Trong xu thế hội nhập của kinh tế Việt Nam ngày nay,không kinh doanh thì khó có thể trở nên giàu có được. Kinh doanh là trao đổi,là mua và bán. Để kinh doanh tốt thì các doanh nghiệp phải hiểu được vòng xoay tiền mặt để tạo ra lợi tức. Vòng xoay tiền mặt thể hiện những phương pháp làm việc khác nhau mà qua đó lợi tức và tiền bạc được sinh ra. Những việc khác nhau sản sinh ra lợi nhuận đòi hỏi mức độ trí tuệ khác nhau và khả năng chuyên môn khác nhau. Trong khi đồng tiền nào cũng giống nhau nhưng cách kiếm tiền lại khác nhau. Kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày nay là hình thức đem lại lợi nhuận cao nhất.
Nói đến cơ chế thị trường là nói đến sự cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh,một trong những vấn đề quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải làm thế nào để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vì,nếu không giữ và nâng cao khả năng tiêu thụ của mình tức là không biết sản xuất cho ai,sản phẩm cuả doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được, quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp sẽ không tồn tại được, doanh nghiệp sẽ đứng bên bờ vực phá sản.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu là công ty chuyên kinh doanh về điện thoại di dộng và các trang thiết bị viễn thông,là một công ty trẻ nhưng cũng đã có chỗ đứng trên thị trường. Nhưng trong thời đại công nghiệp hoá đất nước ngày nay,tình hình cạnh tranh lại diễn ra rất gay gắt. Vì thế,để giữ vững và nâng cao được sản lượng tiêu thụ là điều cần thiết nhất của mỗi công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty,qua quá trình học tập và rèn luyện kết hợp với những kiến thức nghiên cứu được tích luỹ trong quá trình học tập,cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn,cán bộ phòng kinh doanh của công ty,em đã chọn đề tài:
“Biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu”
Mục đích nghiên cứu là vận dụng những kiến thứ đã tiếp thu được đi vào thực tiễn của công ty. Qua phân tích đánh giá tình hình để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu.
Chuyên đề được trình bày với các nội dung chính sau:
Phần 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
Phần 2 : Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
Phần 3: Giải pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mị và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC HIẾU 8
I. Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu 8
1. Tên công ty 8
2. Địa chỉ trụ sở chính 8
3. Ngành nghề kinh doanh 8
4. Vốn điều lệ 9
5. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty 9
5.1. Cơ sở vật chất,trang thiết bị 9
5.2. Tổ chức bộ máy nhân sự của công ty 10
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH TM và XNK Đức Hiếu 10
5.3. Tình hình cán bộ công nhân viên 13
5.4. Tình hình nguồn vốn kinh doanh 14
II. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty 17
1. Giai đoạn từ 2002 đến 2004 18
2. Giai đoạn từ 2004 đến nay 18
III. Một số kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 19
1. Doanh thu của công ty 19
2. Lợi nhuận của công ty 21
PHẦN II : THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 24
I. Khái quát chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 24
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 24
2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 26
2.1. Khái quát về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu 26
2.2. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ của công ty 29
2.2.1. Những thuận lợi 29
2.2.2. Những khó khăn cần khắc phục 29
3. Tình hình khách hàng tiêu thụ của công ty 30
II. Những giải pháp mà công ty đã thực hiện để thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 31
1. Điều tra thị trường và hoạt động marketing 31
1.1. Nội dung thực hiện 31
1.2. Cách thức thực hiện 33
2. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 35
3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 36
4. Xây dựng chính sách giá có hiệu quả 38
IV. Nhận đinh, đánh giá về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 38
1. Ưu điểm 39
2 Hạn chế và nguyên nhân 40
2.1. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, cách thức điều tra chưa sát với thực tế 40
2.2. Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa khoa học 41
PHẦN III : BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 42
I. Phương hướng phát triển của công ty TNHH TM và XNK Đức Hiếu 42
1. Sản phẩm 42
2. Cơ cấu tổ chức 42
3.Thị trường 42
4. Lao động 42
5. Mục tiêu phát triển của Công ty 43
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty 43
1. Thành lập bộ phận Marketing nhằm hoàn thiện công tác quảng cáo và nghiên cứu thị trường 43
1.1. Nội dung biện pháp 44
