Trong các văn kiện của Đại hội Quốc tế xã hội lần thứ XX (1996) ở New York và Đại hội XXI (1999) ở Paris, cũng như các cuộc tranh luận trong đại hội của các đảng xã hội dân chủ trong thời gian gần đây cho thấy, chủ đề chung của trào lưu xã hội dân chủ hiện nay là "Con đường thứ ba", Thực chất đây là sự điều chỉnh đường lối chính trị - xã hội của CNXHDC trong thời đại toàn cầu hóa.
Các nhà lãnh đạo Đảng Xã hội dân chủ tuy cách nói khác nhau song đều có một số nhận định chung về chính sách của các đảng xã hội dân chủ: Thứ nhất, đó là chính sách kiên trì học thuyết, nhất là các giá trị cơ bản của trào lưu này, bao gồm: tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ. Dân chủ được xem như mục tiêu của chủ nghĩa hội dân chủ. Thứ hai, đó là các đảng xã hội dân chủ cần thiết phải thích ứng một cách linh hoạt trước những diễn biến của tình hình quốc tế cũng như trong nước, nhằm từng bước thực hiện các giá trị của trào lưu này. Thứ ba, đó là sự thừa nhận tính đặc thù của mỗi quốc gia, tính năng động của mỗi đảng trong việc hoạch định chính sách của mình. Trào lưu xã hội dân chủ thừa nhận trong trào lưu chung, có nhiều con đường riêng, có nhiều mô hình XHDC.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Quốc tế xã hội và các nhà lý luận XHDC, xem đường lối mới của trào lưu này là "con đường thứ ba" - hay là đường lối trung dung mới theo cách gọi của Tony Blair - người đi đầu trong việc đề xuất những điều chỉnh về chính sách của Công đảng Anh. Chính sách đó được Quốc tế xã hội thừa nhận, như là nội dung cơ bản của trào lưu XHDC quốc tế.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4648 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Con đường thứ ba của trào lưu xã hội dân chủ, xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
"Con đường thứ ba" - của trào lưu xã hội dân chủ - Xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại
Trong các văn kiện của Đại hội Quốc tế xã hội lần thứ XX (1996) ở New York và Đại hội XXI (1999) ở Paris, cũng như các cuộc tranh luận trong đại hội của các đảng xã hội dân chủ trong thời gian gần đây cho thấy, chủ đề chung của trào lưu xã hội dân chủ hiện nay là "Con đường thứ ba", Thực chất đây là sự điều chỉnh đường lối chính trị - xã hội của CNXHDC trong thời đại toàn cầu hóa.
Các nhà lãnh đạo Đảng Xã hội dân chủ tuy cách nói khác nhau song đều có một số nhận định chung về chính sách của các đảng xã hội dân chủ: Thứ nhất, đó là chính sách kiên trì học thuyết, nhất là các giá trị cơ bản của trào lưu này, bao gồm: tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ... Dân chủ được xem như mục tiêu của chủ nghĩa hội dân chủ. Thứ hai, đó là các đảng xã hội dân chủ cần thiết phải thích ứng một cách linh hoạt trước những diễn biến của tình hình quốc tế cũng như trong nước, nhằm từng bước thực hiện các giá trị của trào lưu này. Thứ ba, đó là sự thừa nhận tính đặc thù của mỗi quốc gia, tính năng động của mỗi đảng trong việc hoạch định chính sách của mình. Trào lưu xã hội dân chủ thừa nhận trong trào lưu chung, có nhiều con đường riêng, có nhiều mô hình XHDC.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Quốc tế xã hội và các nhà lý luận XHDC, xem đường lối mới của trào lưu này là "con đường thứ ba" - hay là đường lối trung dung mới theo cách gọi của Tony Blair - người đi đầu trong việc đề xuất những điều chỉnh về chính sách của Công đảng Anh. Chính sách đó được Quốc tế xã hội thừa nhận, như là nội dung cơ bản của trào lưu XHDC quốc tế.
