Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu về tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2010, Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đồng thực hiện) đã tiến hành xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành đối với một số ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu. Các chiến lược xuất khẩu ngành này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung của nhà nước.
Chính phủ Việt Nam đã xác định nhựa là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau mặt hàng than và gạo, nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất trong năm 2005. Trong khuôn khổ ngành nhựa, ngành sản xuất bao bì nhựa là lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu do tầm quan trọng của ngành đối với xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành bao bì nhựa còn là ngành phụ trợ quan trọng cho các ngành khác trong quá trình xuất khẩu. Ví dụ, cung ứng các loại bao bì nhựa xốp để đóng gói các sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, ti vi, tủ lạnh, đồ gỗ… giúp giảm thiểu hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Những ứng dụng khác gồm có sản phẩm bao bì nhựa dùng cho ngành may mặc, hàng thủ công, nông sản và thực phẩm chế biến.
Chiến lược xuất khẩu ngành (SES) là cơ sở để triển khai các kế hoạch hành động của Chương trình xuất khẩu quốc gia đến năm 2010.
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược xuất khẩu ngành
Ngành bao bì nhựa Việt Nam
2007-2010
Người thực hiện:
Nguyễn Đăng Cường
Pierre Picot
Trương Chí Bình
Trần Thị Huyền Trang
Theo yêu cầu của Cục Xúc tiến Thương mại (Dự án VIE 61/94)
Dự thảo 2.0
Hà Nội, Tháng 04 năm 2006 – Tháng 01 năm 2007
Mục lục
1
Các cụm từ viết tắt
Tóm tắt
Lời cảm ơn
Giới thiệu
1.1
Cơ sở
1.2
Các nguyên tắc phân tích
1.2.1
Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành
1.2.2
Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược
1.2.3
Áp dụng chuỗi giá trị vào hoạt động đánh giá năng lực cạnh tranh
2
Tầm nhìn
3
Đánh giá thực trạng ngành
3.1
Sự phân khúc của ngành
3.1.1
Đóng gói mềm
3.1.2
Đóng gói cứng
3.1.3
Phân khúc theo nhóm thị trường-sản phẩm
3.2
Hoạt động xuất khẩu
3.2.1
Xuất khẩu nhựa
3.2.2
Xuất khẩu bao bì nhựa
3.2.3
Thị trường xuất khẩu theo nước
3.2.3.1
Các nền kinh tế phát triển
3.2.3.2
Các nền kinh tế đang nổi của ASEAN
3.2.3.3
Các nền kinh tế chuyển đổi
3.3
Cạnh tranh
3.3.1
Các đối thủ cạnh tranh
3.3.2
Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam
3.3.2.1
Sản phẩm và quy trình sản xuất
3.3.2.2
Cạnh tranh trên cơ sở chi phí
3.3.2.3
Cạnh tranh về khác biệt sản phẩm
3.3.2.4
Những mối liên kết ngược – xuôi và các ngành phụ trợ
3.3.2.5
Sự hiển thị của các nhà xuất khẩu Việt Nam trên các trang web mua bán
3.3.3
Tiếp cận thị trường xuất khẩu
3.4
Chuỗi giá trị hiện tại của ngành
3.5
Chính sách và chiến lược hỗ trợ của nhà nước đối với ngành
3.5.1
Các chính sách phát triển chiến lược
3.5.2
Các chính sách khác của nhà nước - thuế
3.6
Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành
3.6.1
Hỗ trợ xúc tiến thương mại
3.6.2
Dịch vụ thông tin thương mại
3.6.3
Tài chính thương mại
3.6.4
Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu
3.6.5
Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác
4
Phân tích SWOT
4.1
Phân tích SWOT tổng thể ngành
4.2
Phân tích SWOT theo phân ngành
4.2.1
Màng mỏng và túi PE
4.2.2
Túi và bao bì dệt
4.2.3
Nhựa cán mỏng
4.2.4
Màng “BOPP”
4.2.5
Ép đùn các tấm nhựa và thùng chứa theo định dạng
4.2.6
Các sản phẩm khuôn
4.2.7
Các sản phẩm khuôn thổi HDPE
4.2.8
Chai PET
4.2.9