1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing 44
1.1.2. Phương thức hoạt động 45
1.2. Điều kiện thực hiện 47
1.3. Dự tính hiệu quả của biện pháp 48
Bảng 3.1: Phương án đề xuất cho bộ phận marketing 49
2. Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 50
2.1. Nội dung biện pháp 51
2.2. Điều kiện thực hiện 51
2.3. Dự kiến hiệu quả của biện pháp 51
Sơ đồ 3.1: Các chi nhánh hiện nay của Công ty: 52
3. Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ 53
3.1.Nội dung biện pháp 54
3.2. Điều kiện thực hiện 55
3.3. Dự kiến hiệu quả của biện pháp 56
4. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 56
4.1. Nâng cao uy tín của Công ty và sản phẩm 56
4.2. Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh 56
4.3. Xây dựng chính sách giá và phương thức thanh toán 57
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Danh sách thành viên góp vốn 9
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH TM và XNK Đức Hiếu 10
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 15
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn của công ty qua các năm 15
Bảng 1.3: Doanh thu bán hàng của công ty trong những năm gần đây 19
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty qua các năm 20
Bảng 1.4: Lợi nhuận sau thuế của công ty trong những năm gần đây 21
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của công ty qua các năm 22
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 24
Bảng 3.1: Phương án đề xuất cho bộ phận marketing 49
Sơ đồ 3.1: Các chi nhánh hiện nay của Công ty: 52
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của kinh tế Việt Nam ngày nay,không kinh doanh thì khó có thể trở nên giàu có được. Kinh doanh là trao đổi,là mua và bán. Để kinh doanh tốt thì các doanh nghiệp phải hiểu được vòng xoay tiền mặt để tạo ra lợi tức. Vòng xoay tiền mặt thể hiện những phương pháp làm việc khác nhau mà qua đó lợi tức và tiền bạc được sinh ra. Những việc khác nhau sản sinh ra lợi nhuận đòi hỏi mức độ trí tuệ khác nhau và khả năng chuyên môn khác nhau. Trong khi đồng tiền nào cũng giống nhau nhưng cách kiếm tiền lại khác nhau. Kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày nay là hình thức đem lại lợi nhuận cao nhất.
Nói đến cơ chế thị trường là nói đến sự cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh,một trong những vấn đề quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải làm thế nào để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vì,nếu không giữ và nâng cao khả năng tiêu thụ của mình tức là không biết sản xuất cho ai,sản phẩm cuả doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được, quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp sẽ không tồn tại được, doanh nghiệp sẽ đứng bên bờ vực phá sản.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu là công ty chuyên kinh doanh về điện thoại di dộng và các trang thiết bị viễn thông,là một công ty trẻ nhưng cũng đã có chỗ đứng trên thị trường. Nhưng trong thời đại công nghiệp hoá đất nước ngày nay,tình hình cạnh tranh lại diễn ra rất gay gắt. Vì thế,để giữ vững và nâng cao được sản lượng tiêu thụ là điều cần thiết nhất của mỗi công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty,qua quá trình học tập và rèn luyện kết hợp với những kiến thức nghiên cứu được tích luỹ trong quá trình học tập,cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn,cán bộ phòng kinh doanh của công ty,em đã chọn đề tài:
“Biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu”
Mục đích nghiên cứu là vận dụng những kiến thứ đã tiếp thu được đi vào thực tiễn của công ty. Qua phân tích đánh giá tình hình để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu.
Chuyên đề được trình bày với các nội dung chính sau:
Phần 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
Phần 2 : Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
Phần 3: Giải pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mị và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC HIẾU
I. Giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu
1. Tên công ty
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MAI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC HIẾU
Tên giao dịch: DUC HIEU IMPORT – EXPORT TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: DUC HIEU CO., LTD
2. Địa chỉ trụ sở chính
Số 308,Phố Bà Triệu,Phường Lê Đại Hành,Quận Hai Bà Trưng,Thành Phố Hà Nội.
Điên thoại: 04.9747474
3. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất và buôn bán thiết bị điện,điện tử,điện lạnh,tin học,trang thiết bị viễn thông.
Đại lý mua,đại lý bán,ký gửi hàng hoá.
Dịch vụ nhà hàng,cà phê,Internet (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke,vũ trường)
Đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Sửa chữa điện thoại.
