Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang vận động phát triển không ngừng
trong tiến trình diễn ra của dòng thời gian và lịch sử. Nhìn lại những gì mà nền
kinh tế thế giới đã, đang đạt được chúng ta không thể phủ nhận rằng trong khi
hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa như nước ta đang gặp khó khăn, phát triển
chậm chạp thì các nước tư bản chủ nghĩa lại đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển đất nước với tốc độ phát triển chóng mặt ở tất cả các lĩnh vực
mà xuất phát điểm là từ sự phát triển của nền kinh tế: kĩ thuật và công nghệ bỏ
xa chúng ta hàng chục năm, năng suất lao động cao, phân công lao động và
chuyên môn hoá rõ rệt, lực lượng sản xuất đã đạt được trình độ xã hội hoá cao.
C. Marx đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân của sự phát triển: Đâu là quy
luật vận động của phương thức sản xuất tư bản , cái gì là bí mật và thực chất
của sản xuất hàng hoá tư bản, điều gì là động lực cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ?
_ Đó chính là quy luật giá trị thặng dư và sự vận dụng quy luật giá trị thặng dư
trong phát triển hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư_ quy luật trung tâm của xã hội tư
bản có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao. Thứ nhất nó sẽ cung cấp cho ta nhận
thức, nâng cao lí luận và hiểu biết về học thuyết kinh tế nổi tiếng này. Bên cạnh
đó, điều này là cần thiết vì hiện nay nước ta đang quá độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội, phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, tiên tiến của nền đại công
nghiệp trong điều kiện nền tảng kinh tế của nước ta còn rất thấp kém. Chúng ta
đang thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế, xây dựng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới đồng thời với hàng
loạt những sự thay đổi về chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, chế độ phân
phối. Điều này cho phép quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những
đặc điểm của nó cả ưu điểm và những khuyết tật. Tìm hiểu sâu sắc đề tài sẽ
giúp ta tìm ra biện pháp sử dụng hợp lý quy luật giá trị thặng dư làm đòn bẩy
kích thích nền kinh tế mà không chệch hướng chính trị.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những đặc điểm của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quy luật giá trị thặng dư hoạt
động và phát huy những đặc
điểm của nó
I - Phần mở bài:
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang vận động phát triển không ngừng
trong tiến trình diễn ra của dòng thời gian và lịch sử. Nhìn lại những gì mà nền
kinh tế thế giới đã, đang đạt được chúng ta không thể phủ nhận rằng trong khi
hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa như nước ta đang gặp khó khăn, phát triển
chậm chạp thì các nước tư bản chủ nghĩa lại đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển đất nước với tốc độ phát triển chóng mặt ở tất cả các lĩnh vực
mà xuất phát điểm là từ sự phát triển của nền kinh tế: kĩ thuật và công nghệ bỏ
xa chúng ta hàng chục năm, năng suất lao động cao, phân công lao động và
chuyên môn hoá rõ rệt, lực lượng sản xuất đã đạt được trình độ xã hội hoá cao...
C. Marx đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân của sự phát triển: Đâu là quy
luật vận động của phương thức sản xuất tư bản , cái gì là bí mật và thực chất
của sản xuất hàng hoá tư bản, điều gì là động lực cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ?
_ Đó chính là quy luật giá trị thặng dư và sự vận dụng quy luật giá trị thặng dư
trong phát triển hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư_ quy luật trung tâm của xã hội tư
bản có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao. Thứ nhất nó sẽ cung cấp cho ta nhận
thức, nâng cao lí luận và hiểu biết về học thuyết kinh tế nổi tiếng này. Bên cạnh
đó, điều này là cần thiết vì hiện nay nước ta đang quá độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội, phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, tiên tiến của nền đại công
nghiệp trong điều kiện nền tảng kinh tế của nước ta còn rất thấp kém. Chúng ta
đang thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế, xây dựng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới đồng thời với hàng
loạt những sự thay đổi về chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, chế độ phân
phối... Điều này cho phép quy luật giá trị thặng dư hoạt động và phát huy những
đặc điểm của nó cả ưu điểm và những khuyết tật. Tìm hiểu sâu sắc đề tài sẽ
giúp ta tìm ra biện pháp sử dụng hợp lý quy luật giá trị thặng dư làm đòn bẩy
kích thích nền kinh tế mà không chệch hướng chính trị.
