Lý do hình thành đề tài
Ngày nay trong nền kinh tế nói chung và trong ngành thương mại Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, trước mắt là cả một thế giới đang phát triển nhanh chóng cả về mặt khoa học kỹ thuật, công nghệ lẫn trình độ quản lý. Là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Việt Nam hiện đang có mối quan hệ đối tác với trên 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có ký kết các hiệp định thương mại với khoảng 70 nước trên thế giới.
Việc ký kết AFTA, ACFTA, VJFTA Việt Nam có cơ hội tiếp cận tích cực hơn đến thị trường hàng hóa của thế giới, tuy nhiên thách thức không phải là không có.
Trong nền kinh tế phát triển thương mại và dịch vụ là hai ngành không thể thiếu, thương mại giúp cho các doanh nghiệp đưa ra được nhiều hàng hóa đến với người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại đã, đang đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của nền kinh kế và tạo ra một thị trường hàng hóa sôi động.
Nhưng làm sao để các doanh nghiệp thương mại đưa đến người tiêu dùng hàng hóa có chất lượng, giá cả phù hợp?
Cùng với sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải có những chiến lược marketing hiệu quả đối với ngành nghề, sản phẩm của công ty mình.
Trong xu hướng hội nhập các doanh nghiệp thương mại trong nước có được nhiều thuận lợi hơn trong việc chọn các nhà cung cấp, đối tác có uy tín ở nước ngoài. Ngành thiết bị công nghiệp là một trong những điển hình. Nhưng việc lựa chọn các giải pháp marketing hiệu quả làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty là vấn đề nan giải.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình marketing của công ty, doanh thu hiện tại, sau đó đề xuất những giải pháp marketing để tăng thêm doanh thu cho công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Xem xét công tác marketing hiện tại tại phòng tiếp thị và kinh doanh. Nghiên cứu các số liệu doanh thu và lợi nhuận từ phòng kế toán trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 09 năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích và thống kê, tiếp cận trực tiếp các số liệu từ các phòng ban.
Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng Công ty TNHH TM& DVKT Hải Thịnh
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy doanh thu cho Công ty Hải Thịnh
Kết Luận
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp marketing nhằm nâng cao doanh thu tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Hải Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài:
CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI THỊNH.
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do hình thành đề tài
Ngày nay trong nền kinh tế nói chung và trong ngành thương mại Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, trước mắt là cả một thế giới đang phát triển nhanh chóng cả về mặt khoa học kỹ thuật, công nghệ lẫn trình độ quản lý. Là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Việt Nam hiện đang có mối quan hệ đối tác với trên 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có ký kết các hiệp định thương mại với khoảng 70 nước trên thế giới.
Việc ký kết AFTA, ACFTA, VJFTA Việt Nam có cơ hội tiếp cận tích cực hơn đến thị trường hàng hóa của thế giới, tuy nhiên thách thức không phải là không có.
Trong nền kinh tế phát triển thương mại và dịch vụ là hai ngành không thể thiếu, thương mại giúp cho các doanh nghiệp đưa ra được nhiều hàng hóa đến với người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại đã, đang đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của nền kinh kế và tạo ra một thị trường hàng hóa sôi động.
Nhưng làm sao để các doanh nghiệp thương mại đưa đến người tiêu dùng hàng hóa có chất lượng, giá cả phù hợp?
Cùng với sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải có những chiến lược marketing hiệu quả đối với ngành nghề, sản phẩm của công ty mình.
Trong xu hướng hội nhập các doanh nghiệp thương mại trong nước có được nhiều thuận lợi hơn trong việc chọn các nhà cung cấp, đối tác có uy tín ở nước ngoài. Ngành thiết bị công nghiệp là một trong những điển hình. Nhưng việc lựa chọn các giải pháp marketing hiệu quả làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty là vấn đề nan giải.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình marketing của công ty, doanh thu hiện tại, sau đó đề xuất những giải pháp marketing để tăng thêm doanh thu cho công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Xem xét công tác marketing hiện tại tại phòng tiếp thị và kinh doanh. Nghiên cứu các số liệu doanh thu và lợi nhuận từ phòng kế toán trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 09 năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích và thống kê, tiếp cận trực tiếp các số liệu từ các phòng ban.
Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng Công ty TNHH TM& DVKT Hải Thịnh
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy doanh thu cho Công ty Hải Thịnh
Kết Luận
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Những vấn đề cơ bản về marketing
1.1.1Khái niệm về marketing: Marketing là một hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
1.1.2. Các khái niệm về marketing truyền thống: Hiện nay có rất nhiều khái niệm về marketing truyền thống. Theo học viện Hamilton định nghĩa marketing là một hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu đùng, còn ủy ban các hiệp hội marketing Mỹ thì cho rằng marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đền dòng hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
1.1.3. Khái niệm marketing hiện đại: Theo Philip Koltler (Mỹ) thì marketing là việc phân bổ, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm tra những khả năng, nhu cầu khách hàng của một công ty cũng như chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn và mong muốn của khách hàng đã chọn.
1.1.4. Vai trò của marketing:
Về vĩ mô marketing có vai trò quan trọng trong việc cân bằng cung cầu trên thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hạn chế lạm phát và thất nghiệp, kích thích nền sản xuất phát triển
Về vi mô các hoạt động marketing giúp cho việc hoạt động của công ty ngày càng vững mạnh, nâng cao vị thế của công ty trên thương trường, tối đa hóa lợi nhuận, giãm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
1.1.5. Khái niệm về thị trường: Theo định nghĩa của marketing hiện đại thì thị trường là do một số hoặc toàn bộ các nhu cầu, nguyện vọng riêng vốn có của khách hàng tạo nên, hơn nữa khách hàng hoàn toàn tự nguyện trao đổi để thỏa mãn nhu cầu nguyện vọng đó. Nói cách khác thì thị trường là tập hợp những khách hàng hiện tại và tiềm năng đối với sản phẩm.
2. 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường marketing:
Môi trường marketing của doanh nghiệp là các tập hợp các chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động bên ngoài công ty có ảnh hưởng đến các quyết định của bộ phận marketing, ảnh hưởng đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng mục tiêu. Môi trường marketing của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
2.1.1 Môi trường vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, môi trường pháp luật và chính trị, môi trường công nghệ, tự nhiên, dân số, và văn hóa.
2.1.1.1 Môi trường kinh tế: hoàn cảnh kinh tế, mức thu nhập ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng. Các yếu tố kinh tế khác như lạm phát, tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu phát triển ngành, đầu tư nước ngoài. . . cũng cần phải được cân khắc khi làm công tác marketing.
2.1.1.2 Môi trường pháp luật chính trị: Các bộ luật, thông tư, các chính sách khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, các chính sách về khuyến khích đầu tư cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận marketing. Ví dụ: nhà nước có chính sách hổ trợ ngành bất động sản thì các ngành liên quan như xi-măng, sắt thép... các công ty cung cấp thiết bị liên quan cũng được hưởng lợi từ chính sách này.
2.1.1.3 Môi trường công nghệ: Tốc độ thay đổi công nghệ nhanh, công nghệ mới ra đời tạo ra thị trường mới và cơ hội mới. Những thành tựu về công nghệ làm thay đổi phương pháp làm việc của con người, sự tiến bộ của công nghệ tác động khá mạnh mẽ vào sản phẩm, dịch vụ, thị trường , nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và cả vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
2.1.1.4 Dân số bao gồm các yếu tố như qui mô, giới tính, mật độ, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng gia đình.
2.1.1.5 Tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên, khoán sản như quặng kim loại, dầu mỏ, than.
2.1.1.6 Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi mua hàng của con người. Mỗi nền văn hóa đều có các nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặt điểm đặt thù hơn như tôn giáo, dân tộc. Tầng lớp xã hội cũng mang tính quan trọng, các nhóm người trong xã hội được xếp theo từng nhóm có tôn ti trật tự, các thành viên của những thứ bậc ấy đều chia xẻ những giá trị, mối quan tâm và cách cư xử giống nhau.
2.1.2 Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố chính trong nội bộ doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, những người trung gian, công chúng.
2.1.2.1 Nội bộ doanh nghiệp liên quan đến các phòng, ban như: tài chính, marketing, kế toán . Các quyết định marketing đưa ra phải phù hợp với dự án và khả năng của doanh nghiệp. Bộ phận marketing phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với các bộ phận liên quan khác và hoạt động của bộ phận liên quan này cũng ảnh hưởng đến bộ phận marketing.
2.1.1.2 Nhà cung cấp: Các nhà cung ứng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho công ty và đối thủ cạnh tranh. Nguồn cung ứng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty. Các nhà cung cấp quyết định tăng giá, hoặc giảm chất lượng hàng hóa sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch marketing. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc phân loại các nhà cung cấp hàng hóa để kinh doanh, nhà cung cấp các dịch vụ và vật tư phục vụ công việc kinh doanh, nhà cung cấp tài chính. Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trên tinh thần hổ trợ lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi.