Kinh doanh bất động sản( thuê và cho thuê mặt bằng sản xuất và kinh doanh, bán và cho thuê căn hộ để ở)
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;
Quản lý, khai thác các công trình dân dụng và công cộng;
xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
4. Vốn điều lệ
9.800.000.000 đồng (chin tỷ tám trăm triệu đồng VN)
Bảng 1.1: Danh sách thành viên góp vốn
STT
Tên thành viên
Địa chỉ
Giá trị vốn góp (đồng)
Phần vốn góp (%)
11
ĐỖ THỊ CẨM LÊ
Số 22 ngõ Vạn Kiếp Phố Trần Hưng Đạo Quận Hoàn Kiếm – HN
8.820.000.000
90
22
V Ũ ĐỨC HÀ
Số 22 ngõ Vạn Kiếp Phố Trần Hưng Đạo Quận Hoàn Kiếm – HN
980.000.000
10
5. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty
5.1. Cơ sở vật chất,trang thiết bị
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, công ty đã tập trung vào đầu tư,nhằm cải tiến,đổi mới trang thiết bị để công ty có thể sử dụng mục đích kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao:
+ 6 máy vi tính có nối mạng Internet
+ 6 máy điện thoại bàn.
+ 2 máy fax
+ 1 máy photocopy
+ 10 xe bao gồm các loại (4 chỗ, 12 chỗ, 30 & 45 chỗ)
Do công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu là công ty kinh doanh,nên vấn đề đổi mới công nghệ là không cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình,mà chỉ việc thay đổi những trang thiết bị đã cũ và không sử dụng được.
Phòng kho vận của công ty có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các xe ô tô đã đến hạn bảo trì và bị hỏng hóc.
5.2. Tổ chức bộ máy nhân sự của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyển chức năng, mô hình tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH TM và XNK Đức Hiếu
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của từng phòng ban và quyền quản lý của nó được cụ thể hoá như sau:
Ban Giám đốc: lãnh đạo tình hình chung của Công ty, ra quyết định, ký duyệt các hợp đồng lớn, quản lý về các mặt hoạt động khác...
Khối các phòng quản lý và dịch vụ:
- Phòng tổ chức cán bộ:
+ Giúp Ban Giám đốc quản trị toàn bộ nhân lực của Công ty
+ Tham mưu cho Giám đốc về sắp xếp nhân lực cho phù hợp với cơ
cấu Công ty.
+ Quy hoạch cán bộ dài hạn và ngắn hạn
+ Đưa ra các chính sách chế độ về lao động, tiền lương
+ Tuyển dụng và điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Phòng tổng hợp:
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và chiến lược kinh doanh
dài hạn.
+ Lập báo cáo hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình
Giám đốc
+ Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán lựa
chọn khách hàng.
+ Kế hoạch chiến lược truyền thông, khuyến mại về Công ty.
- Phòng hành chính:
+ Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công ty, tiếp khách và quản
lý toàn bộ tài sản của Công ty.
+ Kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Phòng kế toán:
+ Giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban.
+ Hạch toán đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo
kế hoạch (tháng, quý, năm)
+ Lo toàn bộ vốn phục vụ cho hoạt động của các phòng ban trong
Công ty.
+ Lập bảng cân đối tài sản, bản báo cáo tài chính cuối năm trình
Giám Đốc.
+ Quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ) và các cơ quan hữu quan về
tổ chức hoạt động, thu chi tài chính hàng năm.
- Phòng kho vận:
+ Giao nhận toàn bộ hàng hoá kinh doanh của Công ty
+ Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của Công ty
+ Được phép kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá.
Khối các phòng kinh doanh:
- Các phòng nghiệp vụ:
Chuyên phụ trách việc xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh của công ty..
- Hai cửa hàng bán buôn và bán lẻ hàng hoá.
+Cửa hàng 1 Lý Thường Kiệt.
+Cửa hàng 308 Bà Triệu.
+ Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,Ninh Bình….