II - Phần nội dung:
A. Lý luận về quy luật giá trị thặng dư:
1. Khái quát chung:
Trước tiên ta nghiên cứu về quy luật nổi tiếng: Quy luật giá trị thặng dư.
V. I Lênin đã đánh giá rất cao quy luật này. Ông coi quy luật giá trị thặng dư là
hòn đá tảng trong toàn bộ học thuyết kinh tế của Marx và học thuyết kinh tế của
Marx lại là nội dung căn bản của chủ nghĩa Marx. Vì vậy, nó chứng tỏ quy luật
giá trị thặng dư có một vai trò to lớn trong lý luận của chủ nghĩa Marx. Chủ
nghĩa tư bản đã vận dụng quy luật giá trị thặng dư trong nền sản xuất hàng hoá
tư bản bởi tác dụng của quy luật này. Việc tạo ra giá trị thặng dư chính là động
lực kích thích kĩ thuật tiến bộ, phân công lao động xã hội sâu sắc, lực lượng sản
xuất phát triển không ngừng, khối lượng của cải vật chất tạo ra rất lớn, năng
suất lao động nâng cao, nền kinh tế phát triển hiện đại. Các nước tư bản sở dĩ có
bước tiến xa vượt bậc như vậy là do họ đã vận dụng triệt để quy luật giá trị
thặng dư. Việc tìm hiểu bí mật và thực chất của nền sản xuất hàng hoá tư bản:
quy luật giá trị thặng dư là cần thiết và quan trọng.
2. Mặt chất của giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư được tìm hiểu đầy đủ thông qua cả mặt chất và mặt lượng.
Nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư sẽ cho thấy bản chất của nó.
2.1. Điều kiện ra đời của giá trị thặng dư:
(a).Công thức chung của Tư bản:
Trong sản xuất hàng hoá, nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất là tiền vì
mọi quan hệ mua bán trao đổi giao dịch đều được thực hiện thông qua đồng
tiền. Tất cả các tư bản đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền mặt nhất định.
Điều này dễ dẫn đến sự lầm tưởng mọi đồng tiền bỏ ra đều là tư bản. Bản thân
tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản khi chúng được sử dụng để
bóc lột lao động của người khác. Với tư cách là tiền thông thường, nó được
dùng làm vật ngang giá chung, làm môi giới trong mua và bán hàng hoá. Tiền
đơn giản chỉ là phương tiện của lưu thông hàng hoá giản đơn. Nhưng với tư
cách là tư bản, nó được thể hiện rõ trong công thức của lưu thông hàng hoá tư
bản chủ nghĩa.Thực vậy, hãy xem xét kĩ và so sánh hai công thức lưu thông đó.
Trao đổi lưu thông hàng hoá tư bản có công thức khác với công thức lưu
thông hàng hoá giản đơn. Nếu công thức lưu thông hàng hoá giản đơn là H-T-H
thì công thức của tư bản là T-H-T'. Ta không thể phủ nhận hai công thức trên có
nhiều điểm giống nhau vì chúng đều là những công thức lưu thông hàng hoá.