2.1.2.3 Khách hàng: Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản lớn lao của doanh nghiệp. Phải tôn trọng khách hàng bằng cách làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của họ. Khách hàng của công ty bao gồm các doanh nghiệp, chính phủ, đại lý .
2.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp phải định vị sao cho hình ảnh của mình đứng vững vàng hơn trong suy nghĩ của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Trên thương trường doanh nghiệp nào có sản phẩm dịch vụ tốt hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp này tồn tại và phát triển bên vững và ngược lại. Bộ phận marketing cần phải nghiên cứu kỹ và đúng về đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu về số lượng, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, thế mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
2.1.2.5 Những người trung gian: là những con người và nhà tổ chức đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng như là các nhà phân phối, nhà buôn, các đại lý, và các nhà môi giới. Các nhà phân phối và các nhà buôn mua hàng hóa sau đó đem bán lại họ được gọi là nhà bán lại. Các nhà phân phối (bán sỉ) mua các số lượng hàng lớn rồi đem bán lại cho các nhà buôn (bán lẽ). Ngược tại các đại lý và các nhà môi giới sẽ được hưởng huê hồng khi tìm được người mua. Khi quyết định sử dụng những người trung gian công ty cần phải xem họ vừa là khách hàng vừa là đối tác. Công ty cần phải hiểu nhu cầu của họ cũng như nhu cầu, mục đích, các hoạt động của họ và đưa ra các điều kiện mua bán và hổ trợ việc bán hàng để dành được tình cảm và lòng trung thành của họ.
2.1.2.6 Quan hệ công chúng: là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp hiện nay. Quan hệ công chúng bao gồm nhiều hoạt động như đóng góp hổ trợ người nghèo, các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội, quy định về đồng phục của công ty, danh thiếp, các tin tức và ẩn phẩm về công ty.
1.3 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu:
Để tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng mục tiêu công ty cần phải xác định rỏ các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, các khách hàng mục tiêu.
Phân khúc thị trường là việc phân chia khách hàng thành nhiều phân khúc nhỏ nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thị trường mục tiêu là thị trường có những khách hàng có cùng nhu cầu mà công ty có khả năng đáp ứng.
Doanh nghiệp phải phân khách hàng thành nhiều phân khúc khác nhau, để nhận biết được những khách hàng nào để có thể khai thác tối đa lợi nhuận để xác định khách hàng mục tiêu của mình. Do khách hàng thường không đồng nhất, các đặc tính, thói quen, nhu cầu của nhóm khách hàng này thường khác với nhóm khách hàng khác vì vậy nếu không phân khúc thì không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Một doanh nghiệp không thể có chính sách cho từng khách hàng mà chỉ có chính sách cho từng nhóm khách hàng. Doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở mọi phân khúc mà chỉ có thể đáp ứng ở một hoặc vài phân khúc. Khách hàng mục tiêu là những khách hàng quan trọng đem lại nguồn lợi chính cho doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu bao gồm những khách hàng lớn và khách hàng quen. Khách hàng mục tiêu có thể đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: tiết kiệm được chi phí bán hàng, đem lại hình tượng tốt cho doanh nghiệp. Có thể nói thu nhập chính của công ty là do những khách hàng này đem lại. Họ có thể đem lại lợi nhuận khả quan hơn, có thể là nguồn lợi lớn nhất của công ty nên việc bán hàng cho những khách hàng này là rất quan trọng. Mục đích triển khai của việc bán hàng chính là tăng lượng mua từ những khách hàng này.
1.4 Chăm sóc khách hàng hiện tại và tạo ra những giá trị gia tăng cao hơn từ những khách hàng này.
Khách hàng hiện tại là khách hàng đem lại nguồn lợi chính cho công ty. Nhưng làm sao để giữ chân những khách hàng này và đồng thời kích thích những khách hàng này đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty?
Phát triển một khách hàng hiện tại thành một khách hàng lớn hơn và trung thành hơn đòi hỏi phải đưa khách hàng đó qua nhiều giai đoạn. Khách hàng mua lần đầu dù là món hàng nhỏ hay lớn thì những khách hàng này đều phải kết thúc bằng việc cảm nhận về việc mua hàng và công ty bán hàng. Trước khi mua hàng người mua đã hình thành một kỳ vọng nhất định dựa vào ý kiến của người khác, lời giới thiệu của nhân viên bán hàng, và kinh nghiệm mua hàng của chính họ. Sau khi mua hàng khách hàng sẽ trải nghiệm sự hài lòng như sau: rất hài lòng - hài lòng - bình thường - không hài lòng - rất không hài lòng. Khách hàng có mua nữa hay không còn tùy thuộc vào mức độ hài lòng của họ trong lần đầu tiên.
