Đề tài Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng lên, thu nhập và chi tiêu của các tầng lớp dân cư cũng được cải thiện đáng kể. Các hoạt động thương mại trong nền kinh tế cũng không ngừng gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Phù hợp với xu hướng đó, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại (CSHTTM) nói chung và hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại (TTTM) nói riêng cũng đang tăng lên. Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển chợ, siêu thị, TTTM và CSHTTM. Đà Nẵng là thành phố trung tâm nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên, có vị trí địa lý- kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển thương mại, sản xuất - tiêu dùng phát triển, quá trình đô thị hoá nhanh chóng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động của các chợ, siêu thị và TTTM đôi khi còn mang tính tự phát, thiếu những điều kiện, yếu tố để quản lý phát triển, dẫn dắt các ngành sản xuất của thành phố tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng, từng bước hội nhập vào hệ thống phân phối toàn cầu Phát triển CSHTTM trên địa bàn thành phố là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển KT-XH nói chung, phát triển thương mại nói riêng, đồng thời còn là bước cụ thể hoá mục tiêu tổ chức lại hoạt động thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, TTTM phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông và các quy hoạch khác của thành phố đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng của nhân dân đồng thời làm căn cứ pháp lý để cấp phép cho đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại của thành phố theo cam kết gia nhập WTO . Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, và TTTM vừa bảo đảm phục vụ nhu cầu mua bán của dân cư, vừa bảo đảm việc điều phối liên kết giữa sản xuất với thương mại và tiêu dùng, liên kết của hệ thống phân phối với các kênh phân phối, với nhiều phương thức kinh doanh, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Qua thời gian thực tập tại Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng, em nhận thấy yêu cầu phát triển CSHTTM là rất cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài: “Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” nhằm góp phần phát triển ngành thương mại của thành phố nói riêng và kinh tế xã hội của thành phố nói chung ngày càng phát triển. Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về cơ sở hạ tầng thương mại Phần 2: Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Phần 3: Phương hướng và giải pháp triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

doc59 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng lên, thu nhập và chi tiêu của các tầng lớp dân cư cũng được cải thiện đáng kể. Các hoạt động thương mại trong nền kinh tế cũng không ngừng gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Phù hợp với xu hướng đó, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại (CSHTTM) nói chung và hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại (TTTM) nói riêng cũng đang tăng lên. Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển chợ, siêu thị, TTTM và CSHTTM. Đà Nẵng là thành phố trung tâm nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên, có vị trí địa lý- kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển thương mại, sản xuất - tiêu dùng phát triển, quá trình đô thị hoá nhanh chóng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động của các chợ, siêu thị và TTTM đôi khi còn mang tính tự phát, thiếu những điều kiện, yếu tố để quản lý phát triển, dẫn dắt các ngành sản xuất của thành phố tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng, từng bước hội nhập vào hệ thống phân phối toàn cầu Phát triển CSHTTM trên địa bàn thành phố là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển KT-XH nói chung, phát triển thương mại nói riêng, đồng thời còn là bước cụ thể hoá mục tiêu tổ chức lại hoạt động thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, TTTM phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông và các quy hoạch khác của thành phố đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng của nhân dân đồng thời làm căn cứ pháp lý để cấp phép cho đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại của thành phố theo cam kết gia nhập WTO . Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, và TTTM vừa bảo đảm phục vụ nhu cầu mua bán của dân cư, vừa bảo đảm việc điều phối liên kết giữa sản xuất với thương mại và tiêu dùng, liên kết của hệ thống phân phối với các kênh phân phối, với nhiều phương thức kinh doanh, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Qua thời gian thực tập tại Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng, em nhận thấy yêu cầu phát triển CSHTTM là rất cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài: “Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” nhằm góp phần phát triển ngành thương mại của thành phố nói riêng và kinh tế xã hội của thành phố nói chung ngày càng phát triển. Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về cơ sở hạ tầng thương mại Phần 2: Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Phần 3: Phương hướng và giải pháp triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị ở phòng Thương Mại – Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Thành Long. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các anh chị. Với vốn kiến thức còn hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các anh chị. Em xin chân thành cảm ơn! PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đối tượng nghiên cứu : tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Phương pháp nghiên cứu: : phương pháp được sử dụng để nghiên cứu chuyên đề là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp so sánh. PHẦN1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ sở hạ tầng thương mại 1.1. Các khái niệm liên quan về cơ sở hạ tầng thương mại 1.1.1. Cơ sở hạ tầng là gì? Cơ sở hạ tầng là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho đời sống của dân cư, phục vụ cho an ninh quốc phòng 1.1.2. Thương mại là gì ? Thương mại trong tiếng Việt được hiểu là hành động mua bán của các thể nhân (các cá nhân có tư cách pháp lý) hay pháp nhân (các tổ chức, cơ quan hoạt động kinh doanh có giấy phép hợp pháp) với nhau hoặc sự mua sắm của các tổ chức Nhà nước (chính phủ chẳng hạn), tùy theo từng ngữ cảnh. 1.1.3. Cơ sở hạ tầng thương mại Cơ sở hạ tầng thương mại là hệ thống cơ sở trực tiếp phục vụ cho lĩnh vực thương mại bao gồm: Các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại, hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác 1.2. Vai trò của cơ sở hạ tầng thương mại đối với tăng trưởng ngành thương mại và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cơ sở hạ tầng thương mại có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và phát triển ngành thương mại của thành phố nói riêng. Nó góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng, sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại sẽ tạo điều kiện phát triển dịch vụ - thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua đó các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông, và được thông suốt. Chợ, siêu thị, TTTM là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà kinh doanh với nhau, giữa các nhà kinh doanh với người tiêu dùng. Nó không chỉ đơn thuần là cung cấp hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, mà còn cung cấp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng các hoạt động dịch vụ bổ sung như: địa điểm thuận lợi, thông tin về sản phẩm và môi trường kinh doanh. CSHTTM có vai trò và chức năng giải quyết những sự khác biệt và mâu thuẫn trên quá trình phân phối tổng thể. Đó là, khác biệt về sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hóa cao với nhu cầu tiếp nhận hàng hóa khối lượng nhỏ, đa dạng; khác biệt về không gian sản xuất tập trung một địa điểm và tiêu dùng rộng khắp và ngược lại; khác biệt về thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp nhau do sản xuất có tình thời vụ còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại. Giúp giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, hạ giá thành đảm bảo kinh doanh hiệu quả. Sự phát triển CSHTTM trên địa bàn thành phố đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của thành phố, đó là tạo ra doanh thu của hoạt động thương mại, bên cạnh đó còn giải quyết khối lượng lớn việc làm cho lao động. Chợ, siêu thị và TTTM giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội, là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển và đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng. Siêu thị cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà họ cần, đúng thời gian, tại một địa điểm và ở mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận được. Khi nhu cầu của người tiêu dùng biến đổi không ngừng, mạng lưới bán lẻ này có những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng để đặt hàng đáp ứng những thay đổi đó, nó cũng có thể tác động tới việc tạo nhu cầu mới cho người tiêu dùng thông qua việc bổ sung vào tập hợp hàng hóa. Nó giúp người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hàng hoá, phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. Hệ thống chợ, siêu thị và TTTM mại ngày càng phát triển đã thúc đẩy cho dịch vụ bán buôn, bán lẻ ngày càng phát triển về quy mô cũng như năng lực lưu chuyển hàng hóa đã đóng góp lớn vào quá trình phát luồng những hàng hóa chủ lực của thành phố ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài như: thuỷ sản đông lạnh; dệt may; lốp ôtô, xi-măng; da giày; thiết bị điện, điện tử; linh kiện điện tử - tin học; cơ khí, kim khí; sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy; đồ uống (bia, các sản phẩm từ sữa); sợi các loại, góp vai trò hết sức quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của ngành thương mại. Hệ thống CSHTTM có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội, doanh số bán từ chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đóng góp 17,8% trong GDP của thành phố Bên cạnh đó, các chợ, siêu thị bán buôn còn có vai trò phát luồng hàng hóa dịch vụ cho các tỉnh, thành phố khác và hàng nhập khẩu đến thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng mức bán buôn hàng hóa và dịch vụ xã hội thành phố cao nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đóng góp quan trọng trong GDP, tạo việc làm, thu hút nhiều nguồn lực bên ngoài cũng như trong dân cư và nền kinh tế. 2. Khái niệm và phân loại chợ, siêu thị và trung tâm thương mại 2.1. Các chợ truyền thống Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau, cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại. Với các chợ nhỏ thì cấu trúc rất đơn giản, có thể là một bãi trống mà những người bán hàng ngồi thành từng dãy với những sản phẩm đặc thù. Với các chợ lớn, hiện đại thì cấu trúc khá phức tạp. Mỗi chợ có thể gồm nhiều khu vực riêng biệt, mỗi khu vực lại có những dãy gồm nhiều gian hàng khác nhau. Chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. 