. Phát huy Thành công i
B. Các Thách thức để Duy trì Tăng trưởng và Giảm nghèo nhanh i
C. Chiến lược của Chính phủ để Giải quyết những Thách thức này ii
D. Hỗ trợ các Nỗ lực Tiếp tục Giảm nghèo của Quốc gia iii
E. Các Khía cạnh Hoạt động của Chiến lược và Chương trình Quốc gia (CSP) iv
I. CÁC VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HIỆN TẠI 1
A. Tổng quan các Vấn đề và Kết quả Phát triển 1
B. Tăng trưởng Kinh tế 1
C. Đói nghèo 5
D. Môi trường Chính trị 7
E. Quản trị điều hành và Năng lực thể chế 8
F. Đánh giá về Giới 9
G. Khu vực tư nhân 10
H. Môi trường 12
I. Hợp tác Khu vực 13
J. Tham vấn với Các Bên Liên quan của Việt Nam 13
II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ 14
A. Chiến lược và Các Mục tiêu Phát triển 14
B. Huy động Nguồn lực và Đầu tư 16
C. Vai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) 17
D. Đánh giá của ADB về Chiến lược Phát triển của Chính phủ 18
III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA ADB 18
A. Tác động của các Hỗ trợ trước đây 18
B. Tình hình và Hiệu quả Hoạt động của các Dự án 19
C. Kết luận và Các Bài học cho Chương trình và Chiến lược Quốc gia 21
IV. CHIẾN LƯỢC CỦA ADB 22
A. Tóm tắt các Thách thức Phát triển Chủ yếu 22
B. Các Đặc điểm chính của Chiến lược Giảm nghèo 23
C. Trọng tâm chiến lược của Chương trình và Chiến lược quốc gia 24
V. CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CỦA ADB 30
A. Mức Hỗ trợ Chung 30
B. Hỗ trợ của ADB cho các Ưu tiên Chiến lược 31
C. Các Cơ chế Hợp tác và Điều phối Nguồn vốn Nước ngoài 39
D. Đánh giá Năng lực Vay vốn và Bền vững nợ 39
E. Dự kiến Các Yêu cầu về Nội lực 40
VI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO 40
A. Các Rủi ro Tiềm ẩn 40
B. Qui trình và Kế hoạch Giám sát 41
C. Cải thiện Tình hình thực hiện 41
MA TRẬN
1. Khung khổ Theo dõi và Đánh giá Kết quả Chương trình và Chiến lược Quốc gia 43
CÁC PHỤ LỤC
1. Các chỉ số hoạt động Quốc gia, Thực hiện Dự án và Kế hoạch Hỗ trợ
Bảng A1.1: Tiến độ Thực hiện các Mục tiêu và Chỉ tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Bảng A1.2: Các Chỉ số Kinh tế Quốc gia
Bảng A1.3: Các Chỉ số về Xã hội và Nghèo đói Quốc gia
Bảng A1.4: Các Chỉ số về Môi trường Quốc gia
Bảng A1.5: Ma trận Điều phối Hỗ trợ Phát triển
Bảng A1.6: Các Chỉ số về Thực hiện Dự án - Số tiền và Xếp hạng
Bảng A1.7: Các Chỉ số về Thực hiên Dự án - Giải ngân và Chuyển Nguồn lực
Ròng
Bảng A1.8: Các Chỉ số về Thực hiện Dự án - Xếp hạng Đánh giá theo Ngành
Bảng A1.9: Tình hình Thực hiện Dự án
Bảng A1.10: Danh mục các Dự án vay vốn
Bảng A1.11: Danh mục các Dự án Hỗ trợ kỹ thuật
2. Qui trình Hoạch định Chiến lược và Chương trình Quốc gia
3. Lộ trình và Đánh giá Theo Ngành và Chuyên đề Quốc gia
4. Đánh giá Kết quả Tình hình Thực hiện Dự án Quốc gia của Việt Nam, 2005
5. Cơ chế Chia sẻ Chi phí giữa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á
6. Đề cương các Dự án vay vốn
7. Đề cương các Dự án Hỗ trợ kỹ thuật
8. Chương trình Hỗ trợ năm 2006
49
49
52
53
54
55
61
62
63
64
68
74
77
82
191
192
196
239
281
CÁC PHỤ LỤC BỔ SUNG (cung cấp theo yêu cầu)
1. Đánh giá Khu vực tư nhân tại Việt Nam
2. Đánh giá Công tác Quản trị điều hành tại Việt Nam
3. Đánh giá Môi trường tại Việt Nam
4. Đánh giá về Giới tại Việt Nam
TÓM TẮT
A. Phát huy Thành công
Trong thập kỷ qua Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo, từ 58,1% năm 1993