Tuyp đóng gói mềm
5
Các giải pháp chiến lược
5.1
Chuỗi giá trị tương lai của ngành
5.2
Chiến lược ưu tiên cho phát triển trong tương lai
6
Phụ lục 1: Hồ sơ ngành nhựa Việt Nam
7
Phụ lục 2:
8
Phụ lục 3:
8.1
Thị trường EU
8.2
Thị trường Hoa Kỳ
9
Phụ lục 4: Các trang web tham khảo
9.1
Các trang web thương mại toàn cầu
9.2
Các trang web ngành nhựa
Hình 1
Mô hình chuỗi giá trị ngành
Hình 2
Ví dụ về chuỗi giá trị hiện tại của ngành bao bì nhựa
Hình 3
Chuỗi giá trị tương lai về phân khúc đối với ép đùn màng mỏng PE
Biểu đồ 1
xuất khẩu nhựa theo nước 1H-2006
Biểu đồ 2
Quy mô thị trường bao bì dẻo – đánh giá năm 2006
Biểu đồ 3
Quy mô thị trường bao bì cứng – đánh giá năm 2006
Biểu đồ 4
Xuất khẩu nhựa sang các nước Châu Âu -1H-2006
Biểu đồ 5
Số lượng sản phẩm bao bì loại vừa và mềm (FIBC) và túi PP dệt mà các nhà sản xuất đăng ký trên trang mua bán “alibaba”
Bảng 1
Phân khúc về thị trường-sản phẩm bao bì nhựa
Bảng 2
Sản phẩm nhựa xuất khẩu theo nước
Bảng 3
Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2005 -2006
Bảng 4
Phân tích SWOT về ngành
Bảng 5
Những sáng kiến mang tính chiến lược
Các cụm từ viết tắt
SES Chiến lược xuất khẩu ngành
Vietrade Cục Xúc tiến Thương mại
VPA Hiệp hội Nhựa Việt nam
TPO Tổ chức xúc tiến thương mại
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VSPA Hiệp hội Nhựa khu vực phía Nam
AFPI Liên đoàn ngành Nhựa ASEAN
AFP Diễn đàn Nhựa Châu Á
ITC Trung tâm Thương mại quốc tế
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MOI Bộ Công nghiệp
MOT Bộ Thương mại
MOF Bộ Tài chính
MOLISA Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội
MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
AFTA Khu vực tự do thương mại ASEAN
GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
MPDF Chương trình phát triển dự án Mêkông
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
QMS Hệ thống quản lý chất lượng
TQM Quản lý chất lượng toàn diện
STAMEQ Cục tiêu chuẩn chất lượng
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn
PE Polyolefin
PET Polyethylene terephthalate
PP Polypropylene
PS Polystyrene
PVC Polyvinyl Chloride
HDPE High density Polyolefin
BOPP Biaxially oriented polypropylene film
FIBC Bao bì loại vừa và mềm
ECVN Cổng thương mại điện tử Việt nam ()
B2B Doanh nghiệp với doanh nghiệp
SWOT Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức
LC Thư tín dụng
D/A Nhờ thu trả chậm
D/P Nhờ thu kèm chứng từ
Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Tóm tắt
Lời cảm ơn
Nhóm chuyên gia xin chân thành cảm ơn ông Pierre Picot, Chuyên gia tư vấn quốc tế về những đóng góp của ông cho chiến lược thông qua những kiến thức chuyên sâu về ngành ở cấp độ quốc tế và những phân tích quan trọng đối với ngành bao bì nhựa Việt Nam.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi nhận được những sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Dự án VIE 61/94 - Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội Nhựa Việt Nam – Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi đánh giá cao các doanh nghiệp và đại diện các bộ ngành, mặc dù quỹ thời gian có hạn, nhưng mọi người đều tích cực dành thời gian tìm hiểu và có những đóng góp quan trọng cho chiến lược.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ mà mọi người đã dành cho chúng tôi trong thời gian tham gia khóa học về xây dựng chiến lược.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn ông Jacky Charbonneau, cố vấn cao cấp về lĩnh vực bao bì của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) về những đóng góp bước đầu, tạo đà cho chiến lược hoàn thành đúng tiến độ.
