Chuyên đề Chính sách quản lí xã hội về trẻ em lang thang đường phố ở nước ta

Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em. Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai.

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chính sách quản lí xã hội về trẻ em lang thang đường phố ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi… là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em. Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai. Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm trẻ em - Theo pháp luật quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi" (Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em). Công ước giải thích rõ thêm định nghĩa này bằng cách nhắc lại điều đã nêu trong tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 "Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời". - Theo pháp luật Việt Nam: "Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi" (Điều 1, Luật BVCS và GDTE). Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào. Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến. Đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình và cộng đồng (điều 3 Luật Bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều lí do khác nhau mà rơi vào các hoàn cảnh sau: - Rơi vào hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn khác thường so với nhiều trẻ em khác. - Bị mồ côi hoặc bị bỏ rơi - Bị tàn tật về thể chất hoặc tinh thần. - Không có người nuôi dưỡng, không người thân thích. - Phải lao động làm thuê trong điều kiện độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. - Bị xâm hại tình dục, bị hiếp dâm - Bị lôi kéo, sử dụng vận chuyển ma tuý - Trở thành trẻ hư: không vâng lời, trốn học. 1.3. Khái niệm trẻ em lang thang Đó là những trẻ em dưới 16 tuổi kiếm tiền bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như bán hàng rong, đánh giầy, làm thuê, bới rác, xin ăn, móc túi… Các em rời bỏ quê hương theo nhiều cách, với nhiều lí do khác nhau. Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau: 1) Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về cùng gia đình. 2) Trẻ em có gia đình lang thang kiếm sống và ít khi về thăm gia đình. Đây là nhóm trẻ em có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo để con đi kiếm sống trên đường phố. 3) Trẻ em có gia đình, nhưng không có mối quan hệ với gia đình gồm số trẻ em trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do đua đòi, thích sống phóng túng, tự do). 4) Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi lấy bản thân. 5) Trẻ em lang thang cùng với gia đình (gia đình từ nông thôn về thành thị, ban ngày chia mỗi người một ngả để kiếm ăn, tối về "đoàn tụ" trên vỉa hè, nhà ga, nhà trọ rẻ tiền). 2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu được thoả mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển. Ngược lại nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định. 2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow Theo Maslow con người có những nhu cầu cơ bản được chia thành 5 loại khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp đến cao. Ông cũng cho rằng con người cần được thoả mãn những nhu cầu cơ bản đó và cũng theo thứ tự bậc thang đó từ những nhu cầu cấp thấp rồi tiến tới những nhu cầu ở cấp cao hơn. Nếu không đáp ứng được sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con người. Bao gồm những nhu cầu sau: - Nhu cầu vật chất: Đây là những nhu cầu cơ bản và tối quan trọng đầu tiên cho sự tồn tại của con người. Bao gồm việc ăn, mặc, ở, đi lại. - Nhu cầu an toàn: được bảo vệ, che chở trong sự bao bọc của gia đình và của pháp luật đảm bảo an toàn về tính mạng, nhân phẩm. - Nhu cầu giao tiếp: con người tồn tại và phát triển trên cơ sở giao tiếp và hội nhập vào các mối quan hệ trong cộng đồng. Không ai có thể sống biệt lập. Con người cần có bạn bè, cần phát triển các mối quan hệ từ trong gia đình ra ngoài xã hội. - Nhu cầu được tôn trọng: Mỗi người dù ở bất cứ vị trí nào trong xã hội đều có giá trị riêng của mình. Vì vậy đòi hỏi phải được tôn trọng, được đánh giá đối xử công bằng và phù hợp. - Nhu cầu khẳng định: là con người sinh ra và tồn tại trên cõi đời này ai cũng có tính bản ngã, ai cũng muốn khẳng định những giá trị tốt đẹp để thiên hạ phải học tập và noi theo. 2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em - Nhu cầu vật chất: tất cả những nhu cầu về lương thực thực phẩm, nơi ăn, chốn ở, thuốc men… đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh về thể chất. - Nhu cầu mái ấm gia đình: được nuôi dưỡng chăm sóc, nâng niu, che chở trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, gia đình, anh chị em, người thân, họ hàng. - Nhu cầu được thừa nhận, tôn trọng: mỗi người đều có đặc điểm riêng về giá trị, văn hoá, về cá tính, sở trường, cách quan niệm đòi hỏi phải được thừa nhận và tôn trọng. 