Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng (NH) có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có một chính sách tài chính, tiền tệ và hệ thống NH hoạt động đủ mạnh có hiệu quả cao. Nước ta từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa(XHCN) hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh đất nước. NH chính là nơi tích tụ, tập trung vốn khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế hơn 10 năm qua, đặc biệt từ năm 1991 – 1995 góp phần ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đặt ra là sự nghịêp công nghiệp hóa- hiện đại hóa(CNH – HĐH) đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng của đất nước ta trong quá trình vươn lên thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác góp phần ổn định kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước. Trong những năm gần đây, NH đã thực hiện đổi mới sâu sắc cả hệ thống tổ chức và hoạt động. Sự đổi mới này đã tạo nên một sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHNo& PTNT) nói chung và chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Hương Khê nói riêng thông qua những hoạt động của mình đã không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế. Làm thế nào để huy động được vốn, cấp tín dụng kịp thời có hiệu quả đáp ứng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, phát triển kinh tế địa phương, đây đang là vấn đề đang được NH quan tâm. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê , em đã được tìm hiểu một số lĩnh vực nghiệp vụ của Ngân hàng NNo&PTNT Huyện Hương khê như cho vay, thu nợ, chuyển tiền nên em chọn đề tài:” Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh” được em dành thời gian công sức nhất và cũng được em chọn làm đề tài chính cho nội dung nghiên cứu của mình. Mặc dù đã có nhiều gắng song do thời gian nghiên cứu không nhiều, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo Dương Thuý Hà, cũng như sự giúp đỡ của ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Kết cấu đề tài của em được trình bày như sau: Chương I: Khái Quát Chung Chương II: Nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại Chương III: Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNNo&PTNT Huyện hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh Chương IV: Một số giải pháp trong huy động vốn tại chi nhánh NHNNo&PTNT Huyện Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh.

doc65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng (NH) có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có một chính sách tài chính, tiền tệ và hệ thống NH hoạt động đủ mạnh có hiệu quả cao. Nước ta từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa(XHCN) hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh đất nước. NH chính là nơi tích tụ, tập trung vốn khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế hơn 10 năm qua, đặc biệt từ năm 1991 – 1995 góp phần ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đặt ra là sự nghịêp công nghiệp hóa- hiện đại hóa(CNH – HĐH) đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng của đất nước ta trong quá trình vươn lên thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác góp phần ổn định kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước. Trong những năm gần đây, NH đã thực hiện đổi mới sâu sắc cả hệ thống tổ chức và hoạt động. Sự đổi mới này đã tạo nên một sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn(NHNo& PTNT) nói chung và chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Hương Khê nói riêng thông qua những hoạt động của mình đã không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế. Làm thế nào để huy động được vốn, cấp tín dụng kịp thời có hiệu quả đáp ứng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, phát triển kinh tế địa phương, đây đang là vấn đề đang được NH quan tâm. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê , em đã được tìm hiểu một số lĩnh vực nghiệp vụ của Ngân hàng NNo&PTNT Huyện Hương khê như cho vay, thu nợ, chuyển tiền nên em chọn đề tài:” Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh” được em dành thời gian công sức nhất và cũng được em chọn làm đề tài chính cho nội dung nghiên cứu của mình. Mặc dù đã có nhiều gắng song do thời gian nghiên cứu không nhiều, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo Dương Thuý Hà, cũng như sự giúp đỡ của ban giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hương Khê để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Kết cấu đề tài của em được trình bày như sau: Chương I: Khái Quát Chung Chương II: Nguồn vốn huy động trong ngân hàng thương mại Chương III: Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNNo&PTNT Huyện hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh Chương IV: Một số giải pháp trong huy động vốn tại chi nhánh NHNNo&PTNT Huyện Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Tình hình Kinh Tế Thế Giới. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động trong 2 năm 2008 và năm 2009.Nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng và suy thoái trầm trọng là do nền kinh tế đầu tàu thế giới là nước Mỹ và Liên minh Châu Âu,Nhật Bản. Nguyên nhân chính là bắt nguồn từ nước Mỹ : Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa,trong những năm qua tiêu dùng của người dân luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của nước này và hiện đang chiếm đến 70% GDP.Chiến lược này trong một thời gian đã tỏ ra rất hiệu quả khi lòng tin người của người tiêu dùng vào triển vọng của nền kinh tế đang ở mức cao. Nhưng nó đã tạo nên một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế,đó chính là làm cho nền kinh tế trở nên mất cân bằng.Trong khi đó người dân Mỹ dần dần trở nên quá mức bởi tư tưởng lạc quan thái quá và được khuyến khích bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng.Chính đây là nguyên nhân tạo ra những khoản thâm hụt thương mại cực lớn và làm cho hệ thống kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết bởi các mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo.Từ đó nước mỹ phải tài trợ cho các khoản thâm hút thương mại đó,nước Mỹ đã sử dụng biện pháp vay nợ nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu ra toàn cầu.Và đây là nguyên nhân làm cho các tổ chức tín dụng phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản vay dễ dãi của họ không có khả năng thu hồi. Khủng hoảng ngân hàng đã xảy ra,xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu,ảnh hưởng hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và hậu quả của nó đến nay chưa thể đánh giá được một cách đầy đủ. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang liên tục leo thang và đó vượt mốc 10%. Số liệu mới nhất do Bộ Lao động Mỹ cụng bố ngày 6/11 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của nước này là 10,2%, cao nhất trong vũng 26 năm qua. Liên tục phải giải quyết các vụ giải thể ngân hàng từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra đến nay, phần lớn các ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm nay là do phải gánh chịu quá nhiều khoản vay xấu trước đây đã dành cho công ty đầu tư vào bất động sản, mặt khác do chính sách hoạt động của ngân hàng cũng đẩy họ vào các rắc rối.Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của các ngân hàng mỹ.Còn ở Châu âu thì Kinh tế ảm đạm, khiến sức mua yếu và các ngành sản xuất không thể phục hồi.Tại Đức – Nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu, hiệp hội thương mại Đức (HDE) đưa ra con số mức suy giảm của lĩnh vực bán lẻ của Đức năm 2009 là khoảng 2% , các thương nhân Đức đang phải đối mặt với năm 2010 tiếp tục khó khăn, bởi theo nhận định của các chuyên gia thuộc viện nghiên cứu kinh tế thì “ sức tàn phá” của khủng hoảng tài chính – kinh tế đối vứi nền kinh tế lớn nhất châu âu này còn tiếp tục kéo dài trong vài năm nữa. ở Châu Âu số người thất nghiệp tại EU đã tăng vọt trong năm vừa qua và dự kiến vẫn ở mức cao trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp trong sẽ không giảm trong năm 2010. Kinh tế EU trong năm 2010 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với Châu Âu. Vì các nước lớn trong khối như Pháp, Đức, Anh vẫn còn yếu ớt và mong manh,trong khi nạn thất nghiệp tiếp tục lan mạnh.Tình trạng các nền kinh tế lớn tại EU đã không mấy khấm khá ( tăng trưởng trung bình chưa tới 1%),còn có 1 số nước tăng trưởng âm. Theo các chuyên gia kinh tế thì các ngành khác đều dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng EUR sẽ mong manh vì số người thất nghiệp gia tăng.Triển vọng nền kinh tế dài hạn của 27 nước thành viên Liên Minh Châu Âu (EU) sẽ không mấy sáng sủa do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có thể làm giảm các nguồn đầu tư. Tại Châu á, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là Nhật Bản bị suy giảm mạnh nhất trong hơn 60 năm qua, và theo dự đoán của các nhà phân tích thì sự phục hồi của nền kinh tế nước này như thời kỳ trước cuộc khủng hoảng hiện nay không thể diễn ra trước năm 2011.Trước tình thế đó Nhật Bản đã có những chính sách tiền tệ để khắc phục đó là: Ngân hàng trung ương tiếp tục nới lỏng tiền tệ là tăng cường cho vay các ngân hàng nhằm mục đích chống lại nguy cơ giảm phát nền kinh tế. Tuy nhiên tại Nhật Bản, do nguy cơ giảm phát đang cận kề trong khi kinh tế vẫn đang phục hồi một cách khiêm tốn, chính phủ vẫn cần phải kích thích nền kinh tế hơn nữa bằng cách tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính. Nhật Bản cũng phải dựa vào các chính sách tiền tệ là chính bởi với khoản nợ công khổng lồ cao nhất trong các nước phát triển phủ.Ngân hàng trung ương Nhật đã quyết định tăng gấp đôi một chương trình cho vay cho các ngân hàng lên đến 20 nghìn tỷ yên (222 tỷ USD). Trong đó các quan chức ngân hàng trung ương nhật tất cả đều thống nhất giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1%.