Đề tài Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc. Được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1917, lúc đó trường mang tên Đồng Khánh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau. Từ 1919 đến 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955 đến 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp. Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc. Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng. Trường THPT Hai Bà Trưng là một địa chỉ giáo dục có uy tín, 100% giáo viên có trình độ Đại học và trên Đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm trên 95%. Tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên 70%. Thường xuyên giữ những thứ hạng cao trong các kỳ thi Học sinh Giỏi của tỉnh cũng như các cuộc thi nghề phổ thông. Liên tục dẫn đầu trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh và nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi khác.

doc67 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG, TP HUẾ, TỈNH TT HUẾ 2.1. Một vài nét về trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc. Được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1917, lúc đó trường mang tên Đồng Khánh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau. Từ 1919 đến 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955 đến 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp. Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc. Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng. Trường THPT Hai Bà Trưng là một địa chỉ giáo dục có uy tín, 100% giáo viên có trình độ Đại học và trên Đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm trên 95%. Tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên 70%. Thường xuyên giữ những thứ hạng cao trong các kỳ thi Học sinh Giỏi của tỉnh cũng như các cuộc thi nghề phổ thông. Liên tục dẫn đầu trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh và nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi khác. Trường được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy học tương đối tốt. Là một trường điểm, có uy tín nên trường Hai Bà Trưng luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh TT Huế, cùng với sự huy động đóng góp của phụ huynh học sinh giúp nhà trường có điều kiện trang bị thêm nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, trong đó có 3 phòng máy và 5 phòng dạy học đa chức năng. Trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế cũng là một trường luôn đi đầu trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của nghành giáo dục, trong đó, lĩnh vực ƯDCNTT vào dạy học là một lĩnh vực được quan tâm thường xuyên nhất của BGH cũng như giáo viên và học sinh của nhà trường. Trong quá trình hình thành và phát triển, trường đã được đón nhận những phần thưởng cao quý: + Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng III. + Bộ giáo dục tặng bằng khen đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục (Trong Hội nghị tổng kết thi đua 5 năm của ngành, từ 2001 đến 2005). + UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc". + Chi bộ Đảng nhà trường được Đảng bộ Thành phố Huế tặng giấy khen và công nhận "Chi bộ trong sạch vững mạnh". + Liên tục các năm, từ 2000 - 2001 đến 2007 - 2008, trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh. + Công đoàn nhà trường liên tục được công nhận là "Công đoàn cơ sở vững mạnh". Được Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng bằng khen liên tục trong nhiều năm. + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh liên tục đạt danh hiệu Vững mạnh, Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tặng bằng khen. 2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế 2.2.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Để việc ƯDCNTT vào dạy học diễn ra đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nó. Nhận thức này không những của riêng giáo viên hay học sinh mà cả hai phía đều phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng này. Do đó, chúng tôi cùng tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh qua cùng một câu hỏi. 2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên Giáo viên là người có vai trò cực kì quan trọng, quyết định hiệu quả của việc ƯDCNTT vào dạy học. Hơn ai hết, họ phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng này. Để nghiên cứu nhận thức của giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Theo thầy (cô), việc ƯDCNTT vào dạy học có vai trò như thế nào?