Cùng với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, các ngân hàng đã trở thành các trung tâm tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện ý tưởng của mình. Do đó ngân hàng đã trở thành van điều tiết vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cả nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam trực thuộc thẩm quyền quản lý của Chính Phủ, kể từ khi thành lập năm 2006, Ngân hàng đã luôn thực thi có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với kết quả tốt nhất.
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại ngân hàng phát triển Việt Nam VDBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, các ngân hàng đã trở thành các trung tâm tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện ý tưởng của mình. Do đó ngân hàng đã trở thành van điều tiết vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cả nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam trực thuộc thẩm quyền quản lý của Chính Phủ, kể từ khi thành lập năm 2006, Ngân hàng đã luôn thực thi có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với kết quả tốt nhất.
Là một sinh viên khoa Kinh tế đầu tư trường Đại học kinh tế quốc dân, sau một thời gian được học tập tại trường, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô em đã được tiếp thu những kiến thức cơ bản về đầu tư trên phương diện lý thuyết. Nhằm trau dồi thêm hiểu biết thực tế và vận dụng những lý thuyết đã học vào công việc thực tiễn, trong thời gian từ 15/01 đến 26/04/2010, em đã được Hội sở chính–Ngân hàng Phát triển Việt Nam–VDB tiếp nhận và giúp đỡ trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, nhận thấy vai trò quan trọng của thuỷ điện đối với sự phát triển của đất nước nói chung và hệ thống điện Việt Nam nói riêng, kết hợp với sự tìm hiểu về công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Hội sở chính, em đã thực hiện chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB”
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương – Trưởng bộ môn kinh tế đầu tư, các cô chú, anh chị tại Ban Tín dụng – Ngân hàng phát triển Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy cô Bộ môn Kinh tế Đầu tư để em có điều kiện hoàn thành chuyên đề thực tập tốt hơn.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÓI CHUNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB
I. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB ) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1. Quá trình hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam ( VDB )
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 .
- Tên gọi :
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( NHPT )
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
- Ngân hàng Phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
- Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng phát triển là tổ chức tài chính thuộc 100% của Chính Phủ và kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển :
1. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển ( Theo quyết định Số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 )
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB )
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chính của Ngân hàng
Hội đồng quản lý.
a) Hội đồng quản lý và thành viên hội đồng quản lý:
Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm. Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại.
b) Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý:
Quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
- Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tồng giám đốc.
- Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Điều lệ của Ngân hàng Phát triển và các quyết định của Hội đồng quản lý.
- Phệ duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả kiểm soát và báo cáo thẩm định quyết toán tài chính của Ban Kiểm soát
- Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Phát triển.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng Chính phủ.
Ban Kiểm soát.
a) Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư..., hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát:
- Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản lý;
- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng Phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quản lý, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác được giao.
Bộ máy điều hành:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các đơn vị trực thuộc
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tính gọn và hiệu quả. Gồm có:
- Sở giao dịch 1 đặt tại Hà Nội, địa chỉ 25A Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Sở giao dịch 2 đặt tại TP Hồ Chí Minh địa chỉ 229 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Các tỉnh thành phố mỗi tỉnh mỗi thành phố có một chi nhánh
3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng có những hoạt động chủ yếu như các ngân hàng thương mại khác trong cả nước như:
- Nghiệp vụ huy động vốn
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu ( Cho đến nay nghiệp vụ này chưa được triển khai thực hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Ngoài ra vì Ngân hàng Phát triển là ngân hàng trực thuộc chính phủ và hoạt động không vi mục đích lợi nhuận mà hoạt động theo những quy định do thủ tướng chính phủ đề ra nên Ngân hàng Phát triển còn có những nghiệp vụ riêng khác như:
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụng thực hiện tín cụng của Ngân hàng Phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn chưa triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do thủ tướng chính phủ giao.
3.1 Huy động vốn:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đặc thù hoạt động như trên nên chỉ huy động tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính Phủ.
Ngoài vốn điều lệ ban đầu được Chính phủ cấp Ngân hàng Phát triển phải huy động một lượng vốn khá lớn để phục vụ cho các hoạt động gnhiệp vụ của mình. Hàng năm Ngân hàng Phát triển căn cứ vào nhiệm vụ được Chính phủ giao kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của ngành để cân đối nguồn vốn cho hoạt động nghiệ vụ.
Vốn huy động của Ngân hàng Phát triển chủ yếu là vốn phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động tiền gửi tiết kiệm bưu điện, huy động vốn tạm thời chưa sử dụng của Bảo hiểm xã hôi – các nguồn vốn này được Chính phủ chỉ định. Ngoài ra, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế khác.
3.2 Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển.
Ngoài hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển như:
+) Cho vay đầu tư phát triển.
+) Hỗ trợ sau đầu tư.
+) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3.3 Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
Bên cạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển Ngân hàng Phát triển còn thực hiện cả hoạt động tín dụng xuất khẩu. Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm các nghiệp vụ:
+) Cho vay xuất khẩu.
+) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
+) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh xuất khẩu.
3.4 Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khác hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế.
NHPT đã triển khai thanh toán quốc tế từ đầu năm 2009 giúp cho nghiệp vụ cho vay nhà xuất khẩu trở nên đa dạng hoá với các hình thức như: nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, ứng trước tiền thanh toán mà thực chất là các hình thức cho vay ngắn hạn. Tài trợ cho các khoản phải thu có tính chất trung và dài hạn khi có hình thức thanh toán trả chậm với thời gian dài trên cơ sở bộ chứng từ đã được ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán.
- Về việc tham gia hệ thống thanh toán quốc gia: Đến nay đã đưa 5 đơn vị tham gia hệ Thanh toán điện tử liên ngân hàng ( TTĐTLNH ) là: Hội sở chính, Sở Giao dịch I & II, CN NHPT Hải Phòng, CN NHPT Đà Nẵng và 59 đơn vị tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn (Hội sở chính không tham gia thanh toán bù trừ).
3.5 Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA
Ngoài những hoạt động giống như những ngân hàng thương mại khác trong cả nước bao gồm hoạt động Huy động vốn; Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển; Thực hiện tín dụng xuất khẩu; Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật... thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thêm hoạt động Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA do chính phủ giao lại. Đây là hoạt động riêng khác của Ngân hàng Phát triển so với các Ngân hàng thương mại trong nước.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi vốn của khách hàng, các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển của các tổ chức uỷ thác.
4. Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư.
4.1. Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là những chủ đầu tư có dự án thuộc:
A1.Dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (không phân biệt địa bàn đầu tư),bao gồm:
- Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt.
- Dự án đầu tư công trình nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
- Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nghận lao công trong khu
công nghiệp, khu chế xuất, ký túc xá cho sinh viên.
- Dự án đầu tư lĩnh vực y tế: Mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây dựng mới bệnh viện.
- Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn.
A2. Dự án nông nghiệp,nông thôn (không phân biệt địa bàn đầu tư),bao gồm:
- Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Dự án phát triển giống thủy, hải sản, đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hải sản.
- Dự án phát triển giống cây tròng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.
A3. Dự án công nghiệp ( Không phân biệt địa bàn), bao gồm:
- Dự án sản xuất phôi thép, gang, kim loại :
+) Sản xuất hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1.000 tấn/năm
+) Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5.000 tấn/năm
+) Sản xuất bột màu ddiooxxit titan có công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm.
- Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300V trở lên.
- Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
- Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vacxin, thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS.
- Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 MW; Xây dựng nhà máy điện từ gió.
A4. Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã hội thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã Bãi Ngang.
A5. Các dự án cho vay theo hoạch định chính phủ; Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
4.2. Điều kiện cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
- Đối tượng cho vay theo quy định muc 4.1
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư nhà nước.
- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định tại Nghị định 151.
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
- Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài theo hiệp đinh giữa hai bên chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng chính phủ thì thực hiện theo mục 4.6
4.3 Mức vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó ( không bao gồm vốn lưu động).
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay cao hơn 70% tổng vốn đầu tư ( không bao gồm cả vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
4.4. Thời hạn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợ với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.
- Một số dự án đặc thù ( Dự án nhóm A, trồng cây thong, cây cao su) cần có thời gian vay vốn lớn hơn 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay lớn nhất là 15 năm.
4.5. Đồng tiền và lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam. Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ.
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.
4.6. Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến khoản vay của dự án được thực hiện theo các quy định ghi trong Nghị định 151.
- Trường hợp Hiệp định không quy định cụ thể về điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và bảo đảm tiền vay thì thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư tại Nghị định 151.
- Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư của Nghị định 151.
5. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
5.1. Theo thành phần kinh tế:
Bảng 2: Qui mô vốn vay và tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế
Tiêu chí
2006
2007
2008
2009
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số DA
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Nông, lâm nghiệp
3.510.438
11,07
3.112.386
9,23
1.222.691
5,35
1.632.928
6,20
Thủy sản
3.645.042
11,50
4.137.550
12,27
4.901.093
21,43
4.611.326
17,50
Công nghiệp
8.572.937
27,04
9.180.680
27,22
7.756.947
33,92
8.213.226
31,18
Xây dựng
3.420.858
10,79
2.737.509
8,12
707.956
3,10
1.593.482
6,05
SX,phân phối điện,khí đốt,nước
10.356.942
32,67
11.492.976
34,07
4.770.059
20,86
7.257.663
27,55
Các nhóm ngành khác
2.196.173
6,93
3.070.730
9,10
3.507.102
15,34
3.036.013
11,52
Tổng
31.702.390
100,0
33.731.831
100,0
22.865.848
100,0
26.344.638
100,0
Thứ nhất, xét về quy mô vốn vay từ năm 2006-2009, ta thấy có nhiều sự thay đổi. Năm 2007, quy mô vốn vay là 33.731.831 triệu đồng, tăng 6.4 % so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008, năm của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu làm cho quy mô vốn vay sụt giảm so với những năm trước. Năm 2008, quy m