Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BỆNH DẠI I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CUA BỆNH DẠI Bệnh Dại là bệnh do vi rút hướng thần kinh, gây viêm não tủy cấp tính và là bệnh lây truyền giưa động vât và ngươi. Bệnh được ghi nhân và mô tả từ cách đây 3000 năm. Bệnh Dại co thê gặp ở tất cả động vât máu nong và lây truyền cho ngươi chủ yếu thông qua các chất bài tiết co nhiễm vi rút Dại từ vết cắn, vết liếm của động vât mắc bệnh Dại. Các biêu hiện lâm sàng của bệnh Dại ở ngươi là sợ nước, sợ gio, co giât, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn Dại, tỷ lệ tử vong là 100% (đối với cả ngươi và động vât). Tuy vây, bệnh Dại trên ngươi co thê phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng Dại. Tiêm vắc-xin Dại cho cả ngươi và động vât (chủ yếu là cho) là biện pháp hiệu quả đê phòng, chống bệnh Dại. Bệnh Dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhom B trong Luât Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

pdf74 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 Tháng 12/2016 2 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2017-2021 Chủ nhiệm chương trình: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, BỘ Y TẾ Cơ quan thực hiện: CỤC THÚ Y CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG, VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW Cơ quan phối hợp: - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT); - Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Y tế. Thời gian thực hiện Chương trình: 05 năm, từ 2017 -2021 Tổng kinh phí chương trình khái toán: 336.984.900.000 đồng Trong đó: - Ngân sách Trung ương: 40.239.900.000 đồng. - Ngân sách địa phương: 296.745.000.000 đồng 3 MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BỆNH DẠI .............................................................. 7 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI ................................................................ 7 1.1.Tác nhân gây bệnh ....................................................................................... 7 1.2. Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền ................................... 7 1.3. Đường lây truyền bệnh Dại ........................................................................ 8 1.4. Tính cảm nhiễm ........................................................................................... 8 II. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ...................... 9 2.1. Tình hình bệnh Dại trên thế giới ................................................................ 9 2.2. Tình hình bệnh Dại ở Việt Nam ................................................................ 10 2.3. Kết quả thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2011 - 2015 ...................................................................... 18 PHẦN II: TÍNH CẤP THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ................................................................................................................................. 23 I. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ............................... 23 1.1. Bệnh Dại gây tổn thất lớn đến tính mạng con người ............................... 23 1.2. Bệnh Dại gây thiệt hại về kinh tế .............................................................. 23 1.3. Bệnh Dại ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các vấn đề khác ................... 23 II. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ....................................................... 24 2.1. Căn cứ pháp lý .......................................................................................... 24 2.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................... 25 2.3. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế ........................................................... 27 2.4. Sự ủng hộ, chỉ đạo của các Bộ, ngành và Chính quyền các cấp .............. 27 PHẦN III: MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP .................................................. 29 I. MỤC TIÊU ........................................................................................................... 29 1.1. Mục tiêu chung: ........................................................................................ 29 1.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................ 29 II. PHÂN VÙNG DỰA TRÊN NGUY CƠ ............................................................. 29 4 2.1. Các tỉnh có nguy cơ cao ........................................................................... 29 2.2. Các tỉnh có nguy cơ trung bình ................................................................ 30 2.3. Các tỉnh có nguy cơ thấp .......................................................................... 30 III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ............................................................................ 31 3.1. Quản lý chó nuôi ....................................................................................... 31 3.2. Tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó ....................................................... 31 3.3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người ........................................... 32 3.4. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước 32 3.5. Truyền thông ............................................................................................. 33 3.6. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát ............................................... 34 3.7. Điều tra và xử lý ổ dịch ............................................................................ 34 3.8. Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm .............................................. 35 3.9. Kiểm soát vận chuyển chó ........................................................................ 35 3.10. Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh Dại ............. 35 3.11. Xây dựng vùng an toàn bệnh Dại ........................................................... 35 3.12. Nghiên cứu khoa học .............................................................................. 36 IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ................................................................. 