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1a: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc ứng dụng CNTT TB Mức độ SL TL% 2 Rất cần thiết 11 44 1 Cần thiết 12 48 3 Không cần thiết lắm 2 8 4 Không cần thiết 0 0 Quan sát bảng trên chúng ta thấy có 23 giáo viên, chiếm 92% giáo viên được hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó có 11 giáo viên, chiếm 44% cho là rất cần thiết và 12 giáo viên, chiếm 48% cho là cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết thầy cô giáo, những người đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đều có nhận thức rất cao về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học. Đây là điều kiện cơ bản đầu tiên để việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng diễn ra có hiệu quả. Nhận thức trên theo chúng tôi xuất phát từ vai trò của CNTT đối với việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Nhận thức được sự cần thiết của CNTT đối với dạy và học, đặc biệt, sau chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy chủ đề năm học 2008 - 2009 là năm học ƯDCNTT, BGH trường THPT Hai Bà Trưng đã phát động một phong trào ƯDCNTT vào dạy học và được sự ủng hộ của hầu hết các giáo viên trong trường. Phong trào đã mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần khẳng định một lần nữa vai trò của CNTT đối với công tác dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 2 giáo viên, chiếm 8% số giáo viên được hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học là không cần thiết lắm. Khi được hỏi lý do thì những giáo viên này phát biểu rằng: “Bao năm nay chúng tôi không hề có ƯDCNTT vào dạy học, vậy mà hiệu quả dạy học vẫn cao, chúng tôi vẫn có những học sinh đi thi học sinh giỏi, học sinh của chúng tôi vẫn đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng…” và “Tôi thấy trong thời gian bấy nhiêu lâu hô hào ƯDCNTT mà hiệu quả dạy học có tiến triển gì lắm đâu, thậm chí còn làm hư hỏng máy móc nhà trường, tốn hàng chục triệu đồng”. Rõ ràng họ chưa nhận thức được đúng đắn vai trò của việc ƯDCNTT. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ chính bản thân những người giáo viên đó do họ chưa thực sự có khả năng ứng dụng để mang lại hiệu quả cao, mặt khác theo chúng tôi thấy thì ngay thực trạng việc ứng dụng này vẫn chưa thực sự thuyết phục họ để họ tin vào vai trò của CNTT đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Như vậy, đại đa số giáo viên của trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đều nhận thức được đúng đắn vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học, chính nhận thức này sẽ thúc đẩy họ đẩy mạnh hoạt động ƯDCNTT vào dạy học mang lại hiệu quả cao. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức hết được vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học. Chúng ta phải có những biện pháp kịp thời, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức cho bộ phận giáo viên đó. 2.2.1.2. Nhận thức của học sinh ƯDCNTT có thể cho phép giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Việc ứng dụng đó phải nâng cao hứng thú học tập, tăng cường tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao hiệu quả tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo ở người học. Chính và vậy mà theo chúng tôi, nhận thức của chính học sinh về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học có một vai trò cực kì quan trọng đối với việc thành công hay không thành công của hoạt động này. Việc nâng cao nhận thức cho học sinh cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Muốn vậy, chúng ta phải nắm được tình hình nhận thức của học sinh trường THPT Hai Bà Trưng để có những tác động phù hợp nâng cao nhận thức cho các em. Để làm được điều này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: Theo bạn, trong việc dạy và học hiện nay ở trường phổ thông, việc ƯDCNTT có vai trò như thế nào? Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1b. Nhận thức của học sinh về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học TB Mức độ SL TL 1 Rất cần thiết 173 57.7 2 Cần thiết 99 33 3 Không cần thiết lắm 16 5.3 4 Không cần thiết 12 4 Kết quả có 173 học sinh chiếm 57,7 % học sinh được hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học là rất cần thiết, có 99 học sinh chiếm 33 % học sinh được hỏi cho là cần thiết. Đây là những con số tương đối cao thể hiện rằng các em học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế hầu hết đã nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy và học ở nhà trường mà trước hết là đối với hoạt động học tập của các em. Khi chúng tôi tham khảo ý kiến của các em, nhiều học sinh nói rằng, sở dĩ chúng em thấy nó là cần thiết bởi vì thời đại bây giờ là thời đại của CNTT, cái gì cũng cần đến máy tính nên em nghĩ nó là cần thiết trong cả dạy học nữa. Một số em khác cho ý kiến rằng: “Trường em đã phát động phong trào đưa CNTT vào sử dụng trong dạy học thì em nghĩ chắc chắn nó phải có vai trò chứ?”