Giới thiệu
Cơ sở
Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu về tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2010, Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đồng thực hiện) đã tiến hành xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành đối với một số ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu. Các chiến lược xuất khẩu ngành này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung của nhà nước.
Chính phủ Việt Nam đã xác định nhựa là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau mặt hàng than và gạo, nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất trong năm 2005. Trong khuôn khổ ngành nhựa, ngành sản xuất bao bì nhựa là lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu do tầm quan trọng của ngành đối với xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành bao bì nhựa còn là ngành phụ trợ quan trọng cho các ngành khác trong quá trình xuất khẩu. Ví dụ, cung ứng các loại bao bì nhựa xốp để đóng gói các sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, ti vi, tủ lạnh, đồ gỗ… giúp giảm thiểu hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Những ứng dụng khác gồm có sản phẩm bao bì nhựa dùng cho ngành may mặc, hàng thủ công, nông sản và thực phẩm chế biến.
Chiến lược xuất khẩu ngành (SES) là cơ sở để triển khai các kế hoạch hành động của Chương trình xuất khẩu quốc gia đến năm 2010.
Các nguyên tắc phân tích
Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành
Chiến lược xuất khẩu đối với sản phẩm bao bì nhựa (gọi tắt là Ngành) là chiến lược cấp ngành được xây dựng cho giai đoạn 2007-2010. Đây là chiến lược xuất khẩu trung hạn nhằm thực hiện các hoạt động mang tính sáng kiến, hỗ trợ ngành củng cố và tối ưu hóa khả năng xuất khẩu, đồng thời tạo đà phát triển xuất khẩu bền vững cho giai đoạn sau năm 2010.
Khách hàng của chiến lược là những nhà sản xuất/xuất khẩu hiện tại và tiềm năng của sản phẩm bao bì nhựa ở Việt Nam.
Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa được xây dựng dựa trên phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành của ITC. Phương pháp này có 3 nguyên tắc cơ bản là vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong ngành, vai trò hỗ trợ, điều phối của Nhà nước và phương pháp phân tích chuỗi giá trị. Quy trình xây dựng chiến lược bao gồm 13 bước và cơ bản gồm những nội dung sau:
Vị thế xuất khẩu hiện nay của Ngành trong tương quan với các hoạt động và năng lực cạnh tranh quốc tế;
Vị thế xuất khẩu tương lai của Ngành so với hoạt động và năng lực cạnh tranh trong 4 năm tới; và
Làm thế nào để Ngành có thể đạt được vị thế tương xứng trong tương lai.
Việc đánh giá hiện trạng Ngành đã được thực hiện thông qua quá trình rà soát kỹ lưỡng các nguồn thông tin thứ cấp về Ngành, các quy định và chính sách của Nhà nước. Nhóm chuyên gia xây dựng chiến lược đã đi thăm 15 cơ sở sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh – nơi tập trung phần lớn các các cơ sở sản xuất bao bì nhựa và thăm một số cơ sở khác ở các tỉnh ven Hà Nội.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Nhựa đã tập hợp và đưa ra danh sách 45 cơ sở sản xuất bao bì nhựa để tiến hành khảo sát (thông qua bảng câu hỏi). Đây là những công ty sản xuất/xuất khẩu năng động, hoạt động trong cùng nhóm ngành. Ngoài ra còn có một số nhà cung ứng cho thị trường nội địa. Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thêm về năng lực cạnh tranh của ngành bao bì nhựa Việt Nam và phương thức hoạt động hiện nay đối với thị trường xuất khẩu mục tiêu trên thế giới. Và cuối cùng, hai cuộc tọa đàm đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thành phần chính của hai cuộc họp này là các nhà sản xuất/xuất khẩu trong ngành nhựa. Các cuộc họp này nhằm mục đích xác nhận cụ thể các thông tin thu được qua cuộc khảo sát và thu thập ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, phục vụ hoạt động xây dựng chiến lược, đặc biệt là tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ đối với những hỗ trợ của nhà nước trong khuôn khổ chiến lược
Chuyên gia quốc tế đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng những hoạt động của Ngành trên thế giới và xu hướng thị trường quốc tế nhằm xác định rõ vị thế của ngành bao bì nhựa Việt Nam tại thời điểm hiện tại và cách thức để đạt được mục tiêu đến năm 2010.
Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh
Chuỗi giá trị biểu thị một loạt các hoạt động tạo giá trị và các mối liên kết của chúng với những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Một mô hình chuỗi giá trị cơ bản như sau:
Hinh 1: Mô hình chuỗi giá trị ngành
Những hoạt động này được tiến hành thuận lợi hơn nhờ các hoạt động phụ trợ, trong đó có khâu mua nguyên liệu thô và trang thiết bị máy móc; nghiên cứu phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm/dịch vụ, tự động hóa quy trình; phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, năng lực quản lý; và phát triển cơ sở hạ tầng như luật pháp, quy định, quản lý chất lượng và tài chính.
Phân tích chuỗi giá trị để hiểu rõ hơn các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiềm năng, giúp xác định những khâu giá trị được tạo ra lớn hơn so với chi phí sản xuất và dịch vụ, những điểm có thể đạt được sự tối ưu hóa cũng như điều hoà được các liên kết hoạt động. Mặc dù được mô tả như những yếu tố về chi phí, nhưng những hoạt động bổ trợ cũng có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngành và của công ty, chẳng hạn như việc áp dụng hệ thống thông tin trong sản xuất và quản lý, lao động có chuyên môn và phát triển sản phẩm và dịch vụ có tính sáng tạo
Chuỗi giá trị của ngành sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng công nghệ sản xuất và việc sử dụng nguồn lực đầu vào trong nước như nguyên liệu thô, máy móc sản xuất và dịch vụ hỗ trợ.
Tầm nhìn
Ngành xuất khẩu bao bì nhựa Việt Nam có tầm nhìn như sau:
Ngành phấn đấu trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy cho thị trường Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ trên cơ sở tập trung vào một số dòng sản phẩm xuất khẩu chọn lọc có giá trị gia tăng cao đồng thời cung ứng tích cực cho các ngành phục vụ xuất khẩu trong nước khác, thông qua tối ưu hóa năng lực sản xuất hiện có, củng cố liên kết ngành hiệu quả và nâng cao kỹ năng và tay nghề làm việc tổng thể.
Tầm nhìn này ghi nhận những nỗ lực của các bên liên quan nhằm tập trung sự phát triển hướng tới các quốc gia hay các nhóm quốc gia, là những thị trường khó tính nhất đối với các sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm phải có chất lượng cao hơn và đòi hỏi các nhà sảnxuất Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Sản phẩm cần tập trung vào khâu tạo sự khác biệt, đặc biệt là khác những sản phẩm từ Trung Quốc.
Về bản chất, tầm nhìn này tối ưu hoá những năng lực sản xuất hiện có, những công nghệ, thiết bị hiện đang sử dụng.. Tầm nhìn cũng nhấn mạnh sự gắn kết và các liên kết ngành nhằm tới mục đích mang lại lợi ích thực tế cho tất cả các bên, ví dụ như các hoạt động mua nguyên liệu thô theo nhóm; những nỗ lực chung trong xúc tiến xuất khẩu, các chương trình đào tạo chung về công nghệ sản xuất bao bì nhựa; và đào tạo kỹ năng quản lý nhằm phát triển kỹ năng của người lao động và năng lực làm việc chung.