1. Bối cảnh sự điều chỉnh của CNTB, hay của "Con đường thứ ba" của trào lưu xã hội dân chủ
"Con đường thứ ba" được Antoni Gidens, Viện trưởng Viện Chính trị kinh tế học Luân - Đôn đề xuất.
Trước hết, nói về thuật ngữ "Con đường thứ ba", theo quan điểm của các nhà dân chủ xã hội. Đây là lần thứ hai, các nhà dân chủ xã hội sử dụng thuật ngữ này. "Con đường thứ ba", lần đầu được trào lưu xã hội dân chủ sử dụng vào khoảng giữa thế kỷ XX. Đảng XHDC Đức, sau đó là Đảng XHDC Thụy Điển... sử dụng khái niệm này để chỉ mô hình xã hội do các Đảng XHDC cầm quyền. Đó là một xã hội không phải TBCN, cũng không phải là XHCN. Mô hình này có ba điểm chính: - Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa, do Đảng XHDC cầm quyền; - Hệ thống kinh tế thị trường TBCN có sự điều tiết lớn của Nhà nước; - Hệ thống an ninh xã hội được bảo đảm bởi một hệ thống chính sách bảo trợ xã hội rộng lớn. Mô hình này còn được gọi chung là nhà nước phúc lợi (The welfare state).
Từ những năm 80, mô hình nhà nước phúc lợi khủng hoảng, các đảng XHDC thất cử.
Thuật ngữ "Con đường thứ ba" lần thứ hai được các nhà dân chủ xã hội, sử dụng với nội dung khác. Đó không phải là mô hình xã hội ở giữa CNXH và CNTB, mà là một mô hình xã hội được điều chỉnh ở giữa mô hình cổ điển của CNXH dân chủ (mô hình nhà nước phúc lợi) với mô hình thị trường tự do (The free market). "Con đường thứ ba" này, còn được gọi là mô hình Nhà nước đầu tư cho xã hội và phúc lợi xã hội (Social investment state and welfare society).
Trong các văn kiện của Đại hội XX và XXI, cũng như trong các bài phát biểu của giới lý luận XHDC, người ta đã đề cập tới một loạt các nhân tố tác động tới chính sách của các đảng XHDC. Trước hết, đó là toàn cầu hóa kinh tế.
Các nhà xã hội dân chủ cho rằng, từ những năm 70 đến nay, kinh tế toàn cầu đã có những thay đổi cơ bản, những thay đổi này, theo nhận định của ủy ban giá trị cơ bản, đảng XHDC Đức, gồm ba điểm lớn sau:
— Tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và sự phát triển ngành nghề ngày càng phải dựa vào khoa học và công nghệ thông tin.
— Lao động dịch vụ phát triển mạnh mẽ tạo ra "những thang lương thấp" trong xã hội.
— Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nhanh chóng bị lạc hậu. Việc làm trở nên bấp bênh. Trường hợp "lao động cả đời ở một vị trí làm việc đã trở thành ngoại lệ. Thay đổi thường xuyên công việc, liên tục phải chuyển tới những lĩnh vực mới trở thành thông lệ"(1). Theo một điều tra xã hội học, một người lao động trong thời đại hiện nay, trung bình phải thay đổi 8 lần công việc trong đời mình.
Cũng theo các đảng XHDC, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu đã làm mất đi một con đường (ý nói con đường XHCN), đồng thời đã có những tác động nhất định trên lĩnh vực kinh tế. Đó là mở rộng địa bàn đầu tư và làm cho cuộc cạnh tranh thu hút "tư bản" ngày càng gay gắt.
