Chuyên đề Công nghệ MAN-E và ứng dụng trên mạng viễn thông Hà Nội

Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, xã hội và văn hoá trong môi trường các thành phố và đô thị thì nhu cầu trao đổi thông tin cũng phát triển theo, đa dạng cả về loại hình dịch vụ, tốc độ. Các mạng nội bộ LAN (Local Area Network) chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin với phạm vi địa lý rất hẹp. Nhu cầu kết nối với mạng bên ngoài (truy nhập Internet, truy nhập cơ sở dữ liệu, kết nối chi nhánh văn phòng.) là rất lớn. Cơ sở hạ tầng thông tin hiện tại với công nghệ TDM (chuyển mạch kênh PSTN, công nghệ SDH) sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin rất lớn như vậy cả về loại hình dịch vụ và cường độ lưu lượng trao đổi thông tin. Sự xuất hiện của kết nối băng rộng bằng các hình thức kết nối với mạng cung cấp dịch vụ qua các tiện ích truyền dẫn cáp quang hoặc cáp đồng cho phép tốc độ truy nhập cao, đáp ứng nhu cầu trao đổi lưu lượng với cường độ lớn của người sử dụng. Với sự hình thành và phát triển bùng nổ các tổ hợp văn phòng, khu công nghiệp, công nghệ cao, các khu chung cư . thêm vào đó các dự án phát triển thông tin của Chính phủ, của các cơ quan, các công ty làm cho nhu cầu trao đổi thông tin như trao đổi tiếng nói, dữ liệu, hình ảnh, truy nhập từ xa, truy nhập băng rộng. tăng dẫn đến những vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh sự xuất hiện của hàng triệu khách hàng mới thì bản chất của các ứng dụng trao đổi dữ liệu qua mạng Internet là ngày càng đòi hỏi lượng băng thông lớn vì Internet đã trở thành một môi trường trực quan trao đổi thông tin một cách sinh động và khái niệm đa phương tiện đó trở nên quen thuộc đối với người sử dụng. Do điều kiện phát triển của công nghệ viễn thông các cơ sở hạ tầng mạng được xây dựng riêng rẽ đối với mục đích cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng truyền dẫn, chuyển mạch trên cơ sở công nghệ TDM được xây dựng chủ yếu cho mục đích cung cấp các dịch vụ thoại và kênh thuê riêng; cơ sở hạ tầng mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói được xây dựng chủ yếu cho mục đích cung cấp các dịch vụ truyền số liệu. Hiện nay xu hướng phát triển của các dịch vụ viễn thông đó là sự phát triển gia tăng rất nhanh của các dịch vụ truyền dữ liệu; sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần. Do đó xu hướng xây dựng mạng hiện nay là sự hội tụ các công nghệ để mạng có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu đồng thời có khả năng hỗ trợ truyền tải các dịch vụ thoại truyền thống. Đó cũng chính là xu hướng phát triển xây dựng các mạng đô thị MAN hiện nay. Nhóm chúng em được Thầy giáo – TS.Lê Nhật Thăng giao cho làm Chuyên đề: “Công nghệ MAN-E và ứng dụng trên mạng Viễn thông Hà Nội”. Nội dung đề tài này gồm ba chương chính: - Chương I: Giới thiệu tổng quan về MAN-E với các đặc điểm, xu hướng phát triển và các dịch vụ được cung cấp trên MAN-E. - Chương II: Trình bày về các công nghệ ứng dụng trong MAN-E như IP, SDH/NG-SDH, MPLS / VMPLS, GMPLS, GE, WDM, RPR. - Chương III: Trình bày về ứng dụng MAN-E trên mạng viễn thông Hà Nội. Trong chương này, trước hết, nhóm chúng em đề cập đến mô hình tổng quan mạng viễn thông Hà Nội: Chuyển mạch, Truyền dẫn và Băng rộng. Sau đó là ứng dụng triển khai MAN-E trong viễn thông Hà Nội bao gồm cấu trúc MAN-E và công nghệ áp dụng vào hạ tầng mạng, Các dịch vụ triển khai MAN-E trên mạng viễn thông Hà Nội .

