Trong xu thế hiện nay, khi Việt Nam đã ra nhập WTO, các doanh nghiệp sẽ ngày càng có nhiều cơ hội mới để phát triển kinh doanh; đồng thời đi kèm với các cơ hội này là hàng loạt các thách thức và những rủi ro mới. Các doanh nghiệp muốn phát triển phải tạo dựng chỗ đứng cho mình, tạo được niềm tin nơi khách hàng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải được kiểm toán. Kiểm toán là sự xác minh tính đúng đắn của thông tin, tính minh bạch của doanh nghiệp, kiểm toán là nền tảng tạo lập môi trường tài chính công khai, minh bạch cho đầu tư cũng như cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự cần thiết của kiểm toán là rất rõ ràng. Và như một xu thế chung của toàn thế giới, kiểm toán cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, với sự ham thích về kiểm toán, sau quá trình thực tập kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM – AISC đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM chi nhánh Hà Nội thực hiện”. Đây là một nội dung lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính, là mối quan tâm của các công ty kiểm toán nói chung và là vấn đề hết sức phức tạp. Do trình độ cũng như thời gian và kinh nghiệm có hạn nên bài viết của em khó tránh khỏi các khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô, các anh chị để bài viết của em được hoàn thiện hơn, giúp em có thêm hiểu biết và kinh nghiệm về quy trình kiểm toán koản mục hàng tồn kho.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo - TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã tận tình giúp em hoàn thiện Chuyên đề thực tập của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và bảo ban tận tình của các anh chị trong Công ty AISC chi nhánh Hà Nội ( Sau đây xin gọi là Công ty AISC Hà Nội) đã giúp em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập là những nghiên cứu của em về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC Hà Nội thực hiện. Chuyên đề thực tập này bao gồm bốn phần chính:
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Phần II : Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Phần III. Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM chi nhánh Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 3
1.1. Quá trình thành lập Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 3
1.2. Nguyên tắc hoạt động của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 4
1.3. Các dịch vụ kiểm toán cung cấp tại chi nhánh AISC tại Hà Nội 4
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 5
1.5. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh AISC Hà Nội 7
1.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán 8
1.5.2. Thực hiện kiểm toán 9
1.5.3. Kết thúc kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán 9
1.6. Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán 10
Phần II : Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện 12
2.1. Khái quát chung về hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán 12
2.1.1. Khái niệm hàng tồn kho 12
2.1.2. Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán 12
2.2. Nội dung kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
2.2.2. Các giai đoạn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 16
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 16
2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho 22
2.2.2.3. Kết thúc kiểm toán 27
2.3. Quy trình kiểm toán thực tế chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội thực hiện 28
2.3.1. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC 29
2.3.1.1. Công việc thực hiện trước khi kiểm toán 29
2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp 31
2.3.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và lên chương trình kiểm toán 41
2.3.1.4. Thực hiện kiểm toán 42
2.3.1.5. Tổng hợp và báo cáo 54
2.3.2. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng XYZ 55
2.3.2.1. Tìm hiểu chung về Nhà máy XYZ 55
2.3.2.2. Tìm hiểu chung về quy trình kế toán hàng tồn kho tại Nhà máy XYZ 57
2.3.2.3. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho tại nhà máy XYZ 63
Phần III. Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện 77
3.1. So sánh quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại hai khách hàng ABC và XYZ 77
3.2. Nhận xét chung về thực tế kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện 80
3.2.1. Về Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ 80
3.2.2. Về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. 81
3.2.3. Về phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán 81
3.2.4. Thực hiện kiểm kê cuối năm. 82
3.3. Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội 82
3.3.1. Ý nghĩa việc hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. 82
3.3.2. Định hướng hoàn thiện kiểm toán khoảm mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính. 83
3.3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phương pháp kiểm toán hàng tồn kho. 85
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 93
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh AISC Hà Nội 5
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán của Công ty AISC Hà Nội 7
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho 14
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho 16
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ABC 33
Biểu 2.1. Giấy tờ làm việc số …ABC – Ghi chú hệ thống hàng tồn kho 35
Biểu 2.2: Giấy làm việc số …ABC – Báo cáo kiểm kê kho nguyên vật liệu 44
Biểu 2.3: Giấy làm việc số …ABC – Tổng hợp giá trị hàng tồn kho cuối năm 47
