Đề tài Quá trình thâm nhập Nho giáo vào Việt Nam và ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo với việc xây dựng con người Việt Nam

Trung Hoa cổ đại là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và triết học cổ xưa, phong phú và rực rỡ nhất không chỉ của nền văn minh phương Đông mà của cả nhân loại. Trung Hoa cổ đại có lịch sử lâu đời từ cuối thế kỷ III TCN kéo dài đến thế kỷ II TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền và bạo lực, mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Trong khoảng 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được chia thành 2 thời kỳ lớn: • Thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) • Thời Xuân Thu-Chiến Quốc Chính sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học trong các thời kỳ này, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc đã tạo tiền đề cho sự ra đời hàng loạt các hệ thống triết học với những nhà triết gia vĩ đại mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử của nhân loại. Trong thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái triết học khác nhau và Nho giáo có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú văn hóa Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa Hán cùng với sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với các tộc người khác. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, Nho giáo được nhìn nhận hết sức khác nhau: có những giai đoạn lịch sử, người ta đề cao Nho giáo, coi đó như là chuẩn mực để xây dựng đời sống xã hội, lại có thời gian, người ta phê phán, bài bác, thậm chí phủ nhận Nho giáo. Đương nhiên, khi đã coi Nho giáo như là một học thuyết thì việc xem xét, đánh giá trong các giai đoạn lịch sử cũng là việc làm bình thường. Nho giáo có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hằng mấy nghìn năm và phát triển vừa bề sâu, vừa bề rộng. Bề rộng là từ một vùng ra cả Trung Quốc, quê hương của nó, rồi ảnh hưởng đến Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản. Bề sâu là các giai đoạn lịch sử của nó, giai đoạn sau thường phong phú hơn giai đoạn trước hoặc vì phải thích nghi với điều kiện xã hội mới, hoặc vì phải đấu tranh và làm giàu với các luồng tư tưởng tín ngưỡng khác sinh ra từ nội địa hoặc nhập vào từ nước ngoài. Có nhà khoa học chú trọng đến “tính không hoàn chỉnh” của nó; nó không phải nhất thành bất biến; nó chuyển biến luôn và hãy xem đó là một sức sống của Nho giáo. Khả năng chuyển biến mà vẫn giữ bản sắc là một điều, một đặc tính đặc biệt của Nho giáo. Cho nên, có Nho giáo trước Khổng Tử Hạ Thương, đầu Chư, có Nho giáo của Khổng tử và các môn đệ trực tiếp; có Nho giáo thời Hán mà á thánh nổi tiếng là Đổng Trọng Thư; sang Đường, Nho giáo và Phật giáo đấu tranh mà chung sống (chưa kể rằng từ Xuân Thu-Chiến Quốc đến đó có bao nhiêu nhà tranh tiếng với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau). Rồi thời Tống , có Nho giáo của nó với những bậc á thánh lừng danh như Nhị Trình, Chu Tử v.v. Sĩ phu Việt Nam đi học thì tự gọi là đến cửa Khổng sân Trình. Một thuở sĩ phu Việt Nam xem Khổng Mạnh, Hán Nho, Tống Nho “ba vì” của Nho giáo, sau đó không có đỉnh nào cao hơn. Nho giáo đã trở thành tư tưởng, văn hoá, in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử của một nửa châu Á trong suốt hai nghìn năm trăm năm qua, và cho đến tận hôm nay, dù tự giác hay không tự giác, dù đậm hay nhạt, có khoảng một tỷ rưỡi con người đang chịu ảnh hưởng học thuyết Nho gia, học thuyết này đã trở thành cốt lõi của cái mà ta gọi là văn hóa phương Đông. Dĩ nhiên, nó có những hạn chế nhất định, trước hết là những hạn chế của thời đại, nhưng những tích cực, đóng góp của nó cho phép biện chứng duy vật, tuy mộc mạc đơn sơ nhưng thật đáng trân trọng và chuyên đề này không ngoài việc đề cập đến tinh thần cơ bản ấy.