doc54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8003 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công nghệ MAN-E và ứng dụng trên mạng viễn thông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục    Danh mục hình vẽ    Thuật ngữ viết tắt    Lời nói đầu  1   Chương I: Tổng quan về MAN-E  9   1.1 Khái niệm MAN-E  9   1.2 Đặc điểm và xu hướng phát triển MAN-E  9   1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản của MAN-E  9   1.2.2 Xu hướng phát triển công nghệ MAN-E  11   1.3 Các dịch vụ MAN-E  12   1.3.1 Dịch vụ E-Line  13   1.3.2 Dịch vụ E-LAN  13   1.3.3 Dịch vụ E-Tree 1.4 Kết luận chương  14 15   Chương II: Các công nghệ ứng dụng MAN-E  16   2.1 Công nghệ IP  16   2.2 Công nghệ SDH/SDH-NG  17   2.3 MPLS/VMPLS  20   2.3.1 MPLS  20   2.3.2 VMPLS – Mạng riêng ảo MPLS lớp 3 (MPLS VPN)  22   2.4 GMPLS  23   2.5 Gigabit Ethernet  24   2.6 WDM  27   2.7 Công nghệ mạch vòng Ring RPR  30   2.8 Kết luận  32   Chương III: Ứng dụng MAN-E trên mạng viễn thông Hà Nội  33   3.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội  33   3.2 Tổng quan mạng viễn thông Hà Nội  34   3.2.1 Chuyển mạch  34   3.2.2 Truyền dẫn  35   3.2.3 Băng rộng:  39   3.3 Ứng dụng triển khai MAN-E trong viễn thông Hà Nội  42   3.3.1 Cấu trúc MAN-E và công nghệ áp dụng vào hạ tầng mạng 3.3.1.1 Cấu trúc MAN-E Viễn thông Hà Nội 3.3.1.2 Công nghệ áp dụng vào hạ tầng mạng  42 42 44   3.3.2 Các dịch vụ triển khai MAN-E trên mạng viễn thông Hà Nội  44   3.3.2.1 MetroNet cung cấp kết nối KTR Ethernet điểm tới điểm  44   3.3.2.2 MetroNet cung cấp kết nối KTR Ethernet điểm tới đa điểm  45   3.3.2.3 MetroNet cung cấp kết nối Internet trực tiếp với VDC  46   3.3.2.5 MetroNet cung cấp kết nối VPN/VNN quốc tế với VDC  47   3.3.2.6 MetroNet cung cấp kết nối MegaWAN nội tỉnh tốc độ cao  48   3.3.2.7 MetroNet cung cấp kết nối MegaWAN liên tỉnh tốc độ cao  49   3.3.2.8 MetroNet cung cấp kết nối MegaWAN quốc tế tốc độ cao  50   3.3.2.9 MetroNet cung cấp kết nối VPN nội tỉnh L2 tốc độ cao  51   3.3.2.10 MetroNet cung cấp kết nối dịch vụ FTTH  51   3.4. Kết luận chương III  52   Kết luận  53   Tài liệu tham khảo  54   Danh mục hình vẽ Hình 1.1 Phạm vi mạng đô thị  9   Hình 1.2 So sánh TDM với Ethernet  10   Hình 1.3 Xu hướng phát triển công nghệ MEN  12   Hình 1.4 Dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm  12   Hình 1.5 Dịch vụ E-LAN sử dụng EVC đa điểm-đa điểm  13   Hình 1.6 Kiểu dịch vụ E-tree sử dụng EVC gốc – đa điểm  14   Hình 1.7 Dịch vụ E-Tree sử dụng nhiều UNI “gốc”  14   Hình 2.1 Cấu trúc phân tầng của TCP/IP  16   Hình 2.2 Truyền tải IP trong MEN  17   Hình 2.3 Truyền dẫn Ethernet SONET/SDH  17   Hình 2.4 Mô hình giao thức trong SDH-NG  19   Hình 2.5 Truyền tải công nghệ MPLS trong MEN  21   Hình 2.6 Cấu trúc mạng MPLS VPN  23   Hình 2.7 Truyền tải GMPLS  24   Hình 2.8 Truyền tài Gigabit Ethernet theo cấu trúc Ring  25   Hình 2.9 Mô hình DWDM  28   Hình 2.10 Kỹ thuật lưu lượng xếp chồng  28   Hình 2.11 Mô hình truyền tải RPR  30   Hình 3.1 Cấu trúc mạng chuyển mạch VTHN  34   Hình 3.2 Vòng cấp I Hình 3.3 Vòng metro tại node Giáp Bát  35 36   Hình 3.4 Vòng metro tại node Cầu Giấy  37   Hình 3.5 Vòng metro tại node Hùng Vương  37   