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu là một Công ty lớn,với tính chất kinh doanh tổng hợp nên việc tổ chức cơ cấu bộ máy một cách hiệu quả tránh cồng kềnh là hết sức quan trọng. Nhìn vào cơ cấu tổ chức của Công ty như hiện nay ta thấy tương đối phù hợp với điều kiện của Công ty: Các phòng phân định một cách rạch ròi với những chức năng, nghiệp vụ cụ thể của mình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của họ. Song còn một điều không mấy thuận lợi đó là phòng tổng hợp với nhiệm vụ làm công tác thị trường lại thuộc khối quản lý chứ không thuộc khối kinh doanh gây sự vòng vèo trong truyền đạt thông tin thị trường đến các phòng ban thuộc khối kinh doanh.
5.3. Tình hình cán bộ công nhân viên
Nhân viên thuộc các phòng ban chủ yếu đều là lực lượng trẻ, năng động và có trình độ, đây là một trong số những điểm mạnh của công ty. Trong tổng số cán bộ thì khoảng 30% ở trình độ đại học. Số cán bộ công nhân viên của Công ty trong những năm gần đây có tăng nhưng với mức độ thấp, đó là sự quán triệt tinh thần gọn nhẹ và hiệu quả trong cơ cấu quản lý, tiết kiệm chi phí, lấy hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu số một.
Trong tổng số nhân lực của Công ty nổi lên một số bộ phận được phân bổ cụ thể như sau:
+ Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc
+Phòng tổ chức cán bộ: 18 nhân viên
+Phòng hành chính tổng hợp: 15 nhân viên
+ Phòng kế toán tài vụ: 22 nhân viên.
+ Chi nhánh tại Hải Phòng: 34 cán bộ
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng: 36 cán bộ.
+Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 40 cán bộ
Về vấn đề nhân lực,Công ty luôn coi yếu tố chất lượng là hàng đầu. Cũng xuất phát từ đó Công ty thường xuyên coi trọng công tác đào tạo, cử các cán bộ đi học tập nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đối với công nhân viên thì áp dụng những biện pháp khích lệ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, nâng cao tri thức và tay nghề để họ sẵn sàng gắn bó với Công ty.
Trong những năm gần đây, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hàng loạt các lĩnh vực, ngành nghề cùng sự tăng trưởng của đất nước ( tốc độ tăng trung bình 8%/năm ),có rất nhiều ngành nghề kinh doanh được mở ra để đáp ứng hợp với sự tăng trưởng của đất nước.Công ty cũng ngày càng nhận được nhiều hợp đồng hơn, số lượng công việc ngày càng tăng.Cùng với sự tăng về số lượng công việc đó là sự tăng về số lượng và chất lượng của cán bộ công nhân viên và lao động thủ công.Công ty rất coi trọng công tác nâng cao chất lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm, công ty đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hoạt động đào tạo và kiểm tra, bảo vệ sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn về các chủ đề chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho nhân viên được tiến hành thường xuyên. Đồng thời, đời sống của người lao động được quan tâm chu đáo, không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập, giúp người lao động yên tâm gắn bó, cống hiến cho đơn vị. Tạo cơ hội bình đẳng cho từng cán bộ công nhân viên để có thể phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của họ trong công việc là nhiệm vụ trọng tâm trong chính
sách con người của công ty.Tiền lương của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
+ Giám đốc: 4.500.000 đồng/tháng
+ Phó Giám đốc: 4.000.000 đồng/tháng
+ Trưởng phòng: 2.700.000 đồng/tháng
+ Đội trưởng: 2.700.000 đồng/tháng
+ Trưởng bộ phận: 2.400.000 đồng/ thỏng
+ Nhân viên chính: 2.000.000 đồng/tháng
+ Nhân viên phụ: 1.500.000 đồng/tháng
+ Bình quân: 2.750.000 đồng/tháng
5.4. Tình hình nguồn vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vốn CSH
11.666
11.044
12.553
Vốn vay
23.935
30.187
36.937
Tổng vốn kinh doanh
35.601
41.231
49.490
( Nguồn báo cáo tài chính qua các năm 2005,2006,2007 của công ty)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn của công ty qua các năm
Qua biểu đồ ta thấy vốn vay tăng mạnh qua các năm, việc tăng sử dụng nợ làm tiết kiệm chi phí về vốn cho công ty, đó là cơ cấu vốn tối ưu mà doanh nghiệp đã lựa chọn mặc dù khá mạo hiểm. Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay được thể hiện:
Vốn chủ sở hữu:
Là bộ phận rất quan trọng trong tổng vốn kinh doanh đồng thời nó cũng thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn kinh doanh cao chứng tỏ doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh,bởi nhiều khi doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính thì sẽ tạo được lòng tin đối với các tổ chức tín dụng trong vấn đề vay vốn. Từ bảng 2 ta thấy tỉ lệ vốn tự có của công ty so với tổng vốn kinh doanh qua các năm 2005,2006,2007 lần lượt là: 32,76%; 26,78%; 25,36%. Điều đó chứng tỏ vốn tự có của của công ty phát triển rất chậm, đồng thời cho ta thấy được nguồn vốn của công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng.
