Chiến tranh, động đất, hạn hán, và những thảm họa khác từ thiên nhiên có thể xảy ra là những nguyên nhân chính gây ra nạn đói, nghèo, bệnh tật ở khắp nơi trên thế giới. Thử nghĩ, cứ 5 giây thì lại có một đứa trẻ chết vì đói. Hàng đêm, không biết có bao nhiêu số phận nằm co ro cố đi vào giấc ngủ để quên đi cái đói. Cứ mỗi giây trôi qua sẽ lại là một sự khác biệt lớn về mạng sống con người. Để có thể thấy rằng sự sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm và hàng hóa cứu trợ của những tổ chức, những nhà hảo tâm. Điều này cũng đồng thời phụ thuộc vào khả năng phản ứng nhanh của một tổ chức và khả năng chạy đua với thời gian để có thể vận chuyển và phân phối hàng viện trợ đúng lúc, đúng chỗ. Chính vì thế hoạt động viện trợ cứu đói và khắc phục những hậu quả từ thảm họa là nhiệm vụ không của riêng ai mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Có rất nhiều tổ chức và những nhà tình nguyện cùng đóng góp vào hoạt động cứu trợ nhưng trong khuôn khổ của đề tài này, nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến tổ chức WFP với hoạt động logistics trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng viện trợ đến những nạn nhân của nạn đói ở những nơi gặp thảm họa. Sở dĩ chúng tôi chọn phân tích chuỗi logistics của tổ chức WFP vì hiện nay, đây là tổ chức cứu trợ lương thực hoạt động có tổ chức, quy mô lớn và hiệu quả nhất trên thế giới với sự hậu thuẫn của Liên hiệp quốc và sự tín nhiệm của hàng ngàn tổ chức, nhà hảo tâm trên toàn cầu.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuỗi cung ứng hàng viện trợ của WFP tại Somali, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chiến tranh, động đất, hạn hán, và những thảm họa khác từ thiên nhiên có thể xảy ra là những nguyên nhân chính gây ra nạn đói, nghèo, bệnh tật… ở khắp nơi trên thế giới. Thử nghĩ, cứ 5 giây thì lại có một đứa trẻ chết vì đói. Hàng đêm, không biết có bao nhiêu số phận nằm co ro cố đi vào giấc ngủ để quên đi cái đói. Cứ mỗi giây trôi qua sẽ lại là một sự khác biệt lớn về mạng sống con người. Để có thể thấy rằng sự sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm và hàng hóa cứu trợ của những tổ chức, những nhà hảo tâm. Điều này cũng đồng thời phụ thuộc vào khả năng phản ứng nhanh của một tổ chức và khả năng chạy đua với thời gian để có thể vận chuyển và phân phối hàng viện trợ đúng lúc, đúng chỗ. Chính vì thế hoạt động viện trợ cứu đói và khắc phục những hậu quả từ thảm họa là nhiệm vụ không của riêng ai mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Có rất nhiều tổ chức và những nhà tình nguyện cùng đóng góp vào hoạt động cứu trợ nhưng trong khuôn khổ của đề tài này, nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến tổ chức WFP với hoạt động logistics trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng viện trợ đến những nạn nhân của nạn đói ở những nơi gặp thảm họa. Sở dĩ chúng tôi chọn phân tích chuỗi logistics của tổ chức WFP vì hiện nay, đây là tổ chức cứu trợ lương thực hoạt động có tổ chức, quy mô lớn và hiệu quả nhất trên thế giới với sự hậu thuẫn của Liên hiệp quốc và sự tín nhiệm của hàng ngàn tổ chức, nhà hảo tâm trên toàn cầu.
