Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.420 km², địa hình phức tạp vừa có đồi núi lại vừa có biển, giao thông đi lại khó khăn, dân số hơn 1.000.000 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một phần không nhỏ, mặt bằng dân trí và trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều. Chính từ sự đa dạng về địa hình, sự phức tạp về đặc điểm và điều kiện dân cư đã tạo nên những sắc màu riêng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) của tỉnh. Việc nâng cao nhận thức pháp luật để từ đó xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn là nhiệm vụ trọng yếu, đồng thời là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và đối với cơ quan Tư pháp các cấp của tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Nắm được tinh thần của Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân: “ PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là một nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, vì vậy trong những năm qua Sở Tư pháp (STP) tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Sau một thời gian về thực tập tại STP tỉnh Ninh Bình, được tìm hiểu cũng như được trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động tuyên truyền cụ thể, từ đó nhận thức được vai trò to lớn của công tác này nên em đã chọn đề tài “Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp địa phương- thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề báo cáo cho quá trình thực tập của mình.
Em hy vọng thông qua nội dung bài báo cáo sẽ góp phần nhỏ bé đưa ra cái nhìn khái quát về công tác TTPBGDPL của STP tỉnh Ninh Bình.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cám tới STP tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật của STP tỉnh Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành thời gian thực tập của mình một cách tốt nhất.
27 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4640 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.420 km², địa hình phức tạp vừa có đồi núi lại vừa có biển, giao thông đi lại khó khăn, dân số hơn 1.000.000 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một phần không nhỏ, mặt bằng dân trí và trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều. Chính từ sự đa dạng về địa hình, sự phức tạp về đặc điểm và điều kiện dân cư đã tạo nên những sắc màu riêng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) của tỉnh. Việc nâng cao nhận thức pháp luật để từ đó xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn là nhiệm vụ trọng yếu, đồng thời là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và đối với cơ quan Tư pháp các cấp của tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Nắm được tinh thần của Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân: “ PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là một nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, vì vậy trong những năm qua Sở Tư pháp (STP) tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Sau một thời gian về thực tập tại STP tỉnh Ninh Bình, được tìm hiểu cũng như được trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động tuyên truyền cụ thể, từ đó nhận thức được vai trò to lớn của công tác này nên em đã chọn đề tài “Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp địa phương- thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề báo cáo cho quá trình thực tập của mình.
Em hy vọng thông qua nội dung bài báo cáo sẽ góp phần nhỏ bé đưa ra cái nhìn khái quát về công tác TTPBGDPL của STP tỉnh Ninh Bình.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cám tới STP tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật của STP tỉnh Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành thời gian thực tập của mình một cách tốt nhất.
II.QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật của STP tỉnh Ninh Bình từ ngày 05/01/2010 tới ngày 22/04/2010, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế nên việc nghiên cứu, tìm hiểu về công tác TTPBGDPL của STP còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên của STP nói chung, đặc biệt là của Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng cùng với sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành thời gian thực tập của mình.
Căn cứ vào nội dung báo cáo thực tập, em đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau như: phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích…Thông qua các phương pháp này, em đã chọn lọc được những thông tin phù hợp để đưa vào chuyên đề thực tập của mình.
2. Nguồn thu thập thông tin.
Trong thời gian thực tập tại STP tỉnh Ninh Bình, em đã được nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp cận với công tác TTPBGDPL thông qua các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương và các báo cáo tổng kết các giai đoạn thực hiện công tác TTPBGDPL của STP cũng như các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (gọi tắt là HHội đồng phối hợp) tỉnh Ninh Bình.
Các văn bản quy định về thẩm quyền, bộ máy tổ chức của STP tỉnh Ninh Bình: Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của STP thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã; Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Các văn bản chỉ đạo thực hiện công TTPBGDPL: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT_TTg ngày 07/01/1998 về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày 17/01/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg về Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2003-2007. Tiếp đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX đã ra chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Ngoài ra, còn phải kể đến các quyết định như: Quyết định 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (gọi tắt là Chương trình 212); Quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 về xây dựng, khai thác Tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn…
Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo đối với công tác này như: Chương trình hành động số 18/CT-TU ngày 11/06/2004 của Tỉnh uỷ Ninh Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 05/2004/CT-UB của UBND tỉnh ngày 26/03/2004 về việc tăng cường công tác PBGDPL; Chỉ thị số 03/2004/CT-UB của UBND tỉnh ngày 04/03/2004 về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách; Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 05/12/2008 về công tác PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…
Các báo cáo tổng kết: Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập của mình. Có thể kể tới các báo cáo như: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2003-2007; Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh về hoà giải ở cơ sở và Quyết định 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 về xây dựng, khai thác tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn; các Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp năm 2007, 2008, 2009 của STP tỉnh Ninh Bình, Báo cáo số 04/BC-HĐPH của Hội đồng phối hợp tỉnh Ninh Bình ngày 14/01/2010 về kết quả công tác PBGDPL năm 2009…
Ngoài ra, em còn thu thập thông tin để làm chuyên đề thông qua việc nghiên cứu Sổ tay hướng dẫn TTPBGDPL, các Đặc san tuyên truyền pháp luật của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật Chính phủ, Bản tin Tư pháp Ninh Bình, tham dự hội nghị TTPBGDPL của tỉnh…
3. Các thông tin thu thập được.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của STP tỉnh Ninh Bình.(
)
STP tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
STP tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn trong các vấn đề về: công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; PBGDPL; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hoà giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh.