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình thâm nhập Nho giáo vào Việt Nam và ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo với việc xây dựng con người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trung Hoa cổ đại là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và triết học cổ xưa, phong phú và rực rỡ nhất không chỉ của nền văn minh phương Đông mà của cả nhân loại. Trung Hoa cổ đại có lịch sử lâu đời từ cuối thế kỷ III TCN kéo dài đến thế kỷ II TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền và bạo lực, mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Trong khoảng 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được chia thành 2 thời kỳ lớn: Thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) Thời Xuân Thu-Chiến Quốc Chính sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học trong các thời kỳ này, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc đã tạo tiền đề cho sự ra đời hàng loạt các hệ thống triết học với những nhà triết gia vĩ đại mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử của nhân loại. Trong thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái triết học khác nhau và Nho giáo có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú văn hóa Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa Hán cùng với sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với các tộc người khác. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, Nho giáo được nhìn nhận hết sức khác nhau: có những giai đoạn lịch sử, người ta đề cao Nho giáo, coi đó như là chuẩn mực để xây dựng đời sống xã hội, lại có thời gian, người ta phê phán, bài bác, thậm chí phủ nhận Nho giáo. Đương nhiên, khi đã coi Nho giáo như là một học thuyết thì việc xem xét, đánh giá trong các giai đoạn lịch sử cũng là việc làm bình thường. Nho giáo có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hằng mấy nghìn năm và phát triển vừa bề sâu, vừa bề rộng. Bề rộng là từ một vùng ra cả Trung Quốc, quê hương của nó, rồi ảnh hưởng đến Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản. Bề sâu là các giai đoạn lịch sử của nó, giai đoạn sau thường phong phú hơn giai đoạn trước hoặc vì phải thích nghi với điều kiện xã hội mới, hoặc vì phải đấu tranh và làm giàu với các luồng tư tưởng tín ngưỡng khác sinh ra từ nội địa hoặc nhập vào từ nước ngoài. Có nhà khoa học chú trọng đến “tính không hoàn chỉnh” của nó; nó không phải nhất thành bất biến; nó chuyển biến luôn và hãy xem đó là một sức sống của Nho giáo. Khả năng chuyển biến mà vẫn giữ bản sắc là một điều, một đặc tính đặc biệt của Nho giáo. Cho nên, có Nho giáo trước Khổng Tử Hạ Thương, đầu Chư, có Nho giáo của Khổng tử và các môn đệ trực tiếp; có Nho giáo thời Hán mà á thánh nổi tiếng là Đổng Trọng Thư; sang Đường, Nho giáo và Phật giáo đấu tranh mà chung sống (chưa kể rằng từ Xuân Thu-Chiến Quốc đến đó có bao nhiêu nhà tranh tiếng với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau). Rồi thời Tống , có Nho giáo của nó với những bậc á thánh lừng danh như Nhị Trình, Chu Tử v.v. Sĩ phu Việt Nam đi học thì tự gọi là đến cửa Khổng sân Trình. Một thuở sĩ phu Việt Nam xem Khổng Mạnh, Hán Nho, Tống Nho “ba vì” của Nho giáo, sau đó không có đỉnh nào cao hơn. Nho giáo đã trở thành tư tưởng, văn hoá, in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử của một nửa châu Á trong suốt hai nghìn năm trăm năm qua, và