Trong phạm vi của các nhà nước do các đảng xã hội dân chủ cầm quyền đã diễn ra những vấn đề nan giải. Trước hết, đó là tình trạng thất nghiệp hàng loạt do sự biến đổi của "tháp dân cư" - tuổi thọ trung bình tăng nhanh, tỷ lệ người hưởng trợ cấp tuổi già do đó cũng tăng nhanh. Trong khi đó, lực lượng trẻ bổ sung vào lực lượng lao động xã hội có xu hướng giảm. Thứ hai, gắn liền với tình hình trên là "sự bùng nổ" chi phí cho hệ thống y tế do sử dụng ngày càng tăng các thiết bị hiện đại và thuốc men đắt tiền. Đó còn là sự gia tăng của tệ nạn xã hội, phần lớn do thất nghiệp, do "bị gạt ra ngoài lề xã hội". Thứ ba, đó là tình trạng trốn lậu thuế dưới nhiều hình thức ngày càng tăng. Tình hình trên đã dẫn đến khủng hoảng thâm hụt tài chính nghiêm trọng của các nhà nước xã hội do các đảng XHDC cầm quyền.
ở những nước do các đảng XHDC cầm quyền lâu năm như Đức, Thụy Điển ..., những mặt tích cực trong chính sách bảo trợ xã hội đã trở thành tiêu cực. Chính sách phúc lợi và bảo hiểm XHDC truyền thống, "từ cái nôi đến phần mộ", nhất là bao cấp cho những lớp người "xếp hàng chót" trong thị trường lao động, khiến cho họ ỷ lại, mong được hưởng lâu dài chế độ này. Người ta không tích cực tìm cách để quay lại thị trường lao động. Ví dụ, ở Cộng hòa liên bang Đức, nếu một người bị thất nghiệp từ 6 đến 7 năm, có gia đình (2 con) thì được hưởng một khoản trợ cấp là 1.800 DM/ 1 tháng. Những người thất nghiệp này, do trình độ chuyên môn thấp nên nói chung, nếu họ đi làm cũng chỉ có thể nhận được tiền lương khoảng 2.000 DM/ 1 tháng. Trong trường hợp đó, người ta thường lựa chọn biện pháp không đi làm để hưởng trợ cấp xã hội.
Vai trò của nhà nước, ở các nước tư bản phát triển đang đứng trước một mâu thuẫn mới, một bên là sự cần thiết của vai trò quản lý quốc gia tập trung với một bên là hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ NGO (Non Government Organization). Những tổ chức này hoạt động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế. Chính sách xã hội dân chủ làm sao thích ứng được với bối cảnh đó, làm sao tạo điều kiện cho công dân làm quen và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội rộng lớn, đó là một câu hỏi lớn đối với các nhà dân chủ xã hội.
Các Đảng Xã hội dân chủ cho rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ - nhất là khoa học công nghệ thông tin đang đặt ra hàng loạt những vấn đề mới về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Sự hình thành xã hội thông tin, kinh tế tri thức đang đòi hỏi các đảng XHDC phải có những chính sách thích hợp. Một trong những chính sách đó là tổ chức lại hệ thống đào tạo. Theo các nhà dân chủ xã hội, bản thân khái niệm đào tạo cũng phải thay đổi. "Đào tạo không chỉ cung cấp kiến thức nghề nghiệp mà còn phải giúp người học có được sự năng động trong việc định hướng nghề nghiệp trong một nền sản xuất luôn luôn thay đổi"(1).
Theo quan niệm của các nhà dân chủ xã hội ở các nước TBCN phát triển xã hội đang bị phân hóa không phải theo sự phân chia giai cấp mà theo các nhóm lợi ích, gắn liền với mức sống và nghề nghiệp đồng thời đang diễn ra xu hướng cá thể hóa sinh hoạt xã hội. Hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, theo các nhà dân chủ xã hội, đã hình thành bốn nhóm xã hội lớn như sau:
— Nhóm thứ nhất, cử tri truyền thống, bao gồm công nhân, nhân viên hành chính lớp dưới và tầng lớp trung lưu. Nguyện vọng của nhóm này là chế độ xã hội và việc làm ổn định, thu nhập chắc chắn.. Hơn tất cả các nhóm khác, nguyện vọng của họ là có được một hệ thống chính sách xã hội công bằng. Bởi vì, họ là người trực tiếp được hưởng chính sách này.
