Ngành Xây dựng hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả sản xuất xi măng, vật liệu chịu lửa); quản lý nhà và công trình đô thị. Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Hầu hết các chức danh ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân đều có trong ngành xây dựng.
Điều kiện lao động của công nhân trong ngành này có tính đặc thù cao. Người lao động phải thường xuyên lưu động trên phạm vi rộng, trong quá trình làm việc cũng luôn phải di chuyển theo chu vi và chiều cao của công trình dẫn đến điều kiện lao động luôn thay đổi. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị phải thực hiện cơ chế đấu thầu, tự khai thác nguồn công việc; địa bàn thi công trải rộng trên toàn quốc nên điều kiện lao động càng phức tạp hơn. Với tính đa dạng của ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông, vận chuyển.), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp. Nhiều công việc công nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm.). Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoài trời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốc bão.), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn.
45 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN LAO ĐỘNG
CHUYÊN ĐỀ: CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT.
I.TỔNG QUAN:
Ngành Xây dựng hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả sản xuất xi măng, vật liệu chịu lửa); quản lý nhà và công trình đô thị. Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Hầu hết các chức danh ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân đều có trong ngành xây dựng.
Điều kiện lao động của công nhân trong ngành này có tính đặc thù cao. Người lao động phải thường xuyên lưu động trên phạm vi rộng, trong quá trình làm việc cũng luôn phải di chuyển theo chu vi và chiều cao của công trình dẫn đến điều kiện lao động luôn thay đổi. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị phải thực hiện cơ chế đấu thầu, tự khai thác nguồn công việc; địa bàn thi công trải rộng trên toàn quốc nên điều kiện lao động càng phức tạp hơn. Với tính đa dạng của ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông, vận chuyển...), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp. Nhiều công việc công nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm...). Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoài trời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốc bão...), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn...
Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn với sức khỏe của người lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững.
II/VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ TƯ THẾ LAO ĐỘNG.
Mệt mỏi trong lao động:
1.1. Khái niệm mệt mỏi trong lao động:
Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau một thời gian lao động nhất định
Mệt mỏi trong lao động thể hiện ở chỗ:
+ Năng suất lao động giảm
+Số lượng phế phẫm tăng lên
+Dễ xảy ra tai nạn lao động
Khi mệt mỏi, người lao động có cảm giác khó chịu, buồn chán công việc. Nếu được nghĩ ngơi, cảm giác đó mất dần, khả năng lao động được phục hồi.
Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiện tượng sinh lí bình thường mà chuyển sang tình trạng bệnh lí do sự tích chứa mệt mỏi làm rối loạn hệ thần kinh và làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
1.2 Các vụ tai nạn có liên quan:
Tai nạn lao động chết người ngày càng tăng
Công nhân trong các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu hầu hết là nữ. Đa số họ đang bị vắt kiệt sức, nhiều người lâm vào cảnh bệnh tật…
Công nhân làm việc trong xí nghiệp chế biến thủy sản
Suốt ngày đêm đứng lột tôm
Hai chị em ruột Nguyễn Thúy Kiều, 32 tuổi và Nguyễn Thị Ánh Xuân, 22 tuổi, ở xã An Mỹ (Kế Sách, Sóc Trăng), làm việc tại Cty TNHH Chế biến Thủy sản út Xi ở xã Tài Văn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng).
Nguyễn Thúy Kiều kể: “Sáng sớm, em vô ca đến 5 giờ chiều mới về nhà trọ, nấu cơm ăn, đi ngủ. Trong xí nghiệp phải đứng suốt, hễ nghe “bạch” là có người xỉu”.
Lương được trả theo sản phẩm - Nguyễn Thị Ánh Xuân nhớ lại: “Lúc mới vô làm thử việc lột tôm bị nước ăn lở tay chân, tiền lương chỉ đủ cơm hàng ngày. Hiện nay, em làm khâu nhúng bột, đỡ cực hơn, lương gần 2 triệu đồng”.
Chết người do choáng khi làm việc nhiều giờ ở ngoài trời nắng.