Biểu 3.4: Giấy làm việc số …ABC - Đánh giá hàng tồn kho chậm luân chuyển - Nguyên vật liệu 49
Biểu 2.5: Giấy làm việc số …ABC - So sánh giá trị tồn kho với giá thị trường 52
Biểu 2.6: Giấy làm việc số …ABC - So sánh giá trị tồn kho với giá thị trường – Sợi bông gòn 53
Biểu 2.7: Giấy làm việc số …XYZ – Ghi chú hệ thống hàng tồn kho 57
Biểu 2.8: Giấy làm việc …XYZ - Kiểm kê hàng tồn kho – Kho nguyên liệu 63
Biểu 2.9: Giấy làm việc số …XYZ - Lập dự phòng hàng tồn kho 66
Biểu 2.10: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra tính đúng kì hàng tồn kho 68
Biểu 2.11: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra việc tính giá thành thành phẩm 69
Biểu 2.12: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra việc tính giá thành thành phẩm – Tính hệ số phân bổ 72
Bảng 2.2: Bảng phân bổ chi phí 73
Biểu 2.13: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra việc tính giá thành thành phẩm – Xác định mức ảnh hưởng khi chi phí dùng xác định giá thành khác chi phí thực tế phát sinh. 74
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hiện nay, khi Việt Nam đã ra nhập WTO, các doanh nghiệp sẽ ngày càng có nhiều cơ hội mới để phát triển kinh doanh; đồng thời đi kèm với các cơ hội này là hàng loạt các thách thức và những rủi ro mới. Các doanh nghiệp muốn phát triển phải tạo dựng chỗ đứng cho mình, tạo được niềm tin nơi khách hàng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải được kiểm toán. Kiểm toán là sự xác minh tính đúng đắn của thông tin, tính minh bạch của doanh nghiệp, kiểm toán là nền tảng tạo lập môi trường tài chính công khai, minh bạch cho đầu tư cũng như cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự cần thiết của kiểm toán là rất rõ ràng. Và như một xu thế chung của toàn thế giới, kiểm toán cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, với sự ham thích về kiểm toán, sau quá trình thực tập kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM – AISC đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM chi nhánh Hà Nội thực hiện”. Đây là một nội dung lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính, là mối quan tâm của các công ty kiểm toán nói chung và là vấn đề hết sức phức tạp. Do trình độ cũng như thời gian và kinh nghiệm có hạn nên bài viết của em khó tránh khỏi các khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô, các anh chị để bài viết của em được hoàn thiện hơn, giúp em có thêm hiểu biết và kinh nghiệm về quy trình kiểm toán koản mục hàng tồn kho.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo - TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã tận tình giúp em hoàn thiện Chuyên đề thực tập của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và bảo ban tận tình của các anh chị trong Công ty AISC chi nhánh Hà Nội ( Sau đây xin gọi là Công ty AISC Hà Nội) đã giúp em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập là những nghiên cứu của em về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC Hà Nội thực hiện. Chuyên đề thực tập này bao gồm bốn phần chính:
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Phần II : Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Phần III. Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Một lần nữa, em xin cám ơn Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM chi nhánh Hà Nội và TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
1.1. Quá trình thành lập Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Công ty AISC chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4485/QĐ- UB ngày 9/8/2001 của UBND Thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 314886 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 4/8/2001. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty, đặt tại C2 Tầng 24 Toà nhà VIMECO Lô E9,Phạm Hùng - Hà Nội. Chi nhánh mở Tài khoản số 720A 02227 tại Sở giao dịch I của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Năm tài chính của Chi nhánh được bắt đầu từ tháng 1 năm sau khi quyết toán của năm trước được duyệt.
Khách hàng của chi nhánh bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan Nhà Nước, các đoàn thể công cộng và các tổ chức kinh tế xã hội. Các khách hàng của chi nhánh cũng rất đa dạng hoạt động hầu hết trong tất cả các ngành nghề như ngân hàng, thương mại, tín dụng, bảo hiểm, xây dựng, dịch vụ, bưu chính viễn thông, vận chuyển, công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trên tất cả các địa bàn trong cả nước.
Hiện Chi nhánh có khoảng 50 nhân viên chính thức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. Công ty AISC Hà Nội cũng có đội ngũ cán bộ, cộng tác viên đông đảo, gồm những chuyên gia có kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong ngành quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp lý và được đào tạo có hệ thống.
1.2. Nguyên tắc hoạt động của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Nguyên tắc hoạt động của Chi nhánh là độc lập, tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước theo luật pháp quy định. Chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu do chi nhánh kiểm tra hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp.
Hoạt động của Chi nhánh theo cơ chế thị trường vừa là căn cứ, là đối tượng hoạt động. Chi nhánh phải chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Với giá cả, lệ phí dịch vụ hợp lý, chất lượng của dịch vụ cao Chi nhánh AISC Hà nội đã ngày càng có uy tín và đạt được những hiệu quả kinh doanh tốt.