Ngoài chức năng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, STP còn là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp tỉnh. Và chức năng này STP tỉnh Ninh Bình còn có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị các dự thảo Chương trình họat động của Hội đồng phối hợp tỉnh; lập Dự án chi và quyết toán kinh phí phục vụ họat động của Hội đồng phối hợp tỉnh theo kế họach đã được UBND tỉnh Phê duyệt; dự kiến kế họach huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ công tác TTPBGDPL, trình Chủ tịch Hội đồng phối hợp tỉnh phê duyệt.
2. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, sơ kết, tổng kết công tác TTPBGDPL theo quyết định của Hội đồng phối hợp tỉnh.
3. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai công tác TTPBGDPL của các sở, ban, ngành và của UBND các cấp để Hội đồng phối hợp tỉnh thông qua, báo cáo UBND tỉnh.
4. Chuẩn bị, tổ chức các phiên họp và các họat động khác của Hội đồng phối hợp tỉnh, theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng phối hợp tỉnh và định kỳ báo cáo Hội đồng phối hợp tỉnh và UBND tỉnh.
5. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng phối hợp tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp tỉnh giao.
3.2. Bộ máy tổ chức của STP tỉnh Ninh Bình.(
)
Cơ cấu tổ chức của STP tỉnh Ninh Bình bao gồm:
- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở đứng đầu STP, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Các Phó Giám đốc Sở giúp việc cho Giám đốc STP, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tư pháp ban hành và các văn bản khác theo quy định của pháp luật
- Các tổ chức được thành lập thống nhất thuộc STP: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở. Việc thành lập Văn phòng Sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.
- 4 phòng nghiệp vụ: Phòng Văn bản quy phạm pháp luật; Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật; Phòng Hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp; Phòng Thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Tên gọi và số lượng các phòng nghiệp vụ do Giám đốc STP chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm quản lý của công tác tư pháp cụ thể của STP.
- 4 đơn vị sự nghiệp thuộc STP: Phòng Công chứng số 1; Phòng Công chứng số 2; Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình; Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản. Các tổ chức sự nghiệp nêu trên trực thuộc STP do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo phòng ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp thộc STP có 1 Trưởng phòng và 1 Phó Trưởng phòng (Hoặc các chức vụ tương đương).
Đối với nhiệm vụ, quyền hạn về công tác PBGDPL của STP tỉnh thì Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình đóng vai trò quan trọng nhất. Đặc biệt, Phòng phổ biến giáo dục pháp luật chịu trách nhiệm chính trong việc biên tập: Bản tin Tư pháp Ninh Bình, tài liệu phục vụ công tác TTPBGDPL; tổ chức các hội nghị của Hội đồng phối hợp tỉnh và các hội nghị về PBGDPL của STP….
Các đơn vị chịu sự quản lý Nhà nước của STP tỉnh Ninh Bình:
- Văn phòng công chứng;
- Văn phòng luật sư.
Đầu năm 2009, STP có 69 cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai khối: khối cơ quan Sở và khối cơ quan thi hành án dân sự. Từ tháng 7/2009, các cơ quan thi hành án dân sự tách khỏi Sở và trực thuộc ngành dọc theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự.
Trong bối cảnh đó, các tổ chức đoàn thể chính trị như Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Chi hội Luật gia…cũng thực hiện chia tách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Sau chia tách, STP có 49 cán bộ, công chức, viên chức. Đa số cán bộ, công chức, viên chức STP có trình độ cao đẳng, đại học, có việc làm ổn định, gắn bó với công tác của ngành.
3.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và đối tượng của công TTPBGDPL.
a, Khái niệm:
TTPBGDPL có nghĩa là truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
b, Đặc điểm:
TTPBGDPL là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước vào đời sống của mỗi người dân. Thông qua đó không những góp phần nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của họ, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
c, Vai trò:
- TTPBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
- TTPBGDPL giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn từ đó có những hành vi, xử sự hợp pháp là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực Nhà nước, phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi người. Thông qua đó, mỗi người có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nó bị xâm hại.
