Chuyên đề Cải cách thị trường tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa, thực trạng tính chuyển đổi đồng tiền Việt Nam, vấn đề bay hơi thị trường tài chính

PHẦN 1: CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM PHẦN 3: VẤN ĐỀ BAY HƠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

pdf49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải cách thị trường tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa, thực trạng tính chuyển đổi đồng tiền Việt Nam, vấn đề bay hơi thị trường tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 6 CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ. THỰC TRẠNG TÍNH CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM. VẤN ĐỀ BAY HƠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THÀNH VIÊN 1. Thái Anh Tuấn 2. Hoàng Châu Tuấn 3. Trịnh Quốc Việt 4. Nguyễn Quang Minh 5. Trần Thị Thu Giang 6. Nguyễn Thị Thu Thuỷ 7. Du Lê Anh Thư 8. Nguyễn Quốc Thành 9. Đỗ Thị Phương Thảo 10. Phan Bửu Thọ 11. Nguyễn Tình Thương 12. Đào Thị Tuyết Lan 13. Ngô Quang Thạch 14. Huỳnh Minh Trí 15. Nguyễn Thanh Uy Vũ 16. Phạm Thị Hồng Tư 17. Thân Hữu Tài 18. Bùi Thanh Trung NỘI DUNG PHẦN 1: CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM PHẦN 3: VẤN ĐỀ BAY HƠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. Tự do hoá tài chính a. Khái niệm b. Quan điểm tự do hoá tài chính ở Việt Nam II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay III. Các mặt hạn chế trước yêu cầu tự do hóa tài chính ở Việt Nam IV. Giải pháp cải cách thị trường tài chính Việt Nam theo hướng tự do hoá PHẦN 1: CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ I. Tự do hóa tài chính Khái niệm:  Tự do hóa tài chính là cơ chế trong đó không có hoặc chỉ có sự can thiệp rất hạn chế của chính phủ vào các hoạt động tài chính như: phân phối vốn tín dụng, hình thành lãi suất, tỷ giá hối đoái và sự tham gia của các thể chế tài chính vào các thị trường.  Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là huỷ bỏ sự can thiệp của Nhà Nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, làm cho các hoạt động tài chính này được tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.  Quan điểm của Việt Nam: • Xoá bỏ kiểm soát tín dụng • Cải cách triệt để, toàn diện các Doanh Nghiệp Nhà Nước • Tự do hoá lãi suất • Tỷ giá linh hoạt theo thị trường • Tự do hoá các luồng vốn quốc tế • Tự do hoá các dịch vụ tài chính (Ngân Hàng, Bảo Hiểm, Chứng Khoán…) I. Tự do hóa tài chính:  Về việc thiết lập mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính – tiền tệ trên thế giới  IMF, WB (1992), ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998), AFTA, BTA (2000), WTO (2006)  Ban hành và bổ sung các điều khoản của luật DN, ĐTNN, Ngân hàng… II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Về cơ chế điều hành lãi suất Đã từng bước dỡ bỏ dần các ràng buộc và tự do hóa theo cơ chế thị trường • 1992 -1995 : Lãi suất trần (vay), Lãi suất sàn (huy động) • 1996 -7/2000 : Lãi suất trần (vay) • 8/2000 -5/2001 : Lãi suất cơ bản • 6/2002 –nay : Lãi suất thỏa thuận và hoàn toàn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu vốn tt và mức độ tín nhiệm trong quan hệ Tài Chính II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Về chính sách tiền tệ Chuyển cơ chế cung ứng tiền từ chỗ căn cứ lượng tiền mặt cơ bản sang phương pháp phân tích và điều chỉnh thông qua tổng phương tiện thanh toán trong lưu thông. Nhờ đó, tỷ lệ tiền mặt chiếm trong cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần từ trên 40% năm 1990 xuống còn trên dưới 20% như hiện nay. II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Thị trường nội tệ liên ngân hàng; thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thị trường đấu thầu Tín phiếu Kho bạc, nghiệp vụ thị trường mở cũng đã lần lượt ra đời, phát triển và trở thành những công cụ điều chỉnh gián tiếp phổ biến của chính sách tiền tệ, ngày càng đáp ứng theo yêu cầu của một NHTW. Tổ chức phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, một mặt để huy động vốn bằng ngoại tệ, mặt khác đưa sản phẩm tài chính của Việt Nam đi vào giao dịch quốc tế (Vinashin) II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Về điều hành tỷ giá • Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường. • NHNN công bố tỷ giá trên cơ sở tỷ giá bình quân chung trên Thị trường liên Ngân Hàng và kèm theo biên độ dao động cho phép (từ 0.25% trước kia, nay là 0.5%) II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Về tổ chức • Sự ra đời của pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về NH, HTXTD và Công ty tài chính (5/1990) dẫn đến việc hình thành hệ thống NH 2 cấp: NHTM thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ NH, NHNN thực hiện chức năng quản lý NN và chức năng NHTW • 01/04/2007: NH 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và cung cấp 1 số dịch vụ tại VN • Đã cơ cấu lại hệ thống NH theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng vốn điều lệ cho các NHTM CP, sáp nhập các NH… • Hiện nay hệ thống TC-NH khá đầy đủ về đối tượng và cơ cấu: 6 NH thuộc NN, 35 NHTMCP, 4 NHLD, 7 CTyTC, 8 Cty cho thuê TC, > 80 CtyCK, 26 CN NHNG, các quỹ khác… • Hàng ngàn DNNN được CPH, Các DNNN có quy mô lớn đang chuyển dần theo hướng các tập đoàn kinh tế. • Cải cách mạnh mẽ về tổ chức cơ cấu… II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Chính sách quản lý ngoại hối : Từng bước được tự do hoá, xoá bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phối hợp dần với thông lệ quốc tế về yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định những quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thống nhất hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Thị trường chứng khoán • Đang phát triển nóng và bước đầu gây được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. • Hàng loạt các công ty chứng khoán ra đời (hơn 80 cty) • Gần 200 cty niêm yết trên TTCK, tạo điều kiện cho việc huy động vốn cho nền kinh tế. Về bảo hiểm • Hàng loạt các cty BH nước ngoài được thành lập tại VN, đa dạng về sản phẩm dịch vụ. II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Tự do hoá luồng vốn quốc tế • Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày càng tăng, một lượng lớn ngoại tệ theo các dự án vào trong nước (cao tốc BN, thép, đóng tàu…) • Các Doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu đầu tư sang các nước trong khu vực góp phần làm cho luồng vốn ra vào được tự do hơn. II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay Tóm lại Mặc dù tự do hóa tài chính đã diễn ra khá mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua nhưng đây cũng chỉ là những bước chân đầu tiên của quá trình tự do hoá tài chính theo thông lệ quốc tế. II. Thực tế tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay • Cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ • Quy mô và trình độ của nền kinh tế còn nhỏ và lạc hậu. • Cơ cở pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ, nhất là trong khu vực tài chính, tiền tệ, lsuất, ngoại hối… • Quy mô của hệ thống NHTM còn nhỏ, vốn tự có thấp, dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, trình độ chuyên môn còn hạn chế… III. CÁC MẶT HẠN CHẾ TRƯỚC YÊU CẦU TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM • CL tín dụng đã được cải thiện nhưng còn rủi ro cao, tổng số nợ quá hạn chiếm hơn 6% tổng dư nợ cho vay. • Hệ thống thanh toán còn lạc hậu nhiều so với trình độ quốc tế cũng như yêu cầu của TDHTC • Mội trường cạnh tranh chưa hoàn chỉnh, còn nặng tính đặc quyền, ưu tiên, ưu đãi… • Cải cách hành chính chưa theo kịp với yc của đổi mới, còn đó những rào cản bất lợi… • Công tác kế toán kiểm toán chưa hoàn thiện, công khai tài chính chưa thực hiện tốt • Khả năng chống đỡ trước những khủng hoảng TC trên Thế giới còn kém… III. CÁC MẶT HẠN CHẾ TRƯỚC YÊU CẦU TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM • Thị trường chứng khoán chưa thật sự khẳng định được vai trò của một kênh huy động vốn chủ lực trong nền kinh tế như hiện nay. • Quy mô còn nhỏ, hàng hóa giao dịch chưa nhiều, chất lượng chưa cao; hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay; thị trường chứng khoán còn thiếu khả năng tiếp cận với thị trường chứng khoán thế giới… • Cơ sở hạ tầng thị trường (bao gồm các tiện nghi trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính) yếu kém làm cho chi phí giao dịch cao, quá trình thanh toán thường xuyên bị trì hoãn và thông tin chậm trễ làm cho những nhà đầu tư mất nhiều cơ hội III. CÁC MẶT HẠN CHẾ TRƯỚC YÊU CẦU TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Cho tới nay, VN đã đi được một quãng đường khá dài trong tiến trình TDHTC và TDHTC là một sự lựa chọn hợp lý trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập trong khuôn khổ của WTO. Tuy nhiên, VN chưa có một kế hoạch tổng thể và dài hơi về cải cách và phát triển khu vực tài chính. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau : IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ • Cần có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá, chính sách thương mại, chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. • Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. • Có biện pháp hợp lý và linh hoạt về kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ra và nguồn vốn ngắn hạn vào TTCK • Đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ • Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực DNNN theo hướng cổ phần hoá, góp phần giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Luật thuế nhằm cũng cố nguồn thu ngân sách trong khi nguồn thu thuế bị giảm mạnh trong quá trình thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ theo WTO. • Thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho mở cửa thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và AFTA, trong đó chú trọng đến việc đơn giản hoá và minh bạch hoá các chính sách thuế, thủ tục hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, mở rộng đối tượng được phép tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ • Nâng cao năng lực điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với khu vực tài chính trong quá trình tự do hoá. • Quan tâm phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trường tài chính theo hướng hiện đại hóa, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thông suốt và an toàn • Chính sách đầu tư nên tập trung vào việc giảm thiểu bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ • Trong quá trình tự do hóa tài chính, cần xử lý sớm, ngay từ đầu những vấn đề liên quan đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng và TTCK • Phải có một khung pháp lý tài chính lành mạnh. • Ngăn chặn sự định giá cao của đồng nội tệ, nội tệ được định giá quá cao sẽ dẫn đến thâm hụt mậu dịch do hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới của VN mất tính cạnh tranh IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ • Mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thiết lập trong mối quan hệ với sự thay đổi của dòng chảy vốn đầu tư, nhất là dòng vốn gián tiếp. Các luồng vốn đầu tư trực tiếp, luồng vốn vay nợ nước ngoài và luồng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào càng nhiều thì mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải càng cao. • Kiểm soát chặt chẽ tỷ trọng các khoản nợ quốc gia • Công khai và minh bạch hóa các thông tin, kể cả những thông tin nhạy cảm của NHNN, thông qua kiểm toán bắt buộc. Đây chính là giải pháp không thể thiếu được để thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN THEO HƯỚNG TỰ DO HOÁ I. Tính chuyển đổi của đồng tiền II. Sự chuyển đổi đồng tiền ở các nước trên Thế giới III. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam IV. Giải pháp nâng cao khả năng chuyển đổi đồng tiền Việt Nam PHẦN 2: THỰC TIỄN TÍNH CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM • Không có đồng tiền nào trên thế giới không có khả năng chuyển đổi • Các đồng tiền của các nước trên thế giới được chia thành 2 nhóm: nhóm các đồng tiền tự do chuyển đổi và nhóm các đồng tiền không tự do chuyển đổi • Khả năng chuyển đổi đồng tiền có 2 mức độ khác nhau: “chuyển đổi đầy đủ” và “chuyển đổi hạn chế” I. TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN Đồng tiền của bất cứ một quốc gia nào được xem là “chuyển đổi đầy đủ” nếu việc chuyển đổi ra đồng tiền quốc gia khác không bị pháp luật của quốc gia đó khống chế ở bất cứ phương diện nào, đồng thời thoả mãn hai yếu tố trong quan hệ kinh tế đối ngoại là:  Được sử dụng rộng rãi trong định giá và thanh toán đối với các giao dịch ngoại thương  Được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối I. TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN Đồng tiền “chuyển đổi hạn chế” nếu việc chuyển đổi ra đồng tiền quốc gia khác bị pháp luật của quốc gia đó hạn chế phạm vi, cũng như đối tượng sử dụng. Có hai loại “chuyển đổi hạn chế” phụ thuộc vào nơi cư trú và hoạt động của Doanh nghiệp là chủ sở hữu của đồng bản tệ:  Chuyển đổi ngoại hạt xảy ra khi cần có ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài. Chỉ sử dụng cho người cư trú là pháp nhân và thể nhân có quan hệ nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.  Chuyển đổi nội hạt: ngược lại với chuyển đổi ngoại hạt. Chỉ sử dụng khi người cư trú đổi đồng bản tệ ra đồng ngoại tệ để chi tiêu tại nước sở tại. I. TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN Trong lĩnh vực chuyển đổi tiền tệ, các nước trên Thế giới đã có những bước đi hết sức thận trọng. Chẳng hạn trong số 150 thành viên của IMF, chỉ có hơn 70 nước có cơ chế chuyển đổi đồng bản tệ của mình. (thực hiện theo điều VIII, Điều lệ IMF - tự do hoá thanh toán và các giao dịch vãng lai) Các nước như: Anh, Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Ai len, Lu- xem-bua: phục hồi cơ chế chuyển đổi đồng bản tệ sau 15 năm từ khi Chiến tranh Thế Giới II kết thúc. Các Quốc gia khác bắt đầu chuyển đổi đồng bản tệ muộn hơn: Nhật (1964), Đan Mạch (1967), Phần Lan (1979), Tây Ban Nha (1986)… Đa phần các quốc gia này thực hiện chuyển đổi đồng bản tệ đối với các nghiệp vụ thương mại vãng lai và duy trì những hạn chế cần thiết đối với giao dịch chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài. Sự không đồng nhất về thời gian và phương thức chuyển đổi cho thấy tính chuyển đổi tiền tệ phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế của từng nước II. SỰ CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng tiền Việt Nam được chuyển đổi ra ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo nghị định số 63/1998/NĐ-CP của chính phủ ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối: Người cư trú là các doanh nghiệp, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, tổ chức tín dụng ở Việt Nam, cơ quan nhà nước, cơ quan lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị… được mua ngoại tệ bằng VND để thanh toán cho các giao dịch vãng lai hay các giao dịch được phép khác. Ngoài ra, một số đối tượng thuộc người không cư trú như các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng VND có thể mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép ở Việt Nam. III. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM Ngày 18/10/2005, Chính phủ ban hành nghị định số 131/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối. Trong đó dỡ bỏ những rào cản cuối cùng đối với hoạt động thanh toán và chuyển tiền liên quan đến giao dịch vãng lai là bước đi mang tính quyết định chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam trong việc tiến tới một hệ thống giao dịch vãng lai quốc tế không còn hạn chế và là cơ sở quan trọng để IMF xem xét quyết định công nhận Việt Nam đã hoàn toàn thực hiện đúng nghĩa vụ nêu trong điều VIII, điều lệ IMF Ngày 13/12/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ngoại hối, có hiệu lực từ 01/06/2006. Cùng với các cam kết khi gia nhập WTO, những năm qua nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao tính chuyển đổi của VND. Mặc dù vậy, do hạn chế trong vị thế kinh tế nên đến nay đồng tiền Việt Nam vẫn còn mang tính chuyển đổi thấp. III. KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM Việc nâng cao khả năng chuyển đổi của VND là một yêu cầu cũng như mục tiêu của Chính phủ, nhưng để đạt được mục tiêu đó chúng ta cần những bước đi phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo rằng tính chuyển đổi của VND có nội hàm kinh tế ổn định và có vai trò không những đối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn đối với nền kinh tế Thế Giới. IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao khả năng chuyển đổi VND: Thực hiện chính sách tiền tệ - tín dụng hợp lý, đảm bảo nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng phải ổn định được sức mua của VND Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở phát triển bền vững các doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở ưu tiên đầu tư các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh Phát triển nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, đảm bảo nhu cầu phát triển bình thường nền kinh tế. IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao khả năng chuyển đổi VND: Hình thành thị trường hối đoái năng động, xoá bỏ dần các hạn chế đối với các giao dịch và thanh toán vãng lai Hoàn thành cơ bản công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh Tái cơ cấu ngành, phát triển đồng đều và ổn định các khu vực của nền kinh tế quốc dân Cải cách thể chế Ngân hàng nhà nước, củng cố hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM I. Khái niệm II. Thực trạng Thị Trường Tài Chính ở Việt Nam III. Giải pháp cần thiết nhằm tránh hiện tượng bay hơi TTTC ở Việt Nam PHẦN 3: VẤN ĐỀ BAY HƠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH  Thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế.  Cơ cấu của thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.  Bay hơi TTTC là sự biến động giá so với độ lệch chuẩn 30%.  Bay hơi TTTC là hiện tượng các luồng vốn đầu tư sẽ đồng loạt chuyển đổi, các cổ phiếu trái phiếu sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài…Tất cả điều này sẽ dẫn đến kết quả là các luồng vốn được ồ ạt rút ra khỏi đất nước. I. VẤN ĐỀ BAY HƠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH • Tổng giá trị vốn ước tính trên TTCK đạt 221.156 tỷ đồng (~14 tỷ USD) trong đó các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 25-30% số cổ phiếu niêm yết. • Dòng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể bị rút ra lên đến 3.5-4.2 tỷ USD. Con số này chưa làm cạn kiệt dự trữ nguồn ngoại hối nhà nước nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam còn khá lớn (Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước) • Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận và hầu hết đều muốn đầu tư lâu dài vì nhận định rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ cao. II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM • Họ chỉ rút vốn khi nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam không còn khả năng tăng trưởng hoặc có chiều hướng giảm sút lợi nhuận. • Hiện tượng “bong bóng” ở thị trường tài chính VN đã làm cho nhà đầu tư lo ngại và rút vốn. • Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển bất thường, “dân chúng đổ xô vào mua chứng khoán như thể không còn ngày mai” (TS Phan Ngọc Minh – DH Kyushu) đã đẩy giá cổ phiếu lên cao và hiện nay TTCK đang chứa đựng “bong bóng” do chỉ số P/E hiện là 24.5 cao hơn rất nhiều so với chỉ số P/E của khu vực (Mỹ: 12,Singapore:20). • P/E(Price/Ear
Luận văn liên quan