Đánh giá hiện trạng Ngành
Sự phân khúc của Ngành
Do ngành bao bì nhựa rất đa dạng, nếu chỉ đơn thuần phân tích chung về Ngành thì vẫn chưa thể phản ánh đầy đủ mọi yếu tố. Giống như bất kỳ lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa khác, ngành bao bì nhựa Việt Nam có thể được phân khúc theo các loại nguyên liệu nhựa được sử dụng, các loại công nghệ sản xuất, các loại sản phẩm và các loại thị trường. Theo những tiêu chí này, 09 nhóm dưới đây đã được phân khúc trong khuôn khổ ngành bao bì nhựa ở Việt Nam:
Bao bì mềm
Ép đùn màng mỏng nhựa polyolephin và gia công màng mỏng tiếp theo như in ấn và làm quai cho túi xách (túi và màng mỏng PE)
Dệt bao bì dạng ống hay dệt bao bì phẳng và gia công tiếp theo như in ấn, sản xuất bao bì (túi và bao bì dệt)
Ép đùn, cán tấm, in ấn cho màng mỏng mềm đựng thực phẩm đa vật liệu và đa lớp (cán tấm); và
Ép đùn - sản xuất màng mỏng PP định hướng hai chiều
Bao bì cứng
Ép đùn sản xuất tấm mỏng dùng làm nguyên liệu nhựa cho công nghệ nhiệt định hình (ép đùn tấm mỏng và các thùng chứa có định dạng)
Vận hành công nghệ ép phun (sản phẩm ép phun)
Vận hành công nghệ thổi đúc thổi chai PEHD và các thùng chứa khác (các sản phẩm thổi đúc HDPE)
Vận hành công nghệ thổi đúc thổi chai PET (chai PET); và
Bao bì dạng ống (tuýp)
Phân khúc theo nhóm sản phẩm-thị trường
Bảng 1 dưới đây phân nhóm sản phẩm thị trường như sau:
Bảng 1: Phân khúc theo nhóm sản phẩm-thị trường
màng mỏng polyolephin
Hàng tiêu dùng (SP xuất khẩu hàng đầu: các loại túi siêu thị và túi đựng rác);
SP cho công nghiệp ( các loại màng mỏng căng dãn); và;
SP cho nông nghiệp & xây dựng (mặc dù không trực tiếp là bao bì nhưng lại có liên hệ mật thiết)
Sản phẩm từ công nghệ ép phun
Nắp ngoài và nút trong
Xô và thùng xách nước
Thùng chứa có thành bao mỏng
Phôi thổi chai PET
Két đựng vỏ chai
Pallet (tấm kê hàng hoá)
Màng đơn lớp và bao dệt phẳng hoặc bao dệt dạng ống
SP tiêu dùng (chủ yếu là các túi xách siêu thị dùng nhiều lần, có băng dọc chịu tải);
SP cho công nghiệp: Túi đựng 25 kg, túi Leno & Rachel, FIBC (Túi container mềm);
SP cho nông nghiệp; và:
SP cho xây dựng: vải bạt.
Sp từ công nghệ thổi đúc HDPE
Thùng chứa nhỏ/chai
Thùng chứa từ 3-50 lít
Thùng chứa lớn 200 lít
Những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thường có xu hướng vận hành năng động, , tạo ra nhiều nhà sản xuất nhỏ sẵn sàng nắm lấy mọi cơ hội kinh doanh và sản xuất trên thị trường. Chỉ khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận giảm đi thì việc tập trung vào những năng lực nòng cốt mới trở nên cấp thiết và các hoạt động sáp nhập, củng cố ngành mới xảy ra.
Nguyên tắc 80/20 áp dụng cả trong khối lượng sản xuất và xuất khẩu, điều đó có nghĩa là 20% các nhà sản xuất/xuất khẩu ở Việt Nam tạo ra 80% khối lượng sản xuất/xuất khẩu. Do vậy, những số liệu sản xuất và xuất khẩu (khối lượng theo tấn và kim ngạch theo nhóm) của những nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nên được thu thập và cập nhật thường xuyên nhằm xác định xem liệu nguyen tắc này có ứng dụng trong các phân nhóm nghành cụ thể hay không.
Hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu nhựa
Sản xuất nhựa phục vụ rộng rãi trên thị trường nội địa, chỉ khoảng 10% tổng sản lượng được xuất khẩu vào năm 1997. Hiện nay, xuất khẩu đã tăng nhẹ, sơ bộ đánh giá chiếm khoảng 15% tổng lượng sản xuất. Trong thời kỳ 2001-2005, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm của ngành nhựa là 21%. Sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước như Campuchia, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Đài Loan, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.
Bảng 2: Sản phẩm nhựa xuất khẩu theo nước
(Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam)
Đơn vị: triệu USD
Nước
2001
2002
2003
2004
2005
Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (%)
EU
27.798
28.455
26.826
33.273
54.238
14,3
ASEAN
20.521
32.729
45.757
64.654
62.995
25,1
Nhật Bản
28.372
30.165
42.069
61.287
98.431
28,2
Hoa Kỳ
1.485
4.612
8.475
24.789
47.965
100,4
Khác
56.154
56.696
63.176
76.891
86.116
Tổng
134.330
152.657
186.303
260.894
349.745
21,1
Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được hơn 400 triệu USD từ sản phẩm nhựa xuất khẩu trong năm 2006, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ hải quan, Việt Nam có thể đạt được 212 triệu USD trong nửa năm đầu. Giá nguyên liệu thô tăng phần nào có thể lý giải hiện tượng tăng lên này. Tỉ lệ vận chuyển hàng hoá xuất khẩu của toàn ngành nhựa được thể hiện trong biểu đồ 1 dưới đây.
Để đạt được mục tiêu, Bộ Công nghiệp đã kêu gọi các doanh nghiệp nhựa trong nước thúc đẩy hơn nữa các sản phẩm cũng như các hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng được khuyến cáo là nên tiến hành sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn như bao bì và sản phẩm nhựa có chất lượng cao. Quá trình xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm ra các biện pháp đạt các mục tiêu trên.
Biểu đồ 1: xuất khẩu nhựa theo nước 1H-2006
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
Xuất khẩu bao bì nhựa
Hình 2 và 3 ở dưới biểu thị quy mô thị trường bao bì nhựa ở Việt Nam năm 2006, bao gồm cả sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mặc dù dữ liệu riêng về bao bì nhựa xuất khẩu không có sẵn, nhưng Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã ước tính được rằng 80% kim ngạch xuất khẩu nhựa là xuất khẩu sản phẩm bao bì, chiếm 500.000 tấn và 320 triệu USD trong tổng doanh thu năm 2006. Tương tự như vậy, 80% khối lượng bao bì nhựa sản xuất là dành cho xuất khẩu.
Đối với bao bì mềm, xuất khẩu tập trung vào hai phân khúc lớn là màng phim PE và bao dệt, chiếm 86% tổng khối lượng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu loại bao bì cứng lại ở mức thấp hơn với 75% tổng lượng xuất khẩu từ hai phân khúc lớn nhất là sản phẩm ép phun và chai PET. Con số này trên thực tế có thể thấp hơn do không phải tất cả sản phẩm ép phun là bao bì và số liệu thống kê không đầy đủ đã làm cho việc phân tách giữa hai nhóm SP chỉ ở mức độ tương đối.. Việc xuất khẩu bao bì mềm chiếm tỉ trọng lớn hơn bao bì cứng là thực tế chung trên thế giới, do lợi thế vận chuyển tự nhiên của loại bao bì mềm.
Biểu đồ 2: Quy mô thị trường bao bì mềm – dự kiến năm 2006
(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
Biểu đồ 3: Quy mô thị trường bao bì cứng – dự kiến năm 2006
(Nguồn: Hiệp hội Nh