Cả hai công thức đều có các giai đoạn mua và bán hàng, tức là dùng tiền để
mua hàng hoá và đem hàng hoá đi bán để thu tiền. Các giai đoạn đó bao gồm đủ
cả người mua và người bán trên thị trường thì mới đảm bảo quá trình trao đổi
mua bán được diễn ra. Quan hệ trong lưu thông là quan hệ tiền với hàng. Nhưng
hai công thức trên khác nhau ở nhiều điểm căn bản như sau:
Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H có trình tự bán và mua
như sau: trước tiên người có hàng đem hàng của mình bán trên thị trường để thu
tiền về. Nhưng đối với anh ta tiền không phải là mục đích của lưu thông. Anh ta
lại dùng tiền bán được này để mua hàng hoá khác. Quá trình lưu thông lần đầu
kết thúc ở đây. Một ví dụ đơn giản là người nông dân bán một tạ gạo, số tiền
anh ta thu được nhờ bán gạo được anh ta sử dụng để mua một cái áo_ Điều đó
có nghĩa là mục đích bán gạo của anh ta là để mua áo. Điểm xuất phát và kết
thúc là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò là môi giới trung gian. Công thức này cho
thấy mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy công
thức là có giới hạn, nó kết thúc khi người mua tìm được giá trị sử dụng.
Còn công thức lưu thông hàng hoá của tư bản có trình tự ngược lại, mới
đầu là mua và kết thúc ở hành vi bán, thu tiền về. ở đây bắt đầu từ người có
tiền, thay vì giữ tiền trong túi anh ta ném nó vào lưu thông, dùng nó mua một số
lượng hàng hoá nhất định. Anh ta không hề có ý định sử dụng gì số hàng hoá
đó cả mà ngay sau đó anh ta bán tất cả chúng đi để lại thu tiền về. Hàng hoá
đóng vai trò trung gian, môi giới. ở đây tiền là điểm xuất phát cũng là điểm kết
thúc của công thức. Nhưng tiền thu về lúc sau khác số tiền bỏ ra ban đầu. Thực
vậy, nếu như anh ta chỉ thu về được số tiền đúng bằng cái khoản mà anh ta bỏ ra
thì anh ta dại gì mà bỏ tiền trong túi mình ra để phải chịu những rủi ro trong lưu
thông. Cả hai cách anh ta đều chỉ thu được như nhau mà thôi, và tiền trong túi
an toàn hơn nhiều. Như vậy là khi ném tiền vào lưu thông anh ta phải thu được
một cái gì đó rất có ý nghĩa làm cho anh ta bất chấp tất cả những rủi ro có thể
gặp phải trong lưu thông. Vì mục đích lưu thông hàng hóa của tư bản là giá trị,
hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, T' = T + t (t: giá trị mới dôi ra hay giá trị
thặng dư). Công thức này không có giới hạn, nhà tư bản luôn mong muốn
không ngừng gia tăng số tiền của họ. ở đây, tiền là tư bản. Vậy tư bản là giá trị
mang lại giá trị thặng dư.
Rõ ràng ta thấy giá trị thặng dư được tạo ra. Nhưng nó được tạo ra từ đâu? Trả
lời câu hỏi này dẫn ta tới mâu thuẫn sau:
(b).Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:
Hãy thử đặt câu hỏi lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng giá trị hay
không? Nếu trong lưu thông, ta trao đổi ngang giá thì giá trị riêng của từng
người và tổng giá trị của xã hội không đổi, do đó không có động lực thúc đẩy
lưu thông hàng hoá. Ngược lại nếu trao đổi không ngang giá, mua rẻ, bán đắt.
Ta biết rằng mỗi người đều có hai vai trò người mua và người bán. Giả sử
người đó bán đắt hơn so với giá trị đã mua thì số tiền anh ta có được từ bán đắt
cũng chính là số tiền anh ta mất đi khi mua đắt. Nếu anh ta mua được hàng hoá
với giá rẻ hơn giá trị của nó thì số tiền anh ta có nhờ mua rẻ cũng chính là số
tiền anh ta mất do phải bán rẻ.Thực chất trong xã hội tổng giá trị không thay
đổi, chỉ có sự phân phối lại giá trị giữa các cá nhân trong xã hội mà thôi, hơn
nữa, giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng của giai cấp mình, không thể
làm tổn hại và diệt vong chính bản thân giai cấp của mình. Như vậy cả trao đổi
ngang giá hay không ngang giá đều không tạo ra giá trị thặng dư hay lưu thông
không tạo ra giá trị thặng dư . Nhưng ta không thể nói lưu thông không hề có
tác dụng gì trong việc tạo ra giá trị thặng dư . Vì nếu không có lưu thông thì tiền
của nằm trong két, hàng nằm trong kho và không thể có giá trị thặng dư. Vậy
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo ra
trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông.