cho đến tận hôm nay, dù tự giác hay không tự giác, dù đậm hay nhạt, có khoảng một tỷ rưỡi con người đang chịu ảnh hưởng học thuyết Nho gia, học thuyết này đã trở thành cốt lõi của cái mà ta gọi là văn hóa phương Đông. Dĩ nhiên, nó có những hạn chế nhất định, trước hết là những hạn chế của thời đại, nhưng những tích cực, đóng góp của nó cho phép biện chứng duy vật, tuy mộc mạc đơn sơ nhưng thật đáng trân trọng và chuyên đề này không ngoài việc đề cập đến tinh thần cơ bản ấy. NHO GIÁO VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO Lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công‘Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. 1.1.Nho giáo nguyên thủy Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay “tư tưởng Khổng-Mạnh“. Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. 1.2.Hán Nho Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị”. 1.3.Tống Nho Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là “Trạng Trình”). Phương Tây gọi Tống nho là “Tân Khổng giáo”. Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố “tâm linh” (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. Quan niệm về con người của Nho giáo: Nếu như triết học phương Tây thiên về hướng ngoại, với xu hướng tập trung nghiên cứu thế giới vật chất để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, thì triết học phương Đông nói chung và Nho học nói riêng thiên về hướng nội, nghiên cứu con người và thế giới nội tâm của con người và từ đó đi đến các vấn đề xã hội. Bởi vậy, không có gì là lạ khi ta thấy Nho học xem con người là hạt nhân, là đối tượng để nghiên cứu chủ yếu Nguyên nhân Nho giáo quan tâm nghiên cứu vấn đề con người Nguyên nhân thời đại: Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại Xuân Thu và chiến quốc là hai giai đoạn của một thời kỳ lịch sử lâu dài bắt đầu từ sự suy tàn của nhà Chu từ năm 781 đén năm 221 trước công nguyên. Đây cũng là thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Hoa cổ đại. Từ khi nhà Chu suy tàn ,ngôi Thiên tử không còn vững bền ,chỉ là hình thức ,các nước chư hầu tranh giành nhau quyền lợi,chiến tranh sảy ra liên miên giữa các nước chư hầu kéo dài suốt thời kì Xuân Thu và Chiến Quốc.Có thể nói trong lịch sử Trung hoa chưa có thời kì nào chiến tranh sảy ra liên miên kéo dài như thời kỳ này.Thời kỳ “vương đạo suy đồi”,”bá đạo nổi lên”khắp nơi; nước lớn đánh nước nhỏ; nước mạnh đánh nước yếu, nước nào cũng muốn ngoi lên giữ địa vị thiên tử. Theo ghi chép để lại từ thời Xuân Thu,quy mô các cuộc chiến tranh ngày càng mở rộng, số cuộc chiến tranh ngày càng tăng lên.Chiến tranh Tần –Tấn sảy ra 18 lần, Tấn -Sở 3 lần đại chiến ,Ngô-Sở đánh lẫn nhau 23 lần, Tề-Lỗ 34 lần , Tống-Trịnh giao tranh 39 lần số lượng chiến tranh thật là khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh kéo dài gần năm thế kỷ ấy đã gây bao thảm cảnh lầm than đói khổ,cảnh chém giết chia ly , đau thương cho mọi nhà ,mọi người ;làm cho kỷ cương phép nước không còn ,lòng người ly tán. Chính nguyên nhân thời đại đó đã làm cho nhiều nhà tư tưởng xuất hiện.Ai nấy đều muốn đưa ra được đường lối học thuyết của mình nhằm cứu vãn tình hình xã hội.Trong nước xuất hiện nhữnh trung tâm như “Tắc hạ” của nước Tề,những tụ điểm tập hợp nhiều kẻ sĩ như nhà “Mạnh Thường Quân”.Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “bách gia chu tử”(trăm nhà trăm thầy),”bách gia tranh minh”(trăm nhà tranh tiếng). Chính trong quá trình tranh minh đó đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh như: Mặc gia,Pháp gia , Đạo gia,Nho gia...Trong đó nổi bật là Nho gia một phái tập chung giải quyết nhiều vấn đề về con người. Nguyên nhân truyền thống: Nếu như triết học phương Tây tập chung giải quyết vấn đề cơ bản của triết học,vấn đề thế giới quan thì triết học Trung Hoa cổ đại từ trước thời Xuân Thu,chiến quốc đã chú ý đến vấn đề con người và đào tạo con người; nhiều tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này đã đề cập đến vấn đề này .Nó trở thành truyền thống trong triết học Trung Hoa cổ đại. “Hồng phạm cửu trù “là học thuyết triết học ra đời sớm nhất của triết học Trung Hoa cổ đại,khoảng trên 2200 năm trước công nguyên .Nó nói lên đường lối trị nước an dân của một đấng quân vương trong đó nhóm trù nhân sinh nêu lên vai trò quan trọng của nhà vua và mối quan hệ vua-dân.Nêu lên tính cách của người đứng đầu đất nước,vua phải kiểm điểm công việc mình làm trước trời đất và trước dân. Một học thuyết ra đời sớm như vậy mà đã nêu lên sự cần thiết phải tổ chức một bộ máy chăm lo đến việc giáo dục đào tạo con người cho xã hội ,chứng tỏ nó rất quan tâm đến vấn đề con người và xã hội. ”Kinh dịch” cũng là một tác phẩm ra đời từ rất sớm nêu lên mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.Kinh dịch đặt căn bản ở tượng và số .Ngay con số chẳng những chỉ nhằm vào hiện tượng tự nhiên mà nhằm cả vào vận mạng con người,của hậu duệ con người.Những biến cố quan trọng trong lịch sử và cả vận mang của quốc gia cũng được nó đề cập đến. Tác phẩm kinh dịch cho thấy con người vận dụng bát quái vào việc xét đoán lành dữ đối với con người đối với mỗi triều đại.Nguyên lý bát quái đã sớm được vận dụng trong các lĩnh vực liên quan đến đời sống của con người như y học, giáo dục con người quân sự ,hôn nhân gia đình ,pháp luật.Chẳng hạn trong thẩm vấn , để khỏi oan người tốt bỏ qua kẻ xấu có câu:”kẻ có tội ,lời nói và hành động sẽ trái với thực tế,kẻ nói sai sự thật thường sợ người khác vạch trần.Cho nên khi nói năng lời chúng tỏ ra lo lắng .Ngược lại người nói thật thì lương thiện ít lời”người lành lời ít”.,cách xét đoán người qua bề ngoài qua ngôn ngữ này rất có giá trị.Như vậy Kinh Dịch cũngbàn đén con người ,con người trong mối qua hệ với trời đất ,với số phận của mình. Nguyên nhân học thuật: Trong thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc các học thuyết triết học đều đề cập đến vấn đề con người và đào tạo con người.Mỗi trường phái đều có cách lý giải của mình và đưa ra những chủ trương nhằm giáo dục con người , đưa lại sự ổn định cho xã hội. Phái Mặc gia mà đại biểu là Mặc Định thì cho rằng mọi hành vi của con người mọi biến hoá của thế giới tự nhiên đều do sự chi phối của ý trời. Ý trời muốn người ta cùng thương yêu nhau ,làm hại nhau và trời đem cái ý muốn “pháp độ “ấy giao cho thánh nhân trị thiên hạ gọi là Thượng đồng (trên dưới như nhau) hoặc gọi là cái nghĩa đồng nhất của thiên hạ. Đây là cơ sở cho thuyết “kiêm ái “của ông. Một phái của đạo gia mà Dương Chu là tiêu biểu thì bàn nhiều đến lợi ích cá nhân và làm thế nào để đạt tới lợi ích cá nhân tạo nên chủ trương “vị ngã”.Dương Chunêu lên thuyết “Toàn sinh”(bảo toàn sinh mạng là quan trọng nhất).Muốn vậy phải hạn chế dục vọng ,coi thường lợi ích của ngoại giới ,giữa người với người phải giữ hoà khílàm sao “Ngươi không phạm đến ta và ta không phạm đến ngươi”. Trang Tử lại cho rằng lợi ích tối cao của con người khong phải sống lâu hay không sống lâu mà là thoả mãn dục vọng,do vậy họ chủ trương tiêu dao hưởng thụ . Lão Tử cho rằng con người phải lam theo quy luậtcủa tự nhiên và xã hội thì theo “nhân đạo “và “thiên đạo”. Ông phủ nhận chế độ phân chia trên dưới ,sang hèn,trơ lại xã hội trước khi xuất hiện nhà nước mơ ươc “nước nhỏ dân