Chọn lọc vật nuôi
Nh-đã đề cập trong bài mở đầu, chọn lọc vànhân giống là hai vấn đề cơ bản của lý thuyết cũng nh-thực tiễn về giống vật nuôi. Trong các ch-ơng tr-ớc đây, chúng ta đã đề cập tới những khái niệm, cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chọn lọc và việc cải tiến năng suất vật nuôi, các ph-ơng pháp -ớc tính giá trị giống của vật nuôi. Các nội dung của ch-ơng này nhằm giới thiệu các ph-ơng pháp theo dõi đánh giá để chọn lọc vật nuôi trong thực tiễn của sản xuất giống vật nuôi. 6.1. Khái niệm về chọn lọc Khi xem xét quá trình tiến hoá của sinh vật, chúng ta đã đề cập tới hai khái niệm chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Bản chất của chọn lọc vật nuôi là chọn lọc nhân tạo, tuy nhiên trong quá trình chọn lọc nhân tạo, vật nuôi vẫn chịu ảnh h-ởng nhất định bởi chọn lọc tự nhiên. Chẳng hạn, khả năng sống của con vật kể từ lúc trứng đ-ợc thụ tinh tới khi cai sữa mẹ không chỉ chịu ảnh h-ởng bởi những quyết định của con ng-ời mà một số điều kiện tự nhiên nh-nhiệt độ môi tr-ờng. cũng gây tác động sống còn đối với chúng. Chọn lọc vật nuôi bao gồm hai khâu cơ bản: - Quyết định lựa chọn con vật làm giống. Quyết định này đ-ợc gọi là chọn lọc và th-ờng xảy ra khi con vật kết thúc thời gian nuôi hậu bị (từ khi tách mẹ tới lúc chuẩn bị phối giống), hoặc khi con vật đã đ-ợc theo dõi kiểm tra năng suất đời con của chúng. - Quyết định không để cho con vật tiếp tục làm giống nữa. Quyết định này đ-ợc gọi là loại thải và th-ờng xảy ra sau mỗi chu kỳ sản xuất của con vật, chẳng hạn sau mỗi lứa đẻ của lợn, mỗi chu kỳ vắt sữa của bò sữa. hoặc theo định kỳ về thời gian cũng nh-các kiểm tra đánh giá nhất định. Ngoài ra ng-ời ta cũng có thể buộc phải loại thải con vật khi nó gặp một tai biến bất th-ờng ảnh h-ởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, năng suất.