Chọn lọc và nhân sinh khối nấm Trichoderma đối kháng với nấm gây hại cây trồng và các tác nhân khác (phần 2)

Thành phần bệnh hại trên tiêu rất đa dạng và phong phú, chúng làm cho cây suy yếu, héo vàng hoặc làm cây chết rất nhanh, phổ biến ở tất cả các vùng tiêu nguyên liệu trên thế giới như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Brazil, Srilauka, Thailand và Việt Nam. Trong các bệnh hại trên cây tiêu: Thán thư (Collectotrichum gleoeposrioides); Đen lá (Lasiondiplodia theo bromce); Đốm lá (Rosellina sp); khô vằn (Rhizoctonia solani); Bệnh chết nhanh dây tiêu (Phytophthora parasitica); Bệnh tiêu điên (MLO) và bệnh do tuyến trùng gây ra. Trong đó bệnh chết nhanh dây tiêu thật sự là một tai hại cho nhà vườn. Bệnh xuất hiện và lây lan rất nhanh, thường làm tiêu chết hàng loạt gây mất trắng hoặc giảm năng suất trầm trọng. Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Kỹ Thuật Khoa Học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên năm 1999 thì bệnh này xuất hiện với tỷ lệ rất thấp (0,11% ở Gia Lai), chưa được coi là bệnh nguy hiểm cho cây tiêu ở vùng Tây Nguyên nhưng đến năm 2000 –2001 bệnh đã gây thành dịch ở một số vùng EaHLeo, Easup, Cư M ’ gar thuộc tỉnh Đăklăk. Ở tỉnh Gia Lai, vùng bị hại nặng là Măng Yang (Tạp chí thông tin khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, Số 1/2001). Từ khi cây tiêu rũ lá vàng và rụng hàng loạt chỉ trong vòng 5 – 7 ngày. Cả vườn tiêu có thể bị hại trong vòng vài tuần hay vài tháng. Khi thấy triệu chứng héo dây thì bộ rễ đã bị nấm tấn công trước từ 1 – 2 tháng, do đó bệnh DOWNLOAD» AGRIVIET.COM 16 này rất khó phòng trị. Trong vườn có khoảng 5 – 7% cây chết thì phần lớn các cây khác đã bị nấm tấn công. Thực tại, các vườn tiêu chuyên canh ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai hiện đang bị bệnh này tàn phá dữ đội, có vườn hầu như bị chết hoàn toàn, gây mất trắng. Bệnh này hại hầu hết các bộ phận của cây tiêu: thân, lá, rễ, cổ rễ và trái. Bộ rễ và phần thân ngầm bị nấm tấn công thối đen, vỏ bong ra khỏi rễ, phần dây trên mặt đất bị héo, lá chuyển qua màu vàng và rụng hàng loạt trong vòng 7 –14 ngày, để lại cành trơ trụi, sau đó toàn dây bị héo đen và chết. Vào mùa mưa bệnh xuất hiện ở những lá dưới. Những vòng nâu đen, tập trung ở đầu lá, các đốm lớn dần, có màu nâu sậm và rất dễ rụng. Khi bệnh tấn công vào dây, thân, lá bị bệnh và rụng, cùng lúc đó lóng cũng rụng. Biện pháp phòng trị bệnh chết nhanh dây tiêu, hiện nay rất khó trị nên chưa có biện pháp nào ngăn cản được. Đối với bệnh này, công tác phòng bệnh là chính .

pdf13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn lọc và nhân sinh khối nấm Trichoderma đối kháng với nấm gây hại cây trồng và các tác nhân khác (phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan