Đầu tưphát triển vừa là nhiệm vụchiến lược, vừa là giải pháp chủyếu nhằm
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ2001 - 2005
của nước ta. Một cách tổng quát, đầu tưlà sựsửdụng nguồn lực hiện có nhằm
mang lại cho nhà đầu tưnhững kết quảnhất định trong tương lai. Nhìn trên góc độ
toàn nền kinh tếthì không phải tất cảhành động trên không chỉmang lại lợi ích tài
chính mà còn mang lại lợi ích kinh tế- xã hội. Đầu tưphát triển là quá trình sửdụng
vốn đầu tư đểtái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng cơsởvật chất kỹthuật
kinh tế- xã hội.
Dưới góc độtiêu dùng, đầu tư được hiểu là hình thức hạn chếtiêu dùng hiện
tại đểthu được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Dưới góc độtài chính,
đầu tưlà các hoạt động chi tiêu của chủ đầu tư đểthu lợi nhuận trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Quận 9 cùng nhà nước đã ban hành nhiều cơchế,
chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước. Nhờvậy, kinh tế- xã hội của nhân dân Quận 9 đã có chuyển
biến đáng kể, tạo ra tiền đềcần thiết và quan trọng trong thời kỳphát triển mới, đẩy
nhanh tốc độtăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sửdụng và huy động vốn là một lĩnh vực phức
tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác liên quan; đặc
biệt phải xửlý đa dạng các mối quan hệdân sự, quan hệhành chính và nhiều mối
quan hệkhác mà đáng lẽphải được điều tiết bằng các Luật và văn bản pháp luật,
văn bản pháp qui một cách đồng bộ, nhất quán và thống nhất.
Bên cạnh đó, Quận 9 là một quận đô thịmới chắc chắn sẽcó vô vàn khó khăn
nhưcơsởhạtầng chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, nguồn
lực lao động trình độthấp, công nghệsản xuất còn lạc hậu Do đó, nhu cầu vốn
đầu tưphát triển hiện nay là rất lớn.
89 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ----------- 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư -------------------------------------------------------------------- 4
1.1.2. Phân loại đầu tư---------------------------------------------------------------------- 6
1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp ----------------------------------------------------------- 6
1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp ----------------------------------------------------------- 7
1.1.2.3. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư -------------------------------------- 8
1.1.2.4. Theo ngành đầu tư--------------------------------------------------------- 9
1.1.2.5 Theo tính chất đầu tư ---------------------------------------------------- 10
1.1.3. Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của một quốc gia các vùng
kinh tế------------------------------------------------------------------------- 10
1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ----------- 12
1.2.1. Nguồn vốn trong nước -------------------------------------------------------- 12
1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài -------------------------------------------------------- 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư ----------------------------- 16
1.2.3.1. Tác động của lãi suất đến nguồn vốn đầu tư ------------------------ 16
1.2.3.2. Tác động của lạm phát đến đầu tư ------------------------------------ 20
1.2.3.3. Các cải cách tài chính và cải cách thị trường vốn------------------ 21
1.2.3.4. Môi trường đầu tư ------------------------------------------------------- 22
1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ----------------------------------------------------------------------------- 22
1.3.1. Khuynh hướng huy động vốn của các quốc gia trên thế giới ------------ 23
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn -- 25
Kết luận chương I ------------------------------------------------------------------------ 29
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO
TẠI QUẬN 9 –TP. HỒ CHÍ MINH giai đoạn 1999-2003
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KT-XH QUẬN 9
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên-------------------------------------------------------------- 30
2.1.1.1. Tình hình sử dụng đất ------------------------------------------------- 30
2.1.1.2. Tình hình đô thị hoá--------------------------------------------------- 32
2.1.2. Tình hình dân số và nguồn nhân lực----------------------------------------- 32
2.1.2.1. Dân số------------------------------------------------------------------- 32
2.1.2.2. Nguồn nhân lực -------------------------------------------------------- 34
2.1.3. Thực trạng và tiềm năng về phát triển một số ngành nghề kinh tế
chủ chốt ------------------------------------------------------------------------ 35
2.1.3.1. Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp -------- 35
2.1.3.2. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ----------------- 36
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển
kinh tế -------------------------------------------------------------------------- 37
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUẬN 9 --------- 39
2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư --------------------------------------------- 39
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn --------------------------------------------------------- 42
2.2.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế----------------------------------------------- 42