1.3. Các dịch vụ kiểm toán cung cấp tại chi nhánh AISC tại Hà Nội
Chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội tự tổ chức hoạt động kinh doanh của mình như một công ty riêng không phụ thuộc vào Tổng Công ty. Chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội tự tìm kiếm khách hàng cho mình và thực hiện đầy đủ mọi dịch vụ kiểm toán, tư vấn và tin học, với quy trình kiểm toán thống nhất với Tổng Công ty, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực kiểm toán, kế toán hiện hành. Chi nhánh không chỉ hoạt động trên các lĩnh vực của Tổng Công ty mà còn mở rộng thêm một vài dịch vụ mới như:
*Các dịch vụ kiểm toán:
Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính(Báo cáo tài chính các dự án)
Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hoàn thành.
Kiểm toán các Tổ chức phi chính phủ,các nhóm đồng quan điểm.
Kiểm toán các dự án hoàn thành.
*Xác định giá trị Doanh Nghiệp:
*Cung cấp Dịch vụ Tư vấn về Tài chính, Thuế, Cổ phần hoá...
Hướng dẫn lập báo cáo hợp nhất.
Cung cấp dịch vụ kiểm toán tuân thủ.
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh AISC Hà Nội được quyền tự do kinh doanh và tìm kiếm khách hàng,…như một công ty riêng mà không phụ thuộc vào văn phòng chính Công ty AISC tại TP.HCM. Chi nhánh AISC Hà Nội do Giám đốc Đào Tiến Đạt lãnh đạo. Giám đốc của chi nhánh có toàn quyền điều hành và quyết định mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng luật pháp nhà nước Việt Nam. Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh đảm bảo gọn nhẹ và có hiệu quả kinh doanh cao. Giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh có phó giám đốc và trưởng phòng hành chính nhân sự. Phó giám đốc và trưởng phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm trước giám đốc về các phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi sai phạm pháp luật, và họ đều do giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh AISC Hà Nội
Các phòng ban trong Công ty hoạt động khá độc lập và hiệu quả, mỗi phòng đều có một trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên. Các phòng kiểm toán bao gồm các trưởng nhóm, các kiểm toán viên, các kỹ thuật viên và các trợ lý kiểm toán. Các phòng hành chính thực hiện chức năng theo đúng như tên gọi của mình. Tất cả các phòng ban đều nằm trong sự chỉ huy và điều hành của Giám đốc.
* Bộ máy kế toán tại Chi nhánh AISC Hà Nội
Bộ máy kế toán tại Chi nhánh AISC Hà nội được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ để phù hợp với chức năng kinh doanh dịch vụ. Phòng tài chính kế toán được ghép chung với phòng hành chính tổng hợp tồn tại độc lập bên cạnh các phòng nghiệp vụ. Bộ máy kế toán của Công ty AISC Hà Nội chỉ có 2 người. Một người phụ trách chủ yếu các hoạt động liên quan đến tiền, giao dịch với ngân hàng,…Người kia phụ trách các lĩnh vực còn lại và thực hiện lưu trữ tài liệu. Các kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều chức năng.
Tại Hà Nội, Công ty chỉ tiến hành hạch toán chi phí và đóng thuế riêng còn việc hạch toán lỗ lãi được gửi vào trong thành phố Hồ Chí Minh để hạch toán kết quả cuối cùng. Các hoạt động theo dõi công nợ cũng được tiến hành ở TP.HCM, ở Hà Nội chỉ thu tiền ở một số khách hàng nào đó tuỳ theo hợp đồng ký kết. Do các hoạt động phát sinh đơn giản nên hình thức ghi sổ được áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Công ty sử dụng phần mềm kế toán AISYS (Accounting Informatic system) Là phần mềm áp dụng cho các Công ty hoạt động thương mại dịch vụ đơn giản. Các hoạt động kế toán được Công ty thực hiện theo Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành do Bộ Tài Chính quy định. Hình thức ghi sổ của Công ty được hạch toán theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán của Công ty AISC Hà Nội
Ghi hằng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Hệ thống phần mềm kế toán AISYS được thiết kế bởi Công ty AISC, AISYS được thiết kế theo các MODULE độc lập có khả năng tích hợp chung vào hệ thống. AISYS có khả năng cài đặt tương thích cho từng loại hình doanh nghiệp riêng. AISYS đã và đang được ứng dụng cho nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. AISYS là hệ thống đáp ứng đầy đủ các chức năng nghiệp vụ kế toán phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam.
1.5. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh AISC Hà Nội
Do đặc điểm công việc kiểm toán tại mỗi công ty, mỗi đơn vị khác nhau là khác nhau nên việc tiến hành kiểm toán sẽ khác nhau tại các công ty khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị, Chi nhánh AISC Hà Nội đã lập ra cho mình một quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mẫu chung; theo đó các bước công việc sẽ diễn ra theo quy trình sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán.