. Còn một số em thì nói: “Em thấy một số tiết dạy có ƯDCNTT của một số thầy cô làm cho bọn em đỡ căng thẳng hơn và cảm thấy thích học hơn, dễ tiếp thu bài hơn, nhớ lâu hơn”. Đây là một lý do chúng tôi mong chờ nhưng tiếc thay là chỉ “một số” tiết dạy của “một số” thầy cô mà thôi. Như vậy, chúng ta thấy rằng hầu hết các em học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế được điều tra đều cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học là rất cần thiết, nó phản ánh sự mong chờ của các em đối với các tiết dạy có ƯDCNTT. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều em chúng tôi thấy còn rất mơ hồ. Muốn củng cố và nâng cao nhận thức của các em để các em thực sự có hứng thú đối với các tiết dạy có ƯDCNTT thì phải có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này ngay trong chính nhà trường. Bên cạnh những học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học thì một bộ phận học sinh cũng chưa nhận thức được vai trò của việc ứng dụng này. Có 16 học sinh chiếm 5,3 % số học sinh được điều tra cho rằng không cần thiết lắm, 12 học sinh chiểm 4 % số học sinh được hỏi khẳng định là không cần thiết. Điều này nói lên rằng các em chưa thấy được hiệu quả thực sự từ những tiết học đã có ƯDCNTT đối với hứng thú học tập, đối với hiệu quả tiếp thu bài học của các em. Thực trạng này có liên quan đến động cơ, hứng thú học tập của riêng bản thân các em nhưng cũng phải kể đến việc ứng dụng của thầy cô giáo nữa. Chúng ta phải đặt ra câu hỏi là làm thế nào để nâng cao nhận thức của các em về vai trò của việc ƯDCNTT để giúp các em có hứng thú hơn đối với những tiết dạy có ƯDCNTT. Từ những số liệu thu được, tuy tỉ lệ học sinh lựa chọn không cần thiết lắm và không cần thiết chiếm tổng cộng 9,3 % nhiều hơn số giáo viên lựa chọn những phương án này là 1 %, nhưng chúng tôi thấy không có sự khác biệt nào đáng kể trong nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học. Như vậy, hầu hết giáo viên cũng như học sinh của trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đều nhận thức được đúng đắn vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học. Đây là cơ sở để việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không chỉ học sinh mà cả giáo viên, những người đi đầu trong việc ƯDCNTT vào dạy học chưa nhận thức được một cách đầy đủ, đúng đắn vai trò của việc ứng dụng này. Chúng tôi thấy cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức của bộ phận này, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế. 2.2.2. Các điều kiện để ƯDCNTT vào dạy học Chỉ với một chiếc máy tính thì không thể đưa CNTT ứng dụng vào dạy học một cách có hiệu quả được. Các yếu tố vật chất, con người, tài chính và chính sách đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường. Trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế có điều kiện đến đâu trong việc này và nó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của việc ƯDCNTT vào dạy học của trường? Trong các yếu tố, các điều kiện được đưa ra thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao? Để làm rõ các vấn đề nêu trên, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy cô (theo bạn) điều quan trọng nhất trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học là gì?” Kết quả thu được phản ánh ở hai bảng sau: Bảng 2a. Các điều kiện để ƯDCNTT vào dạy học Các điều kiện Giáo viên Học sinh SL TL TB SL TL TB Có cơ sở vật chất (máy tính, mạng, máy chiếu…) đầy đủ 14 56 1 172 57.3 1 Giáo viên có ý thức sử dụng trong giảng dạy 10 40 2 58 19.3 5 Học sinh có kĩ năng sử dụng máy tính tốt 0 0 4 61 20.3 4 Học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu 9 36 3 115 38.3 2 Giáo viên có kĩ năng sử dụng tốt 10 40 2 109 36.3 3 Nhà trường yêu cầu (bắt buộc) giáo viên sử dụng 0 0 4 22 7.3 6 Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng, các điều kiện trên, ở những mức độ nhất định đều có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của việc ƯDCNTT vào dạy học, tuy nhiên điều kiện nào giữ vai trò quan trọng hơn và vì sao? Nhìn vào hai bảng trên chúng ta thấy rằng, có 14 giáo viên chiếm 56 % số giáo viên được hỏi chọn phương án “Có cơ sở vật chất (máy tính, mạng và máy chiếu…) đầy đủ” là điều kiện quan trọng nhất cho việc ƯDCNTT vào dạy học xếp ở vị trí thứ nhất. Với phương án này, chúng ta cũng có 172 học sinh chiếm 57,3 % số học sinh được hỏi lựa chọn và cũng đứng ở vị trí thứ nhất. Như vậy, theo ý kiến đánh giá của giáo viên cũng như học sinh thì cơ sở vật chất đầy đủ bao gồm một hệ thống máy tính nối mạng, các phòng dạy học đa chức năng có trang bị máy tính và màn hình chiếu là điều kiện cần thiết nhất để việc ƯDCNTT vào dạy học mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là ý kiến hợp lý bởi muốn ƯDCNTT thì những điều kiện vật chất nêu trên là những điều kiện đầu tiên không thể thiếu nếu muốn ƯDCNTT. Đó cũng là lý do mà rất nhiều trường