2.2.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội ----------------------------------------------- 43
2.2.3. Lĩnh vực và hướng sử dụng vốn đầu tư ------------------------------------- 44
2.2.3.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp-------------------------------- 44
2.2.3.2. Thương mại dịch vụ --------------------------------------------------- 45
2.2.3.3. Nông nghiệp------------------------------------------------------------ 45
2.2.3.4. Xây dựng cơ bản------------------------------------------------------- 45
2.2.4. Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư------------------ 46
2.2.4.1. Tồn tại trong quá trình thu hút vốn đầu tư------------------------- 46
a. Tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành ----------------------- 46
b. Tồn tại trong thủ tục hành chánh ------------------------------------ 48
c. Vốn thu hút chưa đa dạng--------------------------------------------- 49
d. Chưa hình thành khu sản xuất công nghiệp ------------------------ 49
e. Tồn tại trong cơ chế kiểm tra và giám sát tài chánh đối với
hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh
đóng trên địa bàn-------------------------------------------------------- 50
f. Tồn tại trong đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý --------- 50
2.2.4.2. Tồn tại trong quá trình sử dụng vốn đầu tư------------------------ 51
Kết luận chương II ----------------------------------------------------------------------- 53
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI QUẬN 9 –TP. HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2004-2010
3.1. Định hướng huy động vốn vào Quận 9 giai đoạn 2005-2010 theo chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 9
lần thứ III ---------------------------------------------------------------------------- 54
3.2. Giải pháp chung hỗ trợ cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả- 55
3.2.1. Giải pháp đổi mới chính sách thuế nhằm tạo ra nguồn vốn cho
NSNN ------------------------------------------------------------------------ 56
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế --------------------------------------- 56
3.2.1.2. Hoàn thiện việc tổ chức và quản lý thu thuế-----------------------------58
3.2.2. Giải pháp tạo nguồn thu khác ngoài thuế -------------------------------- 59
3.2.3. Tiết kiệm các khoản chi -------------------------------------------------------------60
3.2.4. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tư từ hệ thống
ngân hàng----------------------------------------------------------------------- 61
3.2.5. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài ---------------------------------------------------------------------------- 67
3.2.6. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán------------- 69
3.3. Các giải pháp đặc thù hỗ trợ huy động vốn cho phát triển kinh tế
của Quận 9---------------------------------------------------------------------------- 72
3.3.1. Hoàn thành dự án khu sản xuất vật liệu xây dựng Long Sơn và xây
dựng dự án khu công nghiệp Phú Hữu------------------------------------ 71
3.3.2. Phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp trong Quận và UBND ------ 74
3.3.3. Áp dụng rộng rãi mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm----------- 74
3.3.4. Thu hút sự tham gia của Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố về cơ
sở hạ tầng----------------------------------------------------------------------- 75
3.3.5. Đề nghị Thành phố phát hành trái phiếu có kỳ hạn -------------------------75
3.4. Các giải pháp đặc thù hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả cho đầ u tư phát
triển kinh tế của Quận 9 ---------------------------------------------------------- 76
3.4.1. Hạn chế tình trạng đầu tư phân tán, manh mún---------------------------- 76
3.4.2. Hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tư hạ tầng ------------------ 76
3.5. Các giải pháp khác hỗ trợ huy động và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế
của Quận 9---------------------------------------------------------------------------- 76
3.5.1. Hỗ trợ công tác di dời của các cơ sở theo yêu cầu quy hoạch của
Quận ----------------------------------------------------------------------------- 77
3.5.2. Hỗ trợ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng --------------------------- 78
3.5.3. Đào tạo giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và người lao động
trên địa bàn --------------------------------------------------------------------- 79
3.5.4. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc tại
Quận----------------------------------------------------------------------------- 80
Kết luận chương III---------------------------------------------------------------------- 81
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 82
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ chiến lược, vừa là giải pháp chủ yếu nhằm
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2001 - 2005
của nước ta. Một cách tổng quát, đầu tư là sự sử dụng nguồn lực hiện có nhằm
mang lại cho nhà đầu tư những kết quả nhất định trong tương lai. Nhìn trên góc độ
toàn nền kinh tế thì không phải tất cả hành động trên không chỉ mang lại lợi ích tài
chính mà còn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Đầu tư phát triển là quá trình sử dụng
vốn đầu tư để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật
kinh tế - xã hội.