Hình 3.6 Vòng metro tại node Thượng Đình  37   Hình 3.7 Vòng metro tại node Đinh Tiên Hoàng  38   Hình 3.8 Cấu trúc chung mạng FTTx (G-PON)  39   Hình 3.9 Cung cấp dịch vụ IPTV/VoD trên nền FTTx Hình 3.10 Cung cấp dịch vụ truy nhập internet trên nền FTTx  40 40   Hình 3.11 Sơ đồ cung cấp dịch vụ truyền hình trên nền FTTx  41   Hình 3.12 Cấu trúc chung mạng xDSL VTHN  41   Hình 3.13 Cấu trúc chung mạng MAN-E sử dụng thiết bị của Cisco  42   Hình 3.14 Cấu trúc mạng MAN-E Viễn thông Hà Nội  43   Hình 3.15 MetroNet Ethernet điểm tới điểm  44   Hình 3.16 MetroNet Ethernet điểm tới điểm thiết bị đầu cuối khách hàng sử dụng Ethernet Router hoặc Ethernet Switch L3.  45   Hình 3.17 MetroNet cung cấp KTR Ethernet điểm tới đa điểm.  46   Hình 3.18 MetroNet cung cấp kết nối Internet trực tiếp với VDC.  47   Hình 3.19 MetroNet cung cấp kết nối VPN/VNN liên tỉnh với VDC.  47   Hình 3.20 MetroNet cung cấp kết nối VPN/VNN quốc tế với VDC.  48   Hình 3.21 MetroNet cung cấp kết nối MegaWAN nội hạt tốc độ cao.  49   Hình 3.22 MetroNet cung cấp kết nối MegaWAN liên tỉnh tốc độ cao.  50   Hình 3.24 MetroNet cung cấp kết nối VPN nội tỉnh L2 tốc độ cao.  51   Hình 3.25 MetroNet cung cấp kết nối dịch vụ FTTH.  52                                                                                                                           Thuật ngữ viết tắt Viết tắt  Tiếng Anh  Tiếng Việt   ATM  Asynchronous Transfer Mode  Chế độ chuyển mạch không đồng bộ       CE  Customer Edge  Phía khách hàng   CoS  Class of Service  Lớp dịch vụ   DoS  Data over SDH  Dữ liệu trên SDH   DSLAM  Digital subscriber line  Đường thuê bao số   E-LAN  Ethernet LAN Service  Dịch vụ LAN ethernet   ELS  Ethernet Line Service  Dịch vụ đường kết nối Ethernet   EoS  Ethernet over SDH  Ethernet trên SDH   ERS  Ethernet Relay Service  Dịch vụ chuyển tiếp Ethernet   GE  Gigabit Ethenet  Gigabit Ethenet   GFR  Generic Framing Procedure  Thủ tục đóng khung tổng quát   GMPLS  Generalized Multiprotocol Label Switching  Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát   IETF  Internet Engineering Task Force  Tổ chức đặc nhiệm kỹ thuật Internet   IP  Internet Protocol  Giao thức internet   ISP  Internet Service Provider  Nhà cung cấp dịch vụ internet   ITU-T  International Telecommunications Union (Telecommunications Standardisation Sector)  Hiệp hội viễn thông quốc tế   LAN  Local area network  Mạng nội bộ   LSP  Label-Switched Path  Đường chuyển mạch nhãn   MAC  Medium Access Control  Điều khiển truy nhập môi trường   MAN  Metro Area Network  Mạng vùng đô thị   MPLS  MultiProtocol Label Switching  Chuyển mạch nhãn đa giao thức   NGN  Next Generation network  Mạng thế hệ sau   OTN  Optical Transport Network  Mạng truyền tải quang   OAM  Object access method  Phương pháp truy cập đối tượng   PDH  Plesiochronous Digital Hierarchy  Phân cấp số cận đồng bộ   PPP  Point to Point Protocol  Giao thức điểm-tới-điểm   PSTN  Public Switched Telephone Network  Mạng điện thoại công cộng   QoS  Quality of Service  Chất lượng dịch vụ   RSVP  Resource Reservation Protocol  Giao thức dành trước tài nguyên   RPR  Resilient Packet Ring  Vòng ring gói phục hồi nhanh   SDH  Synchronous Digital Hierarchy  Hệ thống