- TTPBGDPL còn là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, TTPBGDPL là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội.
d, Đối tượng của công tác TTPBGDPL: là các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Do vậy cần có sự khảo sát, đánh giá trình độ nhận thức pháp luật của họ trên từng lĩnh vực, lứa tuổi, địa phương… cụ thể, từ đó có các biện pháp tuyên truyền phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hệ thống các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới người dân như: quyền và nghĩa vụ của công dân, các chính sách của Nhà nước đối với người dân trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiến hành từng bước cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục hành chính, vì vậy khi tuyên truyền văn bản pháp luật nào thì nên gắn các trình tự, thủ tục giải quyết của các văn bản pháp luật đó để cho mọi tầng lớp nhân dân biết, không mơ hồ, nhầm lẫn khi tìm hiểu.
3.4. Các hình thức TTPBGDPL chủ yếu của STP tỉnh Ninh Bình.( Sổ tay hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp Ninh Bình.
)
Xác định công tác TTPBGDPL là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao ý thức pháp luật và tránh nhiệm thực thi pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Do vậy, trong những năm qua Đảng bộ, các phòng, ban của STP tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh công tác này bằng các hình thức ngày càng phong phú và đa dạng như: tuyên truyền miệng, qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng Internet, qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng tài liệu TTPBGDPL, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở,…
a, TTPBGDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng:
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật. Trong đó, chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
Hình thức tuyên truyền này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác, lồng ghép với các hình thức tuyên truyền khác và là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật. Điều đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất: tuyên truyền miệng là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền pháp luật. Ví dụ: tuyên truyền miệng không thể thiếu trong các hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ, hoà giải ở cơ sở …
Thứ hai: tuyên truyền miệng là biện pháp chủ yếu để TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo nói, báo hình, mạng lưới truyền thanh cơ sở …
Thứ ba: trong việc thực hiện tuyên truyền miệng, báo cáo viên phải kết hợp lồng ghép với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác ví dụ như sử dụng các tài liệu và tư liệu TTPBGDPL, sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị như là tuyên truyền thông qua tranh ảnh trực quan…
Thứ tư: tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền linh hoạt có nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện , hoàn cảnh khác nhau, với số lượng người nghe không hạn chế, tạo điều kiện cho người nói giải thích, phân tích làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền.
Quy mô và đối tượng của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật:
Quy mô của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật rất đa dạng, có thể tổ chức hội nghị, lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề hoặc có thể tổ chức tuyên truyền cá biệt cho một hoặc số ít đối tượng.
Đối tượng của hình thức TTPBGDPL này rất phong phú, bao gồm đủ mọi thành phần: cán bộ, trí thức, nông dân, doanh nhân …
Một số hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật:
Việc tuyên truyền miệng pháp luật được STP tỉnh Ninh Bình thực hiện thông qua các phương thức như: mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, lồng ghép vào một buổi họp, tuyên truyền cá biệt cho một hoặc một số ít người.
b, TTPBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:
Đây là phương pháp tuyên truyền có đối tượng tác động rộng, các đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau, do vậy việc tuyên truyền bằng hình thức này có những đặc thù riêng.
TTPBGDPL qua báo chí:
Đặc tính của cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp. Vì vậy, trong công tác TTPBGDPL, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, giúp cho đông đảo nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao cả về nhận thức và ý thức pháp luật. Báo chí góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật; lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân. Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Từ đó, góp phần tăng cường sự quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tạo nền tảng xây dựng một xã hội ổn định, công bằng, dân chủ văn minh.
TTPBGDPL qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở:
So với các loại hình TTPBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, hình thức này có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn. Hoạt động này thường chỉ diễn ra trong phạm vi một xã, phường, thị trấn hay một tổ dân phố, một cụm dân cư, một thôn xom, bản làng. Hình thức này có nhiều lợi thế như:
- Khả năng truyền tin nhanh, kịp thời.
- Gần gũi, thân thiết với người dân ở cơ sở bởi những nội dung pháp luật được phất thanh trên mạng lưới truyền thanh cơ sở là những quy định pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày của người dân cơ sở, những sự việc, những con người có thật tại địa phương, những băn khoăn, thắc mắc của người dân cở sở về chính sách pháp luật được giải đáp kịp thời…
- Chủ động về thời gian phát thanh và việc lựa chọn nội dung phù hợp với tập quán sinh hoạt, lao động, sản xuất của người dân địa phương; với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.
- Có khả năng tác động tới nhiều đối tượng cùng một thời gian, phạm vi rộng.
- Có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của vì không phải tập trung dân tại một điểm để phổ biến pháp luật.
TTPBGDPL trên mạng lưới Internet:
TTPBGDPL trên mạng Internet là một hình thức TTPBGDPL mới, có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là