xuống 23,2% năm 2004 và dự kiến là 22% năm 2005. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình
quân đầu người tăng từ 288 đô la Mỹ năm 1993 lên 622 đô la Mỹ năm 2005 với sự chênh
lệch thu nhập tăng lên không lớn. Thành tựu này có được là nhờ sự tăng trưởng liên tục về
sản lượng kinh tế và tạo việc làm do các hoạt động kinh doanh mang lại, kết hợp với các
biện pháp can thiệp giảm nghèo có mục tiêu do Chính phủ chỉ đạo. Trong thập kỷ qua, khu
vực tư nhân đã tạo ra phần lớn số công ăn việc làm mới. Chính phủ đã cố gắng cân bằng
các nhu cầu về (i) ổn định kinh tế, (ii) phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường, (iii)
phát triển khu vực tư nhân, (iv) phát triển cơ sở hạ tầng, (v) phát triển nguồn nhân lực, (vi)
huy động nguồn lực trong nước, và (vii) hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thách thức đối
với giai đoạn triển khai chiến lược và chương trình quốc gia mới 2007-2010 (CSP) là phát
huy tiếp những thành công trên bằng cách (i) học hỏi từ những kinh nghiệm phát triển gần
đây, (ii) phối hợp cùng các bên liên quan chính để xác định và giảm bớt các bế tắc và quan
ngại, (iii) nắm bắt các cơ hội kinh tế mới nảy sinh, đồng thời (iv) tăng cường tăng trưởng có
chất lượng cao và đồng đều về mặt xã hội mà không tạo áp lực lên các nguồn lực môi
trường.
B. Các Thách thức để Duy trì Tăng trưởng và Giảm nghèo nhanh
Theo chuẩn khu vực và quốc tế, tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam là cao. Thách
thức hiện nay là cải thiện hiệu quả đầu tư. Điều này đòi hỏi phải quản lý tốt hơn các chi phí
và nguồn lực công, bao gồm các nỗ lực lâu dài để kiểm soát tham nhũng. Việc tăng tỷ trọng
đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư bằng cách tạo một môi trường thuận lợi hơn
và cung cấp cơ sở hạ tầng cũng sẽ giúp tăng hiệu quả đầu tư và thúc đẩy tạo việc làm.
Chiến lược và Chương trình Quốc gia về cơ bản tập trung vào những nhu cầu này.
Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và việc làm. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực
nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và đầu tư tư nhân để tối đa hoá các lợi ích tiềm
tàng từ quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày một sâu rộng. Các doanh nghiệp đang
tìm hỗ trợ để (i) đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng, (ii) nâng cao phát triển nguồn nhân lực,
(iii) cải thiện hệ thống trung gian tài chính, và (iv) giải quyết các bất cập về chính sách và thể
chế hiện hành cản trở hoạt động đầu tư tư nhân. Với sự hội nhập của nền kinh tế vào môi
trường kinh tế toàn cầu từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo dự kiến
vào năm 2006, Chính phủ cần làm nhiều hơn nữa để (i) tăng cường hợp tác khu vực và
quốc tế để thúc đẩy cạnh tranh; (ii) cải thiện công tác lập kế hoạch, lựa chọn và triển khai
các dự án khu vực công; (iii) thể chế hoá cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình cao
hơn trong quá trình xây dựng chính sách công cũng như quá trình lập kế hoạch và triển khai
đầu tư; và (iv) dựa nhiều hơn vào đầu tư tư nhân nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh
tế - xã hội cân bằng và hiệu quả. Quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân sẽ là cần thiết nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về cơ sở hạ tầng tốt hơn và thúc đẩy các nguồn vốn gia
tăng, chuyển giao công nghệ, hiệu quả triển khai và năng lực hấp thụ.