1.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là định hướng cho kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán, giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng đầy đủ, có hiệu quả, hạn chế sai sót; giúp các kiểm toán viên phối hợp hoạt động hiệu quả; đây cũng là một căn cứ để đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy:
- Kế hoạch kiểm toán được lập cho mọi cuộc kiểm toán mà công ty tham gia kiểm toán, kế hoạch phải được lập thích hợp cho mỗi cuộc kiểm toán đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn, kế hoạch kiểm toán giúp việc phân chia công việc giữa các thành viên trong nhóm hiệu quả hơn, tránh trùng lặp công việc giữa các thành viên,…
- Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng để phần nào xác định được các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính,…
- Đồng thời khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên của Công ty cũng cần thảo luận với các kiểm toán viên nội bộ, ban giám đốc và nhân viên của đơn vị được kiểm toán, tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên tiền nhiệm đã thực hiện kiểm toán công ty khách hàng những năm trước nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Các công việc cụ thể trong khâu lập kế hoạch kiểm toán sẽ được trình bày cụ thể trong Phần II bên dưới.
1.5.2. Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã lập nhằm đưa ra các ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của đối tượng kiểm toán.
Sau khi thực hiện xong việc lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã định một cách chủ động để rút ra các bằng chứng kiểm toán có giá trị, xác minh cho tính đúng đắn và chính xác của đội tượng kiểm toán. Công việc kiểm toán rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, thời gian cũng như thời điểm tiến hành kiểm toán nên có thể có những thay đổi về công việc để có thể phù hợp với tình hình của cuộc kiểm toán, tiến độ của cuộc kiểm toán và đặc biệt là phù hợp với chi phi cuộc kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán này bao gồm các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục kiểm toán này sẽ được trình bày rõ hơn trong Phần II bên dưới.
1.5.3. Kết thúc kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán
Sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần lập và phát hành các báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán thực chất là thông báo về kết quả cuộc kiểm toán cho những người quan tâm, có ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán số lượng báo cáo kiểm toán phát hành và đối tượng nhận báo cáo.
Nội dung trình bày báo cáo kiểm toán có thể khác nhau nhưng chung quy lại phải cung cấp cho người đọc những đánh giá của kiểm toán viên về tính đúng đắn và chính xác của những thông tin trong báo cáo, sự phù hợp của những thông tin này cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực và quy định luật pháp hiện hành.
Đồng thời, kiểm toán viên cũng cung cấp cho nhà quản lý Thư quản lý, trong đó kiểm toán viên phải lập báo cáo những phát hiện quan trọng trong quá trình kiểm toán đề cập tới tất cả các phát hiện quan trọng của kiểm toán viên thu được trong quá trình kiểm toán (ngoài những vấn đề đã được nêu trong Báo cáo kiểm toán), những vấn đề kiểm toán viên lưu ý đối với đơn vị nhằm giúp đơn vị hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và quản lý tài chính.
1.6. Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thu thập mọi giấy tờ làm việc cũng như tài liêu, bằng chứng kiểm toán, báo cáo kiểm toán để lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là hoàn toàn bảo mật với bên ngoài.
Chi nhánh AISC Hà Nội có các quy định về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là các quy định về vấn đề bảo mật và cam kết giữ bí mật: Công việc của công ty có liên quan đến công việc của các tổ chức khác nhau, thông tin mà các nhân viên công ty thu thập được từ khách hàng phải tuyệt đối giữ bí mật, các nhân viên không được bàn tán, tiết lộ về các thông tin kể cả với người thân. Mọi nhân viên trong công ty phải đọc, hiểu và kí tên xác nhận sự đồng ý của mình với các cam kết này khi họ ký hợp đồng tuyển dụng.
1.7. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán là vấn đề về mặt chữ tín, luôn được Chi nhánh AISC Hà Nội coi là mục tiêu hàng đầu. Chi nhánh AISC Hà Nội đã có các chính sách rất hiệu quả cho việc kiểm soát chất lượng này. Chi nhánh AISC Hà Nội không chỉ có các chính sách kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán như các quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán, câu hỏi đánh giá chất lượng kiểm toán trong mỗi bước công việc từ kiểm soát việc tìm hiểu khách hàng đến kiểm soát quá trình lập kế hoạch, kiểm soát giai đoạn thực hiện kiểm toán và quá trình lên báo cáo, lưu trữ hồ sơ kiểm toán, đảm bảo cho các quy trình thực hiện phù hợp, đúng quy định và có hiệu quả.
Ngoài ra Chi nhánh AISC Hà Nội còn có các chính sách để nâng cao chất lượng kiểm toán viên như các chính sách về tuyển nhân viên, phát triển nhân viên. Công ty có các chươn