Khoảng 17 giờ, ngày 22-11, trong khi đang di chuyển trên công trường xây dựng một nhà dân ở đường số 2, khu cư xá Đô Thành (quận 3 – TPHCM), anh N.D.L (19 tuổi) đã bị trượt chân ngã vào hố thang máy. Tai nạn lao động (TNLĐ) này khiến anh L. chết ngay sau đó. Nguyên nhân ban đầu được xác định, hố thang máy đã không được che chắn,thêm vào đó anh N.D.L vừa bị choáng do say nắng
Chiều 11.9, tại công trình DA cải tạo đường ống cấp nước trên đường Huỳnh Tấn Phát, P.Bình Thuận, Q.7, TPHCM, đã phát hiện 2 người bị chết trong đường ống cấp nước có đường kính 600mm.
Hiện, các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế của PV cho thấy, các nạn nhân làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động.
Một số người dân sinh sống trên đường Huỳnh Tấn Phát (nơi vị trí xảy ra vụ tai nạn) chứng kiến vụ việc cho biết, khoảng 4 công nhân (Cty công trình giao thông công chính) chui vào ống nước làm việc trong điều kiện không có bình dưỡng khí, không có quần áo bảo hộ.
Một số công nhân bị thương được đưa ra khỏi đường ống
Cũng không được trang bị quần áo bảo hộ, bình oxy.
1.3 Nguyên nhân xảy ra tai nạn:
+ Lao động nặng nhọc và kéo dài, giữa các ca làm việc không có sự nghĩ ngơi hợp lí
+ Những công việc đơn điệu, kích thích đều gây buồn chán
+ Thời gian làm việc quá dài
+ Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung động lớn, thiếu hoăc thừa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không hợp lí…
+ Làm việc ở tư thế gò bó: đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần
+ Ăn uống không đảm bảo chất lượng về dinh dưỡng, sinh tố, các chất cần thiết
+ Những người mới tập lao động hoặc chưa thành thạo
+ Bố trí công việc quá khả năng sức khỏe hoặc làm công việc gắng sức quá nhiều
+ Do căng thẳng quá mức của các cơ quan như thị giác, thính giác
+ Tổ chức công việc không khoa học
+ Những nguyên nhân về gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tình cảm, tư tuởng người lao động
1.4. Biện pháp đề phòng mệt mỏi trong lao động:
- Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất: đây là biện pháp năng cao năng suất lao động mà còn có tác dụng ngưằ mệt mỏi trong lao động
- Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền, sắp xếp ca kíp làm việc hợp lí để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và náy, con người và môi trường lao động
- Cái thiện môi trường lao động nhằm loại bỏ các yếu tố độc hại
- Bố trí giờ giấc lao động và nghĩ ngơi hợp lí, không kéo dài thời gian lao động các công việc nặng nhọc quá mức qui định, không tăng giờ làm thêm quá nhiều
- Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt lao động đồi hỏi thể lực cao
- Rèn luyện thể thao, nghí ngơi tích cực
- Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu nghề, lao động tự giác, tăng cường biện pháp động viên tình cảm, tâm lí nhằm laọi bỏ các yếu tố tiêu cực trong tư tuỡng, tâm lí
- Tổ chức tốt các khâu gia đình, xã hội, tạo lối sống lành mạnh, vui tươi để tái tạo sức lao động, ngăn ngừa mệt mỏi
2. Tư thế lao động bắt buộc:
Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động mà không ảnh hưởng đến sản xuất
Tư thế lao động bắt buộc là tư thế không thay đôỉ được trong quá trình lao động
2.1. Tác hại tư thế lao động đứng bắt buộc:
- Có thể làm vẹo cột sống, làm giản tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một bệnh nghề nghiệp khá phổ biến do tư thế lao động đứng suốt gây ra
- Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gopói bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh chân dạng chữ O hoặc chữ Z
- Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực trong khung chậu làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngáy có thể dẫn tới vô sinh hoặc hoặc chứng rối lọan kinh nguyệt
2.2. Tác hại tư thế lao động ngồi bắt buộc:
- Nếu ngồi lâu ở tư thế sẽ gây biến dạng cột sống
- Gây ra sự tăng áp lực trong khung chậu làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngáy có thể dẫn tới vô sinh hoặc hoặc chứng rối lọan kinh nguyệt
- Tư thế ngồi lâu bắt buộc còn tạo ra bón, hạ trĩ
=> So với tư thế đứng thì ít tác hại hơn
2.3. Các vụ tai nạn có liên quan:
Ngày 14/7, tại cao ốc trên phố Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) cũng xảy ra một vụ tai nạn làm một người thiệt mạng. Trong lúc thi công trên tầng 22, nam công nhân với tay ra ngoài lấy tấm kính vào lắp đặt, thì dây cáp treo mang vật liệu xây dựng bị đứt, khiến anh bị mất đà, ngã xuống đất, tử vong tại chỗ.
