Công nghệ là tri thức khoa học, phương pháp khoa học để sản xuất (hoặc cải thiện
sản xuất) một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ. Công nghệ ở đây không giới hạn trong
công nghệ sản xuất (có thể gọi là công nghệ cứng) mà còn bao gồm tri thức quản lý, kinh
doanh (có thể gọi là công nghệ mềm). Công nghệ cứng được thể hiện thông qua máy
móc, thiết bị, văn thư, đồ biểu, kỹ sư, chuyên viên Công nghệ mềm chủ yếu được thể
hoá trong nhà quản lý, nhà doanh nghiệp Hay nói cách khác công nghệ là hệ thống các
giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các tri thức khoa học để giải quyết một vấn đề
thực tiễn.
Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương ESCAP (Economic and Social
Commission for Asia and Pacific) đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là một hệ thống k iến
thức về qui trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin”. Sau đó ESCAP
mở rộng khái niệm trên “Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương
pháp sử dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.
Theo luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam nă m 2003, Công nghệ được định
nghĩa là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua hoạt động FDI. thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LỚP THƯƠNG MẠI - KHÓA 20
CHUYÊN ĐỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG FDI.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện:
GS TS VÕ THANH THU NGÔ THỊ NGỌC DIỆP
TRƯƠNG HOÀNG CHINH
NGUYỄN MINH THÚY AN
1
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.1. CÔNG NGHỆ
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Công nghệ là tri thức khoa học, phương pháp khoa học để sản xuất (hoặc cải thiện
sản xuất) một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ. Công nghệ ở đây không giới hạn trong
công nghệ sản xuất (có thể gọi là công nghệ cứng) mà còn bao gồm tri thức quản lý, kinh
doanh (có thể gọi là công nghệ mềm). Công nghệ cứng được thể hiện thông qua máy
móc, thiết bị, văn thư, đồ biểu, kỹ sư, chuyên viên… Công nghệ mềm chủ yếu được thể
hoá trong nhà quản lý, nhà doanh nghiệp…Hay nói cách khác công nghệ là hệ thống các
giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các tri thức khoa học để giải quyết một vấn đề
thực tiễn.
Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương ESCAP (Economic and Social
Commission for Asia and Pacific) đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là một hệ thống kiến
thức về qui trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin”. Sau đó ESCAP
mở rộng khái niệm trên “Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương
pháp sử dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.
Theo luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam nă m 2003, Công nghệ được định
nghĩa là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
1.1.2. Phân loại công nghệ
Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ. Chia công nghệ làm 3 loại:
- Công nghệ cao
- Công nghệ thường
- Công nghệ thấp hơn
Các chỉ tiêu để xác định loại công nghệ cao:
2
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
- Áp dụng những giải pháp, kiến thức khoa học mới nhất, sử dụng nhiều phát minh
sáng chế mới
- Sản phẩm trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm
- Trình độ tự động hóa cao
- Vận dụng phức hợp nhiều giai pháp công nghệ
- Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác
Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ:
- Công nghệ có hàm lượng lao động cao: ngành may mặc, ngành dệt…
- Công nghệ có hàm lượng vốn cao: ngành đóng tàu, ngành cơ khí, khai kháng…
- Công nghệ có hàm lượng tri thức cao: công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm…
1.2. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.2.1. Khái niệm về chuyển giao công nghệ
Theo ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương – ESCAP: “Chuyển giao
công nghệ có nghĩa là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và là một quá trình vật lý
(trí tuệ) – là quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự hiểu
biết, học hỏi của một bên khác”.
Theo Nghị định Chính phủ số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005, Chuyển giao
công nghệ được định nghĩa như sau: “Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán
công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp
với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng
hợp của công nghệ hoặc cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các
kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để
tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã được thỏa thuận và
ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ”
Thuật ngữ chuyển giao công nghệ chỉ sự dịch chuyển công nghệ từ bên sở hữu
công nghệ tới bên nhận công nghệ. Trong chuyển giao công nghệ, bên có quyền chuyển
giao có thể chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hay toàn bộ công
nghệ cho bên nhận công nghệ.