— Nhóm thứ hai, cử tri thuộc các tầng lớp đang lên, đó là một bộ phận những người làm công ăn lương, những người làm việc trong các ngành khoa học và công nghệ hiện đại, như thông tin, dịch vụ mới. Họ là những người có trình độ văn hóa cao, có tinh thần phê phán xã hội, có chí tiến thủ. Các nhà xã hội học gọi họ là "tầng lớp trung lưu mới". Nhóm này quan tâm tới nhiều vấn đề, như chính trị, văn hóa, khoa học, sinh thái, sự công bằng và trách nhiệm xã hội.
— Nhóm thứ ba, cử tri, hoạt động trong các ngành xã hội và văn hóa cao cấp, quan tâm chủ yếu của họ là: văn hóa, khoa học, lớp người bị thiệt thòi. Đặc biệt họ đề cao giá trị tự do, dân chủ.
- Nhóm thứ tư, là phụ nữ. Các Đảng XHDC xem phụ nữ là một nhóm xã hội quan trọng về mặt xã hội và chính trị. Theo các nhà dân chủ xã hội, đây là một nhóm xã hội có những đặc trưng riêng về nhu cầu và có vị trí ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Các cử tri nữ là một nhóm xã hội khá quan trọng, họ quan tâm là sự bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, trẻ em...
Trong điều kiện của chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, sự quan tâm của các Đảng XHDC tới phân hóa xã hội, xem đó như là một yếu tố quy định chính sách XHDC là điều tất nhiên.
Các nhà dân chủ xã hội cho rằng, cơ cấu lực lượng, nội dung và phương thức hoạt động chính trị trong các xã hội tư bản phát triển đã có những thay đổi lớn trong vài thập niên trở lại đây. Điều này không chỉ diễn ra trong các đảng phái chính trị mà ngay cả trong các tổ chức công đoàn, hiệp hội, nhà thờ... Sự khác biệt về nhu cầu giữa các thế hệ (già - trẻ) trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị cũng đã nảy sinh. Vai trò của thông tin đại chúng, trong bối cảnh đó ngày càng giữ vị trí quan trọng, trở thành một quyền lực xã hội.
Việc làm rõ bối cảnh của "Con đường thứ ba" hoặc "Đường lối trung dung mới" nhằm làm sáng tỏ chính sách của trào lưu XHDC trong những năm cuối của thế kỷ XX, đồng thời còn cung cấp thông tin tham khảo, cho việc đánh giá về tình hình thế giới hiện nay.
2. Nội dung sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại qua "Con đường thứ ba"
Trào lưu Xã hội dân chủ đã diễn ra sự phát triển không đều. Nếu như, trước chiến tranh thế giới thứ II, đến trước những năm 70, vai trò của Cộng hòa liên bang Đức và Vương quốc Thụy Điển với tư cách là trung tâm về lý luận và hoạt động chính trị thực tiễn, dường như không có quốc gia nào có thể cạnh tranh, thì trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt từ đầu những năm 90 đến nay, đã nổi lên những quốc gia do các Đảng Xã hội dân chủ cầm quyền có khả năng tranh giành địa vị dẫn đầu về lý luận và thực tiễn của trào lưu này. Đó là trường hợp Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Hà Lan.
Sau đây là "5 mô hình", cũng có thể nói là 5 giải pháp cụ thể của CNTB qua 5 quốc gia do các Đảng XHDC cầm quyền trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là:
— Con đường "dựa vào thị trường" của Đảng Lao động mới (New Labour) Anh.
— Con đường "đồng thuận xã hội" của Đảng Lao động Hà Lan.