Trong giới hạn bài viết này, qua những thông tin sẵn có và tìm hiểu thêm, nhóm chúng tôi đi sâu nghiên cứu về mô hình “Chuỗi cung ứng hàng viện trợ của WFP tại Somali”, từ đó phân tích tìm ra những ưu điểm cũng như những điểm còn hạn chế trong quá trình vận chuyển và phân phối của chuỗi cung ứng nhằm có những biện pháp khắc phục kịp thời để chuỗi cung ứng có thể hoạt động một cách tốt và hiệu quả nhất.
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Nông Lương thế giới của LHQ
IFAD
The International Fund for Agricultural Development
Quỹ Quốc tế Phát triển Nông nghiệp
PRRO
Protracted Relief and Recovery Operations
Chương Trình Tái Thiết và Viện Trợ
UNCAS
The United Nations Common Air Services
Dịch vụ hang không viện trợ LHQ
WB
The World Bank
Ngân hàng thế giới
WFP
The World Food Programme
Chương trình lương thực thế giới
UNICEF
The United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
UNDP
The United Nations Development Programme
Chương trính Phát Triển LHQ
POVs
Private Voluntary Organizations
Các tổ chức tình nguyện cá nhân
UN
The United Nations
Liên Hiệp Quốc (LHQ)
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC
1.1. Thông tin chung về WFP
WFP là Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ
Tên tiếng Anh là: World Food Programme
Là một trong 4 tổ chức của Liên hợp quốc (LHQ) có trụ sở đặt tại Rome, Italy chịu trách nhiệm về các vấn đề lương thực và nông nghiệp đối với các nước đang phát triển.
Thành lập năm 1963.
WFP có tới 10.587 nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh vực.
WFP được đặt dưới quyền quản trị của Ủy ban chính sách và Chương trình viện trợ lương thực (CFA). CFA họp 2 lần mỗi năm để xem xét chính sách viện trợ lương thực, công tác quản trị, hoạt động, nguồn vốn và chính sách tài trợ. CFA gồm đại diện của các nước thành viên được bầu theo nhiệm kỳ 3 năm. Đứng đầu WFP là Giám đốc điều hành, do Tổng thư ký LHQ chỉ định theo nhiệm kỳ 5 năm.
1.2. Mục tiêu hoạt động của tổ chức: WFP tập trung vào việc giảm đói nghèo thông qua việc tạo việc làm và tạo thu nhập cho người dân, khôi phục hạ tầng cơ sở nông thôn, bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em.
1.3. Vai trò chủ yếu của tổ chức:
WFP giữ vai trò kép của mình là một kênh quốc tế quan trọng về cung cấp lương thực cứu trợ và là tổ chức cung cấp viện trợ lương thực chủ yếu để hỗ trợ các hoạt động phát triển. Đây là nguồn viện trợ không hoàn lại lớn nhất trong hệ thống LHQ cho các nước đang phát triển.
1.4. Tình hình hoạt động của WFP:
Vào năm 2006, WFP đã phân phối 4 triệu tấn thực phẩm cho 87.8 triệu người trong 78 quốc gia; 63.4 triệu người đã được hỗ trợ trong các tình trạng khẩn cấp, bao gồm nạn nhân các quốc gia có chiến tranh, thảm hoạ, thiên tai và các quốc gia nền kinh tế suy thoái như Kenya, Lebanon và Sudan.
Chi phí trực tiếp đã đạt tới 2.9 tỷ USD, với hầu hết số tiền được chi trong khoản tình trạng khẩn cấp và viện trợ trực tiếp. Hoạt động quốc gia lớn nhất của WFP là Sudan, nơi mà chương trình cứu trợ đã đạt tới 6.4 triệu người, xếp theo sau đó, thứ hai và thứ ba lần lượt là Ethiopia và Kenya.