phân cấp số đồng bộ   SLA  Service Level Agreement  Thoả thuận mức dịch vụ   SONET  Synchronous Optical Network  Mạng quang đồng bộ   STM-n  Synchronous Transport Module level N  Mô-dun truyền tải đồng bộ mức n   TCP  Transmission Control Protocol  Giao thức điều khiển truyền tải   TDM  Time division multiplexing  Ghép kênh theo thời gian   UNI  User-to-Network Interface  Giao diện kết nối người sử dụng – mạng   VCC  Virtual Channel Connection  Kênh kết nối ảo   VLAN  Virtual LAN  LAN ảo   VPN  Virtual Private Network  Mạng riêng ảo   WAN  Wide area network  Mạng diện rộng   WDM  Wavelength Division Multiplex  Ghép kênh theo bước sóng   Lời nói đầu Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, xã hội và văn hoá trong môi trường các thành phố và đô thị thì nhu cầu trao đổi thông tin cũng phát triển theo, đa dạng cả về loại hình dịch vụ, tốc độ. Các mạng nội bộ LAN (Local Area Network) chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin với phạm vi địa lý rất hẹp. Nhu cầu kết nối với mạng bên ngoài (truy nhập Internet, truy nhập cơ sở dữ liệu, kết nối chi nhánh văn phòng....) là rất lớn. Cơ sở hạ tầng thông tin hiện tại với công nghệ TDM (chuyển mạch kênh PSTN, công nghệ SDH) sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin rất lớn như vậy cả về loại hình dịch vụ và cường độ lưu lượng trao đổi thông tin. Sự xuất hiện của kết nối băng rộng bằng các hình thức kết nối với mạng cung cấp dịch vụ qua các tiện ích truyền dẫn cáp quang hoặc cáp đồng cho phép tốc độ truy nhập cao, đáp ứng nhu cầu trao đổi lưu lượng với cường độ lớn của người sử dụng. Với sự hình thành và phát triển bùng nổ các tổ hợp văn phòng, khu công nghiệp, công nghệ cao, các khu chung cư ... thêm vào đó các dự án phát triển thông tin của Chính phủ, của các cơ quan, các công ty làm cho nhu cầu trao đổi thông tin như trao đổi tiếng nói, dữ liệu, hình ảnh, truy nhập từ xa, truy nhập băng rộng... tăng dẫn đến những vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh sự xuất hiện của hàng triệu khách hàng mới thì bản chất của các ứng dụng trao đổi dữ liệu qua mạng Internet là ngày càng đòi hỏi lượng băng thông lớn vì Internet đã trở thành một môi trường trực quan trao đổi thông tin một cách sinh động và khái niệm đa phương tiện đó trở nên quen thuộc đối với người sử dụng. Do điều kiện phát triển của công nghệ viễn thông các cơ sở hạ tầng mạng được xây dựng riêng rẽ đối với mục đích cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng truyền dẫn, chuyển mạch trên cơ sở công nghệ TDM được xây dựng chủ yếu cho mục đích cung cấp các dịch vụ thoại và kênh thuê riêng; cơ sở hạ tầng mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch gói được xây dựng chủ yếu cho mục đích cung cấp các dịch vụ truyền số liệu. Hiện nay xu hướng phát triển của các dịch vụ viễn thông đó là sự phát triển gia tăng rất nhanh của các dịch vụ truyền dữ liệu; sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần. Do đó xu hướng xây dựng mạng hiện nay là sự hội tụ các công nghệ để mạng có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu đồng thời có khả năng hỗ trợ truyền tải các dịch vụ thoại truyền thống. Đó cũng chính là xu hướng phát triển xây dựng các mạng đô thị