THPT hiện nay không thể ƯDCNTT vào dạy học một cách thường xuyên và hiệu quả. Trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế là một trong những trường điểm của TP Huế nói riêng và của tỉnh TT Huế nói chung. Trường có hệ thống cơ sơ vật chất tương đối đầy đủ. Từ năm học 2002 – 2003, nhà trường đã bắt đầu trang bị cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm dạy học bằng giáo án điện tử. Với điều kiện lúc bấy giờ, nhà trường được trang bị 1 tivi màn hình, vì vậy mà tiêu chí dành cho mỗi giáo viên là 1 tiết trên 1 năm. Đến năm 2006, với dự án đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự tham gia đóng góp của phụ huynh học sinh, trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế được trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất bao gồm 3 phòng máy, mỗi phòng trên 40 máy tính có kết nối mạng internet; 5 phòng học đa chức năng trong đó có 3 phòng được trang bị máy tính, máy chiếu projector và màn chiếu, 2 phòng học sử dụng tivi màm hình rộng (32 inch), đặc biệt là 1 phòng được trang bị màn chiếu từ ActivBoard cho phép giáo viên có thể dùng bút từ để thực hiện các thao tác ngay trên màn chiếu nhày như dùng chuột điều khiển, đây là loại màn chiếu hiện đại nhất hiện nay chỉ có ở hai trường trên địa bàn TP Huế là Hai Bà Trưng và trường Nguyễn Huệ. Với loại màn chiếu này, giáo viên có thể tăng cường giao tiếp với học sinh do không bị gò bó bởi máy tính, góp phần tăng hiệu quả của tiết dạy. Với hệ thống cơ sở vật chất nêu trên, trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế trở thành một trong số ít trường được trang bị khá đầy đủ ở TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung. Quả thật, nếu thiếu điều kiện vật chất nêu trên thì hoạt động ƯDCNTT không thể diễn ra có hiệu quả. Ngoài điều kiện vật chất nêu trên, một điều kiện cực kì quan trọng đối với hoạt động ƯDCNTT vào dạy học đó chính là yếu tố con người. Trong việc ứng dụng này, yếu tố con người thể hiện rõ ở ý thức, kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên, ý thức tự học, tự nghiên cứu và kĩ năng CNTT của học sinh. Có 10 giáo viên chiếm 40 % số giáo viên được hỏi lựa chọn phương án “Giáo viên có ý thức sử dụng trong giảng dạy”, cũng có 10 giáo viên chiếm 40 % số giáo viên được hỏi lựa chọn phương án “Giáo viên có kĩ năng sử dụng tốt” . Rõ ràng, giáo viên của trường đã xác định được vai trò của mình trong việc ƯDCNTT vào dạy học. Quả thật, hoạt động ƯDCNTT vào dạy học muốn thực hiện tốt thì trước hết người thực hiện phải có ý thức tự giác. Chỉ khi giáo viên, người trực tiếp ƯDCNTT vào dạy học xác định được vai trò của mình mới có thể thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, nâng cao tri thức, rèn luyện kĩ năng ƯDCNTT của mình. Ngoài việc nhận thức được vai trò của mình đối với việc ƯDCNTT vào dạy học, thì kĩ năng CNTT của giáo viên là một điều kiện không thể thiếu khi đưa CNTT vào giảng dạy trong nhà trường. Giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng đã xác định được sự cần thiết của kĩ năng CNTT của bản thân mình, là điều kiện không thể thiếu trong việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học. Ý kiến của học sinh cũng có đến 109 học sinh chiếm 36,3 % số học sinh được hỏi cho rằng “Giáo viên có kĩ năng sử dụng tốt” là điều kiện quan trọng nhất để việc ƯDCNTT vào dạy học. Trong khi giáo viên đánh giá cao điều kiện về ý thức của giáo viên trong giảng dạy cũng như kĩ năng sử dụng CNTT của mình thì học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế cũng đã đánh giá điều kiện quan trọng để ƯDCNTT vào dạy học đó chính là học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu. Có đến 115 học sinh chiếm 38,3 % học sinh được hỏi lựa chọn phương án này. Mục đích cuối cùng của việc ƯDCNTT vào dạy học là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Muốn vậy, phải phát huy được tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Với việc ƯDCNTT vào dạy học, học sinh sẽ có điều kiện khai thác nguồn thông tin tốc độ cao, nhất quán, chính xác và ổn định thông qua mạng internet. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi ở học sinh tính tích cực tự học, tự nghiên cứu để có thể khai thác có hiệu quả nguồn thông tin đó. Việc các em học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đánh giá và lựa chọn điều kiện này là điều kiện quan trọng nhất sẽ tạo cơ sở cho việc ƯDCNTT vào việc nâng cao tính tích cực học tập của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường. Tuy nhiên, trong khi học sinh đánh giá việc “học sinh có kĩ năng sử dụng máy tính tốt” là điều kiện quan trọng thứ 4 để ƯDCNTT v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docth432803c trang UDCNTT.doc
  • docDE CUONG LUAN VAN DA SUA.doc
  • docLV KN GQTHSP.doc
Luận văn liên quan