Trong năm 2007, tổ chức viện trợ của WFP ở Sudan yêu cầu khoảng 685 triệu USD để cung cấp thực phẩm cho 5.5 triệu người, đối tuợng của WFP tập trung vào phụ nữ và trẻ em, với mục tiêu ngăn chặn nạn đói của trẻ em
1.5. Ngân sách hoạt động Ngân sách hoạt động chính của WFP do 3 nguồn cung cấp:
Ngân sách thường kỳ;
Ngân sách do các nước tham gia công ước viện trợ lương thực đóng góp;
Ngân sách dự trữ lương thực khẩn cấp quốc tế (500.000 tấn/năm).
1.6. Các đối tác của WFP
WFP không thể tự mình mà có thể chống nạn nghèo đói toàn cầu. Sự liên kết và hợp tác với chính phủ các nước, bộ phận còn lại của tổ chức LHQ và các tổ chức phi chính phủ là điều hết sức cần thiết cho các hoạt động của WFP. Các đối tác của WFP gồm :
Chính phủ của các quốc gia: là các đối tác chính của WFP. WFP tiến hành bàn bạc với các lãnh đạo quốc gia và địa phương tại mọi giai đoạn của quá trình cứu trợ.
Các cơ quan có trụ sở đặt tại Rom: Cùng với Chương trình Nông lương LHQ (FAO), Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), WFP đã lập nên bộ ba liên minh ở Rome. WFP, FOA và IFAD thường kết hợp chuyên môn của họ vào vấn đề nông nghiệp, hỗ trợ lương thực và phát triển nông thôn.
Các cơ quan trong LH: WFP thường kết hợp chặt chẽ với các cơ quan trong LHQ và phụ thuộc vào các tổ chức thành viên này về vấn đề tư vấn kỹ thuật và nguồn viện trợ phi thực phẩm và tình hình phát triển. Ngoài FOA và IFAD, các cơ quan tổ chức trong LHQ còn bao gồm: WB, UNESCO, UNDP, WHO ….
Các tổ chức phi chính phủ khác: các cơ quan tổ chức này có thể thay mặt WFP làm nhiệm vụ vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa.
Các đối tác công ty: WFP luôn theo đuổi tìm kiếm các quỹ đóng góp thêm và tận dụng các chuyên môn quý báu từ các công ty tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực như vận tải, thực phẩm, công nghệ thông tin và viễn thông, logistics, tài chính và nhân sự. Một trong những đối tác lớn góp phần hỗ trợ cho hoạt động logistics của WFP đó là Tập đoàn chuyển phát nhanh TNT.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ VIỆN TRỢ QUỐC TẾ
. Sự cần thiết phải thực hiện viện trợ tại các khu vực có thảm họa:
Thảm họa là một sự phá vỡ những chức năng bình thường của cộng đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp vào con người, công việc, môi trường sống, vượt quá khả năng phản ứng lại của địa phương.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, riêng trong năm 2007 vừa qua, có hơn 16.517 người bị thiệt mạng bởi các thảm họa từ thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, giông bão, nắng nóng, lở tuyết.... Những trận động đất mạnh trên thế giới đã cướp đi nhiều sinh mạng con người trong vài chục năm trở lại đây. Những đợt hạn hán lâu ngày, những cơn sóng thần chết người, bão lốc xoáy nhiệt đới, mưa lũ kéo dài và các hiện tượng khác như đất sụt, lở đất, lở tuyết, băng hà cũng không ngừng xảy ra, dẫn đến sự thay đổi không ngừng của thời tiết và gây nên hậu quả là nạn đói, bệnh tật trên toàn thế giới.
Hậu quả của thảm họa xảy ra ở một quốc gia nhưng ảnh hưởng đến những vùng lân cận, đến cả một khu vực, và cả thế giới. Do vậy việc thực hiện viện trợ là thực sự cần thiết nhằm cứu người người thoát khỏi nạn đói, khát và bệnh tật hoành hành. Bên cạnh đó, thực hiện hiện viện trợ nhằm nêu cao tinh thần tương thân tương ái, gắn chặt mối quan hệ quốc tế, nhằm ổn định nền kinh tế lẫn chính trị của quốc gia , tạo sự bình ổn trên toàn thế giới.