37 4.1. Về quản lý chó nuôi .................................................................................. 37 4.2. Về tiêm phòng vắc-xin Dại cho đàn chó ................................................... 38 4.3. Về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại trên người ...................... 38 4.4. Về tăng cường áp dụng chế tài xử lý ........................................................ 39 4.5. Về truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng 39 4.6. Về nâng cao năng lực hệ thống giám sát bệnh Dại .................................. 39 4.7. Về điều tra và xử lý ổ dịch ........................................................................ 39 4.8. Về tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm ...................................... 40 4.9. Về tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và thú y ........... 40 4.10. Về kiểm soát bệnh Dại trên động vật ...................................................... 40 4.11 Về nghiên cứu khoa học ........................................................................... 40 5 PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................................................................. 41 I. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT .................................... 41 1.1. Trách nhiệm của Cục Thú y ...................................................................... 41 1.2. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT41 II. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ Y TẾ ....................................................................... 41 2.1. Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng ........................................................ 42 2.2. Trách nhiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Văn phòng Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người) ............................................. 42 III. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VÀ BỘ TÀI CHÍNH 43 IV. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................................. 43 V. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG .......................... 43 VI. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CẤP TỈNH ...................................................... 43 PHẦN V: DỰ TOÁN KINH PHÍ ........................................................................ 46 I. NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ........................................................................... 46 II. NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................... 46 III. KINH PHÍ DO NGƯỜI DÂN TỰ BẢO ĐẢM ................................................. 46 IV. NGUỒN KINH PHÍ HUY ĐỘNG TỪ NGUỒN LỰC KHÁC ........................ 47 PHẦN VI: CÁC PHỤ LỤC .................................................................................. 48 PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ........................................................ 48 PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THEO NĂM .................................. 49 PHỤ LỤC 3: QUẢN LÝ ĐÀN CHÓ ...................................................................... 50 PHỤ LỤC 4: KINH PHÍ TIÊM PHÒNG VẮC-XIN DẠI CHO CHÓ ................... 51 PHỤ LỤC 5: KINH PHÍ TIÊM PHÒNG VẮC-XIN DẠI CHO NGƯỜI .............. 52 PHỤ LỤC 6: KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ............ 53 PHỤ LỤC 7: KINH PHÍ THỰC HIỆN TRUYỀN THÔNG ................................... 54 PHỤ LỤC 8: GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI .......................................... 58 PHỤ LỤC 9: ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ Ổ DỊCH ...................................................... 61 PHỤ LỤC 10: NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG THÍ NGHIỆM ....................... 63 PHỤ LỤC 11: ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, HỘI NGHỊ, HỘI THẢO ........................ 66 6 PHỤ LỤC 12: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU VỀ ĐÀN CHÓ NUÔI VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM NĂM 2015 - 2016 ........................................ 71 PHỤ LỤC 13: BẢNG TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI BỊ CHÓ MÈO CẮN PHẢI ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI VÀ SỐ NGƯỜI BỊ TỬ VONG DO BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2011-2015 .......................................................................................... 73 7 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BỆNH DẠI I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI Bệnh Dại là bệnh do vi rút hướng thần kinh, gây viêm não tủy cấp tính và là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Bệnh được ghi nhận và mô tả từ cách đây 3000 năm. Bệnh Dại có thể gặp ở tất cả động vật máu nóng và lây truyền cho người chủ yếu thông qua các chất bài tiết có nhiễm vi rút Dại từ vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh Dại. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Dại ở người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn Dại, tỷ lệ tử vong là 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh Dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng Dại. Tiêm vắc-xin Dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh Dại. Bệnh Dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. 1.1.Tác nhân gây bệnh Vi rút Dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi rút Dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn và cồn i ốt. Chẩn đoán bệnh Dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút Dại. Chẩn đoán xác định bệnh Dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh Dại, nên khi bị động vật nghi Dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh Dại ở động vật bằng xét nghiệm. 1.2. Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền Ổ chứa vi rút Dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo, chuột và động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa vi rút Dại ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó và mèo là nguồn truyền bệnh Dại chủ yếu. Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh dưới 9 ngày hoặc kéo dài tới vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. 