Nghiên cứu sâu hơn và chuyển sang lĩnh vực sản xuất, Marx đã kết hợp cả
quá trình sản xuất và lưu thông để tìm xem giá trị thặng dư được sản xuất từ
đâu? Và ông đã tìm ra chìa khoá lí giải nguồn gốc của giá trị thặng dư .
(c).Giải quyết mâu thuẫn:
Phát sinh ra giá trị thặng dư hay là sự tăng giá trị của số tiền cần chuyển
hoá thành tư bản không thể xảy ra từ bản thân số tiền ấy, chỉ có thể từ hàng hoá
được mua vào_một loại hàng hoá đặc biệt. Đó là hàng hoá sức lao động mà nhà
tư bản đã phát hiện trong lưu thông và tiêu dùng nó trong sản xuất. Sức lao
động chính là toàn bộ năng lực của con người bao gồm cả thể lực và trí lực tồn
tại trong con người và được người đó sử dụng vào công việc sản xuất hàng hoá.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, sức lao động chỉ thành hàng hoá khi có 2
điều kiện sau: Đó là người lao động được tự do về thân thể tức là chế độ chiếm
hữu nô lệ phải bị thủ tiêu.
Nhưng họ lại không có tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất hàng hoá. Vì vậy,
họ không còn cách nào khác để sinh sống ngoài việc bán sức lao động. Do đó
sức lao động trở thành hàng hoá. Chìa khoá chính là ở chỗ hàng hoá sức lao
động là một loại hàng hoá đặc biệt, thể hiện ở hai thuộc tính của nó là giá trị và
giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là trong quá trình để sản xuất
ra một hàng hoá, sức lao động được tiêu dùng và tạo ra một giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó, tạo ra GTTD_Đây là đặc điểm cơ bản nhất, điểm chốt
giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó hàng hoá sức lao động còn có giá trị, giá trị
của nó được quy định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động. Thời gian này được đo bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho người công nhân và gia đình của
anh ta. Như vậy giá trị sức lao động bằng giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và
tinh thần cần thiết cho người công nhân và gia đình anh ta. Nó bao gồm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử. Nhà tư bản khi đã mua được hàng hoá sức lao động trong
lưu thông rồi sẽ sử dụng nó như thế nào trong sản xuất để tạo ra giá trị thặng
dư?
2.2. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư:
(a).Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất của hai quá trình sản
xuất ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư:
Nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Marx đã phát hiện ra
sự thống nhất của hai quá trình: Sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất ra giá trị
thặng dư. Xét sự thống nhất của hai quá trình là lao động và tạo ra giá trị thì quá
trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá. Còn nếu xét sự thống nhất của quá
trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá
trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này được minh chứng qua quá trình sản
xuất sau:
Trong tay nhà tư bản, sức lao động được sử dụng triệt để nhằm phát huy
hết khả năng của nó, tạo ra sản phẩm thặng dư cho nhà tư bản càng nhiều càng
tốt. Khi mua hàng hoá sức lao động nhà tư bản đã tính toán đến sự khác nhau
giữa giá trị sức lao động mà họ phải trả khi mua và giá trị thực tế mà sức lao
động đó có thể tạo ra cho họ(giá trị này luôn lớn hơn giá trị mà nhà tư bản đã
trả). Nguyên nhân là nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày
làm việc và việc họ sử dụng sức lao động đó như thế nào phụ thuộc vào họ.