Doanh nghiệp ngày nay muốn chiếm lĩnh thị trường không chỉ có thể bằng giá thấp mà còn phải cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị gia tăng hơn từ việc mua hàng của công ty mình ví dụ như: giúp khách hàng giảm chi phí đặt hàng, giúp khách hàng giảm chi phí vận hành, bảo trì .
1.5 Xây dựng tổ hợp marketing 4P:
Là tập hợp các công cụ marketing doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu, các công cụ này chủ yếu gồm Sản phẩm (Product) - Giá (Price) - Xúc tiến (Promotion)- Địa điểm (Place)
Sơ đồ 1.1. Marketing mix
Nguồn: KOLTER BÀN VỀ TIẾP THỊ (Nhà xuất bản Trẻ - 2008)
Sản Phẩm
Sản phẩm là những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng. Sản phẩm là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp đều hướng đến mục đích là làm sao cho sản phẩm của mình tốt hơn và có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh vì điều này đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho họ. Sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố như: chất lượng, mẫu mã, bao bì, sự da dạng về chủng loại. Mỗi sản phẩm đều có ưu và nhược điểm của nó, chọn lựa sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
b. Giá:
Khách hàng không chỉ quan tâm đến sản phẩm và chất lượng mà còn quan tâm đến giá vì vậy doanh nghiệp cần phải có các chính sách giá phù hợp. Chính sách giá là công cụ quan trọng của chiến lược marketing, có vai trò thúc đẩy hoặc kiềm hãm tác dụng của chính sách marketing. Chiến lược giá ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Chính sách giá phải linh hoạt, phù hợp cho từng sản phẩm, từng giao đoạn, từng thị trường và đặt tính của sản phẩm. Khi định giá doanh nghiệp cần phải xem xét nhiều yếu tố như: mục tiêu và chiến lược marketing, đặt tính sản phẩm, chi phí, thị trường, sức cầu, chiến lược marketing - mix, đối thủ cạnh tranh, chính sách giá cả của chính phủ.
c. Phân phối:
Nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của công ty một cách tốt nhất các công ty phải xây dựng hệ thống phân phối cho phù hợp với đặt tính của sản phẩm mình cung cấp. Theo quan điểm marketing thì kênh phân phối là hoạt động các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình. Vai trò của kênh phân phối là giúp nhà sản xuất tập trung nguồn tài chính vào sản xuất, giúp nhà sản xuất chuyên môn hóa hơn, các kênh phân phối trung gian hiệu quả hơn do tiết kiệm nhiều chi phí. Kênh phân phối có chức năng nghiên cứu thu thập thông tin, tổ chức lưu thông hàng hóa, thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Đối với mặt hàng công nghiệp thì thường có những kênh phân phối như: Nhà sản xuất phân phối trực tiếp cho người sử dụng; Nhà sản xuất ủy quyền cho nhà phân phối thiết bị công nghiệp (thường theo hình thức phân phối độc quyền cho vùng/ lãnh thổ nào đó) để cung cấp cho người sử dụng; Nhà sản xuất thông qua các đại lý cung cấp hàng cho nhà phân phối thiết bị công nghiệp để cung cấp cho người sử dụng.
d. Xúc tiến:
Là những nổ lực của doanh nghiệp để thông tin, giới thiệu, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ và đồng thời chuyển tiếp thông điệp của công ty đến người tiêu dùng thì công ty cần phải tổ chức các chương trình xúc tiến trong đó gồm có: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, hội thảo chuyên ngành,tiếp thị trực tiếp, bán hàng trực tiếp bằng nhân viên.
Quảng cáo: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền thông tin về sản phẩm hoặc về doanh nghiệp cho các trung gian tiêu thụ hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong khoảng thời gian và không gian nhất định.
Khuyến mại: Các khích lệ ngắn hạn nhằm khuyến khích người ta mua sản phẩm hay dịch vụ.
Tiếp thị trực tiếp: Là việc thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng thông qua nhiều phương tiện như gửi thư, e-mail trực tiếp hoặc gửi catalogue sản phẩm, điện thoại, giới thiệu,bản tin, thư quảng cáo…
Mục đích của việc xúc tiến là để thông báo cho khách hàng mục tiêu về sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm giúp khách hàng so sánh và phân biệt được sự khác nhau giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty. Nhắc nhở về sự có sẵn và những lợi ích của sản phẩm.