3
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
Trong đó:
o Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao
toàn bộ quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân
khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc
chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
o Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: là việc tổ chức, cá nhân cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ
+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ
cho bên thứ ba
+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ
+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ
+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được
chuyển giao tạo ra
+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra
+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao
o Việc chuyển giao công nghệ chỉ thành công khi bên nhận công nghệ hiểu đúng
cách và sử dụng có hiệu quả công nghệ.
o Chuyển giao công nghệ trong nước là chuyển giao công nghệ trong lãnh thổ Việt
Nam trừ việc chuyển giao qua ranh giới các Khu chế xuất của Việt Nam.
o Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là chuyển giao công nghệ
từ ngoài biên giới quốc gia Việt Nam hoặc từ khu chế xuất của Việt Nam vào lãnh thổ
Việt Nam.
o Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là chuyển giao công nghệ từ
trong biên giới ra ngoài biên giới quốc gia Việt Nam hoặc chuyển giao vào khu chế xuất
của Việt Nam.
4
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
1.2.2. Các mức độ chuyển giao công nghệ
Có bốn mức độ của hoạt động chuyển giao công nghệ :
Mức độ 1 : Trao đổi kiến thức
Việc chuyển giao công nghệ chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức bằng cách
đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật
Mức độ 2 : Chìa khóa trao tay
Bên chuyển giao thực hiện lắp đặt máy móc, hướng dẫn quy trình, hoàn tất toàn bộ
quá trình sản xuất. Bên nhận tiếp nhận máy móc, quy trình và đưa ngay vào sản xuất.
Mức độ 3 : Trao đổi sản phẩm
Bên chuyển giao không chỉ có trách nhiệm giúp bên tiếp nhận hoàn tất việc lắp đặt
toàn bộ dây chuyền sản xuất mà còn giúp họ sản xuất thành công sản phẩm sử dụng công
nghệ được chuyển giao.
Mức độ 4 : Trao thị trường
Ngoài trách nhiệm chuyển giao công nghệ cho bên tiếp nhận, bên chuyển giao còn
phải bàn giao một phần thị trường của mình cho bên tiếp nhận. Thông thường mức độ
chuyển giao này được thể hiện thông qua hình thức liên doanh.
1.2.3. Các hình thức chuyển giao công nghệ
Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ, hình thức chuyển giao công nghệ được
phân loại dựa vào hai kênh:
Kênh trực tiếp
o Liên doanh
Là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước sở tại trên
cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước sở tại và Chính phủ
nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với
doanh nghiệp nước sở tại hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước
ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
5
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
Ưu điểm Nhược điểm
- Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là người - Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư
nắm công nghệ và sử dụng công nghệ vì tại một nước đang phát triển mà nhiều
vậy sẽ thuận lợi cho bên nhận chuyển giao vấn đề dài hạn đang còn là những ẩn số
trong quá trình áp dụng công nghệ. thì mục tiêu cao nhất của dự án là tối đa
- Thông qua việc nắm được công nghệ mới hóa lợi nhuận trong ngắn hạn. Để đạt
và những kỹ thuật phức tạp, lực lượng lao được mục tiêu như vậy trong môi trường
động của bên nhận sẽ nhận được sự đào tạo đầu tư mà yếu tố hấp dẫn chính chỉ bao
có giá trị. Đôi khi có thể tham gia vào quá gồm lao động rẻ và tài nguyên rẻ thì công
trình phát triển, nâng cao công nghệ. nghệ được chuyển giao khó có thể là
- Bên nhận tạo ra được sản phẩm mới mà những công nghệ đang trong giai đoạn tốt
không tốn thời gian, chi phí rủi ro trong nhất và cũng không thể là những công
nghiên cứu và phát triển. nghệ có trình độ tiên tiến, hiện đại cao.
- Bên nhận hy vọng trong quá trình sử dụng
công nghệ mới sẽ tạo ra các cải tiến hoặc
tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.
- Bên nhận muốn thiết lập quan hệ với bên
giao công nghệ để từ đó có thể mở rộng
hợp tác cùng có lợi trong tương lai.
o Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn vào nước sở tại.
Thực tế là trong hoạt động chuyển giao công nghệ bên nhận công nghệ không chỉ
là doanh nghiệp nhận công nghệ mà còn là chính phủ nước sở tại nhận công nghệ.