Đảm bảo phát triển công bằng và cân đối. Mặc dù đã có những thành công truớc
đây, giữa các vùng vẫn còn mất cân đối. Vấn đề nghèo đói phức tạp và tồn tại tại nhiều xã,
huyện hẻo lánh và tại các vùng nông thôn sâu xa, đặc biệt tại các nhóm dân tộc thiểu số.
Các chương trình mục tiêu vẫn chưa vươn tới những người nghèo nhất và có thể phải được
xác định rõ ràng hơn. Phải cung ứng các dịch vụ và cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết cho việc
tiếp cận thị trường và loại bỏ những trở ngại hành chính đối với hoạt động đầu tư tư nhân
nhằm tạo thu nhập và việc làm tại các vùng nghèo. Việc phân quyền hiệu quả hơn có thể
giải quyết được những khó khăn này. Phải tăng cường năng lực của cấp địa phương trong
việc lập kế hoạch, phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.
ii
Quản lý môi trường tốt hơn. Tăng trưởng kinh tế nhanh đang tăng áp lực lên môi
trường thiên nhiên và đô thị. Cần có những nỗ lực đồng bộ để tăng cường năng lực quản lý
môi trường tốt hơn ở cấp ngành, cấp quốc gia và tại khu vực, đồng thời đảm bảo rằng môi
trường đô thị không xuống cấp và cơ sở hạ tầng không bị quá tải do tăng trưởng nhanh.
Phải bảo vệ và quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên cũng như kiểm soát ô nhiễm từ các
hoạt động trồng trọt và sản xuất. Các vấn đề chính về môi trường – như đa dạng sinh học
và quản lý nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh và buôn bán bất hợp pháp – cần phải được
giải quyết ở cấp quốc gia cũng như thông qua hợp tác khu vực.
C. Chiến lược của Chính phủ để Giải quyết những Thách thức này
Giảm tỷ lệ nghèo xuống 10-11% vào năm 2010 là một mục tiêu xuyên suốt của Kế
hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội 2006-2010 (Kế hoạch PTKTXH). Có thể nêu ra một số mục
tiêu gồm (i) thúc đẩy, duy trì phát triển và tăng trưởng kinh tế; (ii) cải thiện đáng kể đời sống
vật chất, văn hoá và tinh thần của người dân; (iii) tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức; và (iv) nâng cao vị thế
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Kế hoạch PTKTXH có định hướng mạnh vào
kết quả, với các chỉ số về kết quả hoạt động thể hiện trong các Mục tiêu Phát triển Việt Nam
(VDG) và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Kế hoạch PTKTXH được soạn thảo
trên cơ sở tham gia và tham vấn rộng rãi, với nhiều ý kiến góp ý từ các nhóm lợi ích trên
diện rộng. Các mục tiêu chính được cụ thể hóa nhằm đảm bảo phát triển bền vững trên ba
lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường.
Nền kinh tế. Các mục tiêu về kết quả đầu ra bao gồm: (i) đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế ở mức 7,5-8%/năm, (ii) tăng thu nhập bình quân đầu người lên 1.050-1.100 đô la Mỹ
vào năm 2010 và thoát khỏi tình trạng quốc gia có thu nhập thấp, (iii) duy trì thu ngân sách
quốc gia ở mức 21-22% GDP, (iv) tăng xuất khẩu 14-16%/năm, và (v) đưa tổng đầu tư quốc
nội lên khoảng 40% GDP. Kế hoạch PTKTXH nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển
hoạt động kinh doanh, sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh
và đầu tư tư nhân trong tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Xã hội. Các mục tiêu về kết quả đầu ra liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ và Mục tiêu phát triển Việt Nam. Kế hoạch PTKTXH đặt mục tiêu
phải vươn tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đồng thời cải thiện các dịch vụ thành thị
ngoài các thành phố lớn nhằm đảm bảo phát triển cân bằng. Kế hoạch PTKTXH đặt y tế và
giáo dục vào vai trò trung tâm. Chính phủ quyết tâm tăng tài trợ cho chăm sóc sức khoẻ và
giáo dục, cải thiện chất lượng và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục, điều phối
kiểm soát dịch bệnh, các chương trình xây dựng giáo trình với nội dung giảm nghèo.