2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang Trẻ lang thang là những trẻ rơi vào hoàn cảnh éo le, gia đình quá khó khăn. Hoặc trẻ hoàn toàn bị bỏ rơi mồ côi, không nơi nương tựa, mất nguồn nuôi dưỡng. Các em phải lang thang kiếm sống trên đường. Vì vậy các em cần được bảo vệ, che chở, được đảm bảo nơi ăn chốn ở và quan trọng hơn là cần được đoàn tụ gia đình, được trở lại trường học. Đồng thời các em cũng cần có những nhu cầu cơ bản như những trẻ em bình thường khác. 3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 3.1. Luật pháp quốc gia 3.1.1. Các quyền trẻ em - Quyền được khai sinh và có quốc tịch - Quyền được chăm sóc, nuôi dạy - Quyền được sống chung với cha mẹ - Quyền được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. - Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan. - Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ - Quyền được học tập - Quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. - Quyền được có tài sản, quyền thừa kế và quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 3.1.2. Bổn phận của trẻ em - Yêu quý, quý trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. - Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường. - Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. - Yêu thương quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em Các quyền trẻ em có thể chia thành 4 nhóm quyền chính: - Quyền được sống - Quyền được bảo vệ - Quyền được phát triển - Quyền được tham gia B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, vận mệnh của dân tộc ra sao? hùng mạnh hay suy yếu là tuỳ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ. Do vậy việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng trong đó có trẻ em lang thang là một vấn đề có truyền thống lâu đời lịch sử đất nước ta. Ngay từ xa xưa, việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh éo le, bất hạnh đã được mọi cộng đồng, mọi nhà nước, mọi xã hội quan tâm và thực hiện tốt. ở thời kỳ nào cũng có những những quy định, những chuẩn mực về việc chăm lo những trẻ em bất hạnh. Trẻ em là những con người được hưởng đầy đủ mọi quyền đã được nêu trong các công ước quốc tế và quyền con người. Trẻ em cũng chính là tương lai của đất nước. Nhưng do trẻ em là những người chưa thành niên, còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy cần được sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thường xuyên. Đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường một mặt tạo ra sự phát triển năng động của nền kinh tế nhưng mặt trái của nó là sự biến đổi trong các mối quan hệ xã hội, phân rã thiết chế và phân cực xã hội. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là các vấn đề xã hội xuất hiện hàng loạt trong đó có tình trạng trẻ em lang thang. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp tới cả môi trường gia đình và toàn xã hội. Thiết chế gia đình lỏng lẻo, sự biến đổi của giá trị đạo đức, sự du nhập của các luồng văn hoá ngoại lai. Độ bền vững của gia đình không còn ổn định, tỉ lệ li hôn cao. Dẫn đến hậu quả là trẻ em bị thiếu nguồn nuôi dưỡng tình yêu thương của bố mẹ hoặc bị bỏ rơi gây nên những thiếu hụt về tâm lí, tình cảm của các em. Ở thành thị, nhiều gia đình mải làm ăn kinh tế chỉ lo chú trọng đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của trẻ về vật chất và không quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần. Dẫn đến trẻ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Ở nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ phải lao động nhiều, không có thời gian để học, không có tiền đóng học phí, chán nản, bỏ học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống. Hơn nữa sự buông lỏng cơ chế quản lí, sự xuống cấp của giáo dục, văn hoá phẩm đồi truỵ xâm nhập. Bên cạnh đó công tác