Ngày 25/3, tại tòa nhà 173 Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy), do bất cẩn và không có bảo hộ lao động, anh Trần Văn Kiên (trú tại Phổ Yên, Thái Nguyên) đã ngã từ tầng 4 xuống đất, chấn thương sọ não và tử vong.
Sáng 9-2, tại công trình ép cọc bê tông (lô R6, cư xá Văn Thánh Bắc, quận Bình Thạnh) đã xảy ra vụ TNLĐ vô cùng thương tâm làm chết anh M.V.H. (SN 1983) công nhân (CN) của Công ty TNHH Xây dựng và DV-TM Trung Trực. Anh H. được phân công điều chỉnh cọc ép và phát tín hiệu cho người vận hành máy ép. Khi đang ép đến đoạn cọc thứ 3 thì mọi người nghe tiếng kêu thất thanh của H. Anh bị chèn chết trong tư thế ngồi. Đầu nạn nhân bị kẹt trong khe hở giữa giàn khung cố định và ngoàm trượt của Ti-ben.
Làm việc ở độ cao 30m trên chiếc thang tre mỏng manh
và không có dây đeo an toàn! Ảnh Thái Băng
Công nhân đang làm “xiếc”, quên tính mạng
của chính mình Ảnh: HỒ VIỆT.
Khoảng 12h20 ngày 16/10, một vụ tai nạn lao động đã xảy ra tại cao ốc The EverRich. Theo một số công nhân tại hiện trường thì nạn nhân tên là Minh (SN 1970, quê quán Đồng Nai) kỹ sư khiêm đốc công của công trình. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, anh Minh đang làm việc ở tầng 28 của cao ốc. Đang làm việc trên tầng 28 của tòa cao ốc The EverRich (giao lộ đường Lê Đại Hành - Ba Tháng Hai, quận 11), bất ngờ anh Minh bị ngã, rơi xuống tầng 5 của tòa nhà và tử vong tại chỗ.
Hiện trường của vụ tai nạn
2.4 Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ 1. Về phía người sử dụng lao động- Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 138 vụ (chiếm 7,05% tổng số vụ);- Thiết bị không đảm bảo an toàn, nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 92 vụ (chiếm 4,70% tổng số vụ);- Không có thiết bị an toàn : 68 vụ (chiếm 3,47% tổng số vụ);- Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động: 109 vụ (chiếm 5,56% tổng số vụ);- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 64 vụ (chiếm 3,27% tổng số vụ);- Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay nghề hoặc chưa phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo): 77 vụ (chiếm 3,93% tổng số vụ);- Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động: 38 vụ (chiếm 1,94% tổng số vụ);- Những nguyên nhân khác (Do không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; vi phạm các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…) 337 vụ (chiếm 17,21% tổng số vụ).
2. Về phía người lao động - Có 656 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động (chiếm 33,50 % tổng số vụ). Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc nên không hiểu biết luật pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình…;- Có 85 vụ (chiếm 4,34% tổng số vụ) do không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng. - Có 148 vụ (chiếm 7,56% tổng số vụ) do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động. Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật kém… nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và những người làm việc xung quanh; Các trường hợp còn lại do các nguyên nhân khách quan khó tránh
3. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước- Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao động còn rất ít. Do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra;- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động còn phổ biến đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân; lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề;- Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm: 6 tháng đầu năm 2009 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ nhận được 35 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người của các địa phương, không có trường hợp nào bị đề nghị truy tố trách nhiệm hình. Việc xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời; - Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp để phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
2.5. Các biện pháp khắc phục:
Một vấn đề đặt ra trong công nghiệp là sự cố gắng của con người trong lao động. Xuất hiện 2 khả năng:
+ Một là: Khả năng làm việc con người có giới hạn nhất định => cố gắng quá mức =>mệt mỏi => giảm năng suất => Tai nạn lao động
+ Hai là: Làm việc dưới hạn, công việc đơn điệu => giảm năng suất lao động => gây tai nạn lao động.