— Con đường dựa vào nhà nước của Đảng xã hội chủ nghĩa Pháp.
— Con đường của nhà nước phúc lợi - cải cách của Đảng XHDC Thụy Điển.
— Con đường xã hội dân chủ của Đảng xã hội dân chủ Đức.
Việc đặt tên cho các mô hình này chỉ mang ý nghĩa tương đối. ở đây chủ yếu nhấn mạnh vào biện pháp chủ yếu của các Đảng cầm quyền. Điều này không có nghĩa, một mô hình nhất định chỉ sử dụng một giải pháp nào đó. Việc đặt tên cho mô hình dựa vào thị trường của Đảng Lao động mới (Anh) không có nghĩa đảng này không sử dụng các yếu tố khác, như vai trò của nhà nước hoặc dựa vào thương lượng, đồng thuận xã hội. Ngược lại, các mô hình khác trong khi nhấn mạnh một chính sách nào đó, họ cũng đồng thời phải sử dụng nhiều chính sách XHDC khác.
a) Con đường "thị trường" của Đảng Lao động mới (LĐ) - Vương quốc Anh
Đảng LĐ mới khác với quá khứ của mình và một số đảng DCXH của châu Âu trước hết ở cách phân tích và đánh giá tình hình. Đảng LĐ và Chính phủ của Tony Blair không cho rằng toàn cầu hóa thị trường tài chính, hàng hóa... và những cuộc cạnh tranh trong đầu tư là những mặt tiêu cực, hạn chế đối với chính sách XHDC. Những điều nói trên, được xem là nhân tố tích cực. Đảng LĐ cho rằng, toàn cầu hóa như là chiếc roi quất mạnh vào các xã hội, buộc người ta phải lao vào công cuộc hiện đại hóa. Hơn nữa, dựa vào toàn cầu hóa, chính phủ trong nhiều trường hợp, không cần phải thuyết phục các lực lượng xã hội thực hiện các chính sách cải cách một cách triệt để.
Chủ nghĩa tự do mới khuyến khích người ta chạy theo lợi ích cá nhân, ích kỷ, không có khả năng nâng cao đạo đức xã hội. Tiêu cực hơn, chủ nghĩa tự do mới, không cho phép người ta thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội, cho dù là ở mức tối thiểu.
Đảng LĐ Anh "chia sẻ" với Chủ nghĩa tự do mới về quan điểm cơ bản, đó là "nhà nước tối thiểu", với ý nghĩa là hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Đảng LĐ chống lại việc nâng cao ngân sách phúc lợi, thi hành chính sách tài chính khắt khe, cân đối thu chi và ủng hộ sự độc lập của ngân hàng trung ương châu Âu.
Tuy nhiên, Đảng LĐ phê phán chủ nghĩa tự do mới trên các khía cạnh sau: chủ nghĩa tự do thiếu trách nhiệm trước những hậu quả xã hội do cơ chế thị trường gây ra. Đảng LĐ cho rằng, việc trông chờ vào hiệu quả, "hiệu ứng xã hội" sau tăng trưởng thì đó là ảo tưởng, nhất là đối với tầng lớp dưới của xã hội.
Đảng LĐ chia sẻ với quan điểm DCXH truyền thống về trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân và việc bảo đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, khái niệm công bằng xã hội của Đảng LĐ ngày nay đã mang một sắc thái mới, nó chỉ có nghĩa ngăn ngừa khả năng người lao động bị thất nghiệp, bị gạt ra ngoài lề xã hội và sự nghèo đói...