Đất nước này đã tiến hành chính sách lãi suất 0% từ năm 2001 đến 2006,sau đó tăng dần lên đạt 0,5% vào đầu năm 2007.Vào cuối năm 2008, ngân hàng lại bắt đầu cắt giảm lãi suất do kinh tế Nhật phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh mảng kinh tế của các nước trên thế giới thì trung quốc là một trong những điểm sáng của nền kinh tế của thế giới trong thời kỳ khủng hoảng.Năm 2009,GDP tăng 8,7% và đạt 33.555 tỉ nhân dân tệ (4900 tỉ USD),trong đó xuất khẩu trong tháng 12 đã tăng trở lại sau 13 tháng giảm sút và Trung Quốc đã vượt qua CHLB Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, doanh thu bán lẻ thực tế năm 2009 tăng 16,9%- mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1986,đầu tư vào tài sản cố định tại khu vực thành thị tăng 30,5%,giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng mạnh.Theo dự đoán thì trong 6 tháng đầu năm 2010,dòng vốn vào trung quốc sẽ đạt khoảng 30 tỉ USD/tháng.trong năm 2010, tổng mức tín dụng trong năm dự kiến đạt 7.500 tỉ nhân dân tệ,giảm 22% so với năm trước,GDP sẽ tăng 9,5% và Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới trong năm 2010 này. 1.2. Kinh Tế Việt Nam Việt Nam được thế giới đánh giá là một nền kinh tế trẻ, có nhiều tiềm năng và triển vọng về cơ hội đầu tự do. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng đột biến.Năm 2007 đã thu hút được 20 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%. Tuy nhiên năm 2008 kinh tế việt nam gặp nhiều biến động và gặp rất nhiều khó khăn trên mọi phương diện. Tháng 3 năm 2008, chính sách kinh tế được chi bởi các mục tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm năm sớm,vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình ngay trong 2008.Trong năm 2008 tín dụng tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%,nhập siêu vượt quá mức an toàn,thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục,bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ… Sang năm 2009 triển vọng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn hơn năm 2008,các khó khăn kinh tế sẽ chuyễn thành các vấn nạn xã hội, vấn đề duy trì việc làm,thu nhập cho người lao động sẽ trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng nhìn tổng thể,nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.Năm 2009 nền kinh tế của nước ta có hai bước ngoặt về sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để thích nghi cụ thể,trong đó: Chính phủ chủ yếu sử dụng hai nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để điều tiết vĩ mô,đặc biệt chúnh sách hỗ trợ lãi suất mang tính đặc thù của nền kinh tế nước ta. * Thành công của gói kích cầu Nếu căn cứ vào mục tiêu kinh tế - xó hội năm 2009 là ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xó hội, thỡ kết quả của cỏc giải phỏp thực hiện từ tháng 12-2008 đến nay là cơ bản đạt được, thể hiện các mặt sau đây: Thứ nhất, đà suy giảm tốc độ tăng GDP đó dừng lại từ quý I-2009 nhờ các biện pháp "ứng cứu" kịp thời, đối tượng và tương đối đồng bộ trong hầu hết các lĩnh vực như an sinh xã hội, kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tín dụng để duy trì sản xuất, kinh doanh, tăng đầu tư nhà nước về hạ tầng kỹ thuật và xã hội... Thứ hai, tuy cũn nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX và làng nghề tiểu thủ cụng nghiệp cũn nhiều khú khăn, nhưng nhỡn chung cỏc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều duy trỡ được sản xuất, cá biệt cũn tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2008 nhờ nhận được nguồn vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ lói suất. Hoàn toàn khụng xảy ra tỡnh trạng hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa hay phá sản như đó cảnh bỏo hồi đầu năm 2009. Sức mua của thị trường vẫn tăng trưởng khá (tăng hơn 10%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá). Thứ ba, khụng xảy ra tỡnh trạng tăng số người thất nghiệp ở đô thị. Thậm chí hiện nay đang thiếu lao động trong các khu công nghiệp, các ngành may mặc, da giày, xây dựng... Sức cầu lao động và tiền lương đang có xu hướng tăng. Thứ tư, xuất khẩu là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tỡnh hỡnh xuất khẩu cả năm vẫn đạt được kết quả tương đối khá hơn tỡnh hỡnh chung của thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ, nhưng vẫn khá hơn so với nhiều nước (giảm từ 20-30%). Nhập siêu giảm cũn ở mức 11 tỷ USD, chiếm 16,5% kim ngạch xuất khẩu (năm 2008 con số tương ứng là 18 tỷ USD và 28,8%). Thứ năm, tỡnh hỡnh kinh tế vĩ mụ được ổn định hơn. Lạm phát được kiểm soát dưới 7% so với tháng 12-2008; hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng ổn định hơn. Lói suất và tỷ giỏ hối đoái được điều chỉnh tương đối linh hoạt, phù hợp tỡnh hỡnh thị trường; hệ số an toàn của các ngân hàng thương mại được nâng lên; chưa có dấu hiệu tăng nợ xấu... Thứ sáu, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ vừa tập trung, vừa linh hoạt nên có tác dụng làm tăng hiệu quả của các chính sách vĩ mô; củng cố niềm tin cho doanh nghiệp; tác dụng tích cực đến tâm lý nhân dân, góp phần ổn định đời sống chính trị, xó hội. a) Ưu Điểm của gói kích cầu: Gói kích cầu của chính phủ đã góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; Các cân đối thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế…được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất, tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững. Với việc áp dụng hỗ trợ lãi suất ở mức 4% năm, đã giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện các chính sách miễn giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng. Theo thống kê thì có 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng ưu đãi về chính