Môi trường. Kế hoạch PTKTXH kêu gọi (i) một khuôn khổ quản lý nhà nước tốt hơn
về quản lý môi trường, (ii) tăng cường năng lực lập kế hoạch môi trường, (iii) tăng cường
giám sát môi trường, (iv) tăng kinh phí công cho quản lý và bảo vệ môi trường, và (v) áp
dụng toàn quốc nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Kế hoạch PTKTXH cũng lập
luận rằng phòng tránh các vấn đề về môi trường thiên nhiên và đô thị tốt hơn là giải quyết
chúng sau này.
Quản trị điều hành và Kiểm soát Tham nhũng. Chính phủ nhấn mạnh sự cần thiết
phải cải thiện công tác quản trị điều hành, giảm lãng phí và kiểm soát tham nhũng tốt hơn.
Hàng loạt các biện pháp đang được triển khai trong tiến trình cải cách hành chính công, dịch
vụ dân sự và quản lý nhà nước. Luật Phòng chống Tham nhũng mới được thông qua gần
đây triển khai một loạt biện pháp bao gồm khuyến khích các tổ chức xã hội và truyền thông
đóng vai trò tích cực trong phát hiện tham nhũng; bắt buộc kê khai tài sản và thu nhập của
công chức và họ hàng thân thích; thủ trưởng các cơ quan chính phủ chịu hoàn toàn trách
nhiệm giải trình đối với hoạt động của họ.
iii
D. Hỗ trợ các Nỗ lực Tiếp tục Giảm nghèo của Quốc gia
Mục tiêu của ADB là giúp Chính phủ giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 10-11% vào năm
2010. Cần duy trì tăng trưởng kinh tế – thông qua tăng cường hoạt động kinh doanh, đầu
tư, hội nhập khu vực và quốc tế gia tăng – nhằm tạo công ăn việc làm trên cơ sở tự kinh
doanh và việc làm công ăn lương. Cách tiếp cận dựa vào kết quả của Chiến lược và
Chương trình Quốc gia (CSP) được gắn kết trực tiếp để hỗ trợ các mục tiêu đầu ra của Kế
hoạch PTKTXH. Phương thức này mang tính chọn lọc hơn, và đặt mạnh trọng tâm vào việc
gỡ bỏ những vướng mắc nhằm thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân. Phát triển xã hội công
bằng và cân đối cũng như cải thiện công tác quản lý môi trường cũng sẽ được Chiến lược
và Chương trình Quốc gia quan tâm. Chính sách thúc đẩy quản trị điều hành tốt không
khoan nhượng trước tham nhũng sẽ được nhấn mạnh trong mọi hoạt động của ADB. Mọi
can thiệp sẽ được thiết kế để tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác khu vực cũng như khía cạnh giới.
Chiến lược và Chương trình Quốc gia đặt mục tiêu quan trọng hơn cho hoạt động
khu vực tư nhân của ADB trong việc bổ sung các hoạt động thuộc khu vực công. Điều này
sẽ đòi hỏi các nỗ lực điều phối và tập trung hơn trong các hoạt động tài trợ khu vực tư nhân
và công của ADB. ADB sẽ tìm kiếm cơ hội làm việc với các đối tác thuộc khu vực tư nhân
và công trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng then chốt như sản xuất và truyền tải điện, giao
thông vận tải, kể cả các hệ thống giao thông công cộng đô thị. Những cơ hội hỗ trợ hoạt
động của khu vực tư nhân trong các ngành khác cũng sẽ được lưu tâm.
