Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính của đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng
quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương” như sau:
- Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương, từ đó có định
hướng và đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
đất đai ở tỉnh Bình Dương.
- Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu:
+ Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ;
+ Các sách báo, tạp chí, Internet;
+ Các khóa luận, chuyên đề của khóa trước.
- Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
+ Phương pháp thu thập số liệu;
+ Phương pháp phân tích thống kê;
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Sau một thời gian ngắn đi thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế về hiện trạng
quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
+ Nghiên cứu về quy mô, sự biến động và tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn
tỉnh:
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp.
Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn
có những vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở đó, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
63 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 4589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN VĂN DUY
KHÓA HỌC 2007 - 2011
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Duy Th.S. Phạm Thị Thanh Xuân
Lớp: K41A Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2007 – 2011
Huế, tháng 5 năm 2011
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
iLôøi caûm ôn
Sau thôøi gian thöïc taäp, tìm hieåu, thu thaäp soá lieäu taïi
Chi cuïc Quaûn lyù Ñaát ñai - Sôû Taøi nguyeân vaø Moâi tröôøng
tænh Bình Döông. Ñeán nay ñeà taøi “Ñaùnh giaù hieän traïng
quaûn lyù vaø söû duïng ñaát ôû tænh Bình Döông” ñaõ hoaøn
thaønh. Ñeå hoaøn thaønh chuyeân ñeà naøy, ngoaøi söï noã löïc
cuûa baûn thaân, cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn
saâu saéc ñeán.
- Coâ giaùo, thaïc syõ Phaïm Thò Thanh Xuaân, ngöôøi ñaõ
tröïc tieáp giaûng daïy, höôùng daãn giuùp ñôõ toâi hoaøn thaønh
chuyeân ñeà vôùi taát caû loøng nhieät tình vaø tinh thaàn traùch
nhieäm.
- Ban giaùm hieäu nhaø tröôøng, phoøng giaùo vuï, cuøng
toaøn theå quyù thaày coâ ñaõ heát loøng daïy doã, truyeàn thuï
nhöõng kieán thöùc vaø kinh nghieäm quyù baùu suoát thôøi gian
hoïc taäp taïi tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá - Ñaïi hoïc Hueá.
- Sôû Taøi nguyeân vaø Moâi tröôøng tænh Bình Döông, Chi
cuïc Quaûn lyù Ñaát ñai tænh Bình Döông ñaõ taän tình giuùp ñôõ,
taïo moïi ñieàu kieän cho toâi hoaøn thaønh chuyeân ñeà cuûa
mình.
- Gia ñình, baïn beø xung quanh toâi ñaõ ñoäng vieân,
khuyeán khích toâi trong suoát quaù trình nghieân cöùu vaø hoaøn
thaønh chuyeân ñeà.
Qua ñaây toâi cuõng mong muoán ñöôïc söï ñoùng goùp yù
kieán quyù baùu cuûa quyù thaày coâ, caùc toå chöùc vaø baïn beø
ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn.
Hueá, thaùng 5 naêm 2011.
Sinh vieân
Nguyeãn Vaên Duy
Đại
học
K n
h tế
Hu
ế
ii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn.......................................................................................................................i
Danh mục các thuật ngữ viết tắt .................................................................................... iii
Danh mục các bảng biểu.................................................................................................iv
Tóm tắt nghiên cứu..........................................................................................................v
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm chung về đất đai............................................................................3
1.1.2. Vai trò của đất đai ..........................................................................................3
1.1.3. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai ..................4
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả quản lý và sử dụng đất .....................7
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................8
1.2.1. Căn cứ pháp lý quy hoạch đất đai ..................................................................8
1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam .........................................9
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH
BÌNH DƯƠNG........................................................................................................................12
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ....................................12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................12
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội...........................................................15
2.1.3. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương.......................20
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bình Dương ..................................22
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai .............................................................................22
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương .................................................27
2.2.3. Phân tích đánh giá biến động diện tích sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương .....34
2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương ........................41
2.3.1. Đánh giá tình quản lý đất đai ở tỉnh Bình Dương ........................................41
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương .....................................42
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................................50
3.1. Định hướng dử dụng đất của tỉnh Bình Dương đến năm 2020...........................50
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất .........................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................54
ại h
ọc K
inh
tế H
uế
iii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DTTN: Diện tích nông nghiệp
GCNSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX: Giá trị sản xuất
LĐNN: Lao động nông nghiệp
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TX: Thị xã
UBND: Ủy ban nhân dân
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương GĐ 2001-2010 ....... 16
Bảng 2.2. Dân số và lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương GĐ 2001 – 2009....... 18
Bảng 2.3. Kết quả cho thuê đất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trên địa
bàn tỉnh Bình Dương ............................................................................................... 24
Bảng 2.4. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương năm 2010 ................. 27
Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 .......... 28
Bảng 2.6. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 phân theo huyện và
loại rừng ................................................................................................................... 30
Bảng 2.7. Diện tích đất ở và bình quân đất ở tỉnh Bình Dương năm 2010 ............. 32
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2010 .... 33
Bảng 2.9. Biến động sử dụng đất tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 – 2010 ........... 35
Bảng 2.10. Biến động sử dụng đất NN tỉnh Bình Dương GĐ 2001-2010 .............. 37
Bảng 2.11. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn
2001-2010 ................................................................................................................ 38
Bảng 2.12. Biến động diện tích đất trồng lúa tỉnh Bình Dương GĐ 2001 -2010 ... 39
Bảng 2.13. Biến động diện tích đất phi NN tỉnh Bình Dương GĐ 2001 – 2010 .... 41
Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2001 – 2009 ................................................................................. 43
Bảng 2.15. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh Bình
Dương qua 2 năm 2005, 2010 44
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
vTÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính của đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng
quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương” như sau:
- Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương, từ đó có định
hướng và đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
đất đai ở tỉnh Bình Dương.
- Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu:
+ Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ;
+ Các sách báo, tạp chí, Internet;
+ Các khóa luận, chuyên đề của khóa trước.
- Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
+ Phương pháp thu thập số liệu;
+ Phương pháp phân tích thống kê;
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Sau một thời gian ngắn đi thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế về hiện trạng
quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
+ Nghiên cứu về quy mô, sự biến động và tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn
tỉnh:
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp.
Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn
có những vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở đó, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
1MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vai trò của đất
đai đối với con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới
hạn về diện tích và cố định về vị trí. Do vậy, việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và
hợp lý trên cơ sở hiệu quả, bền vững.
Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường,
thực hiện chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới cùng với đó là các vấn đề về
quản lý và sử dụng đất đang là vấn đề được các cấp ngành quan tâm.
Mặt khác, trên đà phát triển mạnh mẽ và không ngừng của đất nước, cùng với sự
bùng nổ dân số, tình hình di cư vẫn xảy ra nhiều, dẫn đến tình hình quản lý sử dụng
đất gặp nhiều khó khăn. Hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn, tính khả thi chưa cao. Hệ thống đăng ký đất đai còn mang tính thủ
công, thiếu đồng bộ và chưa phát huy được vai trò là công cụ để thống nhất quản lý
nhà nước về đất đai. Bên cạnh đó tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo về
quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng tăng mà nhất là đất ở, việc giải quyết khiếu nại
tố cáo thiếu hiệu quả trong khi đó lực lượng thanh tra, kiểm tra vừa mỏng, vừa yếu
phải tập trung giải quyết khiếu nại tố cáo nên chưa thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời
các trường hợp vi phạm đất đai.
Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng về tình hình quản lý quản lý và sử dụng
đất đai là công tác quan trọng cần phải tiến hành kịp thời để bổ sung, chỉnh lý và hoàn
chỉnh phương án quy hoạch tổng thể và chi tiết nhằm khắc phục những tồn tại và
vướng mắc trong khâu quản lý và sử dụng đất, đảm bảo cho việc sử dụng đất đạt hiệu
quả bền vững lâu dài.
Xuất phát từ nhiều lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý và
sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
21.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất ở tỉnh
Bình Dương, từ đó có định hướng và đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng quản lý đất đai và sử dụng đất ở tỉnh Bình Dương.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đất, qua đó thấy được
những khó khăn, thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh
Bình Dương.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá việc quản lý và sử dụng
đất ở tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi thời gian: số liệu chủ yếu được thu thập từ năm 2007 đến 2010.
- Phạm vi không gian: tỉnh Bình Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: đây là phương pháp nghiên
cứu các hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận xem xét một số vấn đề quan hệ
thống nhất hữu cơ và ràng buộc lẫn nhau ở từng hoàn cảnh điều kiện lịch sử cụ thể
trong quá trình tồn tại và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các
nguồn tài liệu: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, báo cáo quy hoạch sử dụng đất
tỉnh Bình Dương, báo cáo tổng kết lấy từ Chi cục Quản lý Đất đai, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bình Dương; số liệu từ sách, báo, mạng...
- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các phương pháp phân tổ, so sánh,
tổng hợp, phân tích số tương đối, tuyệt đối...
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
3NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chung về đất đai
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: lớp phủ
thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất; theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác, nó tác động
giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
sống của xã hội loài người.
Các chức năng (công năng) của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của
xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sống, cân bằng
sinh thái, tàng trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong
lòng đất), không gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng sự sống, vật mang sự sống, phân dị
lãnh thổ.
Luật Đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định đất đai:
Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá.
Là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,
an ninh và quốc phòng. Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị
trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện đầu tiên, là cơ sở cần thiết
của mọi quá trình sản xuất; là nơi tìm ra công cụ lao động, nguyên liệu lao động và là
nơi sinh tồn của xã hội loài người.
1.1.2. Vai trò của đất đai
Đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết (điều kiện chung) đối với mọi
quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói
khác đi - không có đất sẽ không có sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của chính
con người.
Vai trò của đất đai với từng ngành rất khác nhau:
a. Trong các ngành phi nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn
thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các khoáng sản). Quá trình
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
4sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất,
chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
b. Trong các ngành nông lâm nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, đồng thời
là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất, như: cày, bừa, xới
xáo) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn
nuôi...). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu
và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và
phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành tựu khoa học
công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của
đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều đó có nghĩa,
đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như
cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân
loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế
phát triển.
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người
trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường
đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên
quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất,
công năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều mức độ, để truyền
lại lâu dài cho các thế hệ sau.
1.1.3. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
1.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993 khẳng định: “Đất đai thuộc sở
hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Luật Đất đai năm 2003 nêu: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Do đó, quản lý Nhà
nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động
nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
5hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các
nguồn lợi từ đất đai.
1.1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại khoản 2 điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định về nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.1.3.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
Trong quản lý Nhà nước về đất đai cần c