MAN hiện nay. Nhóm chúng em được Thầy giáo – TS.Lê Nhật Thăng giao cho làm Chuyên đề: “Công nghệ MAN-E và ứng dụng trên mạng Viễn thông Hà Nội”. Nội dung đề tài này gồm ba chương chính: - Chương I: Giới thiệu tổng quan về MAN-E với các đặc điểm, xu hướng phát triển và các dịch vụ được cung cấp trên MAN-E. - Chương II: Trình bày về các công nghệ ứng dụng trong MAN-E như IP, SDH/NG-SDH, MPLS / VMPLS, GMPLS, GE, WDM, RPR. - Chương III: Trình bày về ứng dụng MAN-E trên mạng viễn thông Hà Nội. Trong chương này, trước hết, nhóm chúng em đề cập đến mô hình tổng quan mạng viễn thông Hà Nội: Chuyển mạch, Truyền dẫn và Băng rộng. Sau đó là ứng dụng triển khai MAN-E trong viễn thông Hà Nội bao gồm cấu trúc MAN-E và công nghệ áp dụng vào hạ tầng mạng, Các dịch vụ triển khai MAN-E trên mạng viễn thông Hà Nội . Trong quá trình làm đề tài, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Lê Nhật Thăng. Mặc dù chúng em cố gắng hết sức tìm hiểu, học hỏi qua những tài liệu Thầy cung cấp và các tài liệu khác nhưng kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi sai sót. Chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy cũng như của các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Tổng quan về MAN-E 1.1 Khái niệm MAN-E MAN-E viết tắt của Metropolitan Area Network-Ethernet, là một mạng đô thị băng rộng đa dịch vụ sử dụng công nghệ Ethernet trong phạm vi địa lý cỡ một thành phố, cung cấp tích hợp các dịch vụ truyền thông như dữ liệu, thoại và hình ảnh. Một mạng MAN thường kết nối nhiều mạng LAN với nhau sử dụng đường truyền tốc độ cao và cung cấp kết nối truy nhập tới WAN và Internet.  Hình 1.1 Phạm vi mạng đô thị 1.2 Đặc điểm và xu hướng phát triển MAN-E 1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản của MAN-E Kết nối giữa các phần tử của mạng MAN thường là cáp quang hoặc có thể là không dây. Tốc độ Ethernet ngày càng tăng, từ 10Mbps ban đầu lên 100Mbps, 1000Mbps (1Gbps), 10Gbps, 40 Gbps và có thể lên tới 100Gbps. Hiện nay chuẩn tốc độ cao nhất được phát hành là 10Gbps, chuẩn 40Gbps và 100Gbps vẫn đang được phát triển và chưa hoàn thiện. Cũng theo đó, môi trường truyền dẫn chuyển từ cáp đồng sang cáp quang. Sử dụng truyền dẫn bằng cáp quang và tốc độ truyền dẫn cao là yếu tố quan trọng để xây dựng các mạng dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. MAN-E được xây dựng để kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân với một mạng diện rộng WAN hay với Internet sử dụng các chuẩn Ethernet. MAN-E cùng dịch vụ truyền tải khung Ethernet và cung cấp các giao diện kết nối Ethernet tới khách hàng. Để thấy được sự đơn giản và tiết kiệm về chi phí của MAN-E ta xét một mạng MAN sử dụng công nghệ TDM truyền thống.  Hình 1.2 So sánh TDM với Ethernet Hình vẽ so sánh sự khác nhau giữa kết nối TDM và Ethernet trong việc cung cấp truy nhập Internet. Với mạng đô thị sử dụng công nghệ TDM, nhà cung cấp kết nối đưa ra một đường kết nối điểm-điểm từ POP của ISP tới khách hàng. Việc quản lý địa chỉ IP và định truyến được ISP thực hiện tại POP. Điều này tạo ra ranh giới giữa việc cung cấp kết nối và cung cấp dịch vụ Internet. Với mạng đô thị sử dụng công nghệ Ethernet, giao diện phía khách hàng và phía ISP đều là Ethernet. Nhà