2.2. Tổng quan về hoạt động viện trợ quốc tế:
Trước những thảm họa mà thiên nhiên và con người gây ra, thì hoạt động viện trợ càng diễn ra mạnh mẽ nhằm ứng phó và cứu trợ đến những con người trong những thảm họa này. Mặc dù biết rằng hoạt động viện trợ diễn ra dưới nhiều hình thức và dưới những dạng khác nhau tùy vào hoàn cảnh quốc gia đó, tuy nhiên, chết chóc, nạn đói, bệnh tật là những hậu quả không thể tránh khỏi trong những thảm họa.
Trong hoạt động cứu đói thì logistics của thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba gặp nhau. Tình huống chúng ta có là các quốc gia với kỹ thuật logistics tiên tiến hoạt động tại các khu vực tận cùng của bên kia thái cực. Nỗ lực cứu tế cũng mang đến một cái nhìn về hoạt động logistics đại chúng và phi lợi nhuận. Trong giới hạn bài nghiên cứu chúng tôi sẽ tổng quan về Logistics cho hoạt động cứu trợ nạn đói để từ đó chuyên sâu vào hoạt động cứu đói của tổ chức WFP ở Somali
Cứu trợ là sự can thiệp của nước ngoài vào một xã hội nhằm mục đích giúp người dân địa phương. Các thức tiến hành công tác này có thể giúp đỡ và cũng có thể làm tổn thương cho xã hội đó. Việc phân phối hàng miễn phí có thể phá vỡ ngành nông nghiệp và hệ thống logistics địa phương đang tồn tại, làm trì hoãn sự phát triển và cản trở khả năng trở nên tự lập của các khu vực đó
Cứu trợ lương thực là một tổ chức lớn làm nhiệm vụ vận chuyển hàng tỉ USD thực phẩm mỗi năm. Có khoảng hơn 100 cơ quan cứu trợ trên khắp thế giới, với ngân sách hàng năm của mỗi tổ chức hơn 1 tỉ USD và hầu như mọi chính phủ trên thế giới đều giữ vai trò là người hiến tặng, người nhận hay người tham gia. Năm 2001, ngân sách hoạt động của Chương trình lương thực thế giới của LHQ chỉ khoảng gần 2 tỉ USD. Các giám đốc logistics đảm trách công tác cứu trợ phải nhận biết được họ sẽ làm việc trong điều kiện môi trường thế nào, bởi vì điều đó sẽ quyết định việc lên kế hoạch chiến lược.
2.3. Phân loại nạn đói
Nạn đói do thiên tai: do các hiện tượng tự nhiên gây ra dẫn đến việc thiếu lương thực như hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần ….
Nạn đói do chính trị: thì phức tạp hơn nhiều. Đôi khi, các nạn đói do thiên tại bị chiến tranh làm cho trầm trọng hơn. Nạn đói xảy ra ở khi có mâu thuẫn về quân sự trở nên gay gắt đến nỗi cư dân bị cấm trồng trọt hay nhập khẩu hàng hóa. Những người tị nạn phải rời khỏi hay bỏ trốn khỏi nhà của họ và chịu nguy cơ chết đói bởi vì họ bị đẩy vào tình thế có rất ít sự cảnh báo, không có nơi để mà định cư hay phương tiện để hỗ trợ. Khi có nhiều người đi khắp nơi mà không đi về đâu thì các nhân viên cứu trợ phải đưa họ đến nơi có thực phẩm hay ngăn họ lại và mang thức ăn đến cho họ.
2.4. Những đặc điểm của chuỗi cung ứng cứu trợ
Chuỗi cung ứng cứu trợ đặc biệt ở 4 lý do sau :
Thứ nhất, những hoạt động như vậy xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, chúng thường diễn ra ở những nước kém phát triển nơi mà chưa có cơ sở hạ tầng tốt và cách xa các đường giao thông chính .