Dưới góc độ tiêu dùng, đầu tư được hiểu là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện
tại để thu được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Dưới góc độ tài chính,
đầu tư là các hoạt động chi tiêu của chủ đầu tư để thu lợi nhuận trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Quận 9 cùng nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của nhân dân Quận 9 đã có chuyển
biến đáng kể, tạo ra tiền đề cần thiết và quan trọng trong thời kỳ phát triển mới, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng và huy động vốn là một lĩnh vực phức
tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác liên quan; đặc
biệt phải xử lý đa dạng các mối quan hệ dân sự, quan hệ hành chính và nhiều mối
quan hệ khác mà đáng lẽ phải được điều tiết bằng các Luật và văn bản pháp luật,
văn bản pháp qui một cách đồng bộ, nhất quán và thống nhất.
Bên cạnh đó, Quận 9 là một quận đô thị mới chắc chắn sẽ có vô vàn khó khăn
như cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, nguồn
lực lao động trình độ thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu…Do đó, nhu cầu vốn
đầu tư phát triển hiện nay là rất lớn.
Hiện nay, công tác quản lý, sử dụng và huy động vốn tại Quận 9 còn nhiều vấn
đề bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan và đang trong quá trình điều chỉnh
và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế khách quan.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm
huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9
– TP. Hồ Chí Minh”.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề cơ bản mà đề tài quan tâm muốn giải quyết nghiên cứu những tồn tại
và nguyên nhân trong quá trình huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của
Quận 9, từ đó đề ra các giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả theo một lộ
trình từ nay đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển kinh
tế của Quận 9 trong giai đoạn từ năm 1999-2003 để trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế của Quận 9.
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện
chứng. Dựa vào phương pháp này, quá trình thu hút và sử dụng vốn cho đầu tư phát
triển của Quận 9 là một quá trình luôn biến động và chịu tác động bởi rất nhiều
nhân tố, do đó phải tác động thường xuyên đến môi trường đầu tư, tạo nên những
lực đẩy cần thiết cho việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư.
Một số các nguyên tắc và phương pháp sau đây cũng được quán triệt và vận
dụng: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc thống nhất giữa lịch
sử và logic, nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp diễn dịch – quy
nạp, phương pháp hệ thống…
IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Trong các mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản, xét về phương diện tiêu dùng thì
đầu tư là bộ phận hợp thành lớn thứ hai sau nhu cầu. Khái niệm đầu tư theo nghĩa
rộng bao hàm hai phạm trù phân biệt:
• Một mặt đầu tư liên quan đến việc mua sắm tài sản tài chính như: cổ phiếu,
trái phiếu và các loại chứng khoán khác, đó là loại đầu tư tài chính. Các tài
sản tài chính có thể có được từ các đợt phát hành mới hay được mua lại trên
thị trường tài chính.