Để giải quyết 2 vấn đề này cần nghiên cứu:
- Tính đơn điệu trong sản xuất
- Sự mệt mỏi
- Sức làm việc
- Các vấn đề tâm lý trong tai nạn lao động
I. Tính đơn điệu trong sản xuất
Tiến bộ khoa học kỹ thuật:
=> Nâng cao những yêu cầu đối với hoạt động tư duy => thúc đẩy năng lực trí tuệ và sức sáng tạo
=> Khơi sâu thêm sự phân hoá lao động => lao động được chuyên môn hoá thành những thao tác đơn giản.
Sự đơn điệu là 1 dấu hiệu của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sự đơn điệu => triệt tiêu sự sáng tạo và phát triển nhân cách.
=> tác động đến công nhân => tạo ra sự mệt mỏi trước thời gian.
Cơ chế tác động của tính đơn điệu:
Là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế)
Ảnh hưởng của tính đơn điệu đến người lao động
- Làm mất hướng thú đối với việc làm
- Gây tri giác nhầm về độ dài của thời gian
- Gây buồn ngủ
Mức độ cho phép của chia nhỏ lao động
Chia nhỏ lao động có ý nghĩa tích cực:
=> Rút ngắn thời gian sản xuất
=> Rút bớt các thao tác lao động => tạo ổn định của các hoạt động lao động
=> Người lao động nhanh chóng học được kỹ xảo => nâng cao năng suất.
Nhưng chia nhỏ các thao tác lao động hơn nữa => kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động.
Giới hạn của việc chia nhỏ quá trình lao động.
Các nhà khoa học lấy thời gian của thao tác lao động, kết hợp với số lượng, nội dung và tính chất của các thành phần cấu tạo nên thao tác,làm tiêu chuẩn cho mức độ đơn điệu:
+ Về thời gian:
- Thao tác ngắn hơn 30 s => những chuyển biến chức năng tâm sinh lý vượt hơn mức bình thường
- Thao tác = hoặc > 30 s => tạo sự thoả mãn.
=> Như vậy, thao tác dài 30 s là thời gian tới hạn.
+ Về thao tác:
=> Thao tác đủ tiêu chuẩn nhưng thực hiện những thao tác giống nhau => tạo ra đơn điệu
=> Một thao tác được chấp nhận là thao tác dùng đến nhiều cơ quan cảm giác khác nhau hay các thành phần khác nhau của cơ thể
=> Thao tác chuẩn nhất = 5 thành phần khác nhau.
Một số biện pháp tránh đơn điệu
- Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành thao tác phức tạp (các thành phần hợp nhất phải có sự khác biệt về những đặc điểm tâm sinh lý.
- Luân phiên công nhân làm các thao tác khác nhau trong 1 ca sản xuất.
- Thay đổi nhịp độ của băng chuyền (căn cứ vào nhịp độ làm việc trong 1 ngày làm việc)
- Đưa biện cácpháp nghỉ ngơi, sử dụng thể dục sản xuất.
- Sử dụng các tác động thẩm mỹ
- Tổ chức khen thưởng vật chất và tinh thần hợp lý.
2.Sự mệt mỏi:
- Là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động
- Là kết quả của sự cố gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi bình diện: Sinh hoá; sinh lý; tâm lý - mệt mỏi.
- Là kết quả sự tích luỹ và tác động của các yếu tố khác nhau như: cố gắng về thể chất, về trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường vật lý, cường độ, tần suất các vận động, sự đơn điệu, tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng không hợp lý.
Biểu hiện của mệt mỏi:
- Giảm khả năng lao động
- Giảm các chức năng tâm sinh lý
- Động cơ - xúc cảm đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện mệt mỏi
- Là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ cơ thể. Là 1 hiện tượng khách quan.