2.2. Mạng lưới siêu thị Siêu thị : Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam), số 1371/2004/QĐ-BTM ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004 cuả Bộ trưởng Bộ Thương Mại: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. Hệ thống siêu thị được cấu thành bởi các siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị áp dụng phương thức bán hàng tự động, hợp nhất các hàng hóa tiêu dùng phổ biến cho người dân. Tiêu chuẩn siêu thị: Được gọi là siêu thị và phân hạng siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của Tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của 1 trong 3 hạng Siêu thị theo Quy định dưới đây: F Siêu thị hạng 1: + Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng, có bố trí nơi giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hang, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến hiện đại. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học, để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hang tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại. + Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: - Diện tích từ 1.000m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên. Các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. F Siêu thị hạng 2 + Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng, có bố trí nơi giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hang, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến hiện đại. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học, để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hang tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại. + Đối với siêu thị chuyên doanh - Diện tích từ 500m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên. Các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. F Siêu thị hạng 3 + Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp - Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; - Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng, có bố trí nơi giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hang, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến hiện đại. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học, để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hang tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại. + Đối với siêu thị chuyên doanh - Diện tích từ 500m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp); - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên. Các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị song chung qui lại siêu thị có các đặc trưng chính: - Siêu thị hầu hết là cửa hàng bán lẻ: Mặc dù được định nghĩa là "chợ" song đây được coi là loại "chợ" ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng bề thế, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. - Siêu thị sáng tạo và áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre- service): Khi nói đến siêu thị, người ta không thể không nghĩ tới "tự phục vụ", một phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh công nghiệp hóa... ở đây cũng cần phân biệt giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ: + Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán. + Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. Chính thức ra đời từ những năm 1930, tự phục vụ đã trở thành công thức chung cho ngành công nghiệp phân phối ở các nước phát triển. Tự phục vụ đồng nghĩa với văn minh thương nghiệp hiện đại. Nó có nhiều ưu điểm so với cách bán hàng truyền thống: doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng (thường chiếm tới 30% tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ giúp người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị ngăn trở từ phía người bán. Do áp dụng phương thức tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian và hàng hóa bày bán trong siêu thị thường là những hàng hóa tiêu dùng phổ biến. Ngoài ra, phương thức thanh toán tại các siêu thị rất thuận tiện. Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự phục vụ. Đây chính là tính chất "siêu" của siêu thị, đem đến cảm giác thoải mái, hài lòng, tự tin và sự thỏa mãn cao nhất cho người mua sắm... Có thể khẳng định rằng phương thức tự phục vụ là sáng tạo kỳ diệu của kinh doanh siêu thị và là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ mà người lãnh đạo không ai khác là kinh doanh siêu thị. - Siêu thị sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá (Merchandising) Ngoài việc sáng tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, đóng góp của siêu thị cho hệ thống bán lẻ còn là nghệ thuật trưng bày hàng hoá. Các siêu thị cũng là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trình bày hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng. Nhiều cửa hàng bán lẻ khác, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của siêu thị để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khách hàng sâu sắc hơn nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy... - Hàng hóa trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Điều này thể hiện đúng tính chất "chợ" của siêu thị. Xem xét ở khía cạnh danh mục hàng hóa thì siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần ở "dưới một mái nhà" và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh... Chưa bàn đến vấn đề chất lượng, ta có thể thấy siêu thị là loại cửa hàng phục vụ cho quảng đại công chúng. 2.3. Trung tâm thương mại Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) số 1371/2004/QĐ-BTM ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004 cuả Bộ trưởng Bộ