6
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
Ưu điểm Nhược điểm
- Chính phủ muốn tiết kiệm ngoại tệ bằng - Ô nhiễm môi trường: công nghệ có thể
cách thay thế việc nhập khẩu sản phẩm gây ra các tác nhân về môi trường, khi
bằng cách nhận chuyển giao công nghệ nhận những công nghệ chuyển giao lạc
bằng hình thức này để thực hiện việc sản hậu, lỗi thời, nước nhận công nghệ có
xuất trong nước. nguy cơ trở thành “bãi thải công nghệ”
- Tăng nguồn thu nhập từ thuế. của các nước công nghiệp phát triển. Điều
- Chính phủ muốn sử dụng nguyên liệu địa này rất khó tránh khỏi đặc biệt là đối với
phương trong việc sản xuất sản phẩm và từ các quốc gia đang phát triển khi mới bắt
đó có điều kiện mở rộng cơ sở công nghiệp. đầu không có kiến thức và kinh nghiệm
- Nâng cao trình độ của lực lượng lao động, trong việc tiếp nhận, nghiệm thu công
giải quyết việc làm trong nước, do đó về nghệ chuyển giao.
lâu dài sẽ tạo ra môi trường tốt cho đầu tư - Lãng phí nguồn tài nguyên và thiếu
nước ngoài trong tương lai. nguồn năng lượng: công nghệ nhập về có
thể yêu cầu một nguồn năng lượng lớn mà
nước nhận công nghệ chưa sẵn có hoặc
còn thiếu. Công nghệ thấp dẫn đến việc
khai thác lãng phí các nguồn tài nguyên
trong nước, đến khi tiếp nhận được công
nghệ cao thì tài nguyên đã cạn kiệt.
- Rủi ro về sự trùng lặp công nghệ: có
nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã
nhập cùng một loại công nghệ tương tự,
dẫn đến lãng phí nghiêm trọng.
o Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền: thường liên quan đến một quá trình công nghệ
hay sản phẩm cụ thể do bên giao cho phép bên nhận sử dụng các sáng chế, giải pháp hữu
ích để Bên nhận sản xuất các sản phẩm có sử dụng công nghệ của Bên giao theo mục tiêu
7
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
đã định và nhận được một khoản thanh toán theo thoả thuận. Hình thức này có thể được
thực hiện dưới dạng chuyển giao một lần hay chuyển giao liên tục kỹ năng/ kiến thức tuỳ
theo tính chất và mức độ phức tạp của hoạt động chuyển giao li xăng.
Ưu điểm Nhược điểm
- Đây là hình thức chuyển giao công nghệ - Để áp dụng hình thức này, bên nhận
điển hình nhất, luôn có hai bên tham gia chuyển giao phải có một khoản vốn nhất
hoàn toàn độc lập với nhau, không bên nào để trả cho bên giao và để đầu tư thực hiện
kiểm soát, chi phối bên nào (trừ trường hợp các giải pháp công nghệ được chuyển giao
hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền kèm theo (mua thiết bị, cải tạo hạ tầng, đào tạo nhân
dự án kinh doanh). Do đó, bên nhận có lực…)
nhiều thuận lợi để hoàn toàn làm chủ công - Bên nhận cần có những hiểu biết cần
nghệ được chuyển giao và sử dụng công thiết về nghiệp vụ chuyển giao công
nghệ đó trước hết vào việc phục vụ cho lợi - Bên nhận luôn gặp khó khăn lớn là làm
ích trước mắt và lâu dài của mình. sao nhận được đúng và đủ những yếu tố
- Do đứng ở vị trí “người mua” và chấp công nghệ mà mình cần và xác định đúng
thuận thanh toán sòng phẳng, độc lập về tài giá cả công nghệ, cũng như không có đủ
chính, đồng thời được bảo hộ và được điều cơ sở để chứng minh việc mua quyền sử
chỉnh bởi các điều luật của nước sở tại nên dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn
bên nhận có vị thế tương đối thuận lợi để hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bí
chủ động lựa chọn công nghệ chuyển giao, quyết kỹ thuật sẽ thực hiện tạo ra lợi thế
thương lượng về các điều khoản của hợp cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất
đồng chuyển giao công nghệ và đòi hỏi kinh doanh của mình
trách nhiệm theo quy định của hợp đồng
của bên chuyển giao. Trên cơ sở đó, bên
tiếp nhận công nghệ cũng có thể tiếp tục
phát triển công nghệ mà không cần thương
lượng lại với bên chuyển giao công nghệ.