Tuy nhiên khái niệm 4P là cách nhìn về thị trường của người bán hàng, người mua khi cân nhắc lời mời chào của người bán có thể không nhìn theo cách của người bán. Bốn chữ P dược mô tả một cách tốt hơn theo cách nhìn của người mua hàng.
Sản Phẩm (Product)
Giá trị của khách hàng (Customer Value)
Giá (Price)
Chi phí đối với khách hàng (Cost to customer)
Địa điểm (Place)
Tiện lợi (Convenience)
Xúc tiến (Promotion)
Sự giao tiếp (Cummunication)
Vậy khi các nhà tiếp thị quan tâm đến việc bán sản phẩm, thì người tiêu dùng quan tâm đến việc mua một thứ giá trị hoặc một giải pháp cho vấn đề của họ. Và người tiêu dùng quan tâm đến nhiều thứ hơn là giá cả. Họ còn quan tâm đến tổng chi phí bỏ ra để mua sản phẩm, để sử dụng và thải hồi sản phẩm. Khách hàng mong muốn các sản phẩm và dịch vụ đến tay họ một cách thuận tiện nhất. Và cuối cùng là họ không còn quan tâm đến xúc tiến thương mại, họ chỉ cần sự giao tiếp hai chiều. Các nhà tiếp thị có thể làm tốt hơn công việc của mình nếu trước tiên họ suy nghĩ thông qua bốn chữ C của khách hàng, sau đó dựa trên cơ sở đó để xây dựng bốn chữ P.
1.6. Khái quát về doanh nghiệp thương mại
Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp chuyên kinh doanh kiếm lời thông qua hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường. Nói cách khác doanh nghiệp thương mại thực hiện chủ yếu việc mua bán hàng hóa. Như vậy có thể nói hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ, thông qua hoạt động mua bán trên thị trường thì doanh nghiệp thương mại làm dịch vụ cho người tiêu dùng và nhà sản xuất và đồng thời đáp ứng lợi ích của chính mình.
Vì không sản xuất nên doanh nghiệp thương mại có đối tượng lao động chính là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh. Đây là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất.
Hoạt động của doanh nghiệp thương mại cũng như các doanh nghiệp khác bao gồm các quá trình kinh tế, tổ chức kỹ thuật. Nhưng trong doanh nghiệp thương mại thì nhân vật trung tâm chính là khách hàng. Cho nên mọi hoạt động của họ đều hướng vào khách hàng tạo ra điều kiện thuận lợi để thỏa mãn mong muốn, yêu cầu cầu của khách hàng.
Các doanh nghiệp thương mại có vai trò điều tiết cung cầu của thị trường, là cầu nối giữa các nhà sản xuất và người sử dụng.
1.7. Mở rộng và phát triển sản phẩm mới:
Mỗi công ty đều muốn phát triển kinh doanh và mở rộng tiêu thụ sản phẩm của mình vững vàng và nâng cao hình ảnh của công ty thì buộc công ty đó phải đi tìm sản phẩm mới. Mặt khác khách hàng cũng có nhu cầu về sản phẩm mới cho nên các doanh nghiệp chạy đua cạnh tranh để đưa sản phẩm mới cho họ.
Chương 2: Thực Trạng Công Ty thương mại và dịch vụ kỹ thuật Hải Thịnh
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thành lập : Ngày 24/12/2009
Giấy phép do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp.
Tên giao dịch : CTY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI THỊNH
Địa chỉ giao dịch : Số 42, đường số 4, P.4, Q.4, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (84) 38906501 - Fax: (84) 39403214
E-maii : htvalves@hcm.fpt.vu
Website : www.hai thinh.net
2.2. Ngành nghề kinh doanh: Chuyên cung cấp van, thiết bị đo, thiết bị phòng cháy chửa cháy.
Van cho hệ nước
Van cho hệ chữa cháy
Van cho hệ điều hòa không khí
Van báo động, đầu phun cho hệ chữa cháy
Van công nghiệp nặng (dầu khí, hóa chất, nhiệt điện)
Đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo áp suất
2.3. Cơ cấu tổ chức
Tổng số lượng nhân viên: 16
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức. Nguồn: Phòng kinh doanh
2.4. Đối Tác nước ngoài: Hải Thịnh có mối quan hệ đối tác rất tốt với một số thương hiệu có tiếng trong ngành. Hình thức hợp tác là nhà phân phối độc quyền cho các đối tác này tại thị trường Việt Nam. Hiện tại H