ít” mọi người vui vẻ ăn ngon mặc đẹp,conngười trở lại trạng thái chất phác tự nhiên,”vô danh”. Phái pháp gia có nguồn gốc từ Tuân Tử cho rằng con người ai cũng có dục vọng.Hamlợi và dục vọng là nguồn gốc gây nên tội ác cho nên xã hội phải được tổ chức thành khuôn mẫu và dùng cái chuẩn mực pháp lý để giáo hoá con người , đưa con người về với cái thiện. So với các học thuyết đương thời Nho giáo có vị trí lớn hơn cả. Nho giáo là học thuyết do Khổng Tử đề xướng ,sau dố được Mạnh Tử và các nhà nho tiêu biểu kế thừa và phát triển.Là học thuyết bàn đến vấn đề con người và đào tạo con người nhiều nhất rộng nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Trước những cảnh ngộ của con người trong xã hội mà các nhà tưởng Nho giáo trước hết là Khổng Tử muốn chủ trương lập lại pháp chế ,kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới cho phù hợp. Ông lập ra học thuyết, mở trường dạy học đi chu du khắp nơi tring nước tranh luận với các phái khác để tuyên truyền tư tưởng của mình . Ông xây dựng một học thuyết có hệ thống về nhân, nghĩa ,lễ, tín, trí mà dạy con người lấy cương thường mà hạn chế nhân dục đẻ giữ trật tự trong xã hội . Theo Khổng Tử và Mạnh tử sở dĩ có cảnh tranh giành ,kiện tụng chiến tranh chém giết lẫn nhau là do không ai chịu yên phận yên mệnh của mình nên cứu đời tốt nhất theo ý họ lẫn xác định phận vị,làm cho mỗi người biết phận vị của mình biết nhường nhịn nhau phải “chính danh “ như thế sẽ hoà mục “sẽ có trật tự ổn định. Khổng Tử ,Mạnh Tử và nhiều nhà nho tiêu biểu khác đã cố xây dưng hình mẫu người lý tưởng có đủ nhân đức nhằm ổn định xã hội. 2.2. Nội dung quan niệm về con người của Nho giáo: 2.2.1 Quan niệm về bản chất con người: Khi nghiên cứu đến con người các nhà Nho không thể không đề câp đến bản chất của con người.Về vấn đề này các nhà Nho có nhiều ý kiến khác nhau: Khổng Tử cho rằng bản tính của mỗi con người là hoàn toàn khác nhau .Sự khác nhau của bản tính con người một phần là do thiên phú bẩm một phần lớn là do hoàn cảnh xã hội ,do phong tục tập quán quy định .Con người tốt hay xấu thiện hay ác là do sống trong xã hội mà nên. Chính vì vậy mà bản tính con người đối với ông : ở mọi người lúc đầu vốn gần giống nhau về sau mới xa nhau. Ông cho rằng “tính tương cận dã ,tập tương viễn dã”tức là bản tính thì gần nhau do tập tục đi đến xa nhau. Như vậy Khổng Tử cho rằng bản tính con người vốn gần giống nhau nhưng do điều kiện hoàn cảnh ,lối sống tập quán khác nhau mà di dén khác nhau. Điều đó có một điểm nào đó giống với triết học Mác-Lênin sau này là đời sống xã hội ,tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng của con người . Khổng Tử nói chữ tính ở đây không phải là tính nết tốt,xấu mà tính ở đây là phần thiên lý trời phú cho có đủ nhân ,nghĩa, lễ ,trí ,thiện ,đức trong con người. Sau Khổng Tử nhiều nhà nho cũng bàn đến bản tính con người. Trong đó Mạnh Tử là nhà nho bàn nhiều đến bản tính con người . Ông nêu lên thuyết tính thiện-Bản tính con ngưòi là thiện. Ông nhấn mạnh bản chất con người là thiện,tính thiện vốn có ở con người , đã là con người đều mang tính thiện. Mạnh Tử nhận định sở dĩ con người mất di tính thiện cố hữu mà bị cuốn vào con đường ác là do”vật đục “che lấp ,cái vật đục là tính vốn không có chỉ là do hoàn cảnh bên ngoài tác động vào. Mạnh Tử quan niệm tính thiện là lương tâm tiên thiên mà con người phải tồn dưỡng thì mới thành người được.Bởi vây ông rất chú trọng đến việc giáo hoá coi giáo dục là bộ phận trọng yếu của chính trị . Ông cho rằng nếu để tính thiện bị mai một sẽ gần với cầm thú. Nếu Mạnh Tử đưa ra thuyết tính thiện thì Tuân Tử một nhà nho