phòng ngừa tội phạm còn chưa được thực hiện nghiêm minh… cũng dẫn tới hậu quả trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội. Nhận thức được điều này ta thấy tầm quan trọng, sự cần thiết của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng chính là việc đầu tư cho tương lai của đất nước. Ở bất cứ thời kì nào, Đảng và Nhà nước cũng như mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng cần phải quan tâm, dành sự ưu tiên cho trẻ em. Đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có trẻ lang thang. Tạo điều kiện cho các em được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB Nối tiếp truyền thống đạo lí dân tộc, Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã luôn dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Điều đó được thể hiện trong các chương trình, chính sách, chủ trương của Đảng, trong các hội nghị, hội thảo. Cụ thể. - Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước quyền trẻ em. - Ngay từ năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã có sắc lệnh trong đó có những điều khoản chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Năm 1960, Quốc hội thông qua điều luật "Toàn dân bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng". Đối với TECHCĐB: - Tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng chí Lê Khả Phiêu đã nêu rõ quan điểm: "…." - Đối với TECHCĐB, tại Hội nghị bàn biện pháp phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở các vùng trọng điểm tháng 10/1998, thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu "Mọi trẻ em đều phải được bình đẳng…" - Từ Hiến pháp cho tới Bộ Luật lao động, NĐ của Chính phủ, Thông tư của các Bộ đều quy định và hướng dẫn cụ thể các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng tập trung, hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ có hiệu quả của cộng đồng, sự phối hợp của các ngành, các cấp… Chính sách chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Việt Nam quy định đầy đủ các chính sách chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục, tạo cơ hội thuận lợi và ưu tiên cho các em, bao gồm: + Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng + Chính sách giáo dục + Chính sách chăm sóc sức khoẻ, chỉnh hình phục hồi chức năng + Chính sách dạy nghề, tạo việc làm. 2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang - Chính phủ ban hành chỉ thị 06/1998/CT-TTg ngày 23/1/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang. - Bộ Công an đã có kế hoạch 05/6/1998 về việc triển khai thực hiện chỉ thị 06/1998/CT-TTg trong đó có kế hoạch điều tra khảo sát cơ bản thực trạng tình hình trẻ em lang thang để có cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp cơ chế phối hợp giữa các ngành các cấp giải quyết vấn đề trẻ em lang thang. - Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp học phi chính quy như: lớp học tình thương, lớp học phổ cập… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản đạt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học cho các trẻ em lang thang. - Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực của mạng lưới "Trung tâm BTXH". - UBBV và chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp cùng với các cấp, các ngành, các tổ chức chỉ đạo nhiều mô hình bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em lang thang. Tổ chức dạy học, dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm giúp trẻ em lang thang đoàn tụ với gia đình. - Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 về việc sửa đổi bổ sung chế độ tài chính đối với đối tượng cứu trợ xã hội - Bộ LĐTB-XH cùng Bộ Tài chính ban hành thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 hướng dẫn các địa phương thực hiện. - Theo NĐ 168-2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 thì đối tượng lang thang được trợ cấp sinh hoạt phí 7000đ/người/ngày với thời gian quy định không quá 15 ngày, khi đưa về tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội chờ xem xét. 3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan - Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo nằm ở phía Bắc miền Trung khu vực duyên hải miền Trung, với diện tích là ……. số dân là ……. có quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài tỉnh. Phía Bắc giáp thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phía Nam giáp Đèo Ngang tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp Nghệ An và Lào. Phía Đông giáp Biển Đông. Là vùng đất cằn sỏi đá, khí hậu khắc nghiệt, nắng hạn và gió Lào là điểm đặc trưng nổi bật. - Về kinh tế - xã hội: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu kèm theo nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ xảy ra thường xuyên (hàng năm có 2-3 cơn bão, lũ), mùa màng thất thu thường xuyên kèm theo bệnh dịch hoành hành dẫn đến nạn đí kém trong nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo 2005 chiếm 34,7% số hộ (theo số liệu khảo sát hộ nghèo qua các năm của UBND tỉnh). Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống. - Đặc biệt trong những năm gần đây cùng với xu thế đô thị hoá nông thôn và mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trên địa bàn tỉnh. Trong đó tình trạng trẻ em lang thang ngày một gia tăng. Con số hiện nay đã lên tới hàng trăm em (cụ thể 97 em) (theo báo cáo kết quả khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của UBDSGĐ và TE). Phần lớn các em xuất thân từ nông thôn đều đang trong lứa tuổi học cấp I và cấp II bỏ học đi lang thang kiếm sống vì nhiều lí do khác nhau. Hiện tượng này đã gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, lối sống, thuần phong, mỹ tục và làm mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về tệ nạn xã hội. Vì vậy đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp cơ quan, của toàn xã hội và có biện pháp can thiệp. II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam Trẻ em lang thang là một vấn đề xã hội, là hậu quả của quy luật tác động nền kinh tế thị trường vì vậy bất cứ một xã hội nào, bất cứ một nền kinh tế, một quốc gia nào đều tồn tại vấn đề này. Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. - Qua báo cáo hàng năm của các địa phương, kết hợp với số liệu của các cuộc điều tra khảo sát điểm cho thấy trẻ em lang thang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Số liệu thống kê toàn quốc cho thấy số trẻ em lang thang tăng qua các năm như sau: Năm 1996: 14596 em Năm 1997: 16263 em Năm 1998: 19047 em Năm 1999: 23039 em (Số liệu điều tra của Sở LĐTBXH) Như vậy trong vòng 4 năm số lượng trẻ em lang thang đã tăng từ 14396 em lên 23039 em (tăng 8443 em, tỉ lệ tăng ….) - Trẻ em lang thang phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu điều tra của Bộ LĐTBXH thì: Tại Hà Nội: năm 1997 có 2772 em, năm 1999 có 4585 em (tăng 1813 em trong vòng 3 năm, tỉ lệ tăng là …..) Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 có tới 6000 em lang thang kiếm sống. - Vào thời điểm năm 2003, theo thống kê của UBDSGĐ và trẻ em thành phố Hà Nội thì tại Hà Nội có 1500 trẻ em lang thang. Như vậy có giảm hơn so với những năm trước. Nhưng con số vẫn ở mức cao. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở LĐTBXH thống kê được có 10351 trẻ em lang thang và bị lạm dụng sức lao động. So với năm 1999 đã tăng vụt lên 5000 em. Trong số đó có 48,62% em có nguồn gốc tại thành phố Hồ Chí Minh còn 54,38% em ở các tỉnh khác đến. Có khoảng 49,49% trẻ em kiếm sống 8h trong ngày và 52,51% em không tham gia học tập. - Theo thống kê của Bộ LĐTBXH hiện nay cả nước có khoảng 21000 trẻ em lang thang lao động sớm, tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 10330 trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động. Về giới tính, có khoảng 6145 em nam và 4200 em nữ. Có 6500 trẻ em lang thang trên đường phố xin ăn và gần 3800 trẻ em bị lạm dụng sức lao động. Đây là một con số ở mức báo động. - Về giới tính: Trẻ em lang thang là nam chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với nữ. Theo khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội vào tháng 8/2003 thu được kết quả như sau: Trong tổng số 10.063 em lang thang có đến 65,4% trẻ em nam với các độ tuổi khác nhau như sau: + Dưới 5 tuổi: 1,2% + 6 - 10 tuổi: 15,5% + 11 - 15 tuổi: 59,5% + 16-18 tuổi: 20,6% - Như vậy những số liệu trên đây cho thấy số lượng trẻ em lang thang ngày càng có xu hướng gia tăng và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Phần lớn các em đều xuất thân từ những gia đình khó khăn, từ những vùng nông thôn nghèo, đông dân, điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu không thuận lợi đều tập trung về các thành phố lớn là nơi có thể tìm kiếm được
Luận văn liên quan