cung cấp kết nối quản lý kết nối lớp 2 (L2), trong khi ISP quản lý các dịch vụ IP. Như vậy, có thể tổng kết lại các ưu điểm của công nghệ Ethernet so với TDM thông thường như sau: Tính dễ sử dụng: Dịch vụ Ethernet dựa trên giao diện Ethernet chuẩn, dùng rộng rãi trong các hệ thống mạng cục bộ. Hầu như tất cả các thiết bị và máy chủ trong LAN đầu kết nối dùng Ethernet. Tính kinh tế: Sự phổ biến của Ethernet trong hầu hết các sản phẩm mạng nên giao diện Ethernet có chi phí không đắt. Giá thành thiết bị thấp, chi phí quản trị và vận hành thấp hơn, cho phép thuê bao thêm băng thông khi cần thiết và họ chỉ trả cho những gì họ cần Tính linh hoạt: Dễ dàng tạo các dịch vụ: Intranet VPN, Extranet VPN, kết nối Internet tốc độ cao tới ISP. Thay đổi băng thông nhanh chóng, mềm dẻo. Tính chuẩn hoá: MEF đang tiếp tục định nghĩa và chuẩn hóa các loại dịch vụ và các thuộc tính này, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ có khả năng trao đổi giải pháp của họ một cách rõ ràng, các thuê bao có thể hiểu và so sánh các dịch vụ một cách tốt hơn 1.2.2 Xu hướng phát triển công nghệ MAN-E Trước tiên phải kể đến công nghệ truyền tải sử dụng MPLS :Cung cấp kết nối đường trục tin cậy trên cơ sở công nghệ đã chín muồi, cung cấp thành công các dịch vụ điểm – điểm, đa điểm và phân tách vùng quản trị. MPLS đã và đang được đa số các nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ. Công nghệ truyền tải sử dụng T-MPLS (Transport-MPLS/ ITU G.8110) do Alcatel – Lucent đề xướng và đóng vai trò phát triển chủ đạo,đã lược bỏ một số tính năng điều khiển của MPLS để đơn giản hóa hoạt động chuyển mạch, nhưng vẫn kế thừa những điểm mạnh của MPLS.Công nghệ này lần đầu tiên kiểm thử công khai với 5 nhà cung cấp và thiết lập thành công dịch vụ điểm – điểm. Hiện đã được chuẩn hóa một số chuẩn cơ bản. Công nghệ PBB-TE (802.1Qay Provider Backbone Bridging Traffic Engineering) do Nortel đề xuất. Sử dụng các tính năng cơ bản của Ethernet, cộng với các cải tiến về điều khiển lưu lượng, quản lý OAM, theo dõi hiệu năng để có thể sử dụng được trong môi trường mạng cung cấp dịch vụ vốn đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ.Hiện đã được chuẩn hóa OAM và một số chuẩn truyền tải. Xu hướng dịch vụ tốc độ cao. Mục đích chủ yếu của mạng MEN là cung cấp hạ tầng đảm bảo cho các dịch vụ yêu cầu băng thông lớn, tốc độ cao, mềm dẻo trong quản lý.Với khả năng băng thông được cấp phát từ 1Mbps-10Gps, Ethernet cho phép người dùng tối ưu hóa nguồn lực trong việc phát triển mạng của riêng mình. Một số dịch vụ cần tốc độ cao: Truy nhập Internet tốc độ cao ,mạng lưu trữ ,các mạng riêng ảo lớp 2 (L2VPN),các dịch vụ giá trị gia tăng ,dịch vụ LAN trong suốt ,VoIP,hạ tầng đường trục mạng đô thị, LAN - FR/ATM VPN, Extranet, LAN kết nối đến các tài nguyên mạng .  Hình 1.3 Xu hướng phát triển công nghệ MEN 1.3 Các dịch vụ MAN-E 1.3.1 Dịch vụ E-Line E-Line là dịch vụ Ethernet cơ bản dựa trên kết nối Ethernet ảo điểm - điểm như mô tả ở hình 1.4. Dựa trên E-line có thể triển khai nhiều dịch vụ khác nhau tùy theo nhà cung cấp.  