Tỉ trọng vốn tự có của công ty thay đổi khá rõ rệt trong những năm vừa qua. Từ bảng 2 ta thấy: Vốn tự có của công ty năm 2006 so với năm 2005 giảm 622 triệu đồng,tương ứng giảm 5,33%,điều này chứng tỏ năm 2006 công ty kinh doanh chưa có hiệu quả nên đã sử dụng nhiều vào vốn tự có của công ty. Đến năm 2007 thì tình hình về nguồn vốn tự có của công ty đã được cải thiện rõ rệt,tăng 1509 triệu đồng,tương ứng tăng 13,67% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang từng bước phát triển.
Vốn vay:
Là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi doanh nghiệp trong công tác huy động vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thực hiện đầu tư. Đặc điểm của nguồn vốn này là người đi vay sẽ phải hoàn trả gốc lẫn lãi cho trung gian tài chính theo một tiến độ đã được qui định trong hợp đồng tín dụng. Đặc điểm này đòi hỏi việc sử dụng vốn vay phải đạt hiệu quả cao để đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng thương mại bao gồm: vốn tín dụng đầu tư nhà nước,vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng nước ngoài,vốn tín dụng thương mại trong nước… Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu thì nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn kinh doanh và đóng vai trò rất quan trọng.Do vậy vốn tự có của công ty không đủ để bổ sung cho kinh doanh,và vốn tín dụng chiếm 1 tỉ trọng lớn là điều tất yếu trong công ty.
Tỷ trọng vốn vay của công ty thay đổi khá rõ rệt trong những năm vừa qua. Từ bảng 2 ta thấy:
Vốn vay của công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 6252 triệu đồng,tương ứng tăng 26,12%. Đến năm 2007 thì vốn vay của công ty lại tiếp tục tăng 6750 triệu đồng,tương ứng tăng 22,36% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty kinh doanh phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng,nên lợi nhuận thu được cũng phải trả lãi cho ngân hàng,và chi trả cho nhiều hoạt động khác,nên lợi nhuận thu được ít.
II. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu tiền thân là cửa hàng kinh doanh điện thoại di động,qua nhiều năm kinh doanh và phát triển,công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Đức Hiếu được thành lập vào tháng 10/2001. Từ khi thành lập đến nay công ty đã từng bước lớn mạnh,công ty đã trải qua 2 giai đoạn hình thành và phát triển,mỗi giai đoạn mang những đặc điểm riêng mà qua đó ta có thể thấy được sự phát triển của công ty.
Giai đoạn từ 2002 đến 2004
Là giai đoạn mới hình thành và từng bước phát triển của công ty. Từ năm 2002,cùng với sự phát triển của đất nước và để đáp ứng với nhu cầu của thị trường, Công ty từng bước phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thêm các lĩnh vực khác như nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, trang thiết bị viễn thông.
Công ty cũng bắt đầu mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, dich vụ nhà hàng café, Internet, xây dựng các công trình dân dụng và quản lý khai thác các công trình dân dụng. Thị trường của công ty cũng đang dần mở rộng không chỉ phục vụ cho các đơn vị, khách hàng ở Hà Nội mà còn dần mở rộng ra các thị trường khác nữa như Ninh Bình, Hải Phòng, Nghệ An…
Giai đoạn từ 2004 đến nay
Là giai đoạn mà công ty bắt đầu áp dụng những cơ chế quản lí mới,xác định những chiến lược kinh doanh có hiệu quả phù hợp với công ty.
Từ tháng 10 năm 2004 công ty mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý, xác định rõ mục tiêu phát triển, mở rộng các lĩnh vực hoạt động, đa