Thứ hai, người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng không phải là khách hàng của người cung ứng cũng như người vận chuyển.
Thứ ba, chuỗi cung ứng cứu trợ là sự kết hợp giữa các yếu tố của chuỗi cung ứng thương mại và chuỗi cung ứng quân đội.
Thứ tư, môi trường chính trị đóng vai trò chủ chốt trong toàn bộ hoạt động. Sức mạnh về chính trị và kinh tế (đôi khi là cả sức mạnh về quân sự) của chính phủ trong khu vực xảy ra nạn đói hay các thảm họa khác là rất quan trọng.
Ngoài ra, các nhân viên cứu trợ nạn đói phải tìm cách hoạt động trong khu vực quân sự để giúp đỡ các nạn nhân và bảo vệ chính bản thân họ. Hoạt động cứu trợ ở Somali là một ví dụ điển hình về nghệ thuật ngoại giao khéo léo được sử dụng đề đảm bảo nhu cầu cho nhân viên cứu trợ ngay giữa cuộc nội chiến ở Sudan. LHQ đã sử dụng những nhà ngoại giao cấp cao để thuyết phục hai bên thương lượng về một hệ thống nhờ đó các nỗ lực cứu trợ có thể hoạt động trong cả hai khu vực mà không có sự thành kiến hay thiên vị nào. Các cơ quan cứu trợ thông báo cho mọi người biết về những gì họ đang làm.
2.5. Các loại chuỗi cung ứng trong hoạt động cứu trợ
Nguồn gốc sơ khai của logistics bắt nguồn từ các hoạt động hậu cần của quân đội và sau này được phát triển và ứng dụng vào các hoạt động cung ứng trong thương mại và viện trợ. Tại Somali, WFP đã ứng dụng toàn bộ các chức năng của chuỗi cung ứng của quân đội, thương mại và viện trợ vào hoạt động viện trợ của mình. Phân tích sâu hơn, chúng ta sẽ thấy được vai trò của quân đội, thương mại và viện trợ trong chuỗi cung ứng hàng viện trợ của WFP.
2.5.1. Logistics trong quân đội:
Quân đội thường đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động nhân đạo cho các tổ chức phi chính phủ như WFP. Các hoạt động thu mua, hỗ trợ y tế, tiếp xúc với cộng đồng địa phương, bảo vệ sức khỏe vả nguồn nước, giải quyết các vấn đề về dân tỵ nạn và bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và hàng viện trợ là những thế mạnh mà quân đội có thể đóng góp vào chuỗi cung ứng hàng viện trợ. Với môt cơ cấu tồ chức tốt và lực lượng hùng hậu, quân đội có khả năng phản ứng nhanh với những tình hình khẩn cấp hơn bất cứ một tổ chức nhân đạo nào.
Như đã nói ở trên, tại Somali có nhiều phe phái và nhóm vũ trang xung đột lẫn nhau, nên việc phối hợp giữa WFP và các lực lượng quân đội là một việc làm khó khăn và nguy hiểm hơn bất cứ hoạt động viện trợ quốc tế nào của WFP. Dựa trên khả năng đáp ứng của quân đội, WFP đã xây dựng một mối quan hệ với quân đội tại Somali để hỗ trợ các hoạt động viện trợ của mình. Hiện tại, WFP chỉ có thể liên lạc các nhóm vũ trang địa phương để xin phép được tiến hành các hoạt động viện trợ và nhờ sự giúp đỡ của lực lượng này trong việc hộ tống hàng hóa và đảm bản an ninh trong khu vực đang tiến hành viện trợ nhân đạo.
2.5.2. Logistics trong thương mại:
Thông qua các kênh hợp tác và viện trợ, các doanh nhân và tập đoàn kinh tế đóng một vai trò hợp tác quan trọng trong việc đấu tranh với nạn đói trên thế giới. Thông qua các hoạt động quyên góp bằng tài chính hoặc hàng hóa, như thức ăn, phương tiện vận chuyển, thiết bị vi tính, các công ty, tập đoàn kinh tế đã giúp giảm bớt sự khan hiếm các nguồn hàng trong quá trình cung ứng hàng viện trợ.
