Chuyên đề Báo cáo tìm hiểu về Cá Bãi Trầu

Thông tin chung - General information Tên khoa học: Trichopsis vittata (Cuvier, 1831) Chi tiết phân loại: Bộ: Perciformes (bộ cá vược) Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng) Tên đồng danh: Osphronemus (?menus) vittatus Cuvier, 1831; Ctenops vittatus (Cuvier, 1831) Tên tiếng Việt khác: Cá Bã trầu; cá Bảy trầu Tên tiếng Anh khác: Talking gourami Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu. Tên tiếng Anh: Croaking gourami Tên tiếng Việt: Cá Bãi trầu Nguồn cá: Tự nhiên bản địa

ppt8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Báo cáo tìm hiểu về Cá Bãi Trầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÕ VĂN GiỚI Lớp: 2NTTS.LT Bạc Liêu KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH & THỦY ĐẶC SẢN I. Thông tin chung - General information Tên khoa học: Trichopsis vittata (Cuvier, 1831) Chi tiết phân loại: Bộ: Perciformes (bộ cá vược) Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng) Tên đồng danh: Osphronemus (?menus) vittatus Cuvier, 1831; Ctenops vittatus (Cuvier, 1831) Tên tiếng Việt khác: Cá Bã trầu; cá Bảy trầu Tên tiếng Anh khác: Talking gourami Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu. Tên tiếng Anh: Croaking gourami Tên tiếng Việt: Cá Bãi trầu Nguồn cá: Tự nhiên bản địa II. Đặc điểm sinh học - Biology Phân bố: Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam) Chiều dài cá (cm): 7 Nhiệt độ nước (C): 24 – 30 Độ cứng nước (dH): 5 – 20 Độ pH: 6,0 – 8,0 Tính ăn: Ăn động vật Hình thức sinh sản: Đẻ trứng Chi tiết đặc điểm sinh học: Tầng nước ở: Giữa – mặt Sinh sản: Cá đẻ trứng tổ bọt, cá đực chăm sóc trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng sau khi đẻ. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng 2 ngày sau khi nở và bắt đầu ăn luân trùng, moina ... Mô tả: Kích thước tối đa 6.5 cm. Gai vây hậu môn: 68, tia vây hậu môn: 24 – 28; có 13 hàng vảy; 2 hay nhiều hơn sọc dọc theo thân mình. Một số tia vây hậu môn kéo dài đến ngang chóp đuôi như lông vũ; chấm đen phía bên trên vây ngực. Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần tầng đáy, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 22 – 28°C. Thức ăn là các sinh vật phù du, giáp xác và ấu trùng của côn trùng. Vào mùa sinh sản, cá cử động mạnh vây ngực để phát ra tiếng động; đây là hình thức giao tiếp quan trọng giữa các cá thể của loài này và giúp chúng nhận ra nhau. Khi cá đẻ, trứng rơi xuống đáy sẽ được cá bố mẹ đớp và nhả lên tổ bọt. Nơi sống và sinh thái: cư trú trong vùng nước chảy chậm hay nước tĩnh nơi có thật nhiều cây cỏ. Chúng cũng xuất hiện trong các vùng nước lũ. Phân bố: Việt Nam: đồng bằng sông Cửu Long. Thế giới: trung và hạ lưu sông Mekong, các đảo Sumatra, Borneo và Java. Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi, thường được bán như cá tạp hay cá mồi. Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ. Đề nghị biện pháp bảo vệ: III. Kỹ thuật nuôi - Culture technology Thể tích bể nuôi (L): 70 (L) Hình thức nuôi: Ghép Nuôi trong hồ rong: Có Yêu cầu ánh sáng: Vừa Yêu cầu lọc nước: Ít Yêu cầu sục khí: Trung bình Chi tiết kỹ thuật nuôi: Chiều dài bể: 40 cm Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể nước tĩnh trồng nhiều cây thủy sinh và thực vật nổi. Cá hiền, thích hợp bể nuôi chung. Tuy nhiên cá đực có thể gây hấn và đánh nhau trong môi trường chật hẹp hoặc khi đến giai đoạn phát dục. Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, chịu được môi trường chật và nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ Thức ăn: Cá ăn phiêu sinh động vật, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, cung quăng, ...
Luận văn liên quan