Trong tay nhà tư bản sức lao động giống như những tư liệu sản xuất khác và
được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Ta hãy xét một ví dụ cụ thể:
Giả sử một nhà máy sản xuất giấy. Để sản xuất 1kg giấy cần 2kg gỗ nguyên liệu
có giá 1.700đ. Trong một ngày nhà máy sản xuất được 5kg giấy tức là cần 10kg
gỗ nguyên liệu, hao mòn máy là 3.000đ, giá trị mỗi công nhân tạo ra trong một
giờ lao động là 500đ, tiền thuê lao động một ngày(16 giờ) là 4.000đ.Ta có số
liệu sau:
Các khoản chi phí sản xuất của nhà máylà:
- Tiền mua gỗ: (=10*1.700) 17.000đ
- Hao mòn máy: 3.000đ
- Tiền mua sức lao động trong 1 ngày: 4.000đ
_________
Vậy tổng chi phí sản xuất là: 24.000đ
Khi tính toán giá trị của sản phẩm mới do các bộ phận đầu vào tạo ra, nhà
tư bản tính như sau:
- Giá trị của 10kg gỗ được chuyển vào 5kg giấy: 17.000đ
- Giá trị của máy móc chuyển vào 5kg giấy: 3.000đ
- Giá trị sức lao động của công nhân tạo ra trong 16 giờ: 8.000đ
Theo tính toán trên thì tổng giá trị của 5kg giấy thành phẩm là 28.000đ.
Như vậy với tổng chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra là 24.000đ họ thu về sản phẩm
mới là 5kg giấy có giá trị 28.000đ, lớn hơn giá trị ứng trước là 4.000đ. Phần giá
trị này là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động mà người công nhân
tạo ra trong quá trình lao động của mình bằng lao động trừu tượng. Đây chính là
giá trị thặng dư mà Tư Bản thu được qua quá trình sản xuất. Tiền biến thành tư
bản .
Mâu thuẫn của công thức chung tư bản được giải quyết. Chỉ trong lưu
thông nhà tư bản mới mua được một hàng hoá đặc biệt là hàng hoá sức lao
động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất (ngoài lưu thông)
để sản xuất ra giá trị thặng dư cho họ. Ta có thể hiểu bản chất của giá trị thặng
dư: Là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà
tư bản chiếm không.
(b). Thực chất của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư:
Nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư ở trên ta thấy sản xuất ra
giá trị thặng dư là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá
trị sức lao động của người công nhân do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật
ngang giá mới.
Điều này là do ngày lao động của người công nhân được chia thành hai
phần. Phần lao động mà người công nhân tạo ra với một lượng giá trị bằng giá
trị sức lao động của mình được gọi là thời gian lao động cần thiết. Trong ví dụ
trên thời gian lao động cần thiết của người công nhân là 8 giờ. Tuy nhiên trong
thực tế người công nhân phải lao động nhiều hơn số thời gian trên, tức là vượt
quá thời gian lao động cần thiết. Phần thời gian còn lại của ngày lao động sau
khi đã trừ đi thời gian lao động cần thiết được gọi là thời gian lao động thặng
dư. Chính thời gian lao động thặng dư của người công nhân đã tạo ra giá trị
thặng dư _ cái mà mục đích sản xuất của nhà tư bản hướng vào, là giá trị mà
nhà tư bản muốn chiếm không của người công nhân. Hiện tượng này xảy ra là
do nhà tư bản có trong tay lượng tư bản nhất định, do đó họ sở hữu tư liệu sản
xuất và như C.Marx nói: họ chi phối được một số lượng lao động không công
nhất định của người khác. Sau khi đã mua hàng hoá sức lao động họ sử dụng nó
như các tư liệu sản xuất khác, tức là sao cho có lợi nhất cho họ, tạo ra nhiều giá
trị thặng dư nhất. ở ví dụ trên 8 giờ lao động còn lại trong ngày chính là thời
gian lao động thặng dư và đã tạo ra giá trị thặng dư là 4.000đ. Giá trị của sản
phẩm sản xuất ra có hai phần: Phần giá trị cũ do lao động cụ thể của người
công nhân tạo ra và phần giá trị mới (gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng
dư) do lao động trừu tượng của người công nhân tạo ra.