cuối thời chiến quốc lại chủ trương thuyết” tính ác”. Ông cho rằng tình và dục là tự nhiên ai cũng có không thể bớt đi bỏ đi hay làm hại được,con người ai chăng muốn ăn ngon thấy cái đẹp,muốn ngửi hương thơm,nghe những âm thanh hay. Ông cho rằng con người ai cũng có lòng ham lợi ,ai cũng có dục vọng .Ham lợi và dục vọng là nguồn gốc gây nên tội ác. Từ chỗ cho tính người là ác ,Tuân Tử nêu lên cái chủ đích sự giáo dục cần phải uốn nắn cái tính lại cho trở về bản tính thiện . Ông nói :”Tính là cái ta không thể làm ra được ,nhưng có thể hoá đi được.Tính không phải tự nhiên ta có được ,nhưng có thể làm cho có được.Chú ý làm lụng tập thành thói quen dể hoá cai tính” Ông thấy rằng cần thiết phải giáo dục ,uốn nắn con người hạn chế tính ác để đi đến tính thiện.Như vậy Tuân Tử cho tính người là ác và ông chủ trương phải có lễ nghĩa ,khuôn phép hình phạt để giáo huấn ngăn ngừa. Bàn về tính của con người ,Cáo Tử nhà tư tưởng cùng thời với Mạnh Tử cho rằng bản tính con người chẳng phải thiện ác ,cũng có thể làm điều thiện, cũng có thể làm điều ác.Cáo Tử cho răng miếng ngon ai cũng muốn ,gái đẹp ai cũng thích . Đó là cái tính của con người .Ngoài những bản năng tự nhiên đó ra cò có hành vi:Nhân là thứ ở bên trong mình ,nghĩa là thứ ở bên ngoài ,không thể lẫn lộn nhau . Cáo Tử coi nhân tính như tờ giấy trắng muốn viết đen thì đen viết đỏ thì đỏ. Ông nói đén bản chất xã hội của con người.Con người sống trong xã hội chịu tác động của hoàn cảnh xã hội.Chính hoàn cảnh xã hội là môi trường đểcon người trở thành tốt xấu về sau. Như vậy khi bàn đến con người các nhà nho đã đưa ra những quan niệm khác nhau về tính người.Tuy nêu lên bản tính con người khác nhau nhưng các nhà nho đều có điểm thống nhất chung cân phải giáo dục con người đến tính thiện. 2.2.2. Quan niệm về chuẩn mực xây dựng con người: Từ việc xác định được bản chất con người như nội dung trên, Nho giáo đã đề ra những chuẩn mực để xây dựng nên con người, hướng con người theo “tính thiện” a. Tu thân Khổng Tử đặt ra một hệ thống các đạo lý: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức… để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình. Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người” - Quân thần: (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ. - Phụ tử: (“phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)”) - Phu phụ: (“phu xướng phụ tùy” nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo) Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. - Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. - Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. - Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. - Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. - Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Đây là năm chuẩn mực để xây dựng nên một con người quân tử trong xã hội, tất cả mọi người dù ở các địa vị khác nhau đều cần rèn luyện bản thân theo năm chuẩn mực trên. Ví dụ cụ thể như trong việc xây dựng tư cách người thầy: Nho giáo hết sức chú trọng đến việc học tập. Mục đích của học tập là tu dưỡng phẩm hạnh, có những hiểu biết để xây dựng lẽ sống của người quân tử “tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Để đào tạo nên những người quân tử như vậy bản thân các nhà Nho luôn phải là những tấm gương sáng trong việc học tập và tu dưỡng bản thân, tu dưỡng phẩm hạnh theo “ngũ thường”: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. “Nhân” là yêu thương con người nói chung. Người thầy phải biết yêu thương học trò, Khổng tử chủ trương thu nhận học trò từ mọi tầng lớp không ph
Luận văn liên quan