Hình 1.4 Dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm E-Line có thể cung cấp băng thông đối xứng cho truyền dữ liệu hai hướng không có cam kết về hiệu năng, ví dụ như dịch vụ nỗ lực tối đa giữa hai UNI 10Mbps. E-Line có thể cung cấp dịch vụ kết nối giữa hai UNI có tốc độ khác nhau và có thể kèm theo cam kết về hiệu năng như trễ, biến động trễ, suy hao… Ghép dịch vụ có thể thực hiện tại một hoặc cả hai phía UNI của EVC. Chẳng hạn có thể có nhiều hơn một kết nối điểm – điểm được yêu cầu trên cùng một cổng vật lý tại một hoặc cả hai phía UNI. Dịch vụ E-Line có thể cung cấp các EVC điểm-điểm giữa các UNI tương tự như sử dụng các PVC Frame Relay để kết nối các phí khách hàng với nhau. Dịch vụ E-Line cũng có thể cung cấp một kết nối điểm-điểm giữa các UNI tương tự như dịch vụ kênh riêng TDM. Như vậy, một dịch vụ E-Line có thể được sử dụng để xây dựng các dịch vụ tương tự như Frame Relay hoặc kênh thuê riêng. Tuy nhiên băng thông và khả năng lựa chọn kết nối của Ethernet là tốt hơn nhiều. 1.3.2 Dịch vụ E-LAN Dịch vụ E-LAN là dịch vụ dựa trên kết nối đa điểm – đa điểm như trong hình 1.5. Cũng tương tự như E-Line, E-LAN có thể cung cấp dịch vụ nỗ lực tối đa không có cam kết về hiệu năng hoặc có thể cung cấp dịch vụ phức tạp giữa các UNI có tốc độ khác nhau và hỗ trợ chất lượng dịch vụ.  Hình 1.5 Dịch vụ E-LAN sử dụng EVC đa điểm-đa điểm Ghép dịch vụ có thể có hoặc không tại các UNI của EVC đa điểm – đa điểm. Ví dụ một EVC đa điểm – đa điểm (E-LAN) và EVC điểm – điểm (E-Lline) có thể thực hiện tại cùng một UNI. Có thể E-LAN được dùng để kết nối thuê bao của các vị trí của khách hàng trong khi E-Line được sử dụng để kết nối truy nhập tới Internet, cả hai dịch vụ được thực hiện thông qua ghép dịch vụ tại cùng một UNI. Như vậy dịch vụ E-LAN có thể kết nối giữa nhiều phái khách hàng với độ phức tạp ít hơn cấu hình mesh và Hub and Spoke sử dụng công nghệ điểm – điểm như Frame Relay và ATM. 1.3.3 Dịch vụ E-Tree E-Tree là dịch vụ dựa trên kết nối EVC Rooted-Multipoint. EVC Rooted-Multipoint cũng là một EVC đa điểm tuy nhiên có khác với EVC đa điểm – đa điểm.  Hình 1.6 Kiểu dịch vụ E-tree sử dụng EVC gốc – đa điểm Ở dạng đơn giản, kiểu dịch vụ E-Tree có thể cung cấp một UNI “gốc” cho nhiều UNI “lá”. Mỗi UNI “lá” chỉ có thể trao đổi dữ liệu với UNI “gốc”. Một khung dịch vụ gửi từ một UNI “lá” với một địa chỉ đích cho một UNI “lá” khác sẽ không được chuyển. Dịch vụ này thích hợp cho truy cập Internet hoặc các ứng dụng video qua IP. Một hoặc nhiều CoS có thể được kết hợp với dịch vụ này. Trong kiểu phức tạp hơn, dịch vụ E-Tree có thể hỗ trợ hai hoặc nhiều UNI “gốc”. Trong trường hợp này, mỗi UNI “lá” có thể trao đổi dữ liệu với các UNI “gốc”. Các UNI “gốc” cũng có thể truyền thông với nhau làm tăng tính tin cậy và linh hoạt. Dịch vụ này được mô tả như trong hình 1.7 dưới đây:  Hình 1.7 Dịch vụ E-Tree sử dụng nhiều UNI “gốc” Với kiểu dịch vụ E-Tree, ghép dịch vụ có hoặc không phát sinh tại một hoặc nhiều UNI trong EVC. Ví dụ, một dịch vụ E-Tree sử dụng EVC Rooted-Multipoint và dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm có thể cùng thực hiện tại một UNI. Trong ví dụ này, dịch vụ E-Tree

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCong Nghe MANE Va Ung Dung Tren Mang Vien Thong Ha Noi.doc
  • pdfCong Nghe MANE Va Ung Dung Tren Mang Vien Thong Ha Noi.pdf
Luận văn liên quan