Như vậy không thể tách biệt nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng
và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Chúng thống nhất trong quá trình sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy nên nhiều khi nội dung đích thực của quá trình
sản xuất giá trị thặng dư bị lu mờ.
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư thông qua việc sử dụng tư bản của
nhà tư bản. Trong sản xuất nhà tư bản phải ứng trước ra một số tư bản nhất định
để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới
thì mỗi nhân tố của đầu vào có một phương thức chu chuyển giá trị của nó vào
sản phẩm mới là khác nhau, trong quá trình chu chuyển đó có thể giá trị của nó
không tăng lên, có thể giá trị của nó tăng lê .Tuỳ thuộc vào tính chất chu chuyển
giá trị của loại tư bản bỏ ra ban đầu mà C.Marx chia tư bản ra làm hai bộ phận
là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Các khái niệm được hiểu như sau:
Tư bản bất biến (kí hiệu là C) là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất
mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm , tức là giá trị không biến đổi
về lượng trong quá trình sản xuất.
Bộ phận tư bản này được dùng mua tư liệu sản xuất là nhà xưởng, máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu... Trong quá trình sản xuất, các công trình
xây dựng nhà xưởng, thiết bị máy móc đó được sử dụng trong nhiều chu kì,
nhiều năm nên giá trị của nó chuyển dần từng phần vào sản phẩm mới. Tuỳ theo
mức độ và tính chất hao mòn mà quá trình trên diễn ra lâu hay nhanh chóng.
Còn tư liệu sản xuất là nguyên nhiên vật liệu thì giá trị của chúng được chuyển
nguyên vẹn vào sản phẩm mới trong một chu kì sản xuất. Dù chuyển một lần
hay dần dần vào sản phẩm thì các bộ phận trên có đặc điểm chung là giá trị
không mất đi, không lớn lên mà được bảo tồn, chuyển nguyên vẹn vào sản
phẩm mới. Vì vậy nó được C.Marx gọi là bộ phận tư bản bất biến.
Còn bộ phận tư bản khả biến (kí hiệu là V) là bộ phận tư bản biến thành
sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của người
công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng. Người công nhân
trong quá trình lao động sản xuất cho nhà tư bản xét về mặt lao động trừu tượng
đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của bản thân mình. Vì vậy
bộ phận tư bản mà nhà tư bản ứng ra để mua hàng hoá sức lao động là tư bản
khả biến.
Sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến một cách rõ ràng đã cho
thấy vai trò của từng loại: Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu
để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong
quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Tư bản khả biến (chuyển
hoá thành sức lao động làm thuê) chính là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị
thặng dư. Như vậy giá trị hàng hoá được biểu hiện một cách đầy đủ như sau:
H = C + V + m
Từ phân tích ta rút ra định nghĩa về tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá
trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Nó là quan hệ xã hội - quan
hệ bóc lột giữa nhà tư bản và người công nhân. Quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư cho thấy nguồn gốc, bản chất của nó và cho thấy bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản.
2.3. Kết luận:
Như vậy, mặt chất của giá trị thặng dư chính là giá trị mới dôi ra ngoài
giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị
thặng dư là kết quả của quá trình sử dụng lao động làm thuê của người công
nhân vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong thời gian lao động thặng dư để
làm tăng thêm giá trị .Đó là kết quả của quá trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý hai
yếu tố tư bản: tư bản bất biến C và tư bản khả biến V.
3. Mặt lượng của giá trị thặng dư:
Nếu như mặt chất của giá trị thặng dư phản ánh bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản thì mặt lượng của giá trị thặng dư sẽ phản ánh mức độ của sự bóc
lột ấy. Mặt lượng được biểu hiện thông qua hai phạm trù là tỷ suất giá trị thặng
dư và khối lượng giá trị thặng dư.
3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo % giữa giá trị thặng dư m và tư
bản khả biến v cần để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, tức là tỉ số