• Mặt khác, đầu tư nhằm vào việc mua sắm các tài sản vật chất, hay còn gọi là
hàng hoá vốn như máy móc thiết bị những thứ mà bản thân là hàng hoá vốn
này có thể là đồ đã dùng được mua lại.
Việc mua sắm các tài sản tài chính được xem như một việc đầu tư, bởi người
mua hy vọng chúng sẽ đem lại nguồn thu nhập trong tương lai (chẳng hạn như cổ
tức cổ phiếu hay lãi của trái phiếu…). Tuy nhiên, ở đây không xuất hiện sự gia tăng
nguồn vốn mới cho nền kinh tế, bởi vì việc mua bán một sản phẩm tài chính sẽ là sự
đầu tư đối với người mua nó, nhưng lại là sự giảm đầu tư đối với người bán. Hay
nói cách khác, về phương diện kinh tế vĩ mô, các khoản đầu tư và giảm đầu tư về tài
sản tài chính bù trừ cho nhau.
Như vậy, chỉ có sự tạo ra các hàng hoá đầu tư vật chất (máy móc, thiết bị, nhà
xưởng…) sẽ không dẫn đến hiện trạng bù trừ, và hình thức đầu tư loại này mới thực
sự đem lại nguồn vốn cho nền kinh tế. Chính việc tạo ra hàng hoá đầu tư vật chất
mới này sẽ tạo thêm việc làm mới kéo theo các sản xuất bổ sung khác, trong khi tài
sản tài chính trên thị trường thứ cấp không ảnh hưởng trực tiếp với hai quá trình đó.
Và cũng chính vì điều đó mà loại đầu tư này được xem là đầu tư có tính chất phát
triển, gọi tắt là đầu tư phát triển.
Tổng giá trị các hàng hoá đầu tư mới được sản xuất trong nền kinh tế ở thời kỳ
nhất định tạo nên tổng lượng đầu tư. Nhưng vì các hàng hoá vốn này được sử dụng
và phần nào bị hao mòn trong năm đó để phục vụ sản xuất, nên một phần hàng hoá
đầu tư được dành cho đầu tư thay thế, phần còn lại tạo nên khoản bổ sung cho tổng
giá trị tư bản vật chất của nền kinh tế và được gọi là đầu tư ròng.
Như vậy, để cho nền kinh tế có thêm được nguồn đầu tư mới, là điều kiện cần
có là làm sao cho các doanh gia và những người đầu tư hy vọng rằng họ sẽ nhận
được một khoản lợi nhuận từ việc đầu vào hàng hoá mới cao hơn khoản lãi do mua
tài sản tài chính trên thị trường. Theo quan điểm của kinh tế học thì tổng thu nhập
của nền kinh tế (Y) tức là tổng sản phẩm quốc dân GNP thường được biểu hiện ở
mô hình đơn giản:
Y = C + S (1)
Trong đó: C: tiêu dùng, S: tiết kiệm. Tuy nhiên, kinh tế học luôn giả định rằng
phần không sử dụng mục đích tiêu dùng - phần tiết kiệm (S) – là phần tài sản được
tích luỹ cho mục đích đầu tư. Do vậy:
Y = C + I (2)
từ (1) và (2), suy ra: S = I
Từ đó, có thể thấy được mục đích của tiết kiệm hay tích luỹ vốn là để đầu tư.
Hay nói cách khác, đầu tư là từ bỏ tiêu dùng hiện tại để đổi lấy sản lượng cao hơn
và như vậy gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
Qua phân tích trên cho thấy:
• Đầu tư theo nghĩa rộng được hiểu là bao hàm đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp. Chỉ có đầu tư trực tiếp ròng tức là đầu tư tạo ra hàng hoá vốn mới
làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế xét về tổng thể.
• Để cho nền kinh tế có thêm được nguồn vốn, điều quan trọng và mang tính
quyết định là làm sao cho những người có ý định đầu tư tin tưởng rằng họ
sẽ nhận được khoản hiệu quả (kinh tế - chính trị - xã hội) do đầu tư vào
hàng hoá vốn đem lại cao hơn việc bỏ vốn đầu tư vào các hoạt động khác.