Và thông qua hình thức viện trợ bằng dịch vụ, WFP tận dụng sự chuyên nghiệp của các công ty trong nhiều lĩnh vực quan trọng vào hoạt động trong các chương trình của mình, cụ thể là tại Somali. Đổi lại sự giúp đỡ đó, các tập đoàn có thể khuyến khích và lấy lòng tin của nhân viên, khách hàng và cổ đông của mình theo tôn chỉ hoạt động công ty là bảo vệ cuộc sống của con người.
Trong năm 2007, WFP đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các tổ chức, công ty như:
Tập đoàn Citigroup: tập đoàn đã đưa ra một giải pháp mới để phát triển mạng lưới hỗ trợ khẩn cấp của WFP. Đây là mạng lưới nội bộ dành cho những công ty đã quyền góp, viện trợ bằng tiền của, dịch vụ và hàng hóa trước cho những trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, Citigroup cũng cung cấp một dự án SENAC, đây là một ứng dụng nhằm cải thiện tình hình đánh giá nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của WFP, và quản lý nguồn thông tin trước thảm họa.
TNT cung cấp cho WFP theo nhiều cách khác nhau và giá trị khác nhau, từ các kiến thức tuyên truyền, thực hành cung ứng và vận chuyển khẩn cấp bằng máy bay. Hơn một nửa nhân viên TNT đã trở thành những đối tác giữ vai trò là tình nguyện viên, chuyên viên phụ trách, …
Ngoài ra con có nhiều tổ chức, tập đoàn kinh tế viện trợ cho hoạt động của WFP như Unilever, ID…
2.5.1. Logistics trong viện trợ
Hoạt động viện trợ cũng có những nhu cầu giống như việc hợp tác lẫn nhau, hệ thống thông tin lôgic và có thể nhìn thấy được như các yếu tố logistics của quân đội và thương mại. Hoạt động viện trợ này nhấn mạnh đến việc cứu đói và bảo vệ mạng sống con người. Viện trợ thường xa khu vực giao thông chính trong những vùng kém phát triển với cơ sở hạ tầng chưa hình thành. Các khu vực hầu như chưa được biết đến nếu không có nhu cầu viện trợ. Việc vận chuyển và cung cấp thông tin thì cũng không đáng tin cậy và chưa hoàn chỉnh…Việc cắt giảm thời gian thì phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đánh giá, thu gom hàng và phân phối.
Một ví dụ điển hình cho sự kết hợp các hình thức quân sự, thương mại và viện trợ. Trong chuỗi cung ứng của mình, WFP hợp tác với công ty logistics TPG của Hà Lan để áp dụng những cải tiến trong hoạt động logistics vào chuỗi cung ứng hàng viện trợ của WFP. Bằng cách đưa thêm những dịch vụ mới dựa trên chuỗi logistics cũ của WFP, TPG đã cắt giảm chi phí phân phối và điều hành.
CHƯƠNG III : CHUỖI CUNG ỨNG CỨU TRỢ
LƯƠNG THỰC TẠI ĐẤT NƯỚC SOMALI
3.1. Tổng quan về đất nước Somali
3.1.1. Vị trí địa lý
Somali nằm trên bờ biển đông của châu Phi và phía Bắc đường xích đạo giữa phía Bắc vịnh Aden. Phía đông giáp Ấn Độ Dương. Cùng với Ethiopia, Eritrea, và Djibout tạo thành Mỏm vịnh châu Phi. Phía Tây Bắc giáp biên giới Djibout, phía tây giáp Ethiopia, và phía Tây Nam giáp Kenya. Somali có bờ biển dài nhất châu Phi.