Mô hình mới của Đảng LĐ (Anh) dựa trên 4 luận điểm sau: Một là, sự "bao gồm" (tiếng Anh là Inklution) tất cả mọi người trong xã hội. Luận điểm này có nghĩa, chính sách của nhà nước phải hướng tới bao quát mọi người, không được loại ra ngoài lề xã hội bất cứ ai, với lý do gì. Đồng thời, tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội. Bởi vậy, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi thành viên của xã hội có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo đảm các điều kiện cho mọi người được học tập văn hóa, đào tạo về nghề nghiệp và có việc làm là nội dung thực tế của bình đẳng xã hội. ở đây Đảng LĐ phê phán quan điểm cũ của mô hình Nhà nước phúc lợi, sử dụng quỹ phúc lợi bao cấp rộng rãi cho mọi người... Điều này đã cản trở công dân quay lại thị trường lao động, đồng thời cũng cản trở cả sự tiếp cận công bằng theo nghĩa tích cực và tạo ra sự suy thoái đạo đức, vô trách nhiệm và chây lười lao động.
Hai là, khắc phục sự loại trừ ra khỏi xã hội (tiếng Anh là Exklusion)
Theo sự phân tích của các nhà dân chủ xã hội, trong xã hội tư bản phát triển, có hai hiện tượng loại trừ con người ra ngoài xã hội. Thứ nhất, đó là sự "bị loại trừ" của tầng lớp nghèo khổ nghĩa là họ bị đẩy ra khỏi đời sống kinh tế, chính trị, trước hết là do họ không có việc làm. Thứ hai, đó là "sự tự loại trừ" của tầng lớp giàu có, với nội dung - trốn chạy nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội như đóng thuế và họ tự đặt mình lên trên các thể chế xã hội. Đảng LĐ phê phán cả hai hiện tượng loại trừ này.
Ba là, duy trì lực lượng lao động xã hội bằng nhiều cách.
Bốn là, phúc lợi cho việc làm (Welfare to work).
Để khắc phục tình trạng loại trừ nói trên, chính sách của nhà nước phải tập trung vào việc tạo ra việc làm. Chính việc làm chứ không phải phúc lợi xã hội là con đường ngắn nhất, là giải pháp có hiệu quả nhất bảo đảm mọi người không bị loại trừ khỏi xã hội, chống đói nghèo. Tóm lại, Đảng LĐ đã đề xuất những luận điểm cơ bản điều chỉnh chính sách XHDC sau:
- Chuyển "nhà nước phúc lợi, nặng về bao cấp" sang "nhà nước đầu tư cho xã hội".
Nội dung chủ yếu của đầu tư xã hội là ưu tiên về ngân sách và quan tâm nhiều mặt tới công tác đào tạo. Tony Blair đã nêu khẩu hiệu "đào tạo, đào tạo, đào tạo".
- Chuyển phúc lợi, từ phúc lợi cho sinh hoạt sang phúc lợi cho việc làm ("Welface to work").
Nếu như trước đây, mục tiêu của phúc lợi xã hội là tạo ra sự bình đẳng, có tính chất bình quân trong giai đoạn sau của quá trình sản xuất xã hội, thì nay mục tiêu của phúc lợi là tạo ra sự bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất xã hội.
Chính sách của Đảng LĐ là: Thứ nhất, đầu tư cho các chương trình đào tạo và đào tạo lại; thứ hai, phụ cấp cho doanh nghiệp, khuyến khích họ tiếp nhận nhiều lao động cũ và mới:
Có thể nói, mô hình xã hội dân chủ Đảng lao động Anh áp dụng nguyên tắc nhà nước phúc lợi, bảo trợ xã hội cho người lao động trong giai đoạn đầu và để cho thị trường điều tiết trong giai đoạn sau.
Những người dân chủ xã hội Anh cho rằng, mô hình chủ nghĩa tự do Mỹ dẫn đến sự gạt bỏ một bộ phận dân cư ra ngoài lề xã hội, dẫn đến xã hội vô tổ chức và tội phạm ngày càng gia tăng. Đảng Lao động trong khi điều chỉnh mô hình xã hội dân chủ cũ sang mô hình xã hội dân chủ mới luôn đề phòng khả năng "Mỹ hóa xã hội Anh".