• Hoạt động vốn đầu tư luôn gắn liền với rủi ro như: rủi ro kinh doanh, rủi ro
tài chính.
Từ đó, chúng ta có thể dẫn đến khái niệm đầu tư:
• Theo quan điểm của doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh,
trên cơ sở chấp nhận rủi ro nhất định, để thu được số lợi nhuận lớn hơn số
vốn đã bỏ ra.
• Theo quan điểm của xã hội: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, chấp
nhận rủi ro nhất định nhằm thu được hiệu quả nhất định vì mục tiêu phát
triển quốc gia.
1.1.2. Phân loại đầu tư
1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ
thể. Người đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp Nhà
nước hoặc cũng có thể là tư nhân hoặc tập thể thông qua các công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn…
Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài thì phải tuân theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật này, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt
Nam có thể tiến hành theo bốn hình thức:
a) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đặc điểm của hình
thức này là không tạo ra pháp nhân mới, mà sử dụng pháp nhân của bên Việt Nam.
Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên và
quan hệ giữa hai bên (Việt Nam và nước ngoài) do hai bên thỏa thuận và được ghi
rõ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
b) Xí nghiệp hoặc công ty liên doanh (dưới đây gọi chung là công ty liên doanh có
tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam). Hình thức này do hai bên cùng góp
vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ mọi rủi ro. Tỉ lệ phân
chia lợi nhuận, rủi ro lấy theo tỉ lệ góp vốn.
c) Công ty 100% vốn nước ngoài cũng có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt
Nam. Công ty tự mình quản lý, chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước quản lý
đầu tư nước ngoài, được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi
trong Giấy phép đầu tư.
d) Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Đây là hình thức nhà đầu tư ký
hợp đồng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ
tầng. Hợp đồng này được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài hoặc bằng vốn nước
ngoài công với vốn của Chính phủ Việt Nam (hoặc của tổ chức, cá nhân Việt Nam).
Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một
thời gian đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ giao công
trình cho Nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.
Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn trong nước thì phải tuân theo Luật khuyến khích
đầu tư trong nước.
1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không cùng
một chủ thể. Hay nói khác hơn, người đầu tư này hoàn toàn không can dự vào quá
trình quản lý doanh nghiệp mà họ đã bỏ vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp thông thường
dưới hình thức tín dụng ngân hàng hay chứng khoán.
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là rất khắng khích, luôn
đi kèm với nhau trong mọi tiến trình đầu tư. Mối quan hệ này thể hiện trên hai
phương diện:
- Tác động hỗ trợ để tạo nên sự phát triển đồng đều: Đầu tư trực tiếp mở rộng
là tiền đề quan trọng để phát triển đầu tư gián tiếp. Thật vậy, sự khuyếch trương ở
mức độ sâu rộng của hình thái đầu tư trực tiếp tất yếu kéo theo nhu cầu vay mượn
vốn thông qua tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu hay bổ sung vốn bằng cổ
phiếu để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc
thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu hay thành lập mới các doanh nghiệp. Mặt khác, sẵn
sàn ở qui mô lớn các phương tiện đầu tư gián tiếp sẽ tạo điều kiện dễ dàng thực hóa
đầu tư trực tiếp dưới sự hỗ trợ của vốn tín dụng ngân hàng, hay của người bảo lãnh
phát hành chứng khoán trên thị trường vốn, ý đồ tham nhập trực tiếp của người đầu
tư ra thị trường nước ngòai sẽ được mau lẹ và thuận tiện hơn.
- Khả năng chuyển hóa lẫn nhau: không chỉ tác động hỗ tương một cách độc
lập, mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp còn thể hiện ở sự chuyển
hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa này phụ thuộc vào ý đồ, cũng như những cân nhắc về
mặt lợi ích và hậu