8 Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng Dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp. Các biểu hiện lâm sàng ở chó nghi Dại thường chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Đôi khi có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang trạng thái bị ức chế và bại liệt. a) Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được. b) Thể dại câm: Con vật có thể bị bại liệt ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng; con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng. Đối với chó con, triệu chứng Dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh Dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng Dại đầu tiên. Mèo ít bị mắc Dại hơn chó. Bệnh Dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào. 1.3. Đường lây truyền bệnh Dại Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị Dại trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút Dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị Dại. Ngoài ra, còn có các đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải giọt nhỏ chứa vi rút Dại trong không khí ở hang dơi hoặc do tai nạn nghề nghiệp ở phòng thí nghiệm về bệnh Dại. 1.4. Tính cảm nhiễm Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi rút Dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi rút Dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút Dại nếu được tiêm vắc-xin Dại. 9 II. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH 2.1. Tình hình bệnh Dại trên thế giới Bệnh Dại lưu hành ở trên 150 nước trên thế giới với 3,3 tỷ dân sống tại các vùng dịch lưu hành, chủ yếu ở các nước thuộc khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 60.000 người chết vì bệnh Dại (99% trường hợp tử vong này là do lây truyền vi rút Dại từ chó, cứ 10 người chết vì bệnh Dại thì có tới 04 trẻ em dưới 15 tuổi, 95% ca tử vong là ở châu Á và châu Phi) và 15 triệu người bị phơi nhiễm bệnh Dại phải đi điều trị dự phòng (trong đó 40% là trẻ em từ 5-14 tuổi ở các nước châu Á và châu Phi), gây tổn thất kinh tế toàn cầu ước tính là 8,6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cũng theo WHO, nếu không được điều trị dự phòng, con số tử vong có thể lên tới hơn 330 nghìn người mỗi năm. Số ca tử vong tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi (40%), Châu Á (55%). Các nước có số ca tử vong do bệnh Dại cao là Ấn Độ (20.000 người), Trung Quốc (3.300), Băng-la-đét (1.500), Nê-pan (200). Trong khu vực Đông Nam Á, 8/11 nước có lưu hành bệnh Dại (trừ Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a và Brunei). Từ năm 2004 đến nay bệnh Dại tại các nước Châu Á, đặc biệt khu vực Đông Nam Á đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Ở Châu Á, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, trong đó riêng Trung Quốc là 15 triệu. Tại Châu Âu, số lượng người đi điều trị dự phòng hàng năm chỉ khoảng 71.500 người. Hình 1: Bản đồ phân bố các nước và khu vực có nguy cơ bệnh Dại – WHO 2013 (Việt Nam thuộc nhóm các nước nguy cơ cao nhất về bệnh Dại cho người) 10 Bảng 1: Tình hình bệnh dại trên người và động vật ở các nước Đông Nam Á Nước Bệnh dại trên người Bệnh dại trên chó Khai báo bệnh dại cho OIE Chương trình giám sát bệnh Chương trình tiêm phòng cho chó Chó Mèo ĐV hoang dã Brunei Không Không Có Có Có Có Không Căm-pu- chia Có Có Không Không Không Có Không Indonesia Có Có Có Có Có Có Có Lào Có Có Có Có Không Có Có Malaysia Không Không Có Có Có Có Có Myanmar Có Có Có Có Không Có Có Philippine Có Có Có Có Có Có Có Singapore Không Không Có Có Có Có Không Thái Lan Có Có Có Có Có Có Có Việt Nam Có Có Có Không Không Có Có 2.2. Tình hình bệnh Dại ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình bệnh Dại trên người - Ở Việt Nam, bệnh Dại đã lưu hành nhiều năm nay và được báo cáo từ những năm 1974. Tuy nhiên, thông tin về tình hình bệnh Dại những năm trước năm 1990 còn thiếu do công tác giám sát, thống kê, báo cáo chưa thực hiện thường xuyên. - Mặc dù công tác điều trị dự phòng Dại cho người sau phơi nhiễm với động vật nghi mắc bệnh Dại đã được tổ chức thực hiện ở nhiều địa phương, tuy nhiên hàng năm vẫn còn nhiều người tử vong do bệnh Dại. Kết quả giám sát bệnh Dại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), Bộ Y tế cho thấy liên tục trong 25 năm qua, năm nào cũng có người chết do bệnh Dại và số người chết do bệnh Dại hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất so với số ca tử vong của các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam: 11 Bảng 2: Số người tiêm vắc-xin Dại và số ca tử vong do bệnh Dại tại Việt Nam 1991-2016 Năm Số người tiêm vắc-xin Số ca tử vong Ghi chú 1991 87.625 282 - Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có: 2001 người chết; Trung bình 400 ca/năm - Tiêm vắc-xin Dại: 1.167.238 người; trung bình: 233.448 người/năm 1992 145.272 404 1993 130.604 398 1994 361.877 505 1995 441.860 412 1996 487.125 285 - Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có: 758 người chết; trung bình 152 ca/năm - Tiêm vắc-xin Dại: 2.649.757 người; trung bình: 529.951 người/ năm 1997 537.228 160 1998 487.680 129 1999 569.558 94 2000 568.166 90 2001 552.653 65 - Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có: 314 người chết; trung bình 63 ca/năm - Tiêm vắc-xin Dại: 3.018.624 người; trung bình: 603.725 người/ năm 2002 637.185 47 2003 635.815 34 2004 607.720 84 2005 585.251 84 2006 567.173 82 - Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có: 450 người chết; trung bình 90 ca/năm - Tiêm vắc-xin Dại: 1.981.249 người; trung bình: 396.250 người/ năm 2007 450.023 131 2008 380.450 91 2009 280.453 68 2010 303.150 78 2011 342.731 110 - Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có: 458 người chết; trung bình 92 ca/năm - Tiêm vắc-xin Dại: 2012 400.308 98 2013 371.153 105 2014 394.979 67 12 Năm Số người tiêm vắc-xin Số ca tử vong Ghi chú 2015 391.238 78 1.900.409 người; trung bình: 380.082 người/ năm Đến tháng 11/2016 325.325 64 Tổng 11.042.602 4.045 - Trong các năm từ 1991-1995, tính trung bình mỗi năm có 400 người chết do bệnh Dại (cao gấp 8 lần số người chết do bệnh Viêm não vi rút và gấp 4 lần so với số người chết do bệnh Sốt xuất huyết). Tỉnh có số ca tử vong do Dại cao nhất là 131 ca/ năm và trên 10 tỉnh, thành phố có từ 45-131 ca tử vong do Dại /năm. - Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh Dại
Luận văn liên quan