8
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
o Hình thức “chìa khóa trao tay” trong giao thầu: Hợp đồng chìa khóa trao tay là
thỏa thuận giao cho nhà thầu/ bên giao công nghệ thực hiện mọi bước từ đầu đến cuối
một dự án đầu tư (kể cả các dịch vụ tư vấn, quản lý, thiết kế kỹ thuật và các dịch vụ khác)
cho đến khi dự án sẵn sàng đi vào sản xuất thương mại hoặc sử dụng ngay.
Ưu điểm Nhược điểm
- Bên nhận ít rủi ro, có thể vận hành nhà máy - Đây là hình thức chuyển giao công
ngay nghệ thụ động nhất, có thể có tác
- Đảm bảo các yếu tố đồng bộ. dụng ngay về thương mại, nhưng ít
có tác dụng về phương diện nâng
cao năng lực công nghệ của bên
nhận
- Công nghệ được chuyển giao hoàn
toàn do bên giao quyết định do đó
đôi khi có một số điểm không phục
vụ cho các mục tiêu phát triển công
nghệ của nước chủ nhà.
- Chi phí cao hơn rất nhiều so với
hình thức khác do không tận dụng
được năng lực cung ứng dịch vụ
phụ trợ của công ty nước sở tại.
- Công nghệ được chuyển giao là
một đối tượng tĩnh, nếu muốn tồn
tại lâu dài thì phải ký kết hợp đồng
hỗ trợ kỹ thuật/ hợp đồng quản lý
với bên nước ngoài.
9
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
o Hợp tác nghiên cứu và cùng triển khai công nghệ:
Ưu điểm Nhược điểm
- Thực hiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư, cùng - Trong nhiều trường hợp, hình thức
chịu rủi ro này khó thực hiện vì các công ty
- Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, tạo ra nước sở tại thực chất không có các
thế mạnh chung mà trước đó mỗi bên không có nguồn lực gì cho việc hợp tác.
- Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quá trình - Có nhiều nguy cơ là bên chuyển
tạo ra công nghệ, học hỏi lẫn nhau giao muốn lợi dụng công ty nước sở
tại về mặt nào đó (cung cấp số liệu,
làm thuê với giá thấp..) hoặc muốn
khai thác/ tình báo những bí quyết
của chủ nhà đối với một số công
nghệ độc đáo, truyền thống của
mình, hoặc đó chỉ là hợp tác trên
danh nghĩa vì các lý do chính trị
Kênh gián tiếp
- Mua máy móc thiết bị và linh kiện
- Thuê chuyên gia nước ngoài
- Đào tạo nhân viên kỹ thuật ở nước ngoài
- Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài
Phân loại theo nguồn cung cấp công nghệ
o Chuyển giao dọc: là việc chuyển giao công nghệ trực tiếp từ các cơ sở nghiên cứu
(viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu) tới các cơ sở sản xuất (xí nghiệp, nhà máy,
doanh nghiệp).
o Chuyển giao ngang: là chuyển giao công nghệ từ cơ sở sản xuất đến cơ sở sản
xuất. Đây là hình thức phổ biến hiện nay khi thị trường cạnh tranh gay gắt buộc các nhà
10
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
sản xuất phải không ngừng đổi mới công nghệ, những công nghệ cũ sẽ được chuyển giao
cho cơ sở sản xuất ở các nước khác.
Ưu, nhược điểm của từng hình thức
Chuyển giao dọc Chuyển giao ngang
Ưu điểm : Ưu điểm :
- Công nghệ hoàn toàn mới, chưa từng - Chi phí mua công nghệ này thường rẻ
được áp dụng ở quốc gia nào khác. hơn.
- Bên tiếp nhận có thể độc quyền sản xuất - Ít rủi ro trong quá trình áp dụng công
loại sản phẩm do công nghệ mới này tạo ra. nghệ này vì công nghệ này đã từng được
- Bên chuyển giao công nghệ : nếu không sử dụng
có điều kiện áp dụng công nghệ mình vừa - Bên chuyển giao đã có kinh nghiệm
tạo ra thì vẫn thu được lợi nhuận do bên trong việc áp dụng công nghệ
mua công nghệ trả. Hoặc có thể xem cơ sở
sản xuất của bên tiếp nhận như nơi thí
nghiệm công nghệ mới của mình.