Có thể nói mô hình định hướng thị trường Anh là điển hình cho sự điều chỉnh quan điểm đường lối, chính sách, biện pháp của trào lưu xã hội dân chủ trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Mô hình này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối, chính sách của các đảng xã hội dân chủ thế giới, trước hết là châu  u.
b) Con đường "dân chủ đồng thuận xã hội" của Đảng lao động Hà Lan (mô hình này còn gọi tắt là mô hình Polder(1)).
Xét về quan điểm chung, con đường dân chủ đồng thuận (con đường Polder) về cơ bản thống nhất với mô hình dựa vào thị trường của đảng lao động Anh. Tuy nhiên trong chiến lược và biện pháp cụ thể, con đường Polder khác với mô hình Anh ở một số nước điển hình. Trong khi Chính phủ của Đảng lao động mới (Anh) thực hiện nguyên tắc dân chủ đa số, thì mô hình Polder lại sử dụng nguyên tắc dân chủ đồng thuận. Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phải được đưa ra trao đổi một cách dân chủ, rộng rãi trong các tổ chức chính trị, xã hội nhằm đạt tới một giải pháp dung hòa.
Có hai cấp độ về giải pháp: Thứ nhất, đó là dung hòa về khung pháp lý. Ví dụ khung pháp lý về lao động và tiền lương đã được thỏa thuận giữa Hội đồng kinh tế - xã hội với các đảng phái và tổ chức xã hội. Khung pháp lý này chi phối chính sách của nhà nước và điều tiết hoạt động chung của xí nghiệp cũng như các tổ chức xã hội. Cấp độ thứ hai, đó là thỏa thuận trong việc giải quyết những xung đột lợi ích cụ thể giữa giới chủ với người lao động, giữa nhà nước và công dân.
Hiện nay, chiến lược dân chủ đồng thuận là nguyên tắc thúc đẩy có hiệu quả cuộc cải cách xã hội của Hà Lan. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động, Hà Lan đang thực hiện một số chính sách cải cách sau:
- Chính sách việc làm của Đảng lao động và cũng là của chính phủ xã hội dân chủ Hà Lan là đoạn tuyệt với ảo tưởng về việc tạo ra đầy đủ việc làm cho tất cả mọi người. Chính sách mới hướng tới điều tiết, phân phối việc làm một cách linh hoạt, chấp nhận một số chỗ làm việc chỉ chiếm một phần thời gian. Nói một cách cụ thể là, phải chia việc làm từ chỗ là của một người chia cho nhiều người. Điều đó cũng có nghĩa là người ta phải dành một phần thu nhập của mình cho người khác. Năm 1996, ở Hà Lan đã có tới 36,5% tổng số chỗ làm chỉ thực hiện một phần thời gian lao động. Chia thời gian lao động, chia việc làm, chia thu nhập, khắc phục tình trạng thất nghiệp là một giải pháp ở các nước tư bản phát triển hiện nay. Tuy nhiên, với 36,5% Hà Lan đang là nước dẫn đầu về giải pháp chia việc làm ở châu Âu, cũng như ở khối OECD. Chính sách chia việc làm đã cải thiện đáng kể thị trường lao động ở Hà Lan, giảm áp lực xã hội do thiếu việc làm.
— Chính sách bảo trợ xã hội và bảo hiểm của chính phủ của Đảng Lao động dựa trên ba nguồn lực sau: Thứ nhất, nhà nước bảo đảm cho mỗi người dân một hình thức bảo trợ xã hội cơ bản, tùy theo đối tượng; thứ hai, xí nghiệp hoặc bất cứ tổ chức nào sử dụng lao động, bảo đảm một hình thức bảo hiểm bổ sung; thứ ba, mỗi người lao động tự tham gia bảo hiểm cho mình. Tổng số mức chi trả của toàn bộ hệ thống bảo