Phân biệt 2 khái niệm mệt mỏi và mệt nhọc
- Mệt mỏi:
+ Là khái niệm sinh lý học
+ Nó chỉ những biến đổi sinh lý trong cơ thể,do quá trình tiêu tốn năng lượng do hoạt động gây nên
- Mệt nhọc:
+ Khái niệm tâm lý học
+ Là sự thể nghiệm của mệt mỏi, 1 trạng thái tâm lý nẩy sinh đó
=> 2 khái niệm không đồng nhất,
- Mệt nhọc do mệt mỏi gây ra
- Có mệt mỏi nhiều nhưng mệt mệt nhọc ít hoặc ngược lại
Phân loại mệt mỏi:
+ Mệt mỏi chân tay (cơ bắp), là loại mệt mỏi do lao động gây ra
+ Mệt mỏi trí óc (mệt óc), là mệt mỏi do lao động trí óc tạo nên
+ Mệt mỏi cảm xúc, là mệt mỏi do hoàn cảnh "chờ đợi thụ động" tạo nên hoặc do những tình huống căng thẳng trong lao động.
=> trên thực tế người sự mệt mỏi của công nhân thường có dạng tổ hợp của cả 3 loại trên.
Nguyên nhân của mệt mỏi:
- Nhân tố cơ bản: Do tổ chức lao động không hợp lý
- Nhân tố bổ sung: Là nhân tố mà bản thân góp phần làm tăng mệt mỏi, và trong những điều kiện nhất định nó có thể gây ra mệt mỏi (điều kiện môi trường,hoàn cảnh, phương tiện lao động
- Nhân tố thúc đẩy: Là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dàng xảy ra (tính chất công việc, thời gian, các mối quan hệ liên nhân cách)
=> Biện pháp chính là tổ chức lao động hợp lý
3. Sức làm việc
- Khái niệm:
Sức làm việc nói lên khả năng làm việc dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi sớm.
Sức làm việc phụ thuộc:
+ Những nhân tố bên ngoài:
- Những yêu cầu của sản xuất đối với hoạt động lao động:
* Tầm quan trọng, mức độ trách nhiệm, tính chất của động tác, sự phức tạp, độ chính xác, cường độ...
- Những điều kiện của môi trường vật lý và xã hội
* bầu không khí tâm lý, các điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn, những điều kiện xh, thâm niên, tuổi tác...
+ Những nhân tố bên trong:
- Trạng thái thần kinh, cơ bắp, sự mệt mỏi
- Quy luật sức làm việc:
Trong 1 ngày làm việc, sức làm việc biến đổi theo quy luật sau:
a. Giai đoạn đi vào công việc (thời gian đầu ngày lao động)
- Là giai đoạn sức làm việc tăng và đạt mức tối đa
- Lúc mới bắt đầu, các chỉ số kinh tế - kỹ thuật thấp
- Có sự căng thẳng của các chức năng sinh lý
- Sự đi vào công việc phụ thuộc vào các nhân tố phụ ảnh hưởng tới con người trước lúc đi vào sản xuất.
b. Giai đoạn sức làm việc tối đa (sức làm việc ổn định)
- Sức làm việc ổn định
- Các chỉ số kinh tế - kỹ thuật tăng
- Giảm bớt sự căng thẳng thần kinh
c. Giai đoạn sức làm việc giảm sút (giai đoạn mệt mỏi phát triển)
- Các chỉ số KT-KT giảm = > năng suất giảm
- Căng thẳng thần kinh tăng
- Ở nửa sau ngày làm việc (sau ăn trưa), 3 giai đoạn trên được lặp lại.
- Trong một số trường hợp, ở cuối ngày lao động không hạ thấp sức làm việc (do cảm xúc khi nhìn thấy sự kết thúc công việc)
- Sức làm việc nửa ngày đầu cao hơn 30 - 40% nửa ngày sau.
- Sức làm việc cũng biến đổi trong tuần (giống 3 giai đoạn trên)
- Sức làm việc cũng biến đổi theo thời gian cả năm. Sức làm việc tối đa vào các tháng mùa đông, giảm vào các tháng mùa hè.
4. Các giờ giải lao
Nhằm giúp người công nhân giảm căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình lao động, nâng cao năng suất lao đông.
Trong 1 ca có những g