Tăng trưởng kinh tế theo hướng kinh doanh và vì người nghèo. Hỗ trợ của ADB
nhằm giúp Chính phủ xây dựng nền tảng để tăng cường đầu tư và việc làm trong khu vực
tư nhân, bao gồm hỗ trợ cho (i) phát triển cơ sở vật chất, (ii) cải thiện môi trường thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh thông qua cải cách quản lý nhà nước, (iii) củng cố thể chế tài
chính và thị trường liên quan, và (iv) phát triển nguồn nhân lực. Thông qua các hoạt động
của khu vực tư nhân và công, ADB sẽ giúp Chính phủ gỡ bỏ những vướng mắc về giao
thông, điện và cơ sở hạ tầng đô thị. ADB có kế hoạch hỗ trợ trực tiếp cải thiện môi trường
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh (thông qua cải cách về quản lý nhà nước, cải cách
DNNN và quản trị điều hành) nhằm phát triển các thể chế tài chính và thị trường liên quan
cũng như nguồn nhân lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu gia tăng về lao động có tay nghề
giỏi và khá cũng như tăng năng suất lao động. Hợp tác khu vực thông qua chương trình
Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) sẽ được thúc đẩy nhằm phát triển hoạt động thương mại
mậu biên và tạo các cơ hội kinh tế mới tại những vùng biên giới hẻo lánh, đồng thời giải
quyết các quan ngại xuyên biên giới như các bệnh truyền nhiễm và các tác động bất lợi của
phát triển.
Phát triển xã hội công bằng và cân bằng. Cách tiếp cận đồng đều của Việt Nam
đã góp phần vào thành công phát triển của quốc gia này. ADB có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ
Chính phủ thực hiện các chương trình phát triển xã hội và giảm nghèo mục tiêu đối với các
nhóm đối tượng dễ tổn thương; Nhưng thậm chí cả những chương trình này cũng tập trung
cải thiện các cơ hội kinh tế để đảm bảo việc giảm nghèo bền vững. Giới và các vấn đề bình
đẳng khác sẽ được đưa vào và giải quyết một cách hợp lý trong các can thiệp của ADB.
Trong quá trình hỗ trợ hoạt động hợp tác khu vực, ADB sẽ tìm cơ hội cải thiện các liên kết
với các vùng hẻo lánh dọc các tỉnh biên giới.
Môi trường. Chiến lược và Chương trình Quốc gia (CSP) bao gồm một trọng tâm
của ngành đặt vào liên kết giữa suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và giảm nghèo thông qua
công tác quản lý nguồn nước và nguồn lực ven bờ. Hỗ trợ bảo tồn môi trường và đa dạng
sinh học của ADB cũng sẽ bao gồm trọng tâm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, các can
thiệp cải thiện sinh kế, cải thiện môi trường đô thị và các sáng kiến về môi trường khu vực.
Chiến lược và Chương trình Quốc gia bao gồm các sáng kiến cải thiện công tác phát triển
đô thị và lập kế hoạch tại một số thành phố chọn lọc. Sẽ có hỗ trợ để cải thiện dịch vụ công
ngoài các thành phố lớn (như dự án thí điểm phát triển ngành đô thị tại Thanh Hoá) nhằm
phòng tránh các vấn đề đô thị gắn liền với sự tăng trưởng nhanh đã xảy ra tại các thành phố
iv
lớn khác ở Châu Á. Sẽ có các nỗ lực khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào giao thông
công cộng và các sáng kiến cải thiện môi trường đô thị khác, kể cả chương trình tài trợ cho
ngành nước.
Hội nhập và hợp tác khu vực. Dự kiến việc xây dựng hành lang kinh tế Đông – Tây
sẽ được hoàn tất trong giai đoạn của Chiến lược và Chương trình Quốc gia (CSP), và sẽ có
tiến bộ trong việc xây dựng hành lang Côn Minh - Hải Phòng. Việc xây dựng kết nối điện
khu vực giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam, và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào và Việt Nam cũng sẽ đạt được những tiến bộ. Trong khi Chương trình Hợp tác Kinh tế
Tiểu vùng Mêkông mở rộng (Chương trình GMS) là công cụ chính của ADB hỗ trợ cho hợp
tác khu vực tại Việt Nam, thì Chiến lược và Chương trình Quốc gia này sẽ nhằm mở rộng
hỗ trợ phát triển các liên kết khu vực. Ngoài các kết nối hữu hình, việc chuyển giao vốn và
công nghệ khu vực, việc tiếp cận thị trường khu vực cũng là những động lực quan trọng
trong phát triển của Việt Nam. Đạt được sự hợp lực lớn hơn giữa Kế hoạch PTKTXH,
Chương trình GMS và các sáng kiến hội nhập và hợp tác khu vực khác cũng là một mục