3.1.2. Tình hình kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội
Somali là một quốc gia không có chính phủ chính thức kể từ sự sụp đổ của Tổng thống Siad Barre vào năm 1991. Đến tháng 1 năm 2004 đại diện của 22 phe phái của Somali đồng ý thành lập một chính phủ liên bang chuyển tiếp. Điều này có thể làm lạc quan hơn về tình hình chính trị tại Somali, tuy nhiên Liên Hiệp Quốc đã đánh giá Somali là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới và tình hình an ninh lương thực trong 15 năm qua vẫn bất ổn và bị nạn đói đe dọa. Theo ước tính năm 2005 dân số của Somali là 8.591.629 triệu người trong đó 70 % dân số bị đói, ¼ trẻ em chết trước khi chúng được năm tuổi và tuổi thọ trung bình chỉ là 46 tuổi.
Somali là đất nước thiếu hụt về lương thực, thu nhập thấp và kém phát triển. Tình hình này ngày càng trầm trọng hơn khi các cuộc tranh giành nội bộ, cơn nghèo đói, mất an toàn, và bão lụt dọc dòng sông Juba diễn ra thường xuyên. Somali mất ổn định chính trị trong nhiều năm, các cuộc chiến tranh vũ trang và chiếm đóng diễn ra thường xuyên, đặc biệt là tại khu vực Mogadishu- thủ đô của Somali .
3.1.3. Nguyên nhân gây ra nạn đói ở Somali
Có ba nguyên nhân chính gây ra nạn đói tại Somali:
Thứ nhất, các cuộc đấu tranh phe phái đã và đang tàn phá lục địa Phi châu và chính bản thân Somali. Tiền đồ của Somali đang được chèo lái bởi các đảng phái chính trị chia rẽ sâu sắc; thiếu sự lãnh đạo; không có chính phủ ổn định; Chính phủ đang trong thời kì quá độ và mang tính nghị viện; có quá nhiều phe phái và tiểu phe phái hiện đang tranh giành quyền lực. Điều này đã đẩy nhiều người vào tình trạng không có nhà và không có lương thực.
Thứ hai, điều kiện thời tiết, yếu tố chính của khí hậu là quanh năm thời tiết nóng, những ngọn gió theo từng mùa, và những trận mưa bất thường và sự khô hạn có định kỳ nên diễn ra tình trạng thiếu lương thực. Hiện tượng El Nino đã và đang góp phần gây nên nạn lụt lội khốc liệt ở Somali.
Thứ ba là về mặt kinh tế. Somali có một nền kinh tế vô cùng lạc hậu. Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Chăn nuôi chiếm khoảng 40% GDP và 65% tổng sản lượng xuất khẩu, nhưng một số quốc gia cấm nhập khẩu gia súc từ Somali. Gia súc, da thú, cá, than củi và chuối là những mặt hàng xuất khẩu chính của Somali. Phần lớn lãnh thổ Somali là sa mạc, cùng với một số nơi bị lũ lụt hàng năm. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự ấm lên của toàn cầu đang làm thay đổi kiểu thời tiết và ảnh hưởng tới lượng mưa tại những khu vực quan trọng.
Trong khi đó đường, lúa, miến, bắp, qat (một loại ma túy nhẹ) và máy móc là những mặt hàng nhập khẩu chính. Dân du canh du cư và bán du canh du cư, những người sống dựa vào chăn nuôi chiếm một bộ phận lớn dân số. Sự ảnh hưởng của các cuộc nội chiến đang diễn ra và sự kình địch của các phe phái đã và đang cản trở sự phát triển kinh tế và cam kết viện trợ quốc tế.
Ngoài ba nguyên nhân chính trên thì các nguyên nhân sau đây cũng góp phần gây nên nạn đói ở Somali triền miên:
Nạn phá rừng và chăn thả quá mức;
Sử dụng nguồn nước