sách thuế, trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp,47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế GTGT…Bên cạnh đó cũng thực hiện được chính sách an sinh xã hội, nhất là hướng vào công tác xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai…góp phần bảo đảm đời sống nhân dân. b) Nhược điểm của gói kích cầu: Khi gói kích cầu đem lại hiệu quả cho nền kinh tế thì bên cạnh đó, gói kích cầu còn có nhiều hạn chế nhất định. Trong việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực thi chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng có tác động làm tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức khá cao...trong khi thực hiện gói kích cầu vẫn còn bị phân tán, manh mún, và không đến được từng người dân,tầng lớp nghèo, yếu thế ở khu vực nông thôn, lao động thất nghiệp. Việc hỗ trợ lãi suất gây bất bình đẳng trong cạnh tranh vì chỉ có 20% doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất, làm méo thị trường tiền tệ. Tuy nhiên đánh giá khách quan thì hiệu quả của gói kích cầu vẫn còn thấp và chưa đạt hiệu quả cao, vì một số sử dụng vốn hỗ trợ sử dụng sai mục đích,có những khoản chảy vào bất động sản hoặc chứng khoán. Nhưng theo đánh giá thì gói kích cầu kinh tế lần này về hiệu quả kích cầu là thấp. 1.3 Lý Do Chọn Đề Tài Trong xu thế phát triển chung của ngành, Ngân hàng NNo&PTNT Chi Nhánh Huyện Hương khê cũng đang nỗ lực tăng cường hiệu quả huy động vốn thông qua việc huy động tiền gửi.Trong quá trình thực tập tại chi nhánh, em mạnh dạn chon đề tài “Giải Pháp Nâng cao huy động vốn Tại Ngân hàng NNo&PTNT Huyện Hương Khê” làm chuyên đề thực tập . Mục Đích Của khoá Luận: Trên cơ sở lý luận và xuất phát từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng huy động vốn tại chi nhánh, chuyên đề sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đối Tượng Của phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề ttập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến các hình thức huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn thông qua việc mở rộng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng NNo&PTNT Chi Nhánh Huyện Hương Khê. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động huy động vốn trong thời gian 2007-2009 tại Ngân hàng NNo&PTNT Huyện Hương Khê. Phương pháp Nghiên cứu: Chuyên đề có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh…để đánh giá và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến việc huy động vốn tại ngân hàng. CHƯƠNG II: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại . 1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế . Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trải qua hàng trăm năm , đến nay hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở thành một yếu tố không thể thiếu gắn liền với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới . Ngân hàng là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá , một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Với vai trò đó, ngân hàng không thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, mỗi nước đều xây dựng những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Mỗi nước khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau. Thông thường, người ta phải dựa vào tính chất và mục đích, đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính. Trong điều 1 Luật ngân hàng của Pháp ( ngày 13/06/ 1941 ) có ghi : “ Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ , trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán ”. Theo pháp lệnh ngân hàng , hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 24/05/1990 ( điều 1 , khoản 1 ) của Việt Nam : “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay , thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán ”. NHTM ra đời do yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế: cơ sở nền sản xuất và lưu thông hàng hoá, và nền kinh tế ngày càng phát triển càng cần đến hoạt động của các NHTM. Thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình nhất là chức năng trung gian tín dụng NHTM đã trở thành một bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự đóng góp này thể hiện như sau: Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với hoạt động đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế (vốn tạm thời nhàn rỗi được giải phóng từ quá trình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm của dân cư...) thông qua nghiệp vụ tín dụng , ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Chính nhờ hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM nếu có hiệu quả sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông. Hơn nữa, bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dắt dẫn các luồng tiền, tập hợp, phân chia vốn của thị trường điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô đúng theo phương châm “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”. 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà , cung cấp vốn cho nền kinh tế . Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay,hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh , đa dạng và phong phú hơn song ngân hà
Luận văn liên quan