Nhược điểm : Nhược điểm:
- Gặp rủi ro trong quá trình áp dụng công - Sử dụng công nghệ cũ, đôi khi lạc hậu,
nghệ mới trong trường hợp bên chuyển lỗi thời.
giao cũng chưa có kinh nghiệm trong việc - Nguy cơ trở thành nơi chứa đựng “rác
ứng dụng công nghệ mới này công nghệ”
1.2.4. Động lực và rủi ro của bên nhận công nghệ và bên chuyển giao công nghệ
Đối với bên nhận công nghệ:
Động lực Rủi ro
Đối với doanh nghiệp nhận công nghệ Đối với doanh nghiệp nhận công nghệ:
- Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận từ sản - Nhập công nghệ lạc hậu, không đầy đủ
phẩm mới. hay công nghệ không phù hợp với điều
11
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
- Doanh nghiệp muốn tạo là được sản phẩm kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường trong
mới mà không tốn thời gian, chi phí rủi ro nước... dẫn đến thất bại về công nghệ
trong nghiên cứu và phát triển. - Bị phụ thuộc lâu dài vào bên chuyển
- Thông qua việc nắm được công nghệ mới giao, thông thường bên nhận công nghệ
và những kỹ thuật phức tạp, lực lượng lao bị lệ thuộc dưới các dạng như sau:
động của doanh nghiệp sẽ nhận được sự + Phụ thuộc dạng Tie-ins (bắt mua kèm),
đào tạo có giá trị. để có thể vận hành sản xuất theo công
- Doanh nghiệp hy vọng trong quá trình sử nghệ được chuyển giao, bên nhận công
dụng công nghệ mới sẽ tạo ra các cải tiến nghệ buộc phải mua máy móc thiết bị,
hoặc tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới. nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh
- Doanh nghiệp muốn thiết lập quan hệ với kiện... của bên chuyển giao hoặc từ các
bên giao công nghệ để từ đó có thể mở nguồn do bên chuyển giao chỉ định. Sự
rộng hợp tác cùng có lợi trong tương lai. ràng buộc của bên chuyển giao đối với
bên nhận còn thể hiện trong các dịch vụ
bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định chất
lượng, tiếp thị, cung cấp thông tin...
+ Tie-outs (không được mua của người
khác): một khi đã mua công nghệ từ một
nguồn, bên nhận công nghệ bị ràng buộc
chỉ có thể sử dụng công nghệ đó, không
được phép (hoặc được phép nhưng thực
chất là không thể) mua một công nghệ
tương tự hoặc công nghệ bổ sung từ
nguồn khác;
+ Grant-backs, bắt buộc bên nhận phải
cung cấp miễn phí mọi thông tin, mọi ý
tưởng, giải pháp về cải tiến, đổi mới liên
12
Chuy n giao công ngh qu c t thông qua FDI t i Vi t Nam
quan tới công nghệ cho bên chuyển giao.
- Không làm chủ được công nghệ: Bên
nhận công nghệ có thể bị phụ thuộc quá
đáng vào chuyên gia nước ngoài ở những
vị trí, công đoạn chủ chốt dẫn đến vừa
không nắm được bí quyết công nghệ vừa
phải chịu chi phí chuyên gia rất cao trong
một thời gian dài. Một khả năng nữa là
bên nhận có thể không nắm được bản
chất của công nghệ, do đó không xử lý
được khi tình huống thay đổi, không thể
cải tiến được công nghệ.
- Thiếu thông tin về công nghệ, khả năng
đàm phán hợp đồng chuyển giao công
nghệ kém dẫn đến phải chịu chi phí cho
hoạt động chuyển giao công nghệ nhiều
hơn so với thực tế.
Đối với chính phủ nước nhận công nghệ : Đối với chính phủ nước nhận công nghệ :
- Chính phủ muốn tiết kiệm ngoại tệ bằng - Ô nhiễm môi trường: công nghệ có thể
cách thay thể việc nhập khẩu sản phẩm gây ra các tác nhân về môi trường, khi
bằng nhập khẩu công nghệ để thực hiện nhận những công nghệ chuyển giao lạc
việc sản xuất trong nước. hậu, lỗi thời, nước nhận công nghệ có
- Chính phủ muốn tạo ra việc làm từ đó nguy cơ trở thành “bãi thải công nghệ”
tăng nguồn thu nhập từ thuế. của các nước công nghiệp phát triển, làm
- Chính phủ muốn sử dụng nguyên liệu địa ô nhiễm môi